Powered by Techcity

Lễ hội độc đáo trên vùng quê ăn Tết Độc lập lớn nhất trong năm

Khác với hầu hết các làng quê Việt Nam thường xem Tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm, ở huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình thì Tết Độc lập mới là tết được tổ chức lớn nhất hằng năm.

Vào cuối tháng 8 dương lịch hằng năm, những người con Lệ Thủy, Quảng Bình ở mọi miền đất nước hay ở nước ngoài thường về quê hương đón Tết Độc lập. Hàng chục năm qua, người dân quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn luôn nhắc nhở nhau “Dù ai đi đâu về đâu/Mồng 2/9 cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay…”. Nhiều lễ hội độc đáo, những nghi thức văn hóa tâm linh, báo công, báo hiếu với gia tộc tổ tiên, giáo dục truyền thống cách mạng được người dân tổ chức vào dịp này.

Trong những ngày nghỉ đón Tết Độc lập, vùng quê lúa Lệ Thủy, Quảng Bình luôn tấp nập đón con em quê hương và du khách tìm đến để trải nghiệm nơi đón Tết Độc lập lớn nhất cả nước. Có năm lễ hội mừng tết nơi đây đã thu hút hàng chục vạn người tham gia, nhiều ngả đường bị tắc, nhiều người phải mất hàng chục tiếng đồng hồ mới rời khỏi được lễ hội, nhưng ai cũng vui mừng, phấn khởi được trải nghiệm một cái tết độc đáo trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Lễ hội độc đáo trên vùng quê ăn Tết Độc lập lớn nhất trong năm -0
Hai bên bờ sông Kiến Giang, người dân có mặt từ sáng tinh mơ ngày 2/9 để cổ vũ các thuyền bơi, một lễ hội có từ hơn 500 năm trước.

Trước Tết Độc lập ít ngày, người dân ở Lệ Thủy, Quảng Bình thường quét dọn đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, tinh tươm để đón con em và du khách ở xa. Nhà nhà đều treo cờ đỏ sao vàng tung bay trước hiên nhà. Từ sáng sớm tinh mơ ngày 2/9, những mẹ, những chị dậy từ lúc gà vừa gáy dứt canh năm để sửa soạn mâm cỗ cúng ngày lễ tết. Nhiều nhà đồ xôi nếp mới, làm gà, mua sắm mâm hoa quả đặt lên bàn thờ, thắp nhang tưởng nhớ công ơn trời biển của Bác Hồ và các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh để đất nước có ngày Tết Độc lập, bày tỏ lòng biết ơn công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Đến Lệ Thuỷ, Quảng Bình, chúng tôi được nhiều người dân nơi đây nhắc đến hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những lần ông về thăm quê. Trước đây, khi còn sống mỗi dịp ngày 2/9, Đại tướng đều sắp xếp để về ăn Tết Độc lập với bà con quê hương, năm nào bận việc nước, hay sau sức khoẻ già yếu, Đại tướng không về được thì gia đình Đại tướng về.

Còn nhớ, mỗi lần về thăm quê, khi xe đến đầu làng, Đại tướng thường nói lái xe cho ông xuống đi bộ, Đại tướng ôm hôn người già, xoa đầu con trẻ, bắt tay mọi người rồi ân cần thăm hỏi từng gia đình bà con lối xóm; căn dặn mọi người sống hòa thuận, chăm chỉ làm ăn, gắng sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Người làng An Xá bảo: Trải qua bao năm tháng sống xa quê lo việc nước nhưng khi còn sống Đại tướng vẫn nhớ như in những kỷ niệm tuổi thơ bên dòng Kiến Giang.

Về thăm quê hương Lệ Thủy, nơi đầu tiên mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến là Nghĩa trang liệt sĩ huyện, để thắp hương cho người cha kính yêu của mình – liệt sĩ Võ Quang Nghiêm và những chiến sĩ của ông đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Rồi Đại tướng đến thắp hương trên mộ mẹ và những người thân đã khuất ở nghĩa trang gia đình. Sau đó, về bên ngôi nhà nhỏ, Đại tướng kính cẩn thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Ông hỏi thăm những người bạn thuở thiếu thời xem ai còn ai mất, bắt tay, ôm hôn từng người bà con, làng xóm. Ra vườn, Đại tướng tự tay tưới cây, tỉa cành…

Nhiều hoạt động rất có ý nghĩa được chính quyền và nhân dân ở huyện Lê Thủy, Quảng Bình tổ chức vào dịp Tết Độc lập như công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”. Bao nhiêu năm nay, người dân ở Lệ Thủy, Quảng Bình vẫn luôn giữ được những nét văn hoá bao đời của cha ông truyền lại.

Sáng 2/9, từ sáng tinh mơ, hàng vạn người dân Lệ Thủy và du khách đổ về hai bên dòng sông Kiến Giang thơ mộng xem lễ hội đua thuyền, một lễ hội có từ 500 năm trước. Theo sách “Ô châu cận lục”, cuốn địa chí địa phương đầu tiên viết về vùng đất từ Quảng Bình đến Bắc Quảng Nam do Tiến sĩ Dương Văn An soạn thảo trong những năm 1553 – 1555, đã viết về lễ hội đua thuyền Lệ Thủy ra đời trước thế kỷ XVI. Dương Văn An đã khảo tả về lễ hội đua thuyền trên dòng Bình Giang (sông Kiến Giang) như sau: “Sang xuân mở hội đua thuyền với nhiều trai thanh, gái lịch…”.

Được biết, lễ hội đua thuyền Lệ Thủy, Quảng Bình lúc đầu được tổ chức vào mùa xuân với nghi thức cầu đảo (cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu). Một năm sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1946, lần đầu tiên lễ hội đua, bơi thuyền Lệ Thủy được tổ chức để chào mừng Tết Độc lập của dân tộc. Và từ đó đến nay, lễ hội này được đánh giá là lễ hội đua thuyền lớn nhất cả nước, được Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Trước Tết Độc lập cả tháng, ai đến Lệ Thủy, Quảng Bình đều bất ngờ trước sự chuẩn bị đón tết của bà con nơi đây. Con em địa phương đi làm ăn xa thường gom góp tiền gửi về quê để người làng đóng thuyền, hay để phục vụ trai bơi tập chèo. Người làng thì có gì góp nấy, người góp tiền, người góp gạo, con heo, con gà, buồng chuối, cân cam… để chung sức lo việc làng. Chúng tôi có cảm giác, ai là người Lệ Thuỷ trong dịp này họ cũng đều muốn làm một việc gì đó gắn với Tết Độc lập của quê hương. Nhiều làng quê nơi đây có một thuyền đua nam gọi là đội “Thuyền bơi” và một đội nữ bằng chèo tay, gọi là “Đò đua”. “Thuyền bơi” và “Đò đua” nói lên sự tranh tài bình đẳng giữa nam và nữ. Đua thuyền truyền thống là ngày hội lớn nhất, vui nhất của nhân dân Lệ Thủy trong năm. Để đóng thuyền bơi, người dân trong làng chọn những cụ già có kinh nghiệm, uy tín tìm thầy, chọn gỗ đóng thuyền, đặc biệt là chọn người bỏ mực (tiêu chuẩn kỹ thuật đóng thuyền) để khi thuyền đóng xong đảm bảo kích thước, độ dày mỏng của ván thuyền, khả năng lướt nước…

Để kiểm tra tốc độ thuyền, người ta đứng trên bờ để xem thuyền đi “ốp 3” hay “ốp 4”. Có nghĩa là, mỗi nhịp bơi, mái chầm xuống nước của trai bơi ngồi cặp trước đẩy ra sau cũng là điểm của mái chầm người thứ 3 hoặc người thứ 4 đưa xuống nước. Tốc độ của thuyền đi “ốp 4” chắc chắn sẽ nhanh hơn thuyền đi “ốp 3”. Nhưng thuyền đi “ốp 3” hay “ốp 4” không phải do trai bơi quyết định mà do kỹ thuật của thợ đóng thuyền. Đóng được thuyền đi “ốp 4” phải là những thợ giỏi, có kinh nghiệm lâu năm.

Được biết, mỗi thuyền đua có tổng cộng khoảng 30 người gồm 13 cặp thanh niên trai tráng, ngoài ra còn có người đánh mõ, người tát nước, lái chính 2 người và lái đề 1 người (gọi là bộ phách lái). Thành tích của mỗi thuyền không chỉ tùy thuộc vào sức khỏe của các trai chèo mà còn tùy thuộc vào bộ phách lái để điều khiển thuyền. Khi tiếng hiệu lệnh đua nổi lên, hàng chục con thuyền tranh tài trên sông Kiến Giang, còn hai bên bờ sông hàng chục ngàn người dân hò reo cổ vũ cho các đội đua của làng mình. Có thể nói, không có một môn thể thao nào ở nước ta lại thu hút đông đảo người xem, cổ vũ như đua thuyền ở Lệ Thủy, có năm đua thuyền đã thu hút hơn 10 vạn người xem.

Sông Kiến Giang, nơi có lễ hội đua thuyền độc đáo nhất cả nước chảy uốn lượn sau lưng nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nơi con sông này đã gắn biết bao kỷ niệm êm đềm tuổi thơ của Đại tướng. Sinh thời, mỗi lần về thăm quê dịp Tết Độc lập. Đại tướng thường ra sông Kiến Giang cùng với người làng xem, cổ vũ lễ hội đua thuyền của quê hương. Có năm, Đại tướng lên thuyền đi dọc bờ sông động viên các đội bơi và căn dặn bà con quê hương gìn giữ truyền thống cách mạng, giữ gìn ngày hội lễ Tết Độc lập hằng năm.

Nguồn:https://cand.com.vn/Chuyen-dong-van-hoa/le-hoi-doc-dao-tren-vung-que-an-tet-doc-lap-lon-nhat-trong-nam-i705781/

Nguồn

Cùng chủ đề

Tỉnh nào nhỏ nhất Việt Nam?

1. Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam? Hà Nam 0% ...

Độc đáo nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuật chuyên nghiệp

– Không chỉ xuất hiện trên các sân khấu tại địa phương hay trong các hoạt động văn nghệ quần chúng, nhiều năm qua, những làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, trang phục nguyên bản đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được các nhạc sỹ, biên đạo của Trung tâm Văn hóa, Nghệ thuật (VHNT) tỉnh khéo léo đưa vào chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp. Tiết mục múa sư tử mèo được...

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2024: Không gian văn hóa đặc sắc dịp đầu xuân

– Với chủ đề “Lung linh sắc đào – Toả sáng vươn xa”, Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng sẽ diễn ra từ ngày 26/1 đến ngày 9/3/2024 (từ 16 tháng Chạp năm Quý Mão đến 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Hiện nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được các cấp, ngành và các đơn vị liên quan phối hợp gấp rút triển khai, chuẩn bị. Ban Giám khảo cuộc thi vườn đào đẹp và...

Bắc Sơn: Phát huy vai trò của hội nông dân trong xây dựng đời sống văn hóa

Đội bóng Hội Nông dân huyện Bắc Sơn tham gia thi đấu giải bóng chuyền hơi chào mừng thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X – “Qua theo dõi cho thấy, những năm qua, các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH)” và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp...

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam

– Sáng 22/12 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam. Đây là hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lạng...

Cùng tác giả

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV – Báo...

- Chiều 25/12, Chính phủ phối hợp với Ủy Ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị.  Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết...

Quyết liệt tinh gọn, Kiên Giang đã giảm 4.299 biên chế – Báo Lạng Sơn

Ngày 24/12, Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết...

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho xã Đồng Ý (Bắc Sơn) – Báo Lạng Sơn

- Chiều 25/12, Công ty Điện lực Lạng Sơn tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho UBND xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn để đưa vào quản lý, khai thác và sử dụng. Triển khai chuỗi hoạt động tri ân khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh, Công ty Điện lực Lạng Sơn đã thực hiện và hoàn thành công trình “Thắp sáng đường quê” tại thôn Lân Páng, xã Đồng Ý, huyện...

Phê chuẩn nhân sự 2 tỉnh Hà Giang và Đắk Nông – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm nhân sự UBND 2 tỉnh Hà Giang và Đắk Nông. Đối với tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Sơn. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định...

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý giá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Hải quan,...

Cùng chuyên mục

Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước – Báo Lạng Sơn

Cả nước lúc này như một thế giới kỳ diệu, lấp lánh sắc màu. Các nhà thờ, các xóm đạo, họ đạo, phố phường, làng mạc khoác lên mình tấm áo mới lung linh, rực rỡ để cùng chúc nhau đón một mùa Giáng sinh 2024 an lành, đầm ấm. Không khí Giáng sinh đã đến. TPHCM xuất hiện nhiều địa điểm “check-in” đẹp lung linh sắc màu. Nhiều người dân đi tận hưởng không khí lạnh và đón Giáng...

Bản sắc văn hóa Việt Nam trong cộng đồng ASEAN – Báo Lạng Sơn

Văn hóa là cầu nối tình hữu nghị trong cộng đồng ASEAN. Giai điệu âm nhạc Việt Nam hòa chung với âm nhạc các nước ASEAN, cùng các hoạt động thể thao, du lịch… trong những năm qua đã góp phần kết nối các nước ASEAN cùng chung “nhịp đập”. TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân...

Triển lãm về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 đến 28-12. Tượng đài đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu...

Hình tượng ông già Noel ngày nay xuất phát từ một quảng cáo đồ uống? – Báo Lạng Sơn

Dựa trên mẫu quảng cáo nổi bật từ năm 1931, người ta nói rằng hình tượng ông già Noel ngày nay là xuất phát từ đây nhưng sự thật ít người biết. Bộ đồ nhung đỏ, viền lông trắng, bốt đen cao, mũ tua rua ấm áp,... trang phục đặc trưng của ông già Noel đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng và trí tưởng tượng của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trên thế giới. Tuy nhiên, ông già...

Bộ sách giúp trẻ học cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm – Báo Lạng Sơn

Bộ sách “100++ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ” của Đinh Tị Books trang bị những kiến thức và kỹ năng giúp trẻ nhỏ tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm và giúp trẻ tự tin và có tinh thần độc lập trong cuộc sống. Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích,...

Bác tin đồn ‘Vịnh Hạ Long bị xem xét loại khỏi danh sách Di sản thế giới’ – Báo Lạng Sơn

Đại diện Cục Di sản Văn hóa khẳng định thông tin UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới là không chính xác. Mới đây, thông tin UNESCO có thể xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới gây xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên đại diện Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khẳng định đây là thông...

Lan tỏa giá trị của việc đọc sách trong tuổi trẻ – Báo Lạng Sơn

Ngày 23-12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, thanh niên về giá trị của việc đọc sách; xây dựng và phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách trong thanh...

Phát triển kinh tế di sản – Động lực tăng trưởng mới của Quảng Ninh – Báo Lạng Sơn

Nhằm góp phần thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế di sản tại tỉnh Quảng Ninh để đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển nguồn lực này trong thời gian tới, ngày 21/12, tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học-thực...

Đình Lập tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bản hùng ca” – Báo Lạng Sơn

- Tối 21/12, tại tuyến phố đi bộ Đình Lập, UBND huyện Đình Lập tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bản hùng ca”, chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024).  Dự chương trình có lãnh đạo UBND huyện, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, các phòng, ban, đoàn thể chính trị - xã hội...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thắm tình quân – dân” – Báo Lạng Sơn

- Tối 21/12, tại sân khấu đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Thắm tình quân – dân” nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất