Trang chủDestinationsQuảng NinhLàng cổ Quảng Yên xưa

Làng cổ Quảng Yên xưa


Quảng Yên là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa với nhiều làng xã cổ xưa, trong đó có nhiều tên đất, tên làng còn được sử dụng đến ngày hôm nay.

Bản đồ tỉnh Quảng Yên năm 1890.
Bản đồ tỉnh Quảng Yên năm 1890. Ảnh: Tư liệu

Quảng Yên xưa vốn là danh xưng của một tỉnh, là vùng đất rộng lớn gồm có 6 tổng: Hà Bắc, Hà Nam, Dưỡng Động, Trúc Động, Bí Giàng và Vạn Yên, chia ra làm 42 làng. Trong đó, tổng Hà Bắc gồm có các làng: Yên Hưng, La Khê, Quỳnh Lâu, Khê Chanh, Động Linh, Bùi Xá, Hoàng Lỗ, Khoái Lạc, Yên Lập và Yên Cư. Tổng Hà Nam gồm có: Hưng Học, Hải Yến, Cẩm La, Yên Đông, Phong Cốc, Trung Bản, Quỳnh Biểu, Lưu Khê, Vị Dương. Tổng Dưỡng Động gồm các làng: Dưỡng Động, Tràng Kênh, Gia Đức. Tổng Trúc Động gồm có các làng: Trúc Động, Mai Động, Liệt Xã, Mỹ Liệt, Viên Khê, Thụ Khê, Thiểm Khê, Đạo Tú, Quỳ Khê. Tổng Bí Giàng gồm có: Bí Giàng, Lạc Thanh, Hạ Mộ Công, Điền Công, Như Ý Trung, Như Ý Thượng, Nam Mẫu, Thượng Mộ Công. Và tổng Vạn Yên gồm có: Vạn Yên, Trúc Võng, Tiêu Dao, Đại Đán.

Sau này, danh xưng Quảng Yên thành tên thị trấn của huyện Yên Hưng, hiện nay là tên của thị xã. Quảng Yên hiện nay gồm 2 phần Hà Nam và Hà Bắc. Riêng đảo Hà Nam hiện nay có 8 xã, phường với trên 6 vạn dân, xưa kia là một bãi triều lớn ở cửa sông Bạch Đằng. Đầu thế kỷ 15, có 6 nhóm Tiên công và các cư dân đến quai đê lấn biển, lập làng. Trong đó có 17 vị Tiên công quê ở huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long. Họ đều là những người lao động sống chủ yếu bằng canh nông, đánh cá ven hồ bên sông Kim Ngưu xưa. Vua Lê Thái Tổ đã cho phép cư dân trong vùng đi tìm đất hoang lập làng mới ở bất cứ đâu và được miễn thuế trong thời gian đầu cày cấy. 17 vị Tiên công đem theo gia đình đã xuôi dòng sông Hồng ra cửa Bạch Đằng dừng thuyền cắm đất, làm nghề chài lưới đánh bắt cá tôm.

Sau tìm ra nguồn nước ngọt mới khẩn hoang thành ruộng lúa, lập làng vừa trồng lúa vừa đánh bắt hải sản. Đầu tiên, các vị Tiên công lập ra xã Bồng Lưu sau đổi thành Phong Lưu, gồm 3 thôn Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông. Sau còn có thêm 2 vị Tiên công là Hoàng Nông, Hoàng Nênh người từ Trà Lũ, Nam Định cũng xuống khai hoang lập làng ở vùng này, dần hình thành làng đảo Hà Nam. 

Nhân dân vùng tứ xã đã tưởng nhớ công lao của 19 vị Tiên công nên cho dựng miếu thờ ở trung tâm đảo Hà Nam, nay thuộc địa phận xã Cẩm La, gọi là miếu Thập cửu Tiên Công. Hằng năm, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội Tiên công từ 5 đến 7 tháng Giêng với nghi lễ rước người sống, đấu vật, đắp đê và các trò chơi dân gian độc đáo vùng sông nước. Lễ hội đã được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngoài miếu ở Cẩm La thì nhân dân thôn Trung Bản, xã Liên Hòa cũng lập miếu riêng để thờ nhị vị Tiên công là cụ Hoàng Nông và Hoàng Nênh. Ở Hiệp Hòa, bên phía Hà Bắc cũng có lễ hội Tiên công, tổ chức sớm hơn thường lệ.

Đoạn đường Minh Thành dẫn lối về Quảng Yên xưa kia. Ảnh: Tư liệu.
Đoạn đường Minh Thành dẫn lối về Quảng Yên xưa kia. Ảnh: Tư liệu.

Hiện nay, Quảng Yên là tên của thị xã gồm phần đất của 2 tổng xưa là Hà Nam và Hà Bắc với địa phận 20 làng cổ là: Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông, Trung Bản, Lưu Khê, Vị Dương, Vị Khê, Quỳnh Biểu, Hải Yến, Hưng Học, Yên Hưng, Yên Trì, Quỳnh Lâu, Khê Chanh, La Khê, Bùi Xá, Hoàng Lỗ, Động Linh, Yên Lập, Khoái Lạc. Riêng làng Điền Công sau này đã chuyển sang địa phận TP Uông Bí.

Một số tên làng đã đổi thành tên xã, phường, như: Phong Cốc, Cẩm La. Một số tên làng thành tên thôn, khu phố, như: Hưng Học, Vị Dương, Yên Đông, Trung Bản, Khê Chanh, Khoái Lạc, Yên Lập, Động Linh, La Khê.

miếu Tiên công (ảnh tư liệu, chụp khoảng 1900 - 1910.
Miếu Tiên công ở xã Cẩm La những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệu

Mỗi làng đều có một ngôi đình cổ kính gắn bó với một ngôi đền hoặc miếu thờ thành hoàng. Và năm nào các làng cũng mở hội ở đình làng. Hiện nay, chỉ có số ít trong số 21 làng cổ xưa kia còn mở hội. Hiện chỉ còn 11 ngôi đình đã được kiểm kê xếp hạng là đình Cốc, đình Lưu Khê, đình Yên Giang, đình Trung Bản, đình Hải Yến, đình Hưng Học, đình Đông Đình, đình Khoái Lạc, đình Quỳnh Biểu, đình Động Linh và đình Quỳnh Lâu. 

Theo ông Lê Đồng Sơn, nguyên Trưởng Phòng VHTT TX Quảng Yên, đình làng ở Quảng Yên ra đời từ khá sớm, có lẽ từ thế kỷ XV. Lý do để đưa ra nhận định đó là bia chia ruộng ở đình Trung Bản, được khắc vào năm Hồng Đức thứ 26 (1495), ghi lại việc đo đạc chia ruộng đất, đê lộ, nhân khẩu của các xã đảo Hà Nam của vua Lê Thánh Tông vào các năm 1471 và 1490. Các đình làng còn giữ được nhiều thần tích, thần sắc, văn bia, câu đối, đại tự, đồ thờ tự có giá trị. Ngoài đình làng còn có nơi xây được miếu, văn chỉ khắc văn bia để ghi lại việc đỗ đạt của con cháu trong làng xã.





Nguồn

Cùng chủ đề

Một trải nghiệm về tranh dân gian Kim Hoàng tại trường học

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Quốc Toản, năm học 2024 -2025 là năm học đầu tiên thực hiện trọn vẹn chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 (từ lớp 6 đến lới 9 ở tất cả các môn học); trong đó Nghệ thuật là 1 trong 10 môn học chính thức của chương trình. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, hằng năm Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn có văn bản hướng dẫn...

Học sinh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ

Hình thức dự thi gồm các video hoặc hình ảnh do học sinh thực hiện, thời lượng mỗi video trung bình từ 4-6 phút. Nội dung giới thiệu về di sản Thành nhà Hồ; các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên đất Tây Đô (Vĩnh Lộc), như: chùa Giáng, chùa Linh Giang, đền thờ Trần Khát Chân, đền thờ nàng Bình Khương... Sau 3 tháng phát động cuộc thi, đến nay Trung tâm nhận được nhiều...

Festival Thu Hà Nội 2024 thu hút 50.000 lượt khách tham quan

Diễn ra từ 20-22/9 mặc dù thời tiết có lúc không thuận lợi nhưng sự kiện Festival Thu Hà Nội 2024 đã thu hút trên 50.000 lượt du khách trong nước và quốc tế tham quan, trải nghiệm bởi đây là thời điểm đẹp nhất trong năm của Hà Nội. Nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa, du lịch của Thủ đô và các tỉnh thành Festival thu Hà Nội đã thu hút 12 tỉnh, thành, 17 quận, huyện,...

Thu Hà Nội – mùa Thu lịch sử

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội cho biết, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), vào giữa tháng 9 tới đây, đơn vị tiếp tục tham mưu TP tổ chức Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024. Festival được tổ chức nhằm quảng bá những nét đẹp, giá trị văn hóa lịch sử, du lịch của Thủ đô. Đồng thời khai thác sự độc...

ưu tiên phương pháp thủ công

Tu bổ, tôn tạo 12 hạng mục Ngày 18/7, ông Nguyễn Thanh Hiến - Giám đốc Ban Quản lý các dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa - chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh cho biết, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã có văn bản về việc thỏa thuận thiết kể bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Quảng Ninh và Ninh Bình thúc đẩy hợp tác, kết nối cùng phát triển

Ngày 16/8, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Ninh Bình do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính, phát triển du lịch, xúc tiến và thu hút đầu tư. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy...

Loạt phim Hollywood sắp ra mắt có sự góp mặt của ‘đả nữ’ Việt

Việt Nam "đóng góp" hai cái tên khá quen thuộc của giới võ thuật trong nước, gồm Nhung Kate và Ngô Thanh Vân, cho hai phim có thương hiệu hoặc là chủ đề “nóng” đang được quan tâm hiện nay. Sự góp mặt của các nữ diễn viên cho thấy nỗ lực của các tài năng Việt Nam trong việc vươn ra thế giới, góp mặt vào các dự án được chú ý. Hai bộ phim dưới đây sẽ...

Quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên ngành Y tế

Thời gian qua, công tác phát triển đảng viên trong đơn vị sự nghiệp y tế luôn được cấp ủy, tổ chức đảng toàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới trong ngành chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiện ngành Y tế Quảng Ninh có 30 đơn vị sự nghiệp với gần 8.000 viên chức, người lao động. Xác định công tác phát triển đảng...

Bài đọc nhiều

Cô Tô mạnh tay xử lý vi phạm về tiếng ồn

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo môi trường du lịch, UBND huyện Cô Tô vừa ban hành văn bản về việc xử lý nghiêm hoạt động sử dụng các thiết bị âm thanh gây tiếng ồn quá mức quy định của pháp luật.Trước thực tế gần đây đã xảy ra tình trạng một số hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức cho khách hát karaoke ngoài trời quá thời gian quy định, sử...

Giới siêu giàu Việt có hơn 1.000 người, ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất

Số người siêu giàu với tài sản đạt trên 30 triệu USD đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2022, giới siêu giàu Việt có 1.059 người. Dự báo đến năm 2027, số người siêu giàu tại Việt Nam là gần 1.300 người. Theo báo cáo thịnh vượng mới nhất của Knight Frank - tập