Powered by Techcity

Cốt ở yên dân

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, tư tưởng dựa vào dân, lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi cũng chính là tư tưởng xuyên suốt quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Khác với xưa “quân điếu phạt trước lo trừ bạo” thì nay, trong điều kiện đất nước thái bình, để yên dân phải chăm lo xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần gắn với việc củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN.

Nhân nghĩa trong quan điểm của Nguyễn Trãi trước hết gắn chặt với tư tưởng vì dân và yên dân: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc trừ bạo cứu nước, cứu dân. Để yên dân phải bảo đảm cho dân có được một cuộc sống ấm no, yên bình. Muốn đánh giặc cứu nước phải biết phát huy sức mạnh toàn dân mà kháng chiến, còn khi thái bình thì phải chăm lo sức dân, để dân yên ổn, dân tin. Đó là tư tưởng có tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Cốt ở yên dân -0
Đại diện chính quyền và cơ sở gặp gỡ, vận động bà con chấp hành tốt luật pháp, giữ vững an ninh, trật tự. Ảnh CTV

Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của Vua Trần Thánh Tông không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc. Mùng 6 tháng 6 năm Ất Dậu 1285, sau khi đánh bại đạo quân của Thoát Hoan khỏi kinh thành Thăng Long, danh tướng Trần Quang Khải phò Vua Trần về lại kinh đô. Thời khắc đó được lưu truyền trong bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư”:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức.

Non nước ấy ngàn thu.

(Trần Trọng Kim dịch)

Thời khắc lịch sử ấy tới nay đã ngót 8 thế kỷ, đất nước qua bao phen chiến tranh, giang sơn, bờ cõi bao lần lung lạc. Nền thái bình của dân tộc vốn trải qua bao mất mát, hy sinh suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, gắn với những cuộc chiến bảo vệ độc lập, chủ quyền, điều ấy càng hun đúc khát vọng hòa bình, độc lập mà ráng sức gìn giữ. Nhưng, một quy luật tất yếu, muốn thái bình phải “tu trí lực”, ấy là gắng sức dựng xây cả về nền tảng kinh tế, vật chất cũng như củng cố sức mạnh đoàn kết toàn dân gắn với sức mạnh quốc phòng, an ninh. Thời Lý được coi là một thời đại cực thịnh của Đại Việt. Ngay sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã hạ chiếu tha bổng sưu thuế trong nhiều năm. Trong gần 18 năm cầm quyền, nhà vua đã 3 lần tha, giảm sưu thuế cho nhân dân. Ông cũng là người quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Trong “Chiếu dời đô” viết: “Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh…”. Điều đó cho thấy tấm lòng của những ông vua hiền sáng bao giờ cũng hướng đến nhân dân, dựa vào nhân dân để giữ nước.

Đến triều Trần, một vương triều có võ công hiển hách của dân tộc Việt: “Đến nay nước sông tuy chảy hoài/ Mà nhục quân thù khôn rửa nổi” (trích “Bạch Đằng Giang phú” – Trương Hán Siêu). Để có được những võ công ấy thì việc dưỡng nhuệ sức dân luôn là kế sách hàng đầu. Người thể hiện rõ tư tưởng này chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trước lúc lâm chung, trả lời câu hỏi của Vua Trần Anh Tông rằng: “Nếu có điều chẳng may mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”, Hưng Đạo Đại Vương đã trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi, suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.

Lời dạy của Hưng Đạo Đại Vương là bài học xuyên suốt lịch sử dân tộc – nền độc lập quốc gia, sự vững mạnh của mọi triều đại đều phụ thuộc vào lòng dân. Dân đồng lòng, ủng hộ thì dù quân giặc đông và hung bạo đến đâu cũng sẽ phải chịu thất bại. Còn khi lòng dân lung lạc, quay lưng với triều đình thì dù có thành cao hào sâu, có quân đông thì vận nước cũng khó bề giữ vững (bài học Hồ Quý Ly để mất nước vào tay giặc Minh là minh chứng).

