Powered by Techcity

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, chung sức đồng lòng nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường.

Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Luật Phòng, chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng, đánh giá cao, cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có sự chuyển biến rõ nét trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Tham nhũng, tiêu cực còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tín dụng, ngân hàng; thuế, hải quan và các lĩnh vực thực thi pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế, bất cập; việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực chưa đủ sức răn đe; tổ chức bộ máy còn chồng chéo, chưa tinh gọn, hoạt động chưa hiệu quả; một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn hạn chế.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tham nhũng sẽ diễn biến phức tạp, tinh vi. Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Kế thừa những thành tựu đã đạt được và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.

5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Chiến lược đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm:

1- Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế – xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

2- Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

3- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

4- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

5- Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Trong đó, rà soát, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý đảm bảo minh bạch và trách nhiệm cao, có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiệu quả.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật gắn với việc kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước, kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đổi mới chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức, chế độ công vụ, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập hợp lý, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác; tăng cường kiểm soát việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước;

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với người vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, đạo đức lối sống của cán bộ công chức, viên chức. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không hoàn thành nhiệm vụ công vụ.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường minh bạch tài chính quốc gia và thanh toán không dùng tiền mặt.

Đẩy mạnh công khai và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quy trình ra quyết định và giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Chiến lược được thực hiện theo 2 giai đoạn

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026), trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế – xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023 – 2026 và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.

Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030), phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 – 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.

Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2031.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện Chiến lược và các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược.

Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu giúp Chính phủ triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; chủ động theo dõi, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược hằng năm, đề xuất sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc “Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030”; kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các cơ quan báo chí cùng toàn thể Nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược này.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/chien-luoc-quoc-gia-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-102231011185034868.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Phiên họp thứ bảy Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh: Đánh giá, tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024

– Sáng 19/1, Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tỉnh tổ chức phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh; lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy. Lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh uỷ, cơ quan thường trực của...

Tổng kết công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2023

– Chiều 17/1, Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị tổng kết công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) và cải cách tư pháp (CCTP) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; các đồng...

Văn phòng Chính phủ không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu tổng hợp trong xây dựng, hoàn thiện thể chế

Chiều 12/1, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Văn phòng Chính phủ. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ chủ trì Hội nghị. Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, các kết...

Thành ủy tổng kết công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp

– Chiều 10/1, Thành ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp và thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân (Quy định số 11) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng...

Tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh năm...

– Sáng 10/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) cấp tỉnh năm 2023 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới 63 tỉnh, thành trong cả nước. Dự chỉ đạo và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ban Nội chính Trung ương có đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên...

Cùng tác giả

Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Hữu Lũng về xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 20/9, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trúng cử tại huyện Hữu Lũng giám sát chuyên đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TU ngày 8/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh trúng...

Gần 100 đại biểu tham gia Hội thảo công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin...

- Ngày 20/9, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Uỷ ban cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Dự hội thảo có gần 100 đại biểu là đại diện một số sở, ngành và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Hội thảo nhằm phổ biến các điểm mới của Luật Bảo vệ...

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

  - Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026.         Dự đại hội có các đồng chí: Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác NCT tỉnh; Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên...

Kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt từ Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

DOC đã tiến hành thủ tục rà soát cuối kỳ nhanh (expedited sunset review) diễn ra trong vòng 120 ngày do không nhận được phản hồi hoặc trả lời của các doanh nghiệp bị đơn có liên quan. Ngày 20/9, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá...

Lạng Sơn: Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm

Lễ hội nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch và những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Lạng Sơn trong phát triển du lịch nói chung, quảng bá tiềm năng, lợi thế du lịch huyện Hữu Lũng. Với chủ đề “Đồng Lâm - Thảo nguyên xanh,” Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024 (tỉnh Lạng Sơn) dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25-26/10/2024. Theo Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm...

Cùng chuyên mục

Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Hữu Lũng về xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 20/9, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trúng cử tại huyện Hữu Lũng giám sát chuyên đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TU ngày 8/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh trúng...

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

  - Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026.         Dự đại hội có các đồng chí: Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác NCT tỉnh; Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên...

Kỳ họp thứ 16 HĐND thành phố Lạng Sơn: Thông qua các nghị quyết về nhân sự và điều chỉnh quy hoạch đất, đầu...

- Chiều 20/9, HĐND thành phố Lạng Sơn khóa 21, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ mười sáu (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng. Dự kỳ họp có đồng chí Đoàn Thị Loan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ. Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe tờ trình của UBND thành phố và biểu quyết thông qua Nghị quyết của HĐND thành phố...

Ý nghĩa đặc biệt về chuyến công tác Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm – Báo Lạng Sơn: Tin...

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhận định chuyến công tác Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là dịp để khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại...

“Quan hệ giữa Việt Nam-Liên hợp quốc sẽ nâng lên một tầm cao mới” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 78, ông Francis, tin tưởng sau chuyến công tác sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục được củng cố và tăng cường. Từ ngày 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ hài lòng trước những phát triển tốt đẹp giữa hai nước; khẳng định Việt Nam nhất quán coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời...

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng cơn bão số 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và...

Hơn 63.200 khách hàng của LPBank vùng bão lũ sẽ được hỗ trợ

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa triển khai gói vay ưu đãi trị giá lên đến 8.000 tỷ đồng dành cho khách hàng mới, đồng thời hỗ trợ khách hàng hiện hữu bằng việc giảm lãi suất cho vay lên tới 2%, nhằm giúp người dân tái thiết, phục hồi sản xuất kinh doanh sau bão lũ. Đây được xem là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các gói hỗ trợ...

Bhutan ưu tiên thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Đại sứ Kinzang Dorji nhấn mạnh Bhutan luôn coi Việt Nam là một trong những nước ưu tiên để thúc đẩy quan hệ song phương cũng như mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển của Việt Nam. Tiếp Đại sứ Vương quốc Bhutan tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam Kinzang Dorji nhân dịp Đại sứ sang Việt Nam trình Quốc thư, ngày 19/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Theo nhiều cán bộ, Đảng viên, việc quán triệt thực hiện những công tác trọng tâm mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu sẽ tạo luồng sinh khí, động lực mới cho guồng máy đội ngũ hoạt động liêm chính. Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất