Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPLàng nghề bánh đa Vĩnh Đức chắp cánh từ OCOP

Làng nghề bánh đa Vĩnh Đức chắp cánh từ OCOP

Nhờ đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm của làng nghề bánh đa Vĩnh Đức (Đô Lương) đến được với nhiều nước và đi vào các kênh phân phối lớn.

Làng nghề vào vụ

Cuối năm về với làng nghề bánh đa Vĩnh Đức – Đô Lương, không khí khẩn trương, chộn rộn và phấn khởi hiện rõ ở làng khi nhà nhà, người người đều khẩn trương xay, tráng bánh, phơi phong và nấu kẹo. Hương của mật mía nấu cùng gừng và lạc rang trong những chảo to quyện lên thơm lừng báo hiệu cái tết đang cận kề.

bna_11.jpeg
Làng nghề bánh đa Vĩnh Đức (Đô Lương) có tuổi đời gần 300 năm. Ảnh: Lê Ngọc Phương

Thức dậy từ lúc 4 h sáng, chị Thảo Công – một hộ làm nghề có thâm niên lâu năm cho biết, sáng nào chị và 10 lao động cũng dậy từ 4h sáng để đảo bột và tráng bánh, kịp đón nắng ngày mới.

Trong những gian bếp, củi than hừng hực, người nấu kẹo lạc, kẹo nha, người tráng bánh, trải bánh, đưa bánh ra phơi, ngoài sân các tay thợ khoẻ tranh thủ bửa củi, chẻ củi, chị em tấp nập trở bánh…. Công việc tất bật suốt ngày đêm. Hàng chục hộ làm nghề quây quần trong một không gian cùng trò chuyện trao đổi công việc, cùng hỗ trợ nhau các công đoạn. Ngoài đường xe cộ vào ra lấy bánh… Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, trù phú của một làng quê.

bna_2.jpeg

 
Khâu ngâm ủ bột và tráng bánh cũng rất quan trọng để bánh dẻo, ngon. Ảnh: Lê Ngọc Phương

Làng nghề Vĩnh Đức đã có khoảng 300 năm nay, bánh đa Đô Lương với vị dày, giòn tan, vừng đen, ăn vào cảm nhận vị thơm bùi, béo, được quạt tay thủ công đã chiếm được tình cảm và niềm tin của người tiêu dùng nhiều năm qua. Bánh được bán không chỉ Nghệ An, Hà Tĩnh mà còn đến nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung, đưa sang Nhật, Úc… theo người lao động Nghệ An xa quê.

 3
Chuẩn bị đưa bánh ra phơi. Ảnh: Trân Châu
 Vĩnh Đức
Những kiểu bánh đa mới lạ được sản xuất ở Làng nghề Vĩnh Đức. Ảnh: Trân Châu

Mỗi ngày làng nghề tiêu thụ hàng tấn gạo, vừng, lạc. Bí quyết để bánh đa, kẹo lạc nơi đây ngon nổi tiếng đó là gạo mới Khang dân, mật mía từ các làng nghề mật của Nghệ An, vừng lạc Nghệ An sản xuất được tuyển chọn kỹ, gừng gié lấy từ huyện Kỳ Sơn củ nhỏ và cay nồng…

 p
Bánh đa tráng xong đưa ra phơi một nắng là tốt nhất. Ảnh: Lê Ngọc Phương

Anh Nguyễn Văn Công, người hiểu rõ nhất về làng nghề và cũng là hộ bán hàng chạy nhất ở đây cho biết: Các nguyên liệu được chọn tuyển kỹ. Lạc nhân khi nhập đến vỏ lụa phải bóc được luôn mới chứng tỏ lạc khô khén và không qua ngâm nước, vừng đen là vừng địa phương, mật mía Nghĩa Đàn, Tân Kỳ yêu cầu lấy phần giữa chum, bỏ hết lớp trên và lớp giữa để đảm bảo nguyên chất.

Để bánh ngon, khâu ngâm ủ gạo và tráng bánh, trở bánh, nướng bánh rất quan trọng, qua nhiều năm, người thợ dày kinh nghiệm nắm bắt các bí quyết để tinh bột khi ngâm nước đủ giờ sẽ nở đều, bánh dẻo khi nướng lên ăn thơm, không chai, bánh quạt than phải quạt thường xuyên để bánh chín kỹ và không cháy.

Khâu nấu kẹo lạc cũng rất kỳ công, người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn mật sôi thế nào, tăm sủi to hay nhỏ là biết mật đã cô. Khi mật nấu chuyển sang màu hơi vàng, người nấu kẹo dùng cây đũa chấm mật sau đó thả đũa vào cốc nước nguội. Rồi đưa đầu đũa dính mật lên miệng thử, nếu cảm thấy giọt mật giòn tan trong miệng là được. Nhìn chảo mật đang sôi với tăm sủi li ti, anh Công cho biết mật đã cô và lạc đã chín, chuẩn bị tắt bếp.

bna_6.jpeg
Bánh đa nướng bằng than hoa. Ảnh: Lê Ngọc Phương

Từ xa xưa khi cái bánh, cái kẹo còn là thức quà xa xỉ, người làng nghề bánh đa Vĩnh Đức đã biết chế biến các nguyên liệu từ nông sản quê nhà như gạo, lạc, vừng… để làm nên những bánh đa, kẹo lạc, kẹo dồi thơm ngon nức tiếng.

Trải qua bao thăng trầm cùng với sự cạnh tranh của nhiều thức quà, bánh kẹo khác, người làm nghề ở làng nghề Vĩnh Đức vẫn luôn trăn trở đổi mới tư duy, cách làm, các tiếp thị để sản phẩm bay xa, bay cao hơn. Nâng trên tay gói bánh đa nóng thơm mới làm xong, chị Thảo cho hay, thật vui khi ba năm nay nhờ sản phẩm được chứng nhận OCOP, hàng hoá xuất bán đi các địa phương khác tự tin hơn, sản lượng đặt nhiều hơn.

 keọ lac
Các sản phẩm bánh kẹo ngày một đa dạng. Ảnh: Trân Châu

Chị Thảo cho biết: Sau khi được huyện, xã, các ban, ngành cấp tỉnh hướng dẫn, làm hồ sơ, kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, các hộ làm nghề cũng đầu tư bao gói, ghi thông tin, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng hơn. Sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị ở nhiều tỉnh, mỗi tháng tiêu thụ được hơn 1 tỷ đồng, đây là con số mơ ước nhiều năm qua. Hiện sản phẩm bán chạy nhiều ở Hà Nội, TP Vinh, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được nhiều cơ quan, đơn vị và du khách gần xa chọn làm quà biếu như một thức quà quê truyền thống với phong phú các kích cỡ, chủng loại.

Bánh đa đi vào siêu thị, ra thủ đô

Nói về tầm quan trọng của chứng nhận OCOP, chị Thảo – anh Công cho biết: Để đạt được sản phẩm OCOP, ngoài chất lượng phải chú trọng mẫu mã, hình thức, đặc biệt là an toàn thực phẩm, hạn sử dụng. Khi đạt được OCOP 3 sao rồi, sản phẩm được tin tưởng đưa đi giới thiệu tại các hội chợ, các triển lãm, siêu thị… sản phẩm bán được nhiều hơn và cũng quảng bá hình ảnh của làng nghề, quảng bá hình ảnh quê hương. Những người dân làng nghề Vĩnh Đức hiện nay ý thức được việc bị cạnh tranh sản phẩm và áp lực trước những mặt hàng nhập khẩu… nên vẫn miệt mài làm nghề bằng cái tâm, đạo đức của người làm nghề truyền thống, chọn nguyên liệu tươi ngon, chọn lao động yêu nghề, có kinh nghiệm… đồng thời tăng cường giới thiệu hình ảnh, sản phẩm làng nghề. Một người thợ nướng bánh chuyên nghiệp mỗi ngày có thể nướng được 1.000 cái bánh. Bánh nướng bằng tay vẫn được khách ưa chuộng hơn nướng máy.

 kẹo lạc bánh đa vào Vinmart
Hai sản phẩm kẹo lạc và lạc bánh đa Vĩnh Đức đã vào hệ thống Vinmart. Ảnh: Trân Châu

Ông Hoàng Văn Hiệp – Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết: Làng nghề bánh đa Vĩnh Đức hiện nay đang tạo việc làm cho hơn 200 hộ dân, mức lương của các lao động mỗi tháng khoảng 6-7 triệu đồng, đây là mức lương không cao nhưng lại giải quyết được nông sản cho các địa phương, nâng cao giá trị nông sản chế biến, đồng thời giữ được danh tiếng của một làng nghề 300 năm tuổi.

Mỗi năm, làng nghề sản xuất được khoảng 1.400 -1.500 tấn, doanh thu hàng chục tỷ đồng. Sản phẩm làng nghề Vĩnh Đức là một trong những sản phẩm tiêu biểu của huyện Đô Lương.

Để phát triển bền vững, làng nghề mong có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm khang trang và mong các cấp, ngành tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

nguồn: https://baonghean.vn/lang-nghe-banh-da-vinh-duc-chap-canh-tu-ocop-10287252.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quỳ Châu phát huy lợi thế, nâng cao thương hiệu và tiềm năng OCOP

Huyện Quỳ Châu có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn. Phát huy thế mạnh của địa phương Những ngày này, gia đình chị Trần Thị Loan ở thị trấn Tân Lạc đang huy động tối đa nhân lực để sản xuất hương trầm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khi mới thành lập, cơ sở của chị Loan...

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng

Cuối tháng 12/2024, sau 2 năm thực hiện các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đối với cây khôi nhung tía, người dân xã Yên Hòa (Tương Dương) đã có sản phẩm OCOP đầu tiên của xã từ mô hình mới này. Cụ thể, trà khôi nhung tía của xã Yên Hòa là 1 trong 12 sản phẩm nông sản được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024. Kết quả Hội...

Sản phẩm OCOP Nghệ An ‘đón sóng’ thị trường Tết

Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một công ty chuẩn bị nguyên liệu cho đợt sản xuất lớn nhất năm với các sản phẩm: bánh ngũ cốc, bột dinh dưỡng, kẹo gạo lứt... phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: T.P Hiện nay, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,...

Miền di sản thành Vinh

Thành phố Vinh là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng. Đó chính là thế mạnh để thành phố Vinh phát triển du lịch.   Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Vinh có 80 di tích, danh thắng, trong đó có 25 di tích được xếp hạng, gồm 13 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra các di sản văn hóa vật...

Hội thảo vai trò văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả đưa các yếu tố văn hoá ẩm thực vào phục vụ du lịch; việc lựa chọn và phát huy các yếu tố văn hoá dân tộc Thái vào mô hình du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Sáng 13/12, tại huyện Con Cuông, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Con Cuông tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng, lựa chọn và phát huy các...

Bài đọc nhiều

Tây Ninh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

(BTNO) - Việc xây dựng chuỗi giá trị là yếu tố quyết định giúp nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, cụ thể: 97 sản phẩm 3 sao, 36 sản phẩm 4 sao (trong đó có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia) và...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Lâm Bình – Tuyên Quang: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp dân thoát nghèo

Xác định con đường giúp dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao thoát nghèo nhanh nhất không phải là xây cho họ ngôi nhà khang trang, hỗ trợ tiền của, mà là phải giải quyết căn bản nhu cầu việc làm, tạo kế sinh nhai bền vững, thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều năm qua huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng hỗ trợ các tập thể, cá nhân nâng...

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, góp phần đưa...

Cùng chuyên mục

Những sản phẩm của Hải Dương được đề nghị công nhận OCOP quốc gia

TTTĐ - Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương thống nhất báo cáo UBND tỉnh đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm. Chiều 27/12, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải...

Quỳ Châu phát huy lợi thế, nâng cao thương hiệu và tiềm năng OCOP

Huyện Quỳ Châu có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn. Phát huy thế mạnh của địa phương Những ngày này, gia đình chị Trần Thị Loan ở thị trấn Tân Lạc đang huy động tối đa nhân lực để sản xuất hương trầm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khi mới thành lập, cơ sở của chị Loan...

Hai sản phẩm được đề nghị OCOP 5 sao

Sáng 31-12, ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh chủ trì cuộc họp hội đồng để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2024. Hai sản phẩm chế biến từ rong biển được đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Ông Lê Hữu Hoàng phát biểu chúc mừng các chủ thể. Tại...

Phát triển sản phẩm OCOP, động lực quan trọng phát triển kinh tế nông thôn

Thực tế ở tỉnh Nam Định cho thấy, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục khẳng định vị thế là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và giá trị sản xuất cho các cơ sở địa phương. Dây chuyền sản xuất sản phẩm OCOP Nghêu thịt hộp Lenger tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam ở thành phố Nam...

Kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận: Sản phẩm OCOP 4 sao

Năm 2020, sản phẩm kẹo lạc, kẹo dồi của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trường Thuận, thôn Dương Ngọc, xã Tân Tiến (Hưng Hà) được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đây chính là cơ hội để Công ty xây dựng thương hiệu bền vững, mở rộng thị trường, củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Anh Phan Văn Trường (người bên phải), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại...

Mới nhất

Đưa dạy thêm, học thêm vào quỹ đạo tích cực

Đồng thời, Thông tư mới cũng được kỳ vọng sẽ khắc phục được những tiêu cực của việc dạy thêm, học thêm cả trong và ngoài nhà trường, góp phần hạn chế tình trạng lạm dụng dạy thêm,...

Nhiều phụ huynh vẫn để con “phơi mặt” ra đường

Nhiều phụ huynh cho rằng, việc nghỉ học do ô nhiễm không khí chỉ là giải pháp tạm...

Những sản phẩm của Hải Dương được đề nghị công nhận OCOP quốc gia

TTTĐ - Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương thống nhất báo cáo UBND tỉnh đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm. Chiều 27/12, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản...

Quỳ Châu phát huy lợi thế, nâng cao thương hiệu và tiềm năng OCOP

Huyện Quỳ Châu có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn. Phát huy thế mạnh của địa phương Những ngày này, gia đình chị Trần Thị Loan ở thị trấn Tân Lạc đang huy động tối đa nhân lực để sản xuất hương...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

(Dân trí) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương, sáng 8/1. Sáng nay 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm...

Mới nhất