Powered by Techcity

Chính sách visa mới: Đưa Việt Nam thành điểm đến du lịch dễ tiếp cận cho du khách toàn cầu

Chính sách visa mới áp dụng cho công dân tất cả các nước xóa bỏ những trở ngại trước đây và đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch dễ tiếp cận cho du khách toàn cầu.

Chính sách visa mới biến Việt Nam thành điểm đến du lịch dễ tiếp cận - Ảnh 1.

Ông Gabor Fluit, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham)

Ông Gabor Fluit, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đưa ra nhận định trên khi trao đổi về chính sách visa mới của Việt Nam.

Bước tiến lớn đối với lĩnh vực du lịch và đầu tư

Ông đánh giá như nào về chính sách visa mới của Chính phủ Việt Nam , thưa ông?

Ông Gabor FluitNhững cải cách chính sách thị thực gần đây do Chính phủ Việt Nam ban hành là một bước tiến lớn đối với lĩnh vực du lịch và đầu tư.

Đại diện tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, EuroCham, rất hào hứng với những thay đổi này. Với việc đơn giản hóa quy trình cấp thị thực điện tử, nâng thời hạn miễn thị thực, khách du lịch cũng như doanh nhân ngoại quốc sẽ được hưởng lợi rất nhiều.

Du khách quốc tế không còn phải xin thị thực trực tiếp tại các đại sứ quán hoặc tổng lãnh sự quán Việt Nam, giúp giảm thời gian và chi phí đi lại.

Theo đánh giá của EuroCham, chính sách visa điện tử Viêt Nam áp dụng cho công dân tất cả các quốc gia xóa bỏ những trở ngại trước đây và đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch dễ tiếp cận cho du khách toàn cầu.

Việc gia hạn thời hạn thị thực điện tử và thời gian lưu trú miễn thị thực cũng giúp du khách có thêm thời gian để trải nghiệm Việt Nam, cho dù họ là khách du lịch hay đối tác kinh doanh tiềm năng.

Với nhiều thời gian hơn, khách du lịch có thể đến thăm nhiều địa điểm du lịch hơn, chẳng hạn như vùng núi Tây Bắc Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cũng như những điểm đến thường ít thu hút khách du lịch. Ngoài ra, các công ty châu Âu đang muốn thiết lập sự hiện diện tại Việt Nam giờ đây có nhiều thời gian hơn để khám phá tiềm năng “đất nước hinh chữ S”.

Bằng cách tạo thuận lợi cho du khách và doanh nhân, Chính phủ Việt Nam đang gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng đất nước đang mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài.

Những cải cách này có thể sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam và chắc chắn sẽ khiến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn nữa đối với khách du lịch cũng như các nhà đầu tư.

Đề xuất mở rộng đối tượng miễn thị thực

Ông có gợi ý nào giúp Việt Nam áp dụng thành công chính sách “nới lỏng” visa?

Ông Gabor Fluit: Ngoài những thay đổi gần đây về chính sách visa, Việt Nam sẽ có cơ hội đạt được bước tiến đáng kể bằng cách mở rộng danh sách miễn thị thực cho tất cả 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).

EuroCham chắc chắn rằng điều này sẽ thúc đẩy đáng kể lĩnh vực du lịch và đầu tư của đất nước cũng như nền kinh tế.

Hiện chỉ có 7 nước thành viên EU được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam. Việc mở rộng khả năng tiếp cận bao gồm toàn bộ khối EU sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi.

Du khách châu Âu sẽ thấy việc khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và nền văn hóa phong phú của Việt Nam dễ dàng hơn nhiều.

Sự thay đổi này cũng sẽ giúp Việt Nam có lợi thế hơn so với các điểm đến cạnh tranh như Singapore và Thái Lan về tính linh hoạt của thị thực. Đây là thời điểm “vàng” cho bước đi táo bạo này, đặc biệt là sau đại dịch. 

Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhóm châu Âu, bao gồm 18 đại sứ của các nước thành viên EU và tất cả các hiệp hội doanh nghiệp châu Âu trực thuộc EuroCham trong nước. Chúng tôi cũng đã nhận được phản hồi tích cực từ các bộ, ngành của Chính phủ Việt Nam, làm tăng thêm sự lạc quan của chúng tôi về những thay đổi sắp tới.

Ngoài chính sách thị thực, theo ông Việt Nam cần làm gì để thu hút nhiều du khách nước ngoài hơn và sớm hiện thực hóa mục tiêu đón 8 triệu khách nước ngoài trong năm nay?

Ông Gabor Fluit: Việt Nam đang trên đà trở thành một trong những điểm đến du lịch lớn của thế giới trong những năm tới. Đất nước Việt Nam có lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp và kinh tế đang trên đà phát triển.

Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng này, Tiểu ban Du lịch, Nhà hàng, Khách sạn, thuộc EuroCharm kiến nghị Việt Nam nên tập trung thu hút hai loại khách du lịch chính là du lịch hưu trí và du lịch chữa bệnh. 

Du lịch hưu trí là một thị trường đang phát triển và Việt Nam hội tụ tiềm năng lớn để phát huy xu hướng này. Với chi phí sinh hoạt thấp, khí hậu ấm áp và các điểm tham quan đa dạng, Việt Nam là điểm đến thân thiện với những người về hưu muốn dành thời gian dài ở nước ngoài.

Thu hút khách hưu trí quốc tế có thể mang lại lợi ích kinh tế to lớn và tạo nhiều việc làm cho dân địa phương. Với ưu thế lương hưu ổn định và tiền tiết kiệm dồi dào, người về hưu có thể cung cấp ngồn vốn nước ngoài đáng kể vào Việt Nam thông qua chi tiêu vào nhà ở, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và giải trí.

Dòng vốn ổn định này sẽ kích thích hoạt động kinh doanh và tạo nhiều việc làm trong các lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, chăm sóc sức khỏe, khách sạn, vận tải và bán lẻ.

Du lịch hưu trí cũng sẽ khuyến khích phát triển bất động sản quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu nhà ở, thúc đẩy xây dựng và tăng trưởng đô thị.

Hoạt động kinh tế và giao dịch tài sản đạt được sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh thu của Chính phủ, trong khi những người về hưu ở lại lâu dài sẽ giúp cân bằng những biến động du lịch theo mùa.

Ngoài ra, Việt Nam có thể khai thác thị trường du lịch y tế bằng cách phát triển các cơ sở và dịch vụ y tế đẳng cấp thế giới.

Khách du lịch y tế chi mạnh tay cho việc chăm sóc sức khỏe, chỗ ở, phương tiện đi lại, thực phẩm và các hoạt động khác khi đến Việt Nam để điều trị, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

Đặc biệt, du lịch y tế sẽ mang lại nguồn vốn nước ngoài để kích thích hoạt động kinh doanh và tạo ra việc làm dồi dào trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khách sạn, vận tải, bán lẻ.

Và hơn thế nữa, du lịch y tế cũng đa dạng hóa nguồn thu của Việt Nam ngoài các nguồn thu truyền thống.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ chăm sóc sức khỏe sẽ nâng tầm nền y tế Việt Nam nói chung, mang lại uy tín và sự công nhận trên toàn cầu.

Quan hệ đối tác phát sinh từ du lịch y tế sẽ thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Việt Nam thông qua trao đổi kiến thức với các tổ chức hàng đầu thế giới.

Ông có thể cho biết những dự án hợp tác của EuroCham với các địa phương, đối tác Việt Nam để thúc đẩy kết nối du lịch? 

Ông Gabor Fluit: EuroCham coi du lịch là cầu nối quan trọng củng cố mối liên kết kinh tế và văn hóa giữa Việt Nam và EU. Là một phần trong sứ mệnh của mình, chúng tôi đã ủng hộ các sáng kiến hợp tác để khai thác tiềm năng to lớn của lĩnh vực này.

Thông qua Tiểu ban Du lịch, Nhà hàng, Khách sạn, chúng tôi tham gia vận động chính sách cũng như các sáng kiến hợp tác với chính quyền và các nhà lãnh đạo ngành để khai thác tiềm năng tăng trưởng bền vững của du lịch.

Các cuộc thảo luận của chúng tôi nhằm mục đích thực hiện các chính sách giúp người châu Âu đến thăm Việt Nam dễ dàng hơn và để Việt Nam phát triển du lịch nhưng vẫn bảo tồn giá trị văn hóa và tự nhiên. Ví dụ: Sách Trắng hàng năm của chúng tôi có các khuyến nghị chi tiết để cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy tính bền vững và thu hút nhiều khách du lịch châu Âu nói chung.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận quảng bá, chúng tôi cũng hợp tác với các cơ quan du lịch Việt Nam trong các chiến dịch giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên bao la, các di tích lịch sử và lòng hiếu khách của đất nước đối với du khách. Đơn cử như, năm 2022, EuroCham đã ký một biên bản ghi nhớ với Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nhằm định vị thành phố này là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách châu Âu. Thông qua bản ghi nhớ, chúng tôi trao đổi các nguồn lực như thông tin chính sách, các phương pháp hay nhất và nghiên cứu để thúc đẩy du lịch châu Âu đến Việt Nam.

Nhận thấy phần lớn tiềm năng du lịch của Việt Nam nằm ngoài các thành phố lớn, mục tiêu của chúng tôi là hợp tác chặt chẽ hơn với chính quyền địa phương ở các tỉnh.

Vào cuối tháng 8 vừa qua, Tiểu ban Du lịch, Nhà hàng, Khách sạn đã đến thăm Bình Thuận để quảng bá du lịch bền vững và thảo luận về chủ đề này với những người ra quyết định quan trọng.

Chúng tôi hy vọng sẽ thiết lập thêm nhiều mối quan hệ đối tác như vậy trong tương lai để thúc đẩy trao đổi hai chiều về ý tưởng hợp tác, hiểu biết và chia sẻ kiến thức chuyên môn./.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/chinh-sach-visa-moi-dua-viet-nam-thanh-diem-den-du-lich-de-tiep-can-cho-du-khach-toan-cau-102230831162221548.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy Xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng có gần 100% đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là người Nùng và người Tày. Theo lời kể của các bậc cao niên trong xã, điệu hát Then gần như đã bị lãng quên, trong xã không ai biết hát. Thế nhưng khoảng 5 -7 năm nay, khi có điện thoại thông minh, người dân mới tìm lại điệu hát Then cũ,...

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”

Các tỉnh vùng Việt Bắc gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang đã thống nhất tổ chức chương trình ở quy mô cấp khu vực gắn với một số hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949-24/8/2024). Điểm nhấn đầu tiên của chương trình là việc 6 tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và chương trình...

Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn khảo sát một số mô hình phát triển du lịch tại thành phố Bắc Hải, Quảng Tây, Trung...

Ông Liêu Phẩm Hổ, Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đón chào đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ và các thành viên Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn – Thực hiện chương trình làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc, ngày 27/2, Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc  – Sáng 27/2, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch...

Cùng tác giả

Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công

Trong ngày 4/11 và sáng 5/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận phiên toàn thể về phát triển kinh tế – xã hội, tham gia nhiều ý kiến quan trọng, tâm huyết về ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính ngoài ngân sách, đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội và nhiều nội dung quan trọng khác; đặc biệt...

Bàn giải pháp nâng tầm cho cây chè Việt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Sáng 5-11, tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học-Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao”. Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó cục...

Họp xem xét công tác phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024) –...

- Chiều 5/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh (cơ quan Thường trực Ban Tổ chức hội chợ) chủ trì tổ chức họp với Tiểu ban Nội dung và Tiểu ban Lễ tân - Hậu cần (hai trong bốn tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Hội chợ) xem xét công tác phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024).   Đến nay,...

Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông …

Ngày 03/11/2024 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc giai đoạn 2024 – 2025 trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt...

- Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.  Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do...

Cùng chuyên mục

Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công

Trong ngày 4/11 và sáng 5/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận phiên toàn thể về phát triển kinh tế – xã hội, tham gia nhiều ý kiến quan trọng, tâm huyết về ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính ngoài ngân sách, đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội và nhiều nội dung quan trọng khác; đặc biệt...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt...

- Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.  Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do...

Lạng Sơn: Quyết liệt đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hiệu quả từ mô hình điểm Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 84%, gồm 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thì trong cộng đồng đồng bào DTTS của Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" Sau đây là...

Quy hoạch cán bộ: Bài bản, chặt chẽ, gắn với các khâu trong công tác cán bộ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Trong công tác cán bộ, việc quy hoạch cán bộ là khâu mở đầu nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm. Quy hoạch cán bộ tốt sẽ bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Thực hiện các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu chính sách hỗ trợ bà con nông dân bị thiệt hại bởi bão lũ – Báo Lạng Sơn:...

Câu chuyện của bão Yagi để lại bài học là phải cấu trúc lại toàn bộ hệ thống ngành hàng nông nghiệp nhằm thích ứng bền vững. Các chính sách hỗ trợ được thiết kế với tinh thần dù không thể đền bù hết được tất cả những mất mát của bà con nhưng cũng không để khoảng cách quá xa với thiệt thòi, thiệt hại của bà con. Chiều 4/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên...

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải quy định cấp tướng quân đội nghỉ hưu ở tuổi 60

Số lượng cấp đại tá và cấp tướng chiếm tỷ lệ nhỏ Sáng 5/11, phát biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) nhất trí với việc tăng hạn tuổi nghỉ hưu của sĩ quan như dự thảo đề xuất. Theo ông Nghĩa, việc tăng tuổi với sĩ quan tại ngũ sẽ tăng thêm thời...

Cần phát động, tổ chức “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm” hằng năm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Thực hiện chủ trương “Tiết kiệm là quốc sách” của Đảng và Nhà nước ta, những năm qua, các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước đã có nhiều quy định và biện pháp nhằm thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lãng phí và bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để nhắc nhở, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, trách...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế ‘xin – cho’, sách...

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất