Powered by Techcity

Bản sắc ‘Ngoại giao Cây tre’: Phát huy ‘sức mạnh mềm’ quốc gia

Vận dụng nguyên lý của Chủ nghĩa Marx-Lenin, dựa trên nền móng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vun đắp, Việt Nam đã xây dựng một trường phái đối ngoại và ngoại giao độc đáo và đặc sắc – “Ngoại giao Cây tre.”

Ban sac 'Ngoai giao Cay tre': Phat huy 'suc manh mem' quoc gia hinh anh 1
Ngày 24/4/2023, tại New York, Hoa Kỳ, trong vai trò Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc tham gia chủ trì Phiên họp kỷ niệm Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất. (Ảnh: TTXVN phát)

Với nhiệm vụ bao trùm và thường xuyên là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước, chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Marx-Lenin, dựa trên nền móng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vun đắp phát triển để phù hợp với điều kiện trong nước và tình hình thế giới trong thời đại mới.

Trên cơ sở đó, Việt Nam đã xây dựng một trường phái đối ngoại và ngoại giao độc đáo và đặc sắc – “Ngoại giao Cây tre Việt Nam.”

Kim chỉ nam dẫn đường

Trong các cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN, đánh giá về trường phái “Ngoại giao Cây tre,” hầu hết các chuyên gia, học giả quốc tế đều nhất trí rằng hình ảnh cây tre với “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” mang đậm bản sắc Việt Nam và rất phù hợp với chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam; trường phái này thể hiện sự kiên định mà linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo, chủ động, khả năng thích ứng của ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, khó lường.

Nói cách khác, trường phái “Ngoại giao Cây tre Việt Nam” là để phục vụ mục tiêu bảo đảm lợi ích quốc gia-dân tộc trong mọi hoàn cảnh và mọi thời điểm.

Chuyên gia Layton Pike, đồng sáng lập Viện Chính sách Việt Nam-Australia (AVPI), nhận định cây tre gợi nên hình ảnh về sự kiên cường, đoàn kết và sức mạnh, chính là một phép ẩn dụ lý tưởng cho chính sách đối ngoại của Việt Nam, đó là sự linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định trước mọi thử thách, khó khăn.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại Tehran (Iran), Tiến sỹ Abed Akbari cho rằng Việt Nam sử dụng khái niệm “Ngoại giao Cây tre” như một phép ẩn dụ về tính kiên cường nhưng rất mềm dẻo và thích ứng cao trong chính sách đối ngoại.

Nhấn mạnh khả năng phục hồi và tính linh hoạt của cây tre, Giáo sư Go Ito, chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Khoa học chính trị, Đại học Meiji lưu ý sự linh hoạt tồn tại trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, trong việc duy trì mối quan hệ với các nước.

Chia sẻ ý kiến này, Tiến sỹ Tomotaka Shoji, Giám đốc Ban nghiên cứu khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nêu rõ “Ngoại giao Cây tre” cho thấy chính sách đối ngoại của Việt Nam không giáo điều mà thể hiện sự linh hoạt tùy theo đối tác và tình thế, rất phù hợp với môi trường chiến lược và bối cảnh lịch sử, trong đó nổi bật là logic phát triển quan hệ một cách cân bằng với các nước.

Làm rõ hơn về sự uyển chuyển của “Ngoại giao Cây tre,” ông Kyril Whittaker, nhà nghiên cứu chính trị và lịch sử Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh, nhận định chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam dựa trên sự mềm dẻo và sức mạnh với “gốc vững vàng” và “cành mềm dẻo,” thể hiện tính kiên cường, mạnh mẽ nhưng cởi mở.

Việt Nam nhất quán xây dựng đường lối đối ngoại dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp, trong khi ủng hộ sự cởi mở và linh hoạt cùng nỗ lực ngày càng tăng để cải thiện các mối quan hệ quốc tế và tham gia vào mọi lĩnh vực.

Sức mạnh của đường lối này là việc không từ bỏ các nguyên tắc, song đồng thời luôn linh hoạt và thích ứng với một thế giới đang thay đổi, tìm cách tạo ra các mối quan hệ mới trong khi phát triển các mối quan hệ hiện có.

Theo cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ SD Pradhan, chính sách ngoại giao của Việt Nam linh hoạt và mềm mỏng để “dung hòa” với tất cả các cực trong thế giới đa cực, nhưng vẫn gắn chặt với các lợi ích quốc gia rộng lớn hơn, hướng tới hòa bình và tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như của khu vực. Điều này càng làm nổi bật tính chủ động và sự tự tin trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và cũng qua đó, Việt Nam đã chứng minh được chủ trương “làm bạn với tất cả các nước.”

Ban sac 'Ngoai giao Cay tre': Phat huy 'suc manh mem' quoc gia hinh anh 2
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ S D Pradhan (trái) trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN. (Ảnh: Ngọc Thúy/TTXVN)

Các chuyên gia, học giả quốc tế cũng nêu bật điểm cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Việt Nam, đó là tận dụng tốt nhất các cơ hội ngoại giao để bảo đảm duy trì nền độc lập nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và vì lợi ích của người dân.

Phóng viên cao cấp Khamvisan Keosouphan – nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, cho rằng ngoại giao “cây tre” hàm chứa trong đó bản chất và đường lối của ngoại giao Việt Nam, đó là một nền ngoại giao được đúc kết trong suốt quá trình hàng nghìn năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam, dựa trên nguyên tắc bất biến và tư tưởng xuyên suốt là “độc lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia.”

Cùng chung nhận định, Tiến sỹ Ruvislei González Saez, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam, đề cập tới thông điệp mang tính triết lý hết sức sâu sắc nhưng lại vô cùng gần gũi, thiết thực được truyền tải qua “Ngoại giao Cây tre,” đó là: “Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc.”

Tiến sỹ Joe Pateman thuộc Khoa Chính trị và Quan hệ quốc tế Đại học Nottingham (Anh) đánh giá “rễ khỏe” của cây tre trong trường phái “Ngoại giao Cây tre” chính là những nguyên tắc chỉ đạo cốt lõi như lợi ích dân tộc, độc lập, tự chủ trong quan hệ đối ngoại – những nguyên tắc đã ăn sâu vào tư tưởng ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tạo nền tảng cho đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội Hữu nghị Israel-Việt Nam, nguyên Đại sứ Israel tại Việt Nam (2001-2003) Amikam Levy cho rằng đường lối “Ngoại giao Cây tre” là một chính sách rất tốt của Đảng Cộng sản Việt Nam vì lợi ích của nhân dân Việt Nam và phù hợp với người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, trường phái “Ngoại giao Cây tre” cũng được đánh giá là dấu ấn thể hiện sự gắn kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, bởi chính sách hội nhập và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam gắn sự nghiệp phát triển của đất nước với sự phát triển và biến động của khu vực và trên thế giới.

Tiến sỹ Abed Akbari, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại Tehran (Iran), khẳng định các trụ cột đồng thuận trong chính sách đối ngoại của Việt Nam bao gồm độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các đối tác, tổ chức quốc tế, là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Có thể nói “Ngoại giao Cây tre” không chỉ chứa đựng những triết lý ngoại giao của Việt Nam, mà đây còn như kim chỉ nam dẫn đường để triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong tình hình mới, bảo vệ tối đa lợi ích quốc gia-dân tộc.

Ban sac 'Ngoai giao Cay tre': Phat huy 'suc manh mem' quoc gia hinh anh 3
Ông Khamvisan Keosouphan, phóng viên cao cấp, nguyên trợ lý Trưởng Ban Tuyên Huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. (Ảnh: TTXVN phát)

Như khẳng định của nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Khamvisan Keosoupha, dựa trên tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, kết hợp với truyền thống văn hóa đặc sắc và chính sách ngoại giao hòa bình của dân tộc, trường phái “Ngoại giao Cây tre” Việt Nam sẽ không chỉ phù hợp với điều kiện Việt Nam và đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, mà còn phù hợp với mọi thời đại.

Phát huy “sức mạnh mềm” quốc gia

Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu chọn tham gia nhiều tổ chức quốc tế và đang đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc 2023-2027.

Những hoạt động sôi nổi của Việt Nam tại các phiên họp của các cơ quan thuộc tổ chức đa phương lớn nhất thế giới đã thể hiện đầy đủ vị thế, vai trò và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động của Việt Nam trong ngoại giao song phương và đa phương cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Đó cũng là minh chứng sống động cho thành tựu của “Ngoại giao Cây tre.”

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, trường phái “Ngoại giao Cây tre” đã mang lại cho Việt Nam vai trò ngày càng lớn trên trường quốc tế, giúp Việt Nam thành công trong việc duy trì mối quan hệ thực tế với các cường quốc trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích quốc gia.

Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải – nghiên cứu viên Trung tâm Tương lai chính sách, Đại học Queensland (Australia) nêu rõ thành tựu của trường phái “Ngoại giao Cây tre Việt Nam” cho đến nay chính là góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường hòa bình và thuận lợi để phục vụ phát triển đất nước; đồng thời có đóng góp tích cực và trách nhiệm vào đảm bảo an ninh, hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới, góp phần tạo cho Việt Nam “có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”

Đây cũng là ý kiến của nhà báo kỳ cựu người Indonesia, ông Mohammah Anthony khi đánh giá về “Ngoại giao Cây tre” của Việt Nam, theo đó lợi ích và mục tiêu cao nhất trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam là giữ vững hòa bình để phát triển, có nghĩa là tạo lập môi trường quốc tế hòa bình, thuận lợi cho các nỗ lực đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia.

Đồng quan điểm này, báo “The India Times” của Ấn Độ cho rằng trường phái “Ngoại giao Cây tre” đã giúp Việt Nam thành công trong việc duy trì vị thế độc lập và cân bằng với các nước lớn, qua đó tối đa hoá lợi ích quốc gia.

Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 190 quốc gia trên thế giới, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước; có quan hệ kinh tế với trên 230 quốc gia, vùng lãnh thổ; đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới; là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng.

Mạng lưới quan hệ đối ngoại rộng mở và ngày càng sâu sắc giúp Việt Nam củng cố vững chắc môi trường hòa bình, ổn định và độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời, mở ra nhiều thị trường xuất nhập khẩu, tranh thủ nhiều nguồn vốn, công nghệ và tri thức bên ngoài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với việc triển khai “Ngoại giao Cây tre,” Việt Nam đang ngày càng khẳng định mình là đối tác đáng tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Nhà báo Ngụy Vi, Trưởng Ban tiếng Việt, Đài Phát thanh-Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho rằng công tác đối ngoại góp phần quan trọng làm thay đổi vị thế quốc tế, từng bước nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhà báo nổi tiếng người Indonesia Veeramalla Anjaiah, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) nhấn mạnh Việt Nam là “ngôi sao” đang lên của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, là một quốc gia chiến lược ở Đông Nam Á, có ảnh hưởng ngoại giao lớn trong khu vực.

Trong khi đó, nguyên Đại sứ Cuba tại Việt Nam Fredesmán Turró González khẳng định Việt Nam đã trở thành hình mẫu cho các nước đang phát triển. Việt Nam hiện là một chủ thể quan trọng trên chính trường quốc tế, hoạt động sôi nổi và có nhiều đóng góp đáng chú ý tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế, là đối tác tin cậy và tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Theo ông, kết quả nêu trên là nhờ Việt Nam đã tận dụng một cách thông minh, khéo léo những yếu tố tích cực do toàn cầu hóa mang lại mà không từ bỏ những nguyên tắc đối ngoại của mình, đồng thời hạn chế tác động của những yếu tố tiêu cực.

Cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ SD Pradhan đề cao việc Việt Nam có thể xử lý khéo léo các tình huống phát sinh và đóng góp tích cực trong các vấn đề quốc tế với những những động thái hướng tới hòa bình.

Ông nhắc lại trong nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa qua, Việt Nam đã chủ trì hơn 30 phiên họp thảo luận về các vấn đề an ninh ở Trung Đông, châu Phi…, rà soát và có phương hướng phù hợp cho hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại một loạt điểm nóng.

Ban sac 'Ngoai giao Cay tre': Phat huy 'suc manh mem' quoc gia hinh anh 4
Đại sứ Đặng Hoàng Giang (bên trái) và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres. (Ảnh: TTXVN phát)

Đáng chú ý, Việt Nam với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã chủ trì thành công hai cuộc họp quan trọng về việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và hợp tác giữa Liên hợp quốc/Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với ASEAN.

Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khái niệm về Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP). Những bước đi này đã nâng cao đáng kể tầm vóc của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhà báo kỳ cựu Veeramalla Anjaiah, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS), đánh giá “Ngoại giao Cây tre” không chỉ là cách xử lý và ứng phó trước sự thay đổi mà còn là cách thức thúc đẩy văn hóa, bản sắc và quan hệ kinh tế của Việt Nam với các đối tác chiến lược và toàn diện. Đây được coi là sự kết hợp tổng hòa các yếu tố sức mạnh quốc gia, bao gồm bản sắc, chính trị, kinh tế, cùng với phương châm ngoại giao lấy quốc gia, dân tộc làm trung tâm để thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Trong bài viết đăng trên báo Iran Daily, một tờ báo lớn và uy tín của Chính phủ Iran, Tiến sỹ Abed Akbari, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại Tehran (Iran) đã khẳng định: “Việt Nam sử dụng bản sắc dân tộc để thúc đẩy vị thế toàn cầu, tiến bộ và phát triển bền vững, tạo dựng ảnh hưởng trong khu vực và ngày càng tham gia tích cực trong các mối quan hệ toàn cầu.”

Có thể ví sách lược ngoại giao theo trường phái “Ngoại giao Cây tre” là một trong những nguồn “sức mạnh mềm” quốc gia, và việc phát huy có hiệu quả lợi thế của nguồn “sức mạnh mềm” này tạo cơ hội để Việt Nam ngày càng phát triển và thịnh vượng, nâng cao hơn nữa vị thế và uy tín trên trường quốc tế./.

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/ban-sac-ngoai-giao-cay-tre-phat-huy-suc-manh-mem-quoc-gia/891485.vnp

Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Phó Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

– Chiều 1/2, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam do ông Lee Kyoung Dock, Phó Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam làm trưởng đoàn.  Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự quan tâm của ngài Phó Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam đối với tỉnh Lạng Sơn,...

Phong trào Không liên kết sẽ tiếp tục là tiếng nói dẫn dắt, thúc đẩy đoàn kết trong một thế giới đang chia rẽ

Ngày 20/1, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao lần thứ 19 Phong trào Không liên kết tại thủ đô Kampala, Uganda. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao lần thứ 19 Phong trào Không liên kết – Ảnh: TTXVN   Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định vai trò lịch...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary

Chiều 19/1 theo giờ địa phương, tại Budapest, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary – Ảnh: VGP/Nhật Bắc   Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Hungary...

Việt Nam – Hungary ký kết 3 văn kiện hợp tác

Chiều 18-1 (theo giờ địa phương), sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước và có cuộc gặp gỡ báo chí. Các văn kiện được ký kết trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng gồm: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hungary về hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên...

Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam-Romania

Chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, tăng cường mối quan hệ nhân dân bền chặt, nền tảng cho quan hệ Việt Nam-Romania suốt 74 năm qua. Từ ngày 16 đến 23/1/2024, nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...

Cùng tác giả

Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Hữu Lũng về xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 20/9, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trúng cử tại huyện Hữu Lũng giám sát chuyên đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TU ngày 8/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh trúng...

Gần 100 đại biểu tham gia Hội thảo công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin...

- Ngày 20/9, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Uỷ ban cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Dự hội thảo có gần 100 đại biểu là đại diện một số sở, ngành và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Hội thảo nhằm phổ biến các điểm mới của Luật Bảo vệ...

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

  - Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026.         Dự đại hội có các đồng chí: Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác NCT tỉnh; Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên...

Kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt từ Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

DOC đã tiến hành thủ tục rà soát cuối kỳ nhanh (expedited sunset review) diễn ra trong vòng 120 ngày do không nhận được phản hồi hoặc trả lời của các doanh nghiệp bị đơn có liên quan. Ngày 20/9, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá...

Lạng Sơn: Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm

Lễ hội nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch và những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Lạng Sơn trong phát triển du lịch nói chung, quảng bá tiềm năng, lợi thế du lịch huyện Hữu Lũng. Với chủ đề “Đồng Lâm - Thảo nguyên xanh,” Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024 (tỉnh Lạng Sơn) dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25-26/10/2024. Theo Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm...

Cùng chuyên mục

Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Hữu Lũng về xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 20/9, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trúng cử tại huyện Hữu Lũng giám sát chuyên đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TU ngày 8/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh trúng...

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

  - Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026.         Dự đại hội có các đồng chí: Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác NCT tỉnh; Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên...

Kỳ họp thứ 16 HĐND thành phố Lạng Sơn: Thông qua các nghị quyết về nhân sự và điều chỉnh quy hoạch đất, đầu...

- Chiều 20/9, HĐND thành phố Lạng Sơn khóa 21, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ mười sáu (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng. Dự kỳ họp có đồng chí Đoàn Thị Loan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ. Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe tờ trình của UBND thành phố và biểu quyết thông qua Nghị quyết của HĐND thành phố...

Ý nghĩa đặc biệt về chuyến công tác Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm – Báo Lạng Sơn: Tin...

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhận định chuyến công tác Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là dịp để khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại...

“Quan hệ giữa Việt Nam-Liên hợp quốc sẽ nâng lên một tầm cao mới” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 78, ông Francis, tin tưởng sau chuyến công tác sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục được củng cố và tăng cường. Từ ngày 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ hài lòng trước những phát triển tốt đẹp giữa hai nước; khẳng định Việt Nam nhất quán coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời...

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng cơn bão số 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và...

Hơn 63.200 khách hàng của LPBank vùng bão lũ sẽ được hỗ trợ

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa triển khai gói vay ưu đãi trị giá lên đến 8.000 tỷ đồng dành cho khách hàng mới, đồng thời hỗ trợ khách hàng hiện hữu bằng việc giảm lãi suất cho vay lên tới 2%, nhằm giúp người dân tái thiết, phục hồi sản xuất kinh doanh sau bão lũ. Đây được xem là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các gói hỗ trợ...

Bhutan ưu tiên thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Đại sứ Kinzang Dorji nhấn mạnh Bhutan luôn coi Việt Nam là một trong những nước ưu tiên để thúc đẩy quan hệ song phương cũng như mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển của Việt Nam. Tiếp Đại sứ Vương quốc Bhutan tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam Kinzang Dorji nhân dịp Đại sứ sang Việt Nam trình Quốc thư, ngày 19/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Theo nhiều cán bộ, Đảng viên, việc quán triệt thực hiện những công tác trọng tâm mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu sẽ tạo luồng sinh khí, động lực mới cho guồng máy đội ngũ hoạt động liêm chính. Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất