Trang chủNewsThời sựLàng pháo đất xứ Đông thời 4.0

Làng pháo đất xứ Đông thời 4.0


Tỉ mỉ làm sạch đất

“Không thể thống kê được mỗi năm huyện Ninh Giang có bao nhiêu giải pháo đất bởi môn thể thao này đã ăn sâu vào trong máu thịt của người dân nơi đây. Bình thường, cứ rảnh rỗi là người dân lại tổ chức đánh pháo bất kể là sáng hay tối”, anh Phạm Văn Nam (SN 1986, trú tại thôn Do Nghĩa, xã Nghĩa An), một người trong đội pháo đất xã Nghĩa An cho biết.

Làng pháo đất xứ Đông thời 4.0- Ảnh 1.

Đội pháo đất xã Nghĩa An tại lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Theo anh Nam, pháo đất được chia làm 2 loại là pháo đại và pháo cất vẩy. Trong đó, pháo đại được sử dụng phổ biến ở xã Nghĩa An. “Chơi pháo đất nhìn thì rất dễ nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu trong từng bước. Nhất là trong việc lấy đất và làm đất”, anh nói.

Người chơi pháo phải chọn đất triều củ (đất thịt). Loại đất đặc biệt này thường sạch, không có nhiều tạp chất, được lấy ở độ sâu trên 1m từ các cánh đồng.

Đất được quy hoạch để làm pháo đẹp như gan gà bởi độ mịn, không có sỏi. Xã cũng bố trí một người bảo vệ khu đất, tránh tình trạng người dân khai thác tự do. Với sự vào cuộc kịp thời của địa phương, chắc chắn trò chơi pháo đất Nghĩa An sẽ được gìn giữ, phát triển bền vững.

Ông Trần Văn Hãn, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An

Sau khi lấy đất về, phải dùng liềm thái để loại bỏ hoàn toàn tạp chất, rồi vồ đập đến khi đất nhuyễn, mịn và không dính tay. “Ngày xưa các cụ dùng tay cầm gỗ để đập đất cho nhuyễn. Sau này, người dân dùng máy móc để làm công đoạn đó”, anh Nam kể.

Khi làm đất xong, người chơi sẽ tạo đất theo khuôn hình vuông. Sau đó, phải dùng chân, tay dậm, đấm, lèn chặt quả đất để tạo hình cho quả pháo. Pháo phải có hình bầu dục, mõm pháo nhỏ hơn gáy pháo, phần giữa dày hơn hai bên.

Sau khi tạo hình xong, người chơi dùng khăn vải thấm nước, vắt khô để lau mép pháo, dùng hai tay bấm viền manh (mép pháo) cho đều.

Bấm xong, người chơi dùng dao hoặc thanh tre nhọn khía sâu vào rãnh viền cho đứt hẳn. Sau đó, tiếp tục bấm một lần đất phủ kín chỗ đã khía để làm liền. Ở phần mõm pháo, người chơi rạch một đường dài khoảng 5cm, gọi là ngắt manh, nơi để manh pháo bung ra. Ngắt manh xong, người làm pháo chỉnh cho pháo cân đối lần cuối trước khi gieo.

Gieo pháo như thế nào?

Mỗi quả pháo thường có trọng lượng từ 60-80kg nên trước khi gieo phải cần vài người hỗ trợ nâng pháo lên cho pháo thủ. Khi chuẩn bị gieo, chân pháo thủ đứng vuông góc với hai vai, khuỷu tay tỳ vào bụng, hai bàn tay xòe ra đỡ lấy bụng pháo và giữ pháo cân bằng.

Lúc gieo, pháo thủ phải để hai chân mở bằng vai, dồn lực vào hai gối, hai nách khép, sau đó dùng lực của hai cánh tay để tán pháo, rồi mới gieo xuống. Để gieo pháo tốt, đòi hỏi mỗi pháo thủ phải rèn luyện cả về sức khỏe và kinh nghiệm.

Khi gieo pháo, mọi người sẽ đứng vòng quanh, tiếng trống thúc giục, tiếng hò reo của người xem rộn rã. Pháo tiếp đất sẽ tạo ra tiếng nổ cực lớn, nghe to như tiếng sấm, khán giả cổ vũ xung quanh phải đứng xa pháo thủ để tránh mảnh pháo văng vào người.

Ông Phạm Xuân Khi, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chơi pháo đất chia sẻ, trong cuộc thi pháo đất, trọng tài sẽ đo chiều dài của manh để xác định đội nào về nhất.

Do đó, lúc gieo pháo, người chơi cần gieo làm sao cho pháo cân, vuông thì manh pháo mới dài.

“Không thể xác định đội thắng bằng 1 quả pháo đất mà phải bằng nhiều quả. Thông thường 1 đội sẽ có khoảng 15 người chơi và phải làm 5 quả pháo. Như vậy, 3 người phụ trách làm 1 quả. Sau khi mỗi đội gieo 5 quả pháo, trọng tài sẽ xem manh pháo của đội nào dài hơn để xác định đội đó đứng nhất”, ông Khi cho biết.

Pháo nổ khắp làng

Đến năm 2023, pháo đất xã Nghĩa An được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là sản phẩm OCOP. Sau đó, xã đã thành lập đội pháo đất OCOP Nghĩa An với 35 thành viên, đều là người có kinh nghiệm và đạt nhiều kết quả cao trong các cuộc thi. Đội có quy chế hoạt động, xây dựng nguồn quỹ, may đồng phục cho các thành viên. Trước lúc thi đấu, đội đều dành thời gian tập luyện và phân công nhiệm vụ cho từng người.

Làng pháo đất xứ Đông thời 4.0- Ảnh 2.

Đội pháo đất OCOP xã Nghĩa An với 35 thành viên, đều là người có kinh nghiệm, thường xuyên đi thi đấu, biểu diễn khắp nơi.

Anh Phạm Quang Điệp, Đội trưởng Đội pháo đất Nghĩa An cho biết: “Người dân trên địa bàn xã đều biết và chơi pháo đất. Nhưng tại thôn Trịnh Xuyên có nhiều người đam mê pháo đất nhất. Từ người già đến thanh, thiếu niên đều rất hào hứng. Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm và thành thạo nhất đều thuộc thế hệ 7x và 8x”.

Anh Điệp kể, không ai biết pháo đất có từ bao giờ. Chỉ biết lúc bé đến khi lớn lên đã thấy người dân trong thôn, trong xã chơi. Trước đây, già trẻ, trai gái ai ai cũng biết chơi và đam mê, chơi cả ngày lẫn đêm. Tiếng pháo nổ vang khắp cả làng, vui như hội.

Phát huy giá trị văn hóa

Mỗi khi diễn ra hội thi, pháo đất luôn thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo du khách trong và ngoài nước, đó cũng là cách để Hải Dương bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian trong thời hiện đại.

Ông Trần Văn Hãn, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho rằng, ngoài rèn luyện sức khỏe, pháo đất còn là hoạt động nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân gian, gắn với bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế – xã hội; làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.

“Hằng năm, xã tổ chức nhiều cuộc thi trên địa bàn, thu hút đông đảo người dân. Ngoài ra, huyện Ninh Giang và tỉnh Hải Dương cũng đã tổ chức trò chơi dân gian này, trong đó không thể thiếu đội pháo đất Nghĩa An”, ông Hãn thông tin.

Cũng theo ông Hãn, trước đây, việc lấy đất làm pháo tự phát, người chơi có thể lấy ở bất kỳ đâu. Từ khi pháo đất được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là sản phẩm OCOP, xã Nghĩa An đã quy hoạch 350m2 ở khu vực Triều Sam thuộc thôn Trịnh Xuyên để chuyên lấy đất làm pháo.

Tương truyền pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng, quân và dân đã dùng tiếng nổ của pháo đất để nghi binh và áp đảo tinh thần của giặc. Lại có thuyết truyền rằng: “Voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương đi đánh trận bị sa lầy ở sông Hóa và nhân dân đã ném đất xuống bãi lầy tạo đường đi để cứu voi. Từ đó, mỗi khi rỗi việc đồng áng, nhân dân thường tập trung diễn lại cảnh tung đất cứu voi khi xưa và dần đã trở thành trò chơi pháo đất”.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/lang-phao-dat-xu-dong-thoi-40-192240809102433371.htm

Cùng chủ đề

Lúa, hoa màu, thủy sản thiệt hại nặng nề ở các tỉnh Đông Bắc

Bão số 3 là cơn bão đặc biệt, hình thành phía Đông của Philippines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; khi đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 16-17. Bão lớn, gió giật mạnh khiến...

Tiền tỷ ‘bay vèo’ trong đêm, nông dân chỉ biết bật khóc

Nước mắt lưng tròng Ngồi bệt xuống đất, nước mắt lưng tròng, chị Phạm Thị Cuối nhìn vô định vào hơn 4.000m2 nhà màng tan hoang sau bão số 3. Thôn Lúa quê chị có tiếng là đất trồng dưa lưới. Nhiều hộ dân đổi đời nhờ cây màu này. Như nhà chị, nếu mưa thuận gió hòa, mỗi năm ít nhất cũng lời được 400 triệu đồng từ dưa lưới sau khi trừ đi các chi phí vật tư,...

Cây xanh ngã đổ hàng loạt tại Hải Dương

Chiều ngày 7/9, bão số 3 đã làm nhiều cây to tại thành phố Hải Dương bị đổ. Nhiều cây chắn ngang đường gây cản trở giao thông. Mái tôn của nhiều nhà dân cũng như các công trình đều bị tốc lên. Lực lượng chức năng đã đến hiện trường để xử lý những cây đổ và khắc phục sự cố giao thông. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/cay-xanh-nga-do-hang-loat-tai-hai-duong-133877.htm

Hải Dương điều chỉnh 2 dự án xây dựng khu dân cư

UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận chủ trương điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khu dân cư mới tại hai xã Đồng Quang và Đức Xương, huyện Gia Lộc và dự án đầu tư xây dựng khu dân cư mới xã Quyết Thắng, TP. Hải Dương. Do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, kéo dài, UBND tỉnh Hải Dương chấp...

Ông Lê Ngọc Châu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Chiều 4/9, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) bầu chức danh Chủ tịch UBND tỉnh. Tại kỳ họp, 100% đại biểu tham dự đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiên cứu nâng nền đường cao tốc Pháp Vân

Chiều nay (10/9), Cục trưởng Cục Đường bộ VN Bùi Quang Thái và lãnh...

Khách vui mừng nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Ngày 10/9, khi đi xe buýt tuyến 101A (Bến xe Giáp Bát - Vân...

Đường sắt dừng chạy tàu, đề nghị Hà Nội hạn chế phương tiện qua cầu Đuống

Tổng công ty Đường sắt VN vừa có văn bản đề nghị UBND TP...

Còn 124 vị trí tắc đường, sạt lở do mưa lũ trên quốc lộ

Cục Đường bộ VN đang chỉ đạo các đơn vị tập trung khắc phục 124 điểm ùn tắc, sạt lở do mưa lũ bão số 3.   Trong báo cáo nhanh thiệt hại và công tác khắc phục do mưa bão số 3 gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN cho biết, đến 9 giờ sáng nay (10/9), giao thông trên các tuyến quốc lộ chính yếu cơ bản thông suốt, liên tục và an toàn. Trong ngày 9/9, tại Km180+650, quốc...

Toàn cảnh cầu Chương Dương, Long Biên ngày nước sông Hồng dâng cao

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, các biển phụ được bổ sung các hướng lên cầu Chương Dương ngay từ lúc 7h15 sáng nay. Theo thông báo của Sở GTVT Hà Nội với phương tiện đi hướng từ Hoàn Kiếm sang Long Biên: Cấm các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn; xe buýt được phép hoạt động. Hướng từ Long Biên...

Bài đọc nhiều

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

(Trực tiếp) Mưa lũ miền Bắc: Lào Cai nước rút dần, cả thành phố dọn bùn, rác

(Dân trí) - Khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ vẫn đang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nước sông Thao, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Thái Bình và sông Hồng đều đang dâng cao. 26 phút trước Thủ tướng hoãn họp Chính phủ, trực tiếp tới Bắc Giang chỉ đạo ứng phó, khắc phục lũ lụt Sáng 10/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định hoãn họp Thường trực Chính phủ...

Cảnh báo 10 quận nội thành Hà Nội có nguy cơ ngập, ùn tắc cục bộ

Dự báo Hà Nội tiếp tục có mưa dông nhiều nơi, người dân các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình đến Nam Từ Liêm cần lưu ý khi tham gia giao thông đặc biệt khi nhiều tuyến còn ngổn ngang cây đổ, cành gãy.     Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn rạng sáng phát sáng 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến nội thành có thể ngập từ 10-20cm. Trong đó, một số tuyến có thể ngập...

Nước sông Hồng dâng rất nhanh, người Hà Nội “chạy ngập” xuyên đêm

(Dân trí) - Trong đêm 9/9, nước sông Hồng dâng nhanh gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội đảo lộn. Người dân hối hả "chạy ngập" xuyên đêm, sơ tán tài sản đến nơi an toàn. Nước sông Hồng dâng rất cao, người dân Hà Nội hối hả "chạy ngập" trong đêm (Video: Mạnh Quân) Tối 9/9, mực nước tại sông Hồng liên tục tăng nhanh khiến nhiều khu vực gần...

Nước sông Hồng mênh mông, người dân quận trung tâm Hà Nội trắng đêm chạy lũ

Nước sông Hồng lên nhanh vào khuya 9-9, rạng sáng 10-9 khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm bị ngập. Nhiều người hối hả di dời đồ đạc, chạy lũ xuyên đêm. Nước sông Hồng dâng nhanh trong đêm khiến nhiều người Hà Nội không kịp trở tay - Ảnh: HỒNG QUANG Khuya 9-9, những bước chân vội vã, tiếng người gọi nhau vang các xóm dân cư ven sông Hồng đoạn qua quận Hoàn Kiếm, Ba...

Cùng chuyên mục

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Ngày 10/9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã tiếp đoàn đại biểu Phòng Xã hội Liên bang Nga do ông Alexander Shkolnik, Phó Chủ tịch Phòng Xã hội Liên bang Nga, làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tham dự có ông Bezdetko Gennady Stepanovich, Đại sứ...

Cuộc gặp xúc động tại nhà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 10-9

Gặp lại phu nhân Ngô Thị Mận, phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã đeo một sợi chỉ vào tay 'chị Mận', xúc động khi thăm hỏi phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.   Bà Naly Sisoulith, phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, buộc chỉ cổ tay chúc may mắn, bình an tới bà Ngô Thị Mận, phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: TTXVN Sáng 10-9,...

Tỷ lệ sinh của Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm

Theo dữ liệu do cơ quan thống kê Rosstat công bố, 599.600 trẻ em được sinh ra ở Nga trong nửa đầu năm 2024, ít hơn 16.000 trẻ so với cùng kỳ năm 2023 và là mức thấp nhất kể từ năm 1999. ...

Thủ tướng Chính phủ biểu dương tinh thần chia sẻ của Hải Phòng và Quảng Ninh

Ngày 10-9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký công văn của Thủ tướng Chính phủ gửi Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh. Công văn nêu, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là 2 địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3. Tại các cuộc họp, làm việc với 2 địa phương, Thủ tướng Chính phủ...

Phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trực tiếp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Ảnh: TTXVN Chiều 10.9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.Tại đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà...

Mới nhất

Tỷ lệ sinh của Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm

Theo dữ liệu do cơ quan thống kê Rosstat công bố, 599.600 trẻ em được sinh ra ở Nga trong nửa đầu năm 2024, ít hơn 16.000 trẻ so với...

Thủ tướng Chính phủ biểu dương tinh thần chia sẻ của Hải Phòng và Quảng Ninh

Ngày 10-9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký công văn của Thủ tướng Chính phủ gửi Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh. Công văn nêu, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là 2 địa phương chịu ảnh hưởng nặng...

Nước rút đến đâu, người dân thành phố Lào Cai dọn dẹp đến đó

VOV.VN - Sau khi mực nước trên sông Hồng đoạn qua tỉnh Lào Cai rút dần, tại các khu dân cư gần sông, nước rút đến đâu, các lực lượng chức năng lại khẩn trương cùng với nhân dân dọn dẹp nhà cửa, khắc phục hậu quả, nhanh chóng cấp lại điện, nước, giúp người dân sớm ổn định...

Tập trung chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước

Tiếp nối thành công đó, tại hội nghị lần này, Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã phối hợp với Kiểm toán nhà nước Trung Quốc, lựa chọn chủ đề “Quản trị dữ liệu - công cụ hiệu quả mới trong kiểm toán - từ góc độ chất lượng dữ liệu” để các SAI chia sẻ kiến thức,...

Mới nhất