Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiLàng nghề rèn thời công nghệ

Làng nghề rèn thời công nghệ

(LĐXH) – Nghề rèn truyền thống ở xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đang khẳng định được vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương…

… với việc đưa máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm tăng sản lượng sản phẩm, giảm sức lao động cũng như mở rộng thị trường thông qua các ứng dụng thương mại điện tử.

Đổi thay làng nghề truyền thống

Làng nghề rèn thời công nghệ - 1
Anh Phạm Văn Tiến (giữa) giới thiệu sản phẩm của xưởng rèn.

Nghề rèn truyền thống của xã Tiến Lộc có từ lâu đời, là một trong những làng nghề nổi tiếng ở xứ Thanh. Trước đây, nghề rèn ở Tiến Lộc được coi là nghề phụ, người dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, rèn các loại công cụ như dao, cuốc, liềm… để đổi lấy lương thực, thực phẩm và các vật dụng khác.

Đến nay, nghề rèn ở Tiến Lộc đã có sự năng động hơn khi được đầu tư các loại máy móc, công nghệ mới, không ngừng sáng tạo, mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, do vậy đã có sự phát triển mạnh mẽ. 

Ông Trịnh Văn Hạnh, thôn Sơn, xã Tiến Lộc cho biết, tuổi thơ của ông gắn liền với làng rèn, lớn lên ông nối nghiệp cha. “Nghề rèn này nó khác với những nghề khác. Trước đây, cứ ráo mồ hôi là mất thu nhập.

Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật mà nhiều công đoạn nặng nhọc đã được máy móc hỗ trợ rất nhiều, sản phẩm của làng nghề làm ra đa dạng, mẫu mã đẹp hơn… được thị trường khắp nơi đón nhận”, ông Hạnh chia sẻ.

Cũng gắn bó với nghề rèn từ lúc còn nhỏ, anh Kiều Văn Lực, thôn Ngọ, xã Tiến Lộc cho biết, nghề rèn trước đây nhộn nhịp chỉ vào ngày mùa, người dân cần nhiều nông cụ phục vụ sản xuất.

“Hiện sản phẩm làng rèn Tiến Lộc đa dạng hơn, bà con có thể làm việc quanh năm, đặc biệt là những ngày cận tết, nhu cầu của người dân tăng cao đã giúp các cơ sở đẩy mạnh sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân…”, anh Lực chia sẻ.

Làng nghề rèn thời công nghệ - 2

Ông Trịnh Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc cho biết, mỗi năm ngành tiểu thủ công nghiệp của xã có doanh thu khoảng 470 – 500 tỷ đồng. Trong đó, nghề rèn ở 3 thôn Ngọ, Bùi, Sơn chiếm đến 90% tổng doanh thu. 

“Nghề rèn hiện là nghề chủ lực của địa phương với hơn 1.500 hộ dân, trên 3.000 lao động theo nghề. Công việc nghề rèn diễn ra quanh năm, tuy nhiên bận rộn nhất là dịp trước Tết Nguyên đán.

Mỗi ngày, làng nghề sản xuất khoảng 200.000 sản phẩm các loại để cung ứng ra thị trường. Dù nghề rèn vất vả nhưng có thị trường, tạo nguồn thu ổn định, từ đó giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu..”, ông Hùng thông tin.

Nâng tầm giá trị sản phẩm qua ứng dụng thương mại điện tử

Cũng chọn nghề rèn truyền thống của quê hương để khởi nghiệp, đến nay anh Phạm Văn Tiến, xã Tiến Lộc, Giám đốc Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài đã có 3 cơ sở sản xuất được áp dụng máy móc, thiết bị hiện đại, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 80 lao động với thu nhập bình quân từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, nhiều công nhân, thợ lành nghề có mức lương rất cao.

Làng nghề rèn thời công nghệ - 3
Công nhân tại xưởng rèn Tấn Lộc Tài.

Anh Tiến cho biết, anh là đời thứ 5 theo nghề “cha truyền con nối”. Những năm đầu lập nghiệp, anh dành thời gian đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước nắm bắt nhu cầu thị trường, đến các làng rèn lớn tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm. Cùng với đó, anh không ngừng tìm kiếm thông tin về việc chế tác dao ở một số nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản thông qua mạng internet.

Năm 2022, anh Tiến thành lập công ty, áp dụng công nghệ mới sản xuất dao thép trắng không gỉ, đồng thời đầu tư máy plasma, máy đột dập, lò tôi cao tần, máy cắt tôn trị giá trên 1 tỷ đồng. Chỉ sau một thời gian ngắn xuất bán ra thị trường, sản phẩm của công ty đã thu hút người tiêu dùng bởi dao vẫn giữ những nét truyền thống của làng rèn Tiến Lộc, song độ chống gỉ đạt tới 96%.

“Nhược điểm của sản phẩm làng rèn sau một thời gian sử dụng thường bị oxy hóa, gỉ sét, khiến sản phẩm mất thẩm mỹ, giá trị. Từ đó, tôi đã tìm tòi, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tạo ra sản phẩm đẹp mắt, có độ chống gỉ đạt tới 96%, được người tiêu dùng đón nhận…”, anh Tiến kể.

Có sản phẩm chất lượng, để mở rộng thị trường, anh Tiến đã tìm kiếm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh bán hàng online như: Shopee, Lazada, Facebook, TikTok, Zalo… Các sản phẩm nghề rèn giới thiệu trên các trang mạng được thiết kế đẹp, đầy đủ thông tin, mẫu mã bắt mắt, thuận tiện cho người mua. 

“Sau 2 năm triển khai bán hàng thông qua ứng dụng thương mại điện tử, công ty đã bán và phân phối cho đại lý các tỉnh được gần 1 triệu sản phẩm các loại. So với bán hàng trực tiếp, hình thức bán hàng trực tuyến giúp công ty bán được sản phẩm gấp hàng chục lần, theo đó doanh thu bán hàng tăng đáng kể…”, anh Tiến chia sẻ.

Với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năm 2023, sản phẩm dao thép không gỉ của Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh; được chứng nhận top 10 “The best of Vietnam 2023”…

Anh Phạm Văn Tiến cũng là 1 trong 20 doanh nghiệp tiêu biểu của Tổng hội NN&PTNT Việt Nam vinh dự tiếp kiến Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch vào tháng 10/2023.

Không chỉ anh Tiến, hiện nhiều cơ sở tại làng nghề rèn Tiến Lộc cũng thay đổi phương thức sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh bán hàng trên mạng xã hội, từ đó rút ngắn được nhiều công đoạn, đỡ tốn kém, hiệu quả kinh tế cao…

Quách Tuấn

Báo Lao động và Xã hội số 6



Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/nhan-luc/lang-nghe-ren-thoi-cong-nghe-20250114103446729.htm

Cùng chủ đề

7 sự thật thú vị về thánh địa Mỹ Sơn không phải ai cũng biết

Tồn tại hơn 1.000 năm với sự tàn phá của chiến tranh và sự bào mòn của thời gian, thế nhưng, các ngôi đền vẫn còn tồn tại sự độc đáo của riêng mình, khiến khu di tích trở nên huyền bí và thiêng liêng với những điều thú vị không phải ai cũng biết. Người phát hiện ra Thánh địa Mỹ Sơn Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898 - 1899, hai...

Hà Nội: Khuyến khích chuyển đổi số trong kinh doanh sản phẩm OCOP

Ngày 28/3, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Hoài Đức, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024”, thu hút khoảng 1.000 thanh niên, gia đình chính sách và người dân tham gia. Chương trình được tổ chức nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với đối tượng chủ yếu hướng tới là đoàn viên thanh niên và nhân dân...

Thấy Champa, Đại Việt, Ấn Độ, Khmer trong lòng một phế tích

Hai đợt khai quật phế tích tháp Đại Hữu (thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) cho thấy, kiến trúc Champa giữa thế kỷ XIII này là sản phẩm kết tinh nhiều nền văn hóa. Kích thước hoành tráng, hiện vật đa dạng Đại Hữu được biết lần đầu qua công trình “Thống kê, khảo tả các di tích Chàm tại An Nam” của Henri Parmentier, xuất bản năm 1909. Mô tả từ nhà nghiên cứu Pháp...

Vùng đất này ở Quảng Nam có các tháp cổ Champa huyền bí, ẩn hiện trong lớp lớp tán rừng xanh

Đường về Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) một ngày đầu hạ đẹp như tranh vẽ. Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn được ví như "kho báu cổ hoành tráng" vô cùng hiếm của người Champa còn sót lại trên đất nước ta.   Cung đường dốc ngoằn ngoằn ngoèo khúc khuỷu vươn mùa lúa rẫy chín vàng, xa xa đàn bò thong dong gặm cỏ, thi thoảng lại bắt gặp những nụ cười hiền lành,...

Sản phẩm OCOP khó tiếp cận hệ thống phân phối

Mặc dù đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) khẳng định chất lượng tại thị trường trong nước và quốc tế nhưng thực tế dòng sản phẩm này vẫn chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng. Vì vậy, sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là cơ sở quy mô nhỏ lẻ vẫn khó khăn trong việc tiếp cận kênh phân phối khiến sức cạnh tranh giảm sút. Đây là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các địa phương ở Nghệ An thành lập Ban chỉ đạo kết nối cung – cầu lao động

(LĐXH) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu đẩy mạnh truyền thông, vận động, xúc tiến thu hút lao động đang làm việc, học tập ở các tỉnh, thành phố trong cả nước về địa phương làm việc. Nghệ An hiện có 1,6 triệu lao động với khoảng 50.000 người gia nhập thị trường lao động mỗi năm.Tuy nhiên, phần lớn lao động của tỉnh đang làm việc ngoài địa phương, gây ra những thách thức lớn...

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng doanh nghiệp FDI

(LĐXH) - Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh tập trung phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo đạt chuẩn kỹ năng nghề, nhằm cung ứng cho thị trường lao động, nhất là các doanh nghiệp FDI. Ông Nguyễn Đức Long, Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Ninh cho biết, Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có 16 KCN, tới đây triển khai...

Hàn Quốc: Thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần

(LĐXH) - Giảm giờ làm nhưng tăng năng suất lao động là mấu chốt của cuộc thử nghiệm. Liệu động thái này có đánh dấu bước ngoặt trong văn hóa làm việc của Hàn Quốc? Hàn Quốc đã mất hàng thập niên để đạt thành công như hiện tại và đang phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp và thu nhập tăng. Tuy nhiên, việc trở thành cường quốc kinh tế cũng phải trả giá đắt.Năm...

Chuyện sử dụng cầu thủ nhập tịch ở đội tuyển Việt Nam

(LĐXH) - Chức vô địch AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) có dấu ấn rất lớn của tiền đạo Nguyễn Xuân Son. Sau giải đấu khu vực, vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên cầu thủ nhập tịch thế nào ở đội tuyển đang được dư luận quan tâm đặc biệt.Mở cửa với cầu thủ nhập tịch nhưng…Lãnh đạo VFF khẳng định, ĐTVN được tăng thêm nhiều sức mạnh khi có Xuân Son. Tuy nhiên, việc có...

Ký kết hợp tác về dịch chuyển lao động thời vụ đi làm việc tại Phần Lan

Hai Bộ trưởng đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) giữa Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan, thiết lập quan hệ đối tác về di cư lao động giữa hai bên. Sau hội đàm, hai Bộ trưởng ký Bản Ghi nhớ (MOU) giữa Bộ LĐ-TB&X Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan, qua đó thiết lập quan hệ đối tác về di cư lao động giữa hai bên tham gia...

Bài đọc nhiều

8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

Bên cạnh những danh thắng nổi tiếng, ẩm thực góp phần làm phong phú thêm hành trình khám phá và mở ra cánh cửa để du khách tìm hiểu về văn hóa, con người bản địa.

Du lịch Phú Yên kỳ vọng hút các nhà làm phim trong năm 2025

(CLO) Năm 2025 được kỳ vọng sẽ là năm chuyển mình quan trọng trong mối quan hệ giữa điện ảnh và du lịch tại Phú Yên khi những khung hình về thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa đặc sắc lan tỏa qua các tác phẩm điện ảnh. ...

Đà Nẵng, Hội An vào top 5 điểm đến lý tưởng cho dân du mục kỹ thuật số năm 2025

Travel Off Path đánh giá Đà Nẵng và Hội An đang trở thành điểm đến hấp dẫn với mức sống phải chăng, thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa phong phú.

Kiến trúc Hà Nội – Cuốn sách mang đến những tinh hoa ngàn năm của kiến trúc Thăng Long

Sáng 12/1, Tọa đàm "Kiến trúc Hà Nội - Dấu ấn di sản" qua thời gian và buổi giới thiệu sách Kiến trúc Hà Nội diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

FPT có dự án ‘khủng’ trị giá 225 triệu USD từ thị trường Mỹ

Nguồn tin từ FPT cho hay tập đoàn này đã có được hợp đồng 225 triệu USD từ thị trường Mỹ. Tuy nhiên, phía FPT không tiết lộ tên khách hàng vì lý do bảo mật thông tin. Nguồn tin từ FPT cho hay tập đoàn này vừa mới ký hợp đồng trị giá 225 triệu USD từ một khách hàng Mỹ. Dự án cũng đánh dấu bước chuyển đổi mô hình hợp tác với khách hàng, từ T&M (Time...

Cùng chuyên mục

Từ 21/1, những ai được miễn phí vé tàu metro TPHCM?

TPO - Sau 30 ngày miễn phí vé cho tất cả hành khách, từ ngày 21/1, TPHCM sẽ tiếp tục hỗ trợ miễn phí vé tuyến metro số 1 cho nhóm đối tượng ưu tiên gồm: người có công với cách mạng, người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi. TPO - Sau 30 ngày miễn phí vé cho tất cả hành khách, từ ngày 21/1, TPHCM sẽ tiếp tục hỗ trợ miễn...

Quán ăn mời khách chụp ảnh photobooth miễn phí

Chụp ảnh photobooth (buồng chụp ảnh) vẫn giữ nguyên sức hút với giới trẻ hiện nay, để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ cùng nhau. ...

Vợ nổi đóa khi bắt quả tang chồng sai AI kèm con học, còn mình chơi điện thoại

Người đàn ông Trung Quốc hốt hoảng khi bị vợ bắt quả tang nhờ AI dạy con làm bài tập để mình rảnh rang chơi điện thoại, trong khi cô đã giao việc này cho anh. ...

Lật tẩy những chiêu trò xuyên tạc, chống phá trên không gian mạng

Không gian mạng là môi trường đặc biệt mà con người có thể trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm… không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. ...

Mới nhất

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với...

Văn Chấn: 2 sản phẩm từ hạt macca được công nhận OCOP 3 sao

2 sản phẩm Hạt dinh dưỡng macca Hạnh Phúc và Nhân dinh dưỡng macca Hạnh Phúc của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tân Thịnh, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn vừa được UBND huyện công nhận và cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Các sản phẩm Hạt dinh dưỡng Macca Hạnh Phúc và Nhân dinh...

Kết quả khai quật hào thành phía Đông và Tây công trình kiến trúc bằng đá “độc nhất vô nhị”

Sáng ngày 9/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật hào thành phía Đông và Tây Thành nhà Hồ. Năm 2019 Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tiếp tục...

Diễn biến nóng liên quan dự án ngàn tỉ đầy “tai tiếng” ở Đắk Lắk

(NLĐO) – Dự án đường ngàn tỉ đầy "tai tiếng" ở Đắk Lắk tiếp tục được Bộ GTVT gia hạn lần 2 theo đề xuất của chủ...

Mới nhất