Thôn Láng Ngựa là khu dân cư thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Từ các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho đồng bào Raglay. Nguồn vốn của các chương trình MTQG phát huy hiệu quả đầu tư, tạo tâm lý phấn khởi cho cán bộ, Nhân dân địa phương, tích cực góp phần xây dựng diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc.Thanh Hóa hiện có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống tại các huyện miền núi. Những năm qua, Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, trách nhiêm đối với cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm an ninh trật tự tại các khu dân cư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội vùng DTTS.Sáng nay (6/12), tại Hội trường UBND Thành phố, Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh thành lập 269 đoàn kiểm tra liên ngành (tuyến tỉnh 6 đoàn, tuyến huyện, thành phố 20 đoàn, tuyến xã 243 đoàn) tiến hành kiểm tra, hậu kiểm tại 3.181 cơ sở sản xuất, bếp ăn trường học, nhà hàng.Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII; báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.Theo GS, TS. Phùng Hữu Phú, đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao”.Thanh Hóa hiện có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống tại các huyện miền núi. Những năm qua, Người có uy tín khẳng định vai trò kết nối tình đoàn kết, trách nhiêm đối với cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị, đi đầu trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm an ninh trật tự tại các khu dân cư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội vùng DTTS.Thực hiện Thoả thuận hợp tác về công tác dân tộc giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc. Từ ngày 03/12 – 07/12/2024, Đoàn đại biểu cấp cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Trung Quốc. Tham gia Đoàn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành Lễ hội quốc gia. Người Cơ Tu vui hội nhập làng. Người Mông Nghệ An “thay áo mới” cho ruộng bậc thang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 6/12, tại Hà Nội, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kê khai tài sản thu nhập cho Đảng viên dự kiến nhân sự cấp ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2027.Ngày 6/12, tại thành phố Lào Cai, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG) đã tổ chức kỷ niệm 20 năm hợp tác mua bán điện qua biên giới.Sinh hoạt giao lưu giới thiệu phát triển văn hóa hiện nay là một nhu cầu hết sức cần thiết với những học sinh DTTS ở các trường dân tộc nội trú. Vừa qua, trong đợt học ngoại khóa, Trường Vinschool Times Hà Nội (Vinschool) đã có buổi giao lưu văn hóa-văn nghệ bằng hình thức trực tuyến với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận (PTDTNT) với chủ đề “Lễ hội văn hóa Chăm”.UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vừa có báo cáo khẩn cấp tình hình sạt lở đất, đá tại một số điểm dân cư trên địa bàn xã Trà Don. Huyện kiến nghị UBND tỉnh ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về nguy cơ sạt lở đất đá điểm dân cư làng Tu Hon, để có cơ sở xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho Người có uy tín trên địa bàn huyện trong công tác an ninh mạng và phòng chống tội phạm an ninh mạng.
Trở lại thôn Láng Ngựa vào cuối tháng 11/2024, chúng tôi được Trưởng thôn Lê Văn Nhiều chia sẻ thông tin về thực trạng đời sống của người dân và hiệu quả của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719, tạo sinh kế cho người dân nỗ lực làm ăn, vươn lên thoát nghèo. Đưa chúng tôi đi thăm khu dân cư, bà con sinh sống trong những ngôi nhà “3 cứng” nhà tiếp nhà san sát bên nhau. Ông Nhiều cho biết, từ các chương trình hỗ trợ của Chính phủ giúp cho 100% số hộ ở trong những căn nhà mái tôn, tường gạch, nền lát gạch hoa hoặc tráng xi măng. Tuy chưa phải cao sang nhưng bảo đảm nơi ăn chỗ ở ổn định, giúp bà con an cư lạc nghiệp.
Thôn Láng Ngựa hiện có 147 hộ với 539 khẩu, trong đó có 103 hộ với 412 khẩu đồng bào Raglay. Đời sống người dân dựa vào nguồn thu nhập 75 ha đất canh tác lúa, hoa màu chủ động bơm tưới từ kênh Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh. Trong 3 năm (từ 2022 – 2024), khu dân cư Láng Ngựa được Dự án 4, Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ 474 triệu đồng sửa chữa, nâng cấp Nhà Văn hóa Thể thao thôn khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu hội họp, sinh hoạt của người dân. Giữa năm 2023, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Láng Ngựa thành lập nhóm cộng đồng gồm 16 hộ đồng bào Raglay, được hỗ trợ 452,9 triệu đồng mua giống dê nuôi sinh sản. Mỗi hộ được hỗ trợ 10 con dê cái và 1 con dê đực giống với tổng khối lượng 223kg, trị giá 28,3 triệu đồng. Người dân đối ứng 105 triệu đồng làm chuồng trại và trồng cỏ, cung cấp thức ăn xanh cho đàn dê.
Ngày 1/10/2024, đồng bào Raglay thôn Láng Ngựa được Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ 13 hộ với kinh phí 423,7 triệu đồng mua 130 con dê cái và 13 con dê đực giống. Mỗi hộ được hỗ trợ 10 con dê cái và 1 dê đực giống với khối lượng bình quân 238 kg/hộ, trị giá 32,5 triệu đồng. Đơn vị cung ứng con giống bảo đảm chăm sóc thú y và sinh sản trong thời gian 6 tháng, nếu con giống không mang thai sẽ đổi con giống khác.
Ông Lê Văn Nhiều đưa chúng tôi đến thăm gia đình chị Mang Thị Hồng là một trong những hộ nghèo vừa được Dự án 3 hỗ trợ con giống dê nuôi sinh sản. Tự tay chị Hồng đi mua gỗ và tôn cũ về đóng chuồng cao ráo, bảo đảm điều kiện chuồng trại thoáng mát, hợp vệ sinh. Bỏ thêm cỏ xanh bổ sung thức ăn cho đàn dê, chị Mang Thị Hồng vui mừng chia sẻ: “Từ gia đình nghèo, nay được Chương trình MTQG 1719 của Chính phủ hỗ trợ kinh phí mua 10 dê giống về nuôi sinh sản. Bản thân em cố gắng chăm sóc tốt để con dê mẹ sinh ra dê con, đem lại thu nhập cho gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Các chương trình MTQG tạo sinh kế cho người nghèo thôn Láng Ngựa nỗ lực làm ăn, vươn lên thoát nghèo. Tính đến cuối năm 2024, khu dân cư còn 7 hộ nghèo, giảm 17 hộ so với năm 2023. Các nông hộ Mang Thị Thuộc, Mang Thị Phận, Mang Thị Thìn thoát nghèo bền vững nhờ thực hiện hiệu quả mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi gia súc có sừng. Cuối năm 2022, thôn Láng Ngựa có 7 hộ được Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ xây dựng nhà ở. Các nông hộ vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Ninh Sơn 60 triệu đồng, xây dựng nhà “3 cứng” có diện tích sử dụng trên 40 m2. Đứng trước ngôi nhà “3 cứng” còn tươi nguyên màu sơn, chị Mang Thị Qúy phấn khởi cho biết: “Bản thân em thuộc diện hộ nghèo, được Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ 40 triệu đồng kết hợp vay 60 triệu đồng xây dựng nhà ở bảo đảm cuộc sống gia đình ổn định”.
Bà Trương Thị Bích Thuận, Bí thư Đảng ủy-Chủ tịch UBND xã Nhơn Sơn cho biết, nguồn vốn các Chương trình MTQG phát huy hiệu quả đầu tư, giúp địa phương đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó có nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 tạo sinh kế cho đồng bào Raglay thôn Láng Ngựa, giúp bà con nỗ lực làm ăn, vươn lên thoát nghèo, góp phần đưa hộ nghèo trên địa bàn xã từ 2,62% của năm 2023 giảm xuống còn 1,14% với 48 hộ/212 khẩu, giảm 1,48%. Trong thời gian tới, cấp ủy và chính quyền địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ đồng bào Raglay phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn: https://baodantoc.vn/lang-ngua-giam-ngheo-tu-cac-chuong-trinh-mtqg-1733383750331.htm