Powered by Techcity

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu: Khởi đầu bản hùng ca oanh liệt – Báo Lạng Sơn điện tử


Chiến thắng trận đầu là chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần toàn dân tộc, của ý chí quyết tâm chiến đấu dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Các tàu chiến của Quân chủng Hải quân tham dự Lễ tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ và nhân dân đã hy sinh trong chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 tại vùng biển Cửa Lục (Quảng Ninh, 3/8/2014). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các tàu chiến của Quân chủng Hải quân tham dự Lễ tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ và nhân dân đã hy sinh trong chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 tại vùng biển Cửa Lục (Quảng Ninh, 3/8/2014). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Nhiều thập niên qua, “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” và chiến công đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 của quân và dân ta đã đi vào lịch sử cuộc chống Mỹ cứu nước của dân tộc như một sự kiện tiêu biểu cho ý chí quyết chiến, quyết thắng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Quyết tâm chiến lược của Đảng

Theo tài liệu của Cục Chính trị, Quân chủng Hải quân, những tháng cuối năm 1963, vấn đề Việt Nam ngày càng trở nên nóng bỏng đối với giới cầm quyền Mỹ.

Bị thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ buộc phải “thay ngựa giữa dòng,” hậu thuẫn cho cuộc đảo chính phế bỏ anh em Tổng thống tay sai Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu (ngày 1/11/1963).

Sau đảo chính, tình hình chính trị ở Sài Gòn không những không được cải thiện mà càng trở nên tồi tệ, rối ren hơn.

Tay sai mới tiếp tục đấu đá, lật đổ lẫn nhau và không thể chống đỡ nổi những cuộc tiến công nổi dậy mạnh mẽ của quân và dân ta.

Trong khi đó, lực lượng cách mạng ngày càng được củng cố, phát triển và giành nhiều thắng lợi trên các chiến trường.

Tàu Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu đánh máy bay Mỹ tại Hòn Gai-Quảng Ninh ngày 5/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)
Tàu Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu đánh máy bay Mỹ tại Hòn Gai-Quảng Ninh ngày 5/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)

Nhằm cứu vãn sự thất bại không thể tránh khỏi của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt,” đế quốc Mỹ quyết định đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam bằng một chiến lược mới và mở cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc – nơi chúng cho là “gốc rễ,” hậu thuẫn của cách mạng miền Nam, để triệt tiêu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và sự giúp đỡ của các nước cho cách mạng Việt Nam.

Tháng 2/1964, Tổng thống Mỹ Johnson đã thông qua “Chương trình thử nghiệm 4 tháng.”

Thực chất đây là chương trình hoạt động phô trương sức mạnh và tìm cớ để gây chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.

Trước tình hình đó, với quyết tâm chiến lược của Đảng ta, tháng 12/1963, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III họp bàn về một số vấn đề quốc tế và tình hình nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam.

Hội nghị đã phân tích tình hình so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam và vạch phương hướng, nhiệm vụ tiến lên làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Thực hiện chủ trương của Đảng, để chủ động bảo vệ miền Bắc, ngày 9/1/1964, Bộ Tổng tham mưu tổ chức Hội nghị phòng không nhân dân toàn miền Bắc lần thứ nhất để bàn các biện pháp đánh bại các cuộc tập kích của máy bay địch.

Ngày 27-28/3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt. Hội nghị này được coi như “Hội nghị Diên Hồng” của dân tộc trong thời đại mới.

Tàu chiến đấu Hải quân nhân dân Việt Nam đánh trả máy bay Mỹ tại Lạch Trường - Thanh Hóa ngày 5/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)
Tàu chiến đấu Hải quân nhân dân Việt Nam đánh trả máy bay Mỹ tại Lạch Trường – Thanh Hóa ngày 5/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)

Tại Hội nghị, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ âm mưu và hành động chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, khẳng định thất bại của cuộc “Chiến tranh đặc biệt” là không thể tránh khỏi…

Người đã kêu gọi “mỗi người phải làm việc bằng hai để đền đáp lại đồng bào miền Nam ruột thịt;” đồng thời yêu cầu “Quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân phải luôn sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự trị an, kiên quyết đập tan mọi hành động của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng.”

Vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự

Quán triệt Nghị quyết Trung ương và Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, đầu tháng 4/1964, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã quyết định triển khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm làm chuyển biến nhận thức tư tưởng trong toàn Quân chủng trước tình hình, yêu cầu nhiệm vụ mới.

Tháng 6/1964, Bộ Chính trị ra chỉ thị về tăng cường sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu khiêu khích, đánh phá miền Bắc của không quân Mỹ.

Ngày 1/6/1964, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu trong toàn thể các lực lượng vũ trang miền Bắc…

Theo tài liệu của Cục Chính trị, trận đánh ngày 2 và 5/8/1964 (đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc Mỹ trong ngày 2/8 và đánh máy bay Mỹ trong ngày 5/8) là trận đầu tiên Hải quân nhân dân Việt Nam ra quân chiến đấu trực tiếp với tàu chiến lớn và nhiều máy bay hiện đại của đế quốc Mỹ.

Với số lượng tàu ít và nhỏ bé, chỉ có 3 tàu phóng lôi, số hiệu 333, 336, 339 còn nhiều hạn chế về tính năng kỹ thuật lại trong tình huống chiến đấu hoàn toàn độc lập, không có lực lượng hỗ trợ, nhưng cán bộ, chiến sỹ ta đã anh dũng kiên cường tiến công tàu khu trục, đánh trả máy bay của địch. Qua đó, khẳng định ý chí dám đánh, quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân dân miền Bắc và Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bước ra từ cuộc chiến, ông Nguyễn Xuân Bột (nguyên Phân đội trưởng Phân đội 3 Tiểu đoàn 135) nhớ về trận đầu đánh thắng của Hải quân Việt Nam, sau năm 1963, phong trào cách mạng miền Nam ngày càng chuyển biến tích cực, chính quyền Sài Gòn dao động mạnh.

Để khắc phục tình trạng này, Mỹ chỉ đạo quân đội Sài Gòn “Bắc tiến” – đưa tàu biệt kích ra hoạt động trên vùng biển từ Quảng Bình đến Nghệ An, Thanh Hóa, quấy phá việc làm ăn trên biển của ngư dân, ngăn chặn chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

Tiếp đến đầu tháng 6/1964, Mỹ đưa tàu khu trục Maddox (tàu chiến đấu hiện đại của đế quốc Mỹ) vào tăng cường cho Hạm đội 7 hoạt động trinh sát dọc bờ biển miền Bắc nước ta.

Đặc biệt, đêm 31/7, tàu Maddox vào gần, bắn pháo lên các đảo từ Đèo Ngang đến Thanh Hóa, cùng tàu biệt kích của quân đội Sài Gòn bắt ngư dân để khai thác thế trận bố phòng dọc ven biển của ta.

Trước hành động ngang nhiên xâm phạm hải phận miền Bắc nước ta, Bộ Tổng Tham mưu lệnh cho Hải quân chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu…

Đội chỉ huy theo dõi đánh tàu Madox của Mỹ ngày 2/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)
Đội chỉ huy theo dõi đánh tàu Madox của Mỹ ngày 2/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)

Thực tế trận chiến với tàu Maddox ngày 2/8/1964 đã minh chứng rằng dù sự chênh lệch về tàu, vũ khí giữa ta và địch là quá lớn nhưng với quyết tâm bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ Phân đội 3 không sợ hy sinh gian khổ, dũng cảm chiến đấu.

Một trong những nguyên nhân của chiến công đánh thắng trận đầu là quân tan đã biết vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam vào thực tiễn chiến đấu – vừa tổ chức đánh địch, vừa kết hợp với vòng tránh khi có điều kiện thuận lợi là tổ chức tiêu diệt địch được ngay.

Chiến thắng của sức mạnh tinh thần toàn dân tộc

Sự kiện đánh đuổi tàu khu trục Maddox và chiến công đánh thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt; đặc biệt tiếp tục khẳng định sự đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Ngày 7/8/1964, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ tuyên dương công trạng của Bộ đội Hải quân và Phòng không-Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và khen ngợi: “Các chú đã chiến đấu rất dũng cảm, đã bắn rơi 8 chiếc máy bay của Mỹ và bắn hỏng 3 chiếc… Các chú đã bắt sống phi công Mỹ, đánh đuổi tàu chiến Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta. Như vậy là rất tốt”…

Lễ đón nhận cờ “Chiến công oanh liệt - Truyền thống vẻ vang” của bộ đội Hải quân sau chiến thắng ngày 5/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)
Lễ đón nhận cờ “Chiến công oanh liệt – Truyền thống vẻ vang” của bộ đội Hải quân sau chiến thắng ngày 5/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)

Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 là chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần toàn dân tộc, của ý chí quyết tâm chiến đấu dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc nước ta.

Sự kiện còn là biểu tượng của bản lĩnh Việt Nam kiên cường, bất khuất, của dân tộc yêu tự do, độc lập, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược; của trí tuệ, lòng yêu nước, căm thù giặc và nghệ thuật quân sự Việt Nam được kế thừa, phát triển trong thời đại Hồ Chí Minh.

Chiến thắng này còn là khởi đầu cho những chiến công oanh liệt của quân và dân miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; đồng thời cũng là khởi đầu trang sử hào hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam với những chiến công vang dội sau này đã đi vào lịch sử dân tộc. Đó là những chiến thắng vang dội của lực lượng đặc công Hải quân trên chiến trường sông biển; chiến công của những con tàu không số đã làm nên huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã phối hợp cùng các lực lượng khác thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiến công giải phóng Trường Sa và các đảo trên vùng biển miền Trung, Tây Nam của Tổ quốc; đồng thời, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế với các nước anh em.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bản lĩnh thép, dũng cảm, kiên cường, bất khuất của những chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đối mặt với hiểm nguy, kiên quyết đấu tranh với những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của nước ta trên các vùng biển, đảo đã khắc sâu trong tâm trí, là niềm tự hào và làm xúc động hàng triệu con tim Việt Nam cũng như bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới./.





Nguồn: https://baolangson.vn/60-nam-hai-quan-chien-thang-tran-dau-khoi-dau-ban-hung-ca-oanh-liet-5016864.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được quan tâm đặc biệt tại Bỉ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Tại gian hàng Việt Nam ở Lễ hội ManiFiesta, nhiều bạn bè quốc tế đã đến tìm hiểu và bày tỏ quan tâm đặc biệt đối với cuốn sách về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lễ hội ManiFiesta (Đoàn kết), sự kiện thường niên do đảng Lao động Bỉ (PTB) tổ chức, đã trở thành một điểm gặp gỡ quan trọng cho những người lao động và tầng lớp lao...

Sửa luật để khơi thông nguồn lực – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án một luật sửa 4 luật (Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu). Cơ quan soạn thảo tiếp tục đơn giản hóa trình tự, thủ tục lập kế hoạch...

Hoạt động xuất bản “khát” nhân lực chất lượng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

“Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới” là chủ đề Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang hướng...

Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới

Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn được hình thành cách ngày nay khoảng 40 triệu năm – Ảnh: NAM THÀNH Chiều 8-9, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn thông tin, vào hồi 15h30 cùng ngày, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Trước đó, vào năm 2023, UBND tỉnh Lạng Sơn đã...

Cả nước chỉ có 1 nữ ứng viên giáo sư ngành Xây dựng, quê ở Nghệ An

Trong 62 ứng viên giáo sư năm nay, bà Trần Thị Việt Nga là nữ ứng viên giáo sư ngành xây dựng. Bà Nga sinh ngày 11/9/1974, hiện là trưởng khoa Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Bà Trần Thị Việt Nga tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 1996 với chuyên ngành Cấp thoát nước – Môi trường nước. Đến năm 1999, bà tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kỹ thuật nước...

Cùng chuyên mục

Sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được quan tâm đặc biệt tại Bỉ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Tại gian hàng Việt Nam ở Lễ hội ManiFiesta, nhiều bạn bè quốc tế đã đến tìm hiểu và bày tỏ quan tâm đặc biệt đối với cuốn sách về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lễ hội ManiFiesta (Đoàn kết), sự kiện thường niên do đảng Lao động Bỉ (PTB) tổ chức, đã trở thành một điểm gặp gỡ quan trọng cho những người lao động và tầng lớp lao...

Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới

Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn được hình thành cách ngày nay khoảng 40 triệu năm – Ảnh: NAM THÀNH Chiều 8-9, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn thông tin, vào hồi 15h30 cùng ngày, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Trước đó, vào năm 2023, UBND tỉnh Lạng Sơn đã...

Cả nước chỉ có 1 nữ ứng viên giáo sư ngành Xây dựng, quê ở Nghệ An

Trong 62 ứng viên giáo sư năm nay, bà Trần Thị Việt Nga là nữ ứng viên giáo sư ngành xây dựng. Bà Nga sinh ngày 11/9/1974, hiện là trưởng khoa Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Bà Trần Thị Việt Nga tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 1996 với chuyên ngành Cấp thoát nước – Môi trường nước. Đến năm 1999, bà tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kỹ thuật nước...

Parkway Promotions hỗ trợ hơn 11.000 bệnh nhân có nhu cầu sang Singapore điều trị

Parkway Promotions hỗ trợ hơn 11.000 bệnh nhân có nhu cầu sang Singapore điều trịVừa qua, Văn phòng đại diện Y tế Parkway Promotions tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập văn phòng tại Việt Nam (2004- 2024). Chương trình nhìn lại một chặng đường Văn phòng đã đi qua với nhiệm vụ ban đầu là cầu nối giữa nền y tế hai nước, Singapore và Việt Nam. Trong chặng đường này, Văn phòng đã tổ chức hơn 120...

Viettel nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão Yagi

Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân. Ứng dụng Phòng, chống thiên tai do Viettel làm chủ thiết kế và phát triển, cập nhật tự...

Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc, nơi nào cho học sinh tiếp tục nghỉ học sau bão?

Nhiều công trình công cộng tại Bắc Ninh bị cây gãy, đổ gây thiệt hại sau bão số 3 – Ảnh: NGUYÊN BẢO Chiều 8-9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã có công văn gửi thủ trưởng các đơn vị giáo dục trên toàn thành phố yêu cầu thông báo học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9-9 cho đến khi có thông báo mới. Lý do tiếp tục nghỉ học là các nhà trường tập trung khắc phục...

Nước lũ dâng cao nhiều nơi ở Lạng Sơn chìm trong biển nước

Sáng 8/9, mực nước tại sông Kỳ Cùng, sông Thương dâng cao đã ảnh hưởng đến các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Quan, Văn Lãng, Chi Lăng và TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn). Từ 9h30, đơn vị quản lý hồ chứa nước Bản Lải (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) thông báo xả lũ để đảm bảo an toàn cho công trình. Việc xả lũ này khiến khu vực hạ nguồn sông Kỳ Cùng thuộc các địa phương như...

Thủ tướng về nơi tâm bão đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quả – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Chiều 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9. Thủ tướng đã thăm hỏi người dân về các thiệt hại và động viên các lực lượng Quân đội, Công an, thanh...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó, khắc phục tình trạng ngập lụt sau bão số 3 tại huyện Chi Lăng...

- Ngày 8/9, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra công tác ứng phó, khắc phục ngập lụt sau cơn bão số 3 tại huyện Chi Lăng và Văn Lãng. Tham gia Đoàn công tác có các lãnh đạo một số sở, ban, ngành và lượng lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong chương trình, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các...

Ứng viên Giáo sư trẻ nhất năm nay là ai?

TPO – Trong danh sách 729 ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, năm nay, có 1 ứng viên Giáo sư trẻ nhất là 38 tuổi và 1 ứng viên Phó giáo sư trẻ nhất là 32 tuổi. Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) vừa công bố danh sách 729 ứng viên được đề xuất công nhận chức danh GS, PGS năm 2024 của các HĐGS ngành/liên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất