Powered by Techcity

Tập trung cao độ cho tổng kết Nghị quyết về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra tại phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Ban Chỉ đạo), sáng 13/9.

Tập trung cao độ cho tổng kết Nghị quyết về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng hoạt động tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW phải cập nhật quan điểm lý luận, tư tưởng mới của Đảng, xu hướng trong nước và quốc tế, tình hình thực tiễn hiện nay… – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng nêu rõ Nghị quyết 24-NQ/TW đã xác định nhiều quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng đối với công tác ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vì vậy, các thành viên Ban Chỉ đạo phải xem xét từ thực tiễn, hoạt động quản lý nhằm đánh giá Nghị quyết toàn diện, thực chất kết quả đạt được, mục tiêu chưa hoàn thành, phân tích rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, với sự tham gia của cơ quan quản lý các cấp, chuyên gia, nhà khoa học, địa phương, doanh nghiệp, đoàn thể chính trị-xã hội.

“Việc tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW đặt trong mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch trong các lĩnh vực có liên quan như Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu…”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Bên cạnh đó, bối cảnh trong nước và quốc tế đã và đang nổi lên một số vấn đề mới về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường như: Phát triển kinh tế tuần hoàn; phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero); chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; kinh tế tri thức,…

Tập trung cao độ cho tổng kết Nghị quyết về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết việc thể chế hoá một số chủ trương, định hướng của Nghị quyết 24-NQ/TW còn chậm, chưa kịp thời, còn thiếu tính ổn định, đồng bộ, thống nhất… – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, tăng trưởng nền kinh tế bước đầu có chuyển biến theo hướng xanh hơn. Việc lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch phát triển tiếp tục được đẩy mạnh.

Chính sách, pháp luật về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường ngày càng hoàn thiện, chuyển sang chủ động kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm.

Bảo vệ và phát triển rừng đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đã tăng lên.

Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai được nâng lên hàng đầu khu vực và dần tiệm cận với các nước tiên tiến ở châu Á. Việt Nam đã tham gia tích cực cùng với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải ròng khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng công bằng.

Công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên đạt được nhiều kết quả quan trọng, bền vững và hiệu quả hơn.

Các nguồn năng lượng tái tạo có bước phát triển vượt bậc.

Đáng chú ý, nhiều mục tiêu đề ra đến năm 2020 của Nghị quyết 24 đã vượt và đạt được như: Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra; giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8-10% so với năm 2010; bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế xã hội; giữ và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu hecta đất chuyên trồng lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; hạn chế tối đa xuất khẩu khoáng sản thô; chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp, tiêu hủy xử lý trên 85% chất thải nguy hại; kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh…

Tập trung cao độ cho tổng kết Nghị quyết về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ TN&MT (thường trực Ban Chỉ đạo) tập trung cao độ, kiện toàn nhân sự để hoàn thiện Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW bảo đảm chất lượng cao nhất – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tuy nhiên, năng lực phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu chưa đáp ứng yêu cầu; hoạt động phát thải khí nhà kính còn hạn chế; ô nhiễm môi trường vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi, nhất là tại các cụm công nghiệp, lưu vực sông, làng nghề; ô nhiễm biển do nuôi trồng thủy sản, rác thải nhựa xảy ra ở nhiều địa phương.

Ngập úng do triều cường, xâm nhập mặn, sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển còn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Số liệu điều tra cơ bản, lập quy hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên còn nhiều bất cập, hạn chế.

Các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng công tác ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là vấn đề rất khó và phức tạp. Vì vậy, công tác tổng kết cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm, tầm nhìn chiến lược dài hạn đồng bộ, khả thi với các giải pháp trong trung hạn, trước mắt, cấp bách; gắn với huy động nguồn lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương, của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và toàn thể cộng đồng, xã hội, tranh thủ các nguồn lực của cộng đồng quốc tế.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, hệ thống quan điểm lý luận, tư tưởng của Đảng về vấn đề biến đổi khí hậu, tài nguyên, môi trường tiếp tục được phát triển, hoàn thiện. Vì vậy, việc tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW cần dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, thực tiễn theo quan điểm phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, có sự gắn kết hữu cơ, chặt chẽ giữa ba trụ cột phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường).

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT (thường trực Ban Chỉ đạo) tập trung cao độ, kiện toàn nhân sự để hoàn thiện Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW bảo đảm chất lượng cao nhất. Trong đó chú ý đến kết quả thể chế hoá các nội dung của Nghị quyết bằng các văn bản pháp luật, có sự so sánh chỉ số, thứ hạng quốc tế, lượng hoá các mục tiêu, nhiệm vụ bằng chỉ tiêu cụ thể; làm rõ sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh trong nước, quốc tế so với thời điểm ban hành Nghị quyết 24-NQ/TW với sự xuất hiện những vấn đề, xu thế mới là chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tri thức, Net Zero…

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng góp ý về nội dung, yêu cầu chất lượng báo cáo tổng kết; phương án đề xuất, kiến nghị sau khi hoàn thành tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW…

Nguồn:https://baochinhphu.vn/tap-trung-cao-do-cho-tong-ket-nghi-quyet-ve-bien-doi-khi-hau-tai-nguyen-va-moi-truong-102230913133940068.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Thành phố Lạng Sơn ra quân bảo vệ môi trường sông Kỳ Cùng nhân dịp Tết ông Công, ông Táo

Đại diện Ban Trị sự giáo Hội phật giáo tỉnh thực hiện nghi lễ trước khi thả cá chép phóng sinh – Sáng 2/2 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão), UBND thành phố Lạng Sơn phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức Lễ phóng sinh thả cá chép tại Chương trình “Triển khai công tác bảo vệ môi trường sông Kỳ Cùng” nhân dịp Tết ông Công, ông Táo và ra...

Cao Lộc thực hiện Nghị quyết 77: Bám sát cơ sở, sâu sát thực tiễn

– Thực hiện Nghị quyết số 77-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Nghị quyết số 77) về phân công cấp ủy viên, lãnh đạo quản lý các cấp phụ trách, theo dõi, hỗ trợ xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, hộ gia đình, Huyện ủy Cao Lộc đã triển khai nghiêm túc, đồng bộ, đưa Nghị quyết vào cuộc sống một cách hiệu quả. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc củng...

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn

Ngày 4/1, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có công văn gửi các cơ quan thông tấn, báo, đài về việc công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết cùng bạn đọc. Nghị quyết số 942/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư...

Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu LĐLĐ tỉnh – Sáng 27/12, Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị công đoàn (Hà Nội) và kết nối trực tuyến đến 82 điểm cầu tại trụ sở Tổng LĐLĐ Việt Nam; các LĐLĐ tỉnh,...

Hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29

– Sáng 14/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiên Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Dự tại điểm cầu Bộ GD&ĐT có...

Cùng tác giả

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước – Báo Lạng Sơn

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước. Vốn thực hiện giai đoạn 2025-2030 tối thiểu 122.250 tỷ đồng Sáng 27/11, tại Kỳ họp thứ 8, với 430/454 đại...

Cùng suy ngẫm: Phát triển bền vững doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – Báo Lạng Sơn

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up), chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Trong đó, hai doanh nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD, 11 doanh nghiệp hơn 100 triệu USD và một số doanh nghiệp đang ở ngưỡng cận "kỳ lân". Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang ở giai đoạn đầu của vòng đời phát triển. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng...

Luật điện lực sửa đổi: Tạo không gian phát triển mới cho điện hạt nhân – Báo Lạng Sơn

Theo chuyên gia, các dự án điện hạt nhân không chỉ mang lại cơ hội việc làm chất lượng cao mà còn giúp Việt Nam có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật Dự thảo luật điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15. Tại Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi) lần này đã đề cập...

Bắc Sơn: Tập trung chuẩn bị tốt cho đại hội đảng bộ các cấp – Báo Lạng Sơn

- Theo Kết luận số 1932 ngày 25/10/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn Đảng bộ huyện Bắc Sơn là đơn vị tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp huyện và thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội nhiệm kỳ 2025-2030. Hiện, Đảng bộ huyện đang tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị các nội dung, điều kiện tổ chức đại hội đảng bộ các cấp trên địa bàn. Là đơn...

Đề xuất cách tiếp cận công bằng, khả thi trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường – Báo...

Theo các đại biểu Quốc hội, việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn cần nhiều cân nhắc, nhất là khi cũng đòi hỏi có cơ sở chứng minh được việc áp dụng chính sách thuế này có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt hiệu quả trong giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì. Tại...

Cùng chuyên mục

Bắc Sơn: Tập trung chuẩn bị tốt cho đại hội đảng bộ các cấp – Báo Lạng Sơn

- Theo Kết luận số 1932 ngày 25/10/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn Đảng bộ huyện Bắc Sơn là đơn vị tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp huyện và thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội nhiệm kỳ 2025-2030. Hiện, Đảng bộ huyện đang tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị các nội dung, điều kiện tổ chức đại hội đảng bộ các cấp trên địa bàn. Là đơn...

Quốc hội biểu quyết thông qua 3 luật, 2 nghị quyết và họp riêng về nhân sự – Báo Lạng Sơn

Các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ngày 27/11, Quốc hội tiếp tục làm việc trong phiên buổi sáng được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Biểu quyết thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi); Biểu quyết...

Việt Nam-Đan Mạch tăng cường hợp tác vì một tương lai xanh bền vững – Báo Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Đan Mạch đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, kinh tế biển, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với ưu tiên phát triển của Việt Nam. Diễn ra từ ngày 24-26/11, chuyến thăm làm việc tại Đan Mạch của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã mang lại những tín hiệu tích cực cho quan hệ hợp tác Việt Nam-Đan Mạch. Trong...

Việt Nam-Campuchia thúc đẩy hợp tác quốc phòng hiệu quả và thực chất – Báo Lạng Sơn

Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định Việt Nam luôn coi dành ưu tiên hàng đầu cho việc không ngừng củng cố-phát triển mối quan hệ láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia. Từ ngày 23-26/11, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính...

Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu Nghị

Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu NghịDự án Khu kinh doanh thương mại tổng hợp, kho, bãi tập kết, sang chuyển hàng hóa và các dịch vụ logistics đã được khởi công tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nghi lễ khởi công Dự án Khu kinh doanh thương mại tổng hợp, kho, bãi tập kết, sang chuyển...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Đan Mạch: Cơ hội hợp tác về năng lượng tái tạo – Báo Lạng Sơn

Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch về hợp tác phát triển ngành vận tải biển và năng lượng xanh. Trong khuôn khổ chuyến thăm Đan Mạch, ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk - doanh nghiệp vận tải biển và...

Đại biểu Quốc hội tỉnh nêu ý kiến đóng góp vào báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị...

- Ngày 26/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên thảo luận tại hội trường về các báo cáo: công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử...

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ HĐND tỉnh cuối năm 2024...

- Ngày 26/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo UBND các huyện: Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Lộc Bình. Trong chương trình,...

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương – Báo Lạng Sơn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tăng cường hợp tác cùng có lợi với Tân Cương. Sáng 26/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Trung Quốc), do Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Duy Ngô...

Tạo nền hành chính thông thoáng, thuận tiện, vì nhân dân phục vụ – Báo Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết mục tiêu đặt ra là phấn đấu tạo ra nền hành chính thông thoáng, thuận tiện, vì nhân dân phục vụ, thực sự là Chính phủ kiến tạo. Sáng 26/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã họp trực tuyến với các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Thông...

Tin nổi bật

Tin mới nhất