Trang chủKinh tếNông nghiệpLàng này ở Nam Định dâng tế lễ hội đền Gin cá...

Làng này ở Nam Định dâng tế lễ hội đền Gin cá trắm đen “khổng lồ”, xôi gà hình thuyền rồng

Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó lễ tế cá trắm sống, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo nhân dân, du khách thập phương…

Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định diễn ra trong 3 ngày từ mùng 8 – 10 tháng Chạp hằng năm là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định.

Lễ hội nhằm tri ân công đức tướng quân Kiều Công Hãn – người “hiến kế” cho Ngô Quyền đánh tan quân giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, mở đầu thời kỳ tự chủ của dân tộc. 

Lễ hội có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó lễ tế cá trắm sống, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo nhân dân, du khách thập phương…

img

Cá trắm sống dâng tế lễ hội đền Gin. Ảnh: Nguyễn Lành – TTXVN

Lễ hội độc đáo

Lễ hội đền Gin là một lễ hội liên làng khá lớn với sự tham gia của 19 xóm thuộc hai xã Nam Dương và Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. 

Mặc dù lễ hội chính diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Chạp, song công tác chuẩn bị được đông đảo nhân dân tham gia, trở thành ngày hội lớn.

Từ đầu tháng Chạp, nhân dân đã gấp rút chuẩn bị các công việc như làm bánh chưng, bánh dày, làm giò… 

Điểm nhấn của lễ hội là tục tế cá trắm sống. Cá để dâng lên Đức thánh vào ngày chính kỵ mùng 10 tháng Chạp là cá trắm đen. 

Những con cá đủ tiêu chuẩn dâng cúng được người dân trong vùng dành nhiều thời gian tìm kiếm ở các địa phương, có những năm ghi nhận cá dâng tế lễ có con to nặng gần 20kg.

img

Lễ xôi gà được người dân chuẩn bị công phu. Ảnh: Nguyễn Lành – TTXVN

Vào ngày chính hội – mùng 10, các làng rước kiệu cỗ, đặc biệt là rước cá về đền, sau đó tế chính kỵ. Trên kiệu thường có một mâm cỗ Các và một mâm cỗ Ngọc. 

Mâm cỗ Ngọc là cỗ mặn dùng để tế kính thiên, mâm cỗ Các có các loại bánh trái hoa quả làm lễ vật tế thần. Sau khi tế lễ xong, cá và các vật phẩm được đưa về thôn, xóm để người dân thụ lộc.

Ông Trần Văn Huấn, thôn Phúc Thiện, xã Nam Dương cho biết, việc tế cá trắm sống nhằm ôn lại sự tích nhân dân địa phương dâng gỏi cá trắm cho tướng quân Kiều Công Hãn và binh sĩ ăn khi ngài về đến vùng đất này. 

Bên cạnh đó, các vật phẩm cúng tế đều là những đặc sản mang đặc trưng văn hóa, ẩm thực của vùng đất, được trình bày mang tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thành của người dân nơi đây tri ân bậc tiền nhân.

img

Lễ tế tại lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ảnh: Nguyễn Lành – TTXVN

Cùng với phần lễ, phần hội diễn ra các trò chơi dân gian, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ mang tính truyền thống dân tộc trong suốt ba ngày hội như diễn các tích chèo cổ, xới vật, cờ tướng, tổ tôm điếm…. 

Lễ hội đền Gin trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây, là một trong 10 lễ hội nổi bật của tỉnh Nam Định.

Di tích tri ân tiền nhân

Theo các tư liệu lịch sử, đền Gin là nơi nhân dân địa phương thờ phụng và tri ân công đức tướng quân Kiều Công Hãn – người được Ngô Quyền tin tưởng, phong làm “Đề sát Giám quốc sự”. 

Sau này, khi triều đình nhà Ngô sụp đổ, do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, tướng quân Kiều Công Hãn trở thành thủ lĩnh một trong 12 sứ quân. 

Năm Đinh Mão (967), Đinh Bộ Lĩnh được Trần Lãm trao binh quyền ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình ngày nay). Với tiềm lực quân sự ngày một lớn mạnh Đinh Bộ Lĩnh liên tục đánh bại nhiều sứ quân…

Khi đó, thành Phong Châu (Phú Thọ), nơi sứ quân Kiều Công Hãn đóng giữ bị lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh vây hãm. Trong tình thế nguy cấp, ông đã đem vài trăm thân binh mở đường máu, thoát vòng vây chạy về phía Nam theo hướng Thanh Hóa. 

Đầu tháng Chạp năm Đinh Mão (967), khi về đến thôn Chiền (xã Nam Dương, huyện Nam Trực ngày nay), đoàn tướng sĩ của Kiều Công Hãn được một người dân mời vào quán nghỉ ngơi, dâng rượu ngon, gỏi cá trắm.

img

Nhân dân, du khách tham gia lễ hội đền Gin. Ảnh: Nguyễn Lành – TTXVN

Sau khi ăn xong, Kiều Công Hãn cởi áo bào và lấy những đồ quý giá tặng lại cho người đã giúp đỡ đoàn quân sau đó hóa mệnh hiển thần là “Thành Hoàng Long Kiều” vào ngày mùng 10 tháng Chạp. 

Sáng hôm sau, mối đã đùn thành mộ che kín khắp người; nhân dân gọi là mộ thiên táng. Để ghi nhớ công lao to lớn của tướng quân Kiều Công Hãn với dân, với nước, nhân dân địa phương đã lập đền thờ ngay trên phần mộ của ông để bốn mùa hương khói.

Lễ hội truyền thống đền Gin hằng năm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, giáo dục tình yêu nước và lòng tự hào cho thế hệ trẻ. 

Đây cũng là dịp để nhân dân và du khách thập phương đến dâng hương, bày tỏ lòng thành kính, tri ân các bậc tiền nhân đã có công gây dựng đất nước.

img

Chơi cờ tướng ở lễ hội đền Gin. Ảnh: Nguyễn Lành – TTXVN

Ông Phạm Văn Dụng, Thủ nhang đền Gin thông tin, năm 1962, đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. 

Đền là di tích còn bảo lưu được gần như trọn vẹn phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ 17- 18. Những hiện vật được lưu giữ tại di tích rất phong phú và đa dạng như thần tích, sắc phong, nhang án, ngai và bài vị, tượng thờ, nghê đá…

Cùng với hệ thống các đền, chùa nổi tiếng của Nam Định như đền Trần, chùa Phổ Minh, chùa Cổ Lễ, chùa Đại Bi, đền Gin là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút du khách gần xa, nhất là vào dịp lễ hội chợ Viềng mùa Xuân. 

Theo ghi chép lưu lại tại đây, ngôi đền được xây dựng, lưu truyền đến nay đã hơn 1.000 năm và nhiều lần được trùng tu, nâng cấp, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân, du khách…





Nguồn: https://danviet.vn/lang-nay-o-nam-dinh-dang-te-le-hoi-den-gin-ca-tram-den-khong-lo-xoi-ga-hinh-thuyen-rong-20250120232906591.htm

Cùng chủ đề

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Hà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500...

Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định

Sáng 16/01, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm. Đây là một trong các hoạt động chào mừng kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre, 65 năm Ngày Bến Tre Đồng Khởi. ...

Du lịch tự túc lên ngôi mùa Tết

Mùa du lịch Tết Nguyên đán 2025 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch trong nước, du lịch nước ngoài và du khách quốc tế đến Việt Nam. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán cũng là cao điểm đón khách...

Huyền thoại Muay Thái hạ võ sĩ Trung Quốc trong 99 giây

Video võ sĩ Muay Thái Yodsankla đã đánh bại đối thủ người Trung Quốc Tiêu ChuNgày 16/12/2024, sự kiện "Kunlun Fight & Cicada FC World Fighting Elite Tournament” do Kunlun Fight và Cicada FC đồng tổ chức đã diễn ra tại thủ đô của Campuchia, Phnom Penh. Giải đấu này quy tụ các võ sĩ nổi tiếng, trong đó có tay đấm huyền thoại của Thái Lan, "Chiến binh máy tính" Yodsanklai. Trận đấu giữa Yodsanklai và Tiêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người bán hoa mong mỏi khách mua sớm để được về… ăn Tết

Công viên trung tâm TP.HCM tràn ngập sắc hoa với đủ các chủng loại những ngày cận Tết Nguyên đán 2025. Người bán dọn hàng từ sớm, đợi khách mua. ...

Cây thiên tuế-cây cổ thụ kỳ dị, bề thế hơn 200 năm tuổi ở Bến Tre khiến ai xem cũng trầm trồ

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di...

2 lần khai quật, phát lộ nhiều phế tích Chăm tại một xã ở Gia Lai, có hiện vật 8 cánh bằng vàng

Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku, Gia Lai) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo...

Lý lịch ấn tượng bà Trần Thị Trà- nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của Tập đoàn ThaiBinh Seed

Hôm nay 20/1, tại tỉnh Thái Bình,Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed đã ntổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Trà giữ chức vụ Tổng Giám đốc. Với hơn 22 năm kinh nghiệm, bà Trần Thị Trà hứa hẹn mang đến một...

Mang Tết ấm đến với thiếu nhi biển đảo tiền tiêu

Gần 500 suất quà Tết đã được trao cho các em thiếu nhi là con cán bộ, chiến sĩ tại Vùng 3 Hải Quân (TP.Đà Nẵng), các em học sinh tiểu học và THCS Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ. ...

Bài đọc nhiều

Chợ đại gia súc lớn nhất Lào Cai, trời chưa sáng xuất hiện la liệt trâu, bò, ngựa, điểm danh chả xuể

Vào cuối tuần, hàng trăm con trâu, bò, ngựa được người dân đến từ khắp các thôn, bản vùng cao của huyện Bắc Hà và cả các tỉnh khác mang về chợ trâu Bắc Hà. Đây là chợ đại gia súc, là "sàn giao dịch gia súc" lớn nhất của tỉnh...

Cam, dứa chín rộ nhưng… ế ẩm

SGGP 18/02/2023 08:31 Từ đầu tháng 2 đến nay, dứa (thơm) ở các tỉnh khu vực Tây Bắc như Lào Cai, Điện Biên… chín rộ, nhưng giá rớt thảm, nhiều chủ vườn không muốn thu hái. Cam sành ở Hà Giang đang chín rộ Huyện Mường Khương là thủ phủ dứa ở tỉnh Lào Cai với tổng diện tích khoảng 1.500ha. Mùa dứa 2023, có khoảng 1.120ha dứa được thu hoạch với tổng sản lượng dự kiến khoảng...

Nông dân Sơn La thu nhập ổn định từ trồng rau an toàn theo nhu cầu thị trường

Trước đây gia đình chị Vì Thị Ngân, ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trồng ngô, trồng mía song hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2020, tham gia hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vạn Phúc, chị Ngân đã được truyền đạt kỹ thuật trồng rau an toàn. Khi nắm được kiến thức, gia đình chị Ngân đã chuyển 5.000 m2 đất vườn sang trồng các loại rau trái vụ như bắp cải, dưa chuột,...

Tọa đàm “Quy trình nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật”

Chiều nay (8/11), tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam và VIPA tổ chức chuỗi tọa đàm "Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật" nhằm cung cấp thông tin giúp nông dân hiểu rõ, sử dụng thuốc bảo vệ...

Tính nhân văn của các chương trình tín dụng chính sách tại Gia Lai

Thời gian qua, các chương trình tín dụng chính sách xã hội không chỉ là một công cụ tài chính mà còn là ngọn đuốc soi sáng cho những ai lạc lối trong cuộc đời. Những con người từng bước lầm lỡ, vấp ngã và trải qua thử thách, giờ đây có thể tìm lại niềm tin, khôi phục cuộc sống bằng chính sự trợ giúp từ các chương trình tín dụng chính sách. Tại tỉnh Gia Lai,...

Cùng chuyên mục

Cây thiên tuế-cây cổ thụ kỳ dị, bề thế hơn 200 năm tuổi ở Bến Tre khiến ai xem cũng trầm trồ

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di...

2 lần khai quật, phát lộ nhiều phế tích Chăm tại một xã ở Gia Lai, có hiện vật 8 cánh bằng vàng

Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku, Gia Lai) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo...

Lý lịch ấn tượng bà Trần Thị Trà- nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của Tập đoàn ThaiBinh Seed

Hôm nay 20/1, tại tỉnh Thái Bình,Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed đã ntổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Trà giữ chức vụ Tổng Giám đốc. Với hơn 22 năm kinh nghiệm, bà Trần Thị Trà hứa hẹn mang đến một...

Làng độc lạ ở Phú Xuyên, nói chuyện bằng ngôn ngữ thời Văn Lang-Âu Lạc, người lạ cần phiên dịch

Đây là ngôi làng ở Phú Xuyên, là lang duy nhất tại Việt Nam hiện nay còn sử dụng ngôn ngữ cổ trong giao tiếp hàng ngày. ...

Doanh nghiệp Việt – Lào phối hợp giúp nông dân sản xuất lúa đạt năng suất cao

Tổng Công ty Somxay (Lào) và Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định (Phân bón Mặt Trời Mới) cùng nhau phối hợp giúp bà con trồng lúa ở Lào nâng cao năng suất. ...

Mới nhất

Linh vật rắn “siêu dễ thương”, đầu đội vòng nguyệt quế trình làng

(Dân trí) - Linh vật rắn tại chùa Phổ Độ ở Hà Tĩnh có chiều cao 8m, được làm chủ yếu từ nhựa dẻo. Từ khi ra mắt, linh vật này được nhận xét là "siêu dễ thương". Ngày 20/1, linh vật rắn chào Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức "trình làng" tại khuôn viên chùa Phổ Độ, xã Hộ...

Tỉnh nào có tuổi thọ cao nhất miền Nam?

Tuổi thọ trung bình của cả nước năm 2023 là 74,5. Tuy nhiên con số này ở một số tỉnh/thành cao hơn, ngược lại cũng có tỉnh/thành thấp hơn. Tỉnh nào có tuổi thọ cao nhất miền Nam? ...

Khách quốc tế ăn Tết sớm trong tour đến Việt Nam

Gần 100 du khách Ba Lan háo hức trải nghiệm tour du lịch "Tây ăn tết ta" trong những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Du khách Ba Lan chụp hình lưu niệm trong không gian Tết Việt - Ảnh: QUANG ĐỊNH Tối 20-1, tại TPHCM, gần 100 du khách Ba Lan được trải nghiệm tour du lịch "Tây ăn tết ta"...

Đặc sản ‘trời phú’ có tên gọi lạ, không phải ai cũng dám ăn ở Thái Bình

Được chế biến kỳ công từ nguyên liệu tự nhiên của vùng biển, món đặc sản trứ danh ở Thái Bình khiến thực khách hết lời khen ngon nhưng không phải ai cũng dám ăn vì có thể gây dị ứng. Ốc móng tay (hay còn gọi là con thun thút) là loài nhuyễn thể sống chủ yếu ở những...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ trao giải báo chí Búa liềm vàng 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương và đánh giá cao những đóng góp xuất sắc của báo chí cả nước nói chung và báo chí viết về công tác xây dựng Đảng nói riêng. Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN Tối 20-1, lễ trao giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng mang tên "Búa liềm vàng"...

Mới nhất