Trang chủKinh tếNông nghiệpLàng nghề làm trống trăm năm ở Hà Tĩnh tất bật phục...

Làng nghề làm trống trăm năm ở Hà Tĩnh tất bật phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Trong không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, làng nghề làm trống cổ truyền Bắc Thai, xã Thạch Hội (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) lại rộn vang tiếng búa, tiếng đục suốt ngày đêm để kịp cung ứng ra thị trường.

Làng trống Bắc Thai, xã Thạch Hội (TP Hà Tĩnh) có tuổi đời hơn 100 năm, là làng trống duy nhất tại tỉnh Hà Tĩnh. Sản phẩm trống được sản xuất nơi đây có chất lượng bền, đẹp cùng với tiếng kêu tròn vang đặc trưng nên được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Làng trống trăm năm ở Hà Tĩnh tất bật phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - Ảnh 1.

Làng nghề trống cổ truyền Bắc Thai, xã Thạch Hội (TP Hà Tĩnh) tất bật phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ảnh: PV

Theo các cụ cao niên trong làng, khoảng năm 1929, nghề làm trống làng Bắc Thai được ông Bùi Chỉ du nhập từ Thanh Hóa về. Đến nay, làng nghề vẫn tồn tại và phát triển, tạo nguồn thu nhập chính cho bà con địa phương. Hiện, làng Bắc Thai có khoảng 25 hộ gia đình với hàng chục nhân công tay nghề cao chuyên nghề làm trống và kinh tế đều khá giả.

Làng trống trăm năm ở Hà Tĩnh tất bật phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - Ảnh 2.

Một số công đoạn làm trống được máy móc hỗ trợ giúp giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả và chất lượng. Ảnh: PV

Dịp cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng trống lại rộn vang tiếng búa, tiếng đẽo để kịp cung ứng cho thị trường. Theo người dân, năm nay, lượng khách hàng tăng mạnh từ 20 – 30% tuỳ theo từng hộ.

Tỉ mẩn làm những chiếc trống để kịp giao cho khách hàng, ông Bùi Văn Tráng, ở làng Bắc Thai, cho biết: “Tính đến nay gia đình tôi đã có 6 đời làm trống, tôi được ông cha để lại kinh nghiệm và sẽ cố gắng phát huy truyền thống này của gia đình. Tháng cao điểm cuối năm, gia đình tôi có thể làm được khoảng 20 chiếc trống, giá giao động từ 2-40 triệu đồng (tùy kích cỡ).

Làng trống trăm năm ở Hà Tĩnh tất bật phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - Ảnh 3.

Gỗ mít mềm, không bị cong vênh, nứt vỡ khi thay đổi thời tiết nên được chọn làm thân trống. Ảnh: PV

Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gia đình tôi phải thuê thêm nhân công thời vụ với mức giá 500.000 đồng/ngày, làm việc xuyên ngày đêm mới kịp giao hàng giao cho khách. Lượng khách hàng đến từ các trường học, dòng họ, đoàn biểu diễn… Theo đà này, trung bình mỗi hộ có thể kiếm hàng chục triệu đồng trong tháng cận Tết”.

Làng trống trăm năm ở Hà Tĩnh tất bật phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - Ảnh 4.

Ông Bùi Văn Tráng, xã Thạch Hội (TP Hà Tĩnh) đang thực hiện công đoạn bưng trống, đây được xem là công đoạn khó nhất. Ảnh: PV

“Trống được cấu tạo bởi 3 bộ phận: thân trống làm bằng gỗ mít, mặt trống làm bằng da bò, cây song để cố định thân trống. Để có được một chiếc trống tốt, yêu cầu phải làm bằng gỗ mít có tuổi từ trên 50 năm, da trống được lấy từ bò mẹ đã đẻ nhiều lứa.

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 là mùa cao điểm của nghề làm trống. Bên cạnh mua sắm trống mới, nhu cầu chỉnh trang trống cũ như thay mặt trống, nịt trống, đánh sơn… khá cao. Tuỳ kích cỡ cùng hạng mục thay thế, giá tiền để “bảo dưỡng” một bộ trống từ vài trăm cho tới cả triệu đồng”, ông Bùi Văn Đỉnh, 72 tuổi, ở làng Bắc Thai bật mí.

Làng trống trăm năm ở Hà Tĩnh tất bật phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - Ảnh 5.

Ông Bùi Văn Đỉnh, xã Thạch Hội (TP Hà Tĩnh) quyết tâm xây dựng thương hiệu trống Bắc Thai mà ông cha đã tạo nên. Ảnh: PV

Theo ông Bùi Văn Đỉnh, một chiếc trống chất lượng phải trải qua 3 bước chính là làm da, chang và bưng trống. Da trống được làm từ da bò mẹ tươi, không ướp hóa chất mới tạo ra được tiếng trống tròn vang, mặt trống bền, đẹp. Gỗ mít mềm, không bị cong vênh, nứt vỡ khi thay đổi thời tiết nên được chọn làm thân trống.

Làng trống trăm năm ở Hà Tĩnh tất bật phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - Ảnh 6.

Bên cạnh mua sắm trống mới, nhu cầu chỉnh trang trống cũ như thay mặt trống, nịt trống, đánh sơn… khá cao. Ảnh: PV

Trong các công đoạn trên, bưng trống là công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của trống. Muốn trống có âm thanh tốt, trong quá trình bưng trống người thợ liên tục vừa căng da vừa đánh trống cho đến khi được âm thanh mong muốn. Để làm được như vậy, người làm trống phải có đôi tai nhạy cảm với tiếng trống và thâm niên lâu năm trong nghề mới làm được. Da bò được căng tròn hết cỡ trên mặt trống, sau đó đóng đinh chốt bằng tre già xung quanh thân trống.

Tuy đơn đặt hàng nhiều, thời gian gấp rút nhưng người tại đây sản xuất vẫn giữ nguyên đầy đủ quy trình (mất từ 7-10 ngày) để đảm bảo chất lượng từng loại trống.

Làng trống trăm năm ở Hà Tĩnh tất bật phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - Ảnh 7.

Người làm trống Bắc Thai phải làm việc hết công suất cả ngày lẫn đêm mới đủ kịp cung ứng nhu cầu của khách hàng. Ảnh: PV

Giá bán của trống Bắc Thai tùy vào kích cỡ, yêu cầu của khách. Hiện tại, trống con có giá hơn 500.000 đồng/cái, còn các loại trống lớn hơn dao động từ 3 -12 triệu đồng/cái. Nhiều loại trống đặt hàng theo các kích cỡ, hình thức đặc biệt có thể lên tới 40 triệu đồng.

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Phan Thị Hoài – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Hội, cho biết: “Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng khách đặt hàng tăng mạnh so với mọi năm từ 30 – 40%, các hộ sản xuất phấn khởi và hối hả trả đơn. Tuỳ theo nhu cầu mua trống của khách, các hộ dân sản xuất đa dạng chủng loại, giá tiền từ vài trăm tới hàng chục triệu đồng. Đặc biệt, có những hộ nhận làm theo đơn hàng một số loại trống giá thành từ 35 – 40 triệu/cái. Theo tình hình cung cầu năm nay, những hộ sản xuất trống sẽ có một cái Tết ấm no”.

Làng trống trăm năm ở Hà Tĩnh tất bật phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - Ảnh 8.

Bà Phan Thị Hoài – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Hội tới thăm các cơ sở làm trống trên địa bàn. Ảnh: PV

“Để gìn giữ làng nghề làm trống cổ truyền Bắc Thai, chúng tôi đã thành lập hợp tác xã làm trống, kết nối giúp người dân trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ. Tuy nhiên, lực lượng nhân công làm trống ngày càng già hoá, các thế hệ sau không mấy mặn mà, làng nghề có thể đứng trước nguy cơ thất truyền”, bà Phan Thị Hoài – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Hội, nói.





Nguồn: https://danviet.vn/lang-nghe-lam-trong-tram-nam-o-ha-tinh-tat-bat-phuc-vu-tet-nguyen-dan-at-ty-20250103233919028.htm

Cùng chủ đề

Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 1/1/2025

AIA Việt Nam cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị ngày 1/1/2025. Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 1/1/2025AIA Việt Nam cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị ngày 1/1/2025. Giá đơn vị quỹ và Quỹ liên kết đơn vị được áp dụng cho dòng sản phẩm Bảo hiểm liên kết đơn...

Bưởi cảnh hàng chục triệu đồng ‘đổ bộ’ đường phố Hà Nội đón Tết Ất Tỵ

Những chậu bưởi cảnh vàng rực có giá hàng chục triệu đồng bắt đầu được bày bán trên đường phố Hà Nội, phục vụ nhu cầu chơi Tết sớm của người dân. Thế Đoàn/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/buoi-canh-hang-chuc-trieu-dong-do-bo-duong-pho-ha-noi-don-tet-at-ty-20250102172606046.htm

Phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế: Sứ mệnh quốc gia của TP.HCM

TP.HCM đang đứng trước cơ hội lịch sử để trở thành trung tâm tài chính quốc tế - một giấc mơ được ấp ủ hơn 20 năm với sự ủng hộ từ Bộ Chính trị, mở ra triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế không chỉ của thành phố mà còn của cả Việt Nam. ...

TP Hồ Chí Minh: Nông dân trồng hoa mong ngóng mùa vụ Tết

Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng các nhà vườn trồng hoa Tết ở TP Hồ Chí Minh đang đối mặt với nhiều nỗi lo. Thời tiết mưa nắng thất thường khiến quá trình sinh trưởng của hoa bị ảnh hưởng, trong khi chi phí vật tư nông nghiệp và thuê nhân công không ngừng tăng cao, gây áp lực lớn lên việc tính toán giá bán để đảm bảo lợi...

Tết 2025, tín đồ đua nhau đi làm đẹp tóc bằng trí tuệ nhân tạo

Với những ứng dụng mới mẻ, các thiết bị làm đẹp tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tết ấm áp cho nông dân và học sinh Đắk Lắk

Sáng 3/1, tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk đã diễn ra Lễ khánh thành phân hiệu 3, Trường Tiểu học Hoàng Diệu, mang lại niềm vui lớn cho thầy cô, học sinh và người dân địa phương. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa thuộc chương...

Ở Hòa Bình có phiên bản “Vịnh Hạ Long”, còn có một “dòng sông Nho Quế”, thực ra đó là con sông nào?

Sau hàng chục năm "ẩn mình” giữa mênh mang của núi rừng, nay dòng "Nho Quế” của vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã lộ diện với vẻ đẹp mềm mại, kỳ vỹ khi một con đường mới mang ý nghĩa lịch sử được mở… ...

Dân vùng Đồng Tháp Mười ở Tiền Giang chuyển 4.000ha sang trồng rau màu, hóa ra lại trúng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng đất đai, lao động theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu và “chung sống với lũ”, các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như: Cai Lậy, Cái...

“Cò” tín chỉ carbon đã tìm đến vựa lúa miền Tây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT khuyến cáo gì?

Trước hiện tượng "cò" tín chỉ carbon đã tìm đến vựa lúa miền Tây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đề nghị, các địa phương hết sức bình tĩnh, giữ quan điểm, không làm sai lệch mục tiêu của đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải...

Cá lòng tong, cá đồng xưa bơi dày đặc kênh rạch miền Tây, ai cũng ngó lơ, nay là cá đặc sản nhà giàu

Khi những cơn mưa dầm đến, ở miền Tây cũng là lúc vào mùa cá lòng tong sinh sôi, kéo thành bầy. Những kênh rạch, những cái ao quanh nhà trở thành nơi sinh sống của nhiều bầy cá lòng tong. ...

Bài đọc nhiều

NHCSXH huyện Chương Mỹ: Chuyển mình nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 (Bài 3)

Trên khắp nẻo đường của huyện Chương Mỹ, diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đến nay huyện nhà đã hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới trong đó có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đóng...

Nuôi cá lóc thịt đậm protein ở vùng Đồng Tháp Mười của Long An, nhà nào nuôi là khá giả lên

Những năm qua, mô hình nuôi cá lóc mùa lũ được người dân xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An áp dụng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, không cần nhiều chi phí đầu tư, góp...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT gợi ý có thể làm viên nén từ rơm rạ, nâng giá trị chuỗi lúa gạo

Vượt qua những con số ấn tượng năm 2023, xuất khẩu gạo năm 2024 lần đầu đạt 9 triệu tấn, thu về 5,8 tỷ USD, tăng 10,6% về lượng nhưng tăng tới 23% về giá trị. Đáng chú ý, ngành lúa gạo Việt Nam còn hướng đến mục tiêu phát thải...

Một ông nông Bình Định 70 tuổi vẫn làm giàu với mô hình nuôi gà siêu đẻ, trồng mai vàng đang hot

Ở độ tuổi 70, ông Lê Văn Luận (ở xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định) vẫn hăng say với công việc của một nhà nông thực thụ, nuôi gà siêu trứng, trồng cây ăn quả và cây mai cảnh mini, trên diện tích 4.600m2. ...

Trồng dưa lạ tên Pepino ở Sơn La, quả như trái cà tím, bổ ra mùi thơm thơm, cắn một miếng ngọt nhẹ

Clip: Dưa Pepino, trái cây lạ mắt trên cao nguyên Sơn LaDưa Pepino trên đất Sơn LaVườn dưa Pepino của chị Hà nằm cách Quốc lộ 6 chỉ một tầm tiếng gọi. Trên diện tích gần 1ha, từng...

Cùng chuyên mục

Tết ấm áp cho nông dân và học sinh Đắk Lắk

Sáng 3/1, tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk đã diễn ra Lễ khánh thành phân hiệu 3, Trường Tiểu học Hoàng Diệu, mang lại niềm vui lớn cho thầy cô, học sinh và người dân địa phương. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa thuộc chương...

Ở Hòa Bình có phiên bản “Vịnh Hạ Long”, còn có một “dòng sông Nho Quế”, thực ra đó là con sông nào?

Sau hàng chục năm "ẩn mình” giữa mênh mang của núi rừng, nay dòng "Nho Quế” của vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã lộ diện với vẻ đẹp mềm mại, kỳ vỹ khi một con đường mới mang ý nghĩa lịch sử được mở… ...

Dân vùng Đồng Tháp Mười ở Tiền Giang chuyển 4.000ha sang trồng rau màu, hóa ra lại trúng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng đất đai, lao động theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu và “chung sống với lũ”, các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như: Cai Lậy, Cái...

“Cò” tín chỉ carbon đã tìm đến vựa lúa miền Tây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT khuyến cáo gì?

Trước hiện tượng "cò" tín chỉ carbon đã tìm đến vựa lúa miền Tây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đề nghị, các địa phương hết sức bình tĩnh, giữ quan điểm, không làm sai lệch mục tiêu của đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải...

Cá lòng tong, cá đồng xưa bơi dày đặc kênh rạch miền Tây, ai cũng ngó lơ, nay là cá đặc sản nhà giàu

Khi những cơn mưa dầm đến, ở miền Tây cũng là lúc vào mùa cá lòng tong sinh sôi, kéo thành bầy. Những kênh rạch, những cái ao quanh nhà trở thành nơi sinh sống của nhiều bầy cá lòng tong. ...

Mới nhất

Hải đăng Đại Lãnh nhìn từ trên cao

Hải đăng Đại Lãnh nằm trên Mũi Điện, thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, nơi trước đây được xem là cực Đông của Tổ quốc.  Đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Phú Yên.  Hải đăng Đại Lãnh được người Pháp xây dựng từ năm 1890, có diện tích hơn 300m2,...

Ông Trump bất bình vì nước Mỹ treo cờ rủ ngay lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phàn nàn về việc nước này sẽ treo rủ để tưởng nhớ cố Tổng...

Sở TN&MT tỉnh Điện Biên triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025

Chiều ngày 03/01/2025 Sở TN&MT tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Trong năm 2024,...

Bức tranh sáng của giao thông liên vùng (*): Những dấu ấn lớn

Bên cạnh khai thác những công trình giải tỏa áp lực giao thông nhiều cửa ngõ, TP HCM chú trọng các dự án trọng điểm kết nối...

Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD. Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1 tỷ USD thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Nhiều chỉ tiêu về đích trước ‘hẹn’ Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và...

Mới nhất

Tây Nguyên huyền bí