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam – thời đại đất nước độc lập, đi lên CNXH, nhân dân làm chủ đất nước, đồng thời, khẳng định cơ sở chính trị – thực tiễn và cơ sở pháp lý của nền độc lập. Tuyên ngôn là sự kết tinh khát vọng độc lập mấy nghìn năm của dân tộc và khẳng định rõ ý chí, quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập. Độc lập của Tổ quốc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.  Người từng ví công việc cách mạng như “hòn đá to, hòn đá nặng, một người nhắc, nhắc không đặng”. Ngược lại cũng hòn đá ấy nếu có nhiều người cùng nhắc thì sẽ được. Suy rộng ra, việc cứu nước, xây dựng quốc gia nếu nhiều người cùng nhau đồng lòng thì nhất định sẽ thành công. Người khẳng định, Đảng phải lãnh đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạnh của quần chúng nhân dân.

Thực hiện lời thề độc lập, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã anh dũng chiến đấu suốt 30 năm chống sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, giành độc lập, thống nhất non sông, vững bước xây dựng, phát triển đất nước từ quá độ lên CNXH. Gần 40 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự phát triển của đất nước ta. Bằng những cải biến sâu sắc và toàn diện, quá trình đổi mới đã đem lại những thành tựu phát triển to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Trong liên tục nhiều năm, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, góp phần đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, nâng cao đời sống nhân dân.

Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI ban hành “Nghị quyết về việc thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Trong 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (2013-2023), bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển là chủ đạo, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo, đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Các thế lực thù địch tăng cường chống phá; tranh chấp biển, đảo vẫn tiềm ẩn các nguy cơ gây mất ổn định; các thách thức an ninh phi truyền thống có xu hướng gia tăng, nhất là về thiên tai, thảm họa môi trường, dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, đồng lòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Tiềm lực kinh tế, uy tín, vị thế quốc tế của đất nước được nâng cao. Nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được tăng cường, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc của đất nước được nâng lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cũng còn những hạn chế như về kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; về sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang trong điều kiện chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao và sức mạnh quân sự Nhà nước, sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc…

Dựng nước và giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là quy luật có ý nghĩa sống còn trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Là một quốc gia chịu nhiều đau thương, mất mát của các cuộc chiến tranh xâm lược, chúng ta khao khát, chúng ta mong muốn hòa bình, độc lập nhưng thực tiễn lịch sử trường tồn, phát triển của dân tộc cũng chỉ rõ rằng, nền hòa bình, độc lập ấy chỉ có được khi chúng ta biết dựng xây sức mạnh có ý nghĩa cốt lõi từ quần chúng nhân dân, gắn với việc củng cố sức mạnh quốc phòng, an ninh.

Nguồn:https://antgct.cand.com.vn/Chuyen-de/cot-o-yen-dan-i704913/

Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thác lễ hội văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

– Những năm gần đây, lễ hội văn hoá truyền thống đã trở thành một loại hình du lịch phát triển mạnh ở mỗi địa phương và ngày càng có sức thu hút đối với khách du lịch. Riêng ở Lạng Sơn có gần 300 lễ hội diễn ra hằng năm. Nắm bắt lợi thế này, thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh đã đẩy mạnh việc khai thác giá trị các lễ hội gắn với phát triển...

Độc đáo nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuật chuyên nghiệp

– Không chỉ xuất hiện trên các sân khấu tại địa phương hay trong các hoạt động văn nghệ quần chúng, nhiều năm qua, những làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, trang phục nguyên bản đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được các nhạc sỹ, biên đạo của Trung tâm Văn hóa, Nghệ thuật (VHNT) tỉnh khéo léo đưa vào chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp. Tiết mục múa sư tử mèo được...

Xây dựng nghị quyết sát thực tiễn

– Nhiều năm vừa qua, Trung đoàn ra đa 351 luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, trở thành một trong những lá cờ đầu của phong trào thi đua quyết thắng ở Vùng 3 Hải quân. Có được kết quả đó là do Đảng ủy, chỉ huy trung đoàn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó luôn coi trọng công tác xây dựng nghị quyết...

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống

– Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, những năm qua cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh đã trú trọng triển khai công tác này. Qua đó nâng cao nhận thức về lịch sử địa phương, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Đoàn...

Thành ủy Lạng Sơn: Tổng kết công tác xây dựng Đảng, thi đua – khen thưởng năm 2023

– Chiều 16/1, Thành uỷ Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, thi đua – khen thưởng năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Đoàn Thị Loan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy; lãnh đạo các ban xây dựng Đảng tỉnh. Các đại biểu tham dự hội nghị Trong năm 2023, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy đã...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23-11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng gặp Samdech Men Sam An, người bạn gần gũi của nhân dân Việt...

Đồng hành, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ – Báo Lạng Sơn

Tâm huyết với mục tiêu tăng trưởng xanh, nhiều doanh nghiệp đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường, điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời truyền cảm hứng đến cộng đồng cùng thực hiện chuyển đổi xanh, qua đó góp phần tăng lợi thế cạnh tranh, cung cấp cho thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường... Bức tranh tươi sáng Theo Tổ chức Nông...

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng: Trưng bày 100 tác phẩm tranh dân gian – Báo Lạng Sơn

Chiều 22-11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11-2005/23-11-2024), qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mỹ thuật dân gian truyền thống quý báu...

Quản lý tài sản số cần chặt chẽ, chống rửa tiền và minh bạch hóa thị trường – Báo Lạng Sơn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, sáng 23-11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Bố cục của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 chương với 73 điều. Theo đó, dự thảo luật khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư của xã hội kết hợp với nguồn lực đầu tư nhà nước để xây dựng, phát triển các hạ tầng công...

Sân bay Nội Bài chạy thử 3 làn thu phí không dừng cho ô tô – Báo Lạng Sơn

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức chạy thử giai đoạn 1 đối với 3 làn ra thuộc hệ thống thu không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng của dịch vụ vào/ra, dừng, đỗ tại sân đỗ ô tô Nhà ga hành khách T1, tạo thuận tiện cho phương tiện khi qua cảng. Việc chạy thử hệ thống thu không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng cho ô tô đối với luồng...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23-11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng gặp Samdech Men Sam An, người bạn gần gũi của nhân dân Việt...

Quản lý tài sản số cần chặt chẽ, chống rửa tiền và minh bạch hóa thị trường – Báo Lạng Sơn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, sáng 23-11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Bố cục của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 chương với 73 điều. Theo đó, dự thảo luật khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư của xã hội kết hợp với nguồn lực đầu tư nhà nước để xây dựng, phát triển các hạ tầng công...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia – Báo Lạng Sơn

Trong hai ngày 22 và 23-11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận và đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương...

Nhân lên tình cảm hữu nghị, hiện thực hóa khát vọng phát triển hùng cường – Báo Lạng Sơn

Tạm biệt Rio de Janeiro tươi đẹp, đem theo tình cảm nồng ấm cùng với thành công của Hội nghị thượng đỉnh G20 và chuyến công tác Brazil, sau 6 giờ bay, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống Thủ đô Santo Domingo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là sự kiện đặc biệt...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu về chính sách đối ngoại tại Trường Đại học Quốc gia Malaya – Báo Lạng Sơn

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya (Malaysia). Phát biểu chào...

Việt Nam, Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc – Báo Lạng Sơn

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 (VINBAX 2024) lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại trụ sở Lữ đoàn Công binh 474, Chandi Mandir, bang Haryana, Ấn Độ. Lễ bế mạc cuộc diễn tập vốn bắt đầu từ ngày 4/11, đã diễn ra trọng thể tại đập Kaushalya, bang Haryana vào ngày 22/11. Tham dự lễ bế mạc về phía Việt Nam có ông Nguyễn...

Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế

Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thếViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tăng tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy vậy, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số và những người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

Đẩy mạnh hơn nữa giao lưu hợp tác các địa phương Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng hội kiến đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây.  Tại Nam Ninh, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã hội kiến đồng chí Lưu Ninh, UVTW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây; cùng đồng chí Hứa Vĩnh Khỏa, Thường vụ Khu ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Khu...

“Mái ấm Công đoàn” đến với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn Lào Cai

Thầy giáo Đinh Công Nghiệp hiện đang công tác tại Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Gia đình thầy Nghiệp có 7 thành viên, bà nội tuổi cao, ốm đau thường xuyên, bố mẹ đẻ của thầy Nghiệp cũng đã lớn tuổi, nương tựa hoàn toàn vào làm nghề nông, vợ chồng thầy Nghiệp là giáo viên dạy cùng trường và hai con nhỏ, một cháu 4 tuổi, một cháu 1 tuổi. Chi tiêu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất