Powered by Techcity

Trước giun đất, thương lái Trung Quốc thu gom kỳ lạ, tạo cơn sốt ảo ở Việt Nam thế nào?

Thương lái Trung Quốc rất nhiều lần gây sốt khi lùng sục thu gom các mặt hàng lạ đời sau đó biến mất, để lại hậu quả nặng nề cho nông dân và nông nghiệp Việt Nam.

Dư luận đang bức xúc trước tệ nạn kích giun để bán cho thương lái Trung Quốc, gây hại đất đai, vườn tược. Trên thực tế, từ nhiều năm nay, thương lái Trung Quốc từng thu mua rất nhiều thứ được cho là lạ kỳ, tạo ra những cơn sốt ảo, gây nhiễu loạn thị trường Việt Nam.

Hậu quả khủng khiếp

Năm 2004, phong trào “giết trâu lấy móng” để bán cho thương lái Trung Quốc đã diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Lúc bấy giờ giá của bốn cái móng có khi bằng cả con trâu, nên một số người không ngần ngại giết châu, chặt móng để đem đi bán.

Thậm chí, vì hám lợi mà nhiều người đã trở thành “trâu tặc”, chuyên đi rình bắt trộm trâu. Nạn này diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng đã nhanh chóng làm cho số lượng trâu tại các vùng trồng trọt giảm rất mạnh. Về sau, những năm 2012, “cơn sốt” giết trâu, bò để chặt đuôi, bán cho thương lái Trung Quốc lại diễn ra một lần nữa, khiến nông dân Việt mất đi nông cụ chính.

Ở Bình Phước từng xuất hiện nhiều thương lái Trung Quốc thu mua lá điều với giá 500 – 1.000 đồng/kg. Đây là mức giá hấp dẫn với người dân trong khi từ trước tới nay, lá điều khô chỉ là thứ bỏ đi, không ai nhặt. Vì vậy mà người dân cứ đổ xô đi gom, phơi khô lá điều để bán. Thậm chí nhiều hộ còn “tận diệt” lá điều bằng cách phun thuốc để lá rụng khô.

Sau một thời gian thu gom ồ ạt, đến khi chính quyền địa phương lên tiếng cảnh báo thì các đầu nậu thu gom lá điều khô đồng loạt “biến mất”, khiến nông dân “méo mặt” vì đã trót thu gom lá nhưng giờ không biến bán cho ai. Tệ hại hơn nữa là họ phải đối diện với một mùa thất bát về sau vì cây điều đã chịu tổn hại lớn.

Thương lái Trung Quốc lùng sục, đẩy giá thu mua móng trâu vào đầu năm 2004.

Thương lái Trung Quốc lùng sục, đẩy giá thu mua móng trâu vào đầu năm 2004.

Hay như vào giữa năm 2013, thương lái Trung Quốc đổ về Phú Yên hỏi mua ngọn, thân cây sắn với giá mỗi bó cây sắn (20 cây) là 6.000 đồng. Điều này gây nhiều bất ngờ bởi sắn vốn được trồng để lấy củ, còn phần thân ngọn gần như không có giá trị sử dụng. Vì thế mà không ít người dân đổ xô đi chặt sắn để bán, khiến loài cây này bị tàn phá một cách không thương tiếc.

Năm 2017, tại nhiều xã thuộc huyện Quế Phong (Nghệ An), nhiều người dân đã bỏ nghề, tập trung tìm bắt đỉa mang về bán cho thương lái Trung Quốc với giá cao từ 400.000 – 600.000 đồng/kg. Sau một thời gian đẩy giá lên rất cao, khiến cho bà con nông dân bỏ cả việc đồng áng, người người, nhà nhà đi thu gom đỉa để làm giàu thì thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua và biến mất.

Cơn sốt đỉa chưa nguôi, các thương lái Trung Quốc lại chuyển sang mua ốc bươu vàng, loài vật từng gây họa cho đồng ruộng. Tại thời điểm đó, giá 1kg ốc còn cao hơn cả 3kg thóc. Đỉnh điểm, khi cơn sốt ốc bươu vàng lan rộng, vì hám lợi trước mắt, bất chấp những cảnh báo từ cơ quan chức năng, thay vì phải tận diệt thì đã có không ít hộ dân lại đào ao nuôi loại ốc này. Và hậu quả là chính nông dân bị ảnh hưởng nặng nhất do ốc bươu vàng phá hoại mùa màng.

Nhiều người dân nuôi ốc bươu vàng để bán cho thương lái trung quốc.

Nhiều người dân nuôi ốc bươu vàng để bán cho thương lái trung quốc.

Ngoài ra, các mặt hàng như cau non, cau già, lá mãng cầu xiêm…và hàng loạt các mặt hàng lạ đời khác cũng từng được thương lái Trung Quốc thu mua với chung một kịch bản. Cách làm của họ thường là giấu mặt, bỏ tiền thuê người Việt là đầu mối thu mua, dùng hiệu ứng “tâm lý đám đông”, đánh đúng vào lòng tham vì lợi ích trước mắt của nhiều người.

Sau khi chính quyền địa phương vào cuộc điều tra, đưa ra cảnh báo hoặc có sự phản ứng từ phía người dân, thì thương lái dừng mua và biến mất. Đầu mối thu mua của Việt Nam đến lúc đó không tìm thấy thương lái Trung Quốc đâu nên chỉ biết khóc dở, mếu dở, vì đã “găm hàng” với khối lượng lớn.

Ngoài ra, nguyên tắc chung của các thương lái Trung Quốc chính là: Tung tin đồn, đẩy giá cao và mua số lượng lớn; mua không cần chú ý đến chất lượng, nhiều khi còn yêu cầu nông dân “pha tạp” sản phẩm. Hậu quả là nông dân khốn đốn khi “bờ xôi ruộng mật” của họ nay xơ xác vì bị tận thu.

Càng những thứ quý hiếm càng mua nhiều

Vào tháng 11/2012, hàng trăm người dân huyện Tu Mơ Rông, huyện Kon Plông – Kon Tum đã đổ xô lên rừng tìm cây kim cương về bán cho thương lái Trung Quốc với giá 1 triệu đồng/kg. Người dân không quản nguy hiểm vào rừng để “săn lùng” cây kim cương và chỉ sau một thời gian ngắn, loại cây quý này nguy cơ bị tiêu diệt.

Cây kim cương từng bị tận diệt khi thương lái Trung Quốc trả giá cao.
Cây kim cương từng bị tận diệt khi thương lái Trung Quốc trả giá cao.

Trước đó, thương lái Trung Quốc còn phao tin rằng sưa – một loại gỗ quý của Việt Nam – có thể chữa được bách bệnh nên muốn thu mua với giá cao.

Thấy lãi, không chỉ người dân mà “sưa tặc” bắt thi nhau chặt trộm gỗ sưa quý hiếm lâu đời trong rừng bán cho người Trung Quốc, khiến lượng gỗ quý này hiện giờ chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay.

Hay những tháng đầu năm 2014,  ở Nghệ An, thương lái Trung Quốc xuất hành và tiến hành thu gom lá chua ke với giá 7.000-8.000 đồng/kg. Hàng trăm người đã đổ xô vào rừng tìm kiếm và nhổ sạch loài cây quý này.

Sau khi triệt thu các loại cây khác như máu chó, hoàng đằng, củ ba mươi, cây khúc khắc (thổ phục linh)… thương lái lại săn lùng mua thân cây cu li tươi  với giá 2.500-4.000 đồng/kg. Hậu quả là đến nay, rất hiếm khi người ta thấy được bóng dáng của những loại cây này.

Cũng trong năm 2014, trên địa bàn xã Ia Blang (huyện Chư Sê) xuất hiện một số người tự ý đứng ra thu gom gốc, rễ tiêu rồi về bán lại cho đầu mối tại TP Pleiku và cho thương lái Trung Quốc. Giá mua rễ tiêu dao động quanh mức 45.000 đồng/kg. Nhiều người nghèo ham lợi đã đào bới trộm rễ tiêu đem bán, khiến hàng chục ha tiêu bị hủy hoại.

Nhận thấy có dấu hiệu bất thường, chính quyền tỉnh đã cảnh báo bà con việc thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua rễ tiêu là để làm cây tiêu mất sức, năng suất giảm mạnh, mất mùa và đó chính là cơ hội để tiêu Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Bỏ ngoài tai mọi cảnh báo vì lợi nhuận

Trước những hành động thu mua kỳ dị của thương lái Trung Quốc, không ít lần giới chuyên gia và lãnh đạo địa phương lên tiếng khuyến cáo, tìm cách ngăn chặn.

Trả lời VTC News, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) từng nhấn mạnh: “Chúng ta đã có quá nhiều bài học về việc phá bỏ cây này, trồng cây kia khi giá lên cao và không theo định hướng, không có thị trường ổn định. Rồi khi không bán được, không có người thu mua thì người dân lại lao đao. Vì thế người dân đừng thấy giá tăng một cách ồ ạt mà vội vàng phá bỏ loại cây này để trồng cây kia, đến khi thương lái không mua nữa thì cơ quan chức năng không can thiệp được vì đây là hành động tự phát“.

Cảnh báo về việc thương lái Trung Quốc thu gom cau non thời điểm đầu năm nay, ông Cường cho rằng, điều này sẽ khiến người dân trồng cau một cách ồ ạt, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thừa. Ông Cường lo ngại, việc thương lái Trung Quốc tăng mua chỉ mang tính đột biến và nhất thời chứ không theo quy luật thị trường như các nông sản xuất khẩu khác.

Ông Cường cũng dẫn lại những hệ lụy đã từng xảy ra từ việc phát triển ồ ạt khiến giá cả lên xuống thất thường. Cụ thể, đầu năm 2022, ở nhiều tỉnh miền Tây diễn ra hiện tượng thanh long nghịch vụ (còn gọi là thanh long xông đèn) ế đầy đồng khi thương lái đột ngột dừng mua. Không ít thương lái nhỏ cũng bị thiệt hại số tiền đã đặt cọc trước đó, nhưng không thể yêu cầu các thương lái Trung Quốc bồi thường vì tất cả các giao dịch đặt cọc đều không rõ ràng, không có văn bản hay hợp đồng cụ thể.

Gần đây nhất, nói về những tác hại của vấn nạn kích điện giun đất, ông Nguyễn Như Cường tiếp tục cảnh báo: “Việc kích giun đất đang diễn ra tại nhiều địa phương, là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, gây tác hại cho đất, hệ động vật và vi sinh vật, khiến cây trồng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng”.

Người dân đua nhau đi gom giun đất về bán cho thương lái Trung Quốc.

Người dân đua nhau đi gom giun đất về bán cho thương lái Trung Quốc.

GS Võ Tòng Xuân cũng từng đánh giá hành động của thương lái Trung Quốc là những chiêu bài làm giá thu lợi.

Ví dụ như với lá điều khô. Ở giai đoạn một, các thương lái Trung Quốc sẽ đưa thông tin cần mua một khối lượng lớn lá điều khô với giá 500 đồng/kg và chỉ vài ngày (giai đoạn 2) giá thu mua được đẩy lên 1.000 đồng/kg. Sau vài tuần (giai đoạn 3) tiếp tục đẩy lên gần 2.000 đồng/kg.

Khi thấy được thu gom giá cao, nông dân sẽ gom hết lá điều khô trong vườn, thậm chí có người hái lá điều xanh đem phơi khô rồi bán hay phun hóa chất để lá điều rụng hàng loạt bất chấp sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của cây điều trong năm sau.

Thương lái nước ngoài sẽ thu mua lá điều vào giai đoạn 1, 2 và tiếp tục thổi giá nhưng không mua vào ở giai đoạn 3. Khi đó người dân lẫn thương lái Việt Nam sẽ đổ xô đi thu mua về chất đống để chờ bán lại. Đây cũng chính là thời điểm thương lái Trung Quốc mang chính lá điều khô đã mua với giá thấp ở giai đoạn 1, 2 để bán ra với giá ngất ngưởng, ăn chênh lệch rồi biến mất.

Ông Xuân phân tích, hậu quả là nền nông nghiệp và cả nền kinh tế bị thiệt hại nặng. Thu gom lá điều khô khiến vụ điều giảm năng suất, móng trâu khiến nông dân mất “đầu cơ nghiệp”, mất sức kéo. Đỉa, ốc bươu vàng đổ đầy đồng lại phát triển mạnh hủy hoại môi trường. Lá khoai lang mà cắt đi thì củ còn bao nhiêu hay chỉ còn rễ? Thị trường bị lũng đoạn, quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi bị phá vỡ, xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Mặc dù chuyên gia nhiều lần cảnh báo nhưng hầu hết người dân đều bỏ qua vì ham lợi nhuận hấp dẫn trước mắt. Chính vì thế, tình trạng “sập bẫy” thương lái Trung Quốc đã tái diễn nhiều lần và đến giờ vẫn chưa thể chấm dứt, gây hậu quả rất nặng nề cho nông dân và nông nghiệp Việt Nam.

Nguồn:https://vtc.vn/truoc-giun-dat-thuong-lai-trung-quoc-thu-gom-ky-la-tao-con-sot-ao-o-viet-nam-the-nao-ar811536.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

Thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Cộng hòa Dominicana – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominicana của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 19 đến 21/11/2024 là một dấu mốc quan trọng góp phần đưa quan hệ hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả hơn. Tiếp sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt...

Điểm đến hàng đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Trang riotimesonline.com (Brazil) vừa có bài viết về tình hình sản xuất toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trích dẫn dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market Intelligence (Mỹ), trong đó cho biết, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để các công ty dịch chuyển sản xuất nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Theo dữ liệu của S&P Global...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và...

Bước đột phá trong ứng dụng công nghệ số vào quản lý tín dụng chính sách – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Để hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội, từ tháng 10/2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh. Những ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi có mặt tại điểm giao dịch xã Mai Pha,...

Cùng tác giả

Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương – Báo Lạng Sơn

Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11km2 và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11. Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là...

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với Singapore, Nhật Bản – Báo Lạng Sơn

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Singapore, Nhật Bản. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân...

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên – Báo Lạng Sơn

Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; bảo đảm việc xử lý người chưa thành niên phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức... Sáng 30/11, với 461/463 (chiếm 96,24%) đại biểu tham dự tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích...

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 12/2024 – Báo Lạng Sơn

Nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định về lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng... Trong tháng 12/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định về lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng... Quy định mới về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ...

Cùng chuyên mục

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 12/2024 – Báo Lạng Sơn

Nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định về lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng... Trong tháng 12/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định về lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng... Quy định mới về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ...

Chủ động giải pháp giữ giá gạo xuất khẩu – Báo Lạng Sơn

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 524 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ lần lượt là 38 USD/tấn và 80 USD/tấn. Tuy nhiên, so với trước khi Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường (phi basmati) thì giá gạo xuất khẩu của hầu hết các quốc gia đều giảm từ 38-50 USD/tấn. Để giữ giá gạo...

Giá vàng ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2023 – Báo Lạng Sơn

Khép lại một tuần giao dịch trồi sụt bất nhất, giá vàng ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2023 do đợt bán tháo sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Khép lại một tuần giao dịch trồi sụt bất nhất, giá vàng ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2023 do đợt bán tháo sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Phiên...

Tăng tốc tín dụng dịp cuối năm – Báo Lạng Sơn

Khi thời điểm kết thúc năm kinh doanh đang đến gần, các tổ chức tín dụng đang nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm. Có thể thấy, đến thời điểm này, nhiều yếu tố đang hỗ trợ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt mục tiêu đề ra. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 31/10, tăng trưởng tín dụng đạt 10,08%. So với mục tiêu...

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi và điều chỉnh chính sách tài chính, tiền...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao – Báo Lạng Sơn

Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Trung Quốc đại lục, Khu Hành chính đặc biệt...

Từ 0h ngày 29/11, bắt đầu 60 giờ mua sắm trực tuyến với chuỗi hoạt động hấp dẫn – Báo Lạng Sơn

Online Friday 2024 diễn ra từ 0h ngày 29/11 gồm chuỗi hoạt động hấp dẫn: Sự kiện trực tuyến 60h mua sắm; Lễ hội Big Off trải nghiệm thương mại điện tử tại phố đi bộ Hồ Gươm và Cung thiếu nhi Hà Nội. Tối 29/11 tại Cung Thiếu Nhi, 36 phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc "Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: Tự hào hàng...

Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng – Báo Lạng Sơn

Theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng. Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà ba bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng, gây nhiều khó khăn cho hoạt...

Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Năm 2024, ngành logistics Việt Nam chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, nhờ tăng trưởng xuất khẩu và các yếu tố hỗ trợ từ chính phủ cũng như sự cải thiện về chuỗi cung ứng toàn cầu. Chiều 29/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành logistics năm 2024. Lễ công bố và tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu sẽ diễn ra vào tháng...

Chống hàng giả: Tăng “phủ sóng” hàng chính hãng, bảo vệ người tiêu dùng – Báo Lạng Sơn

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, 11 tháng qua, lực lượng này đã xử phạt khoảng 13.000 vụ/50.000 vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp với trình độ sản xuất ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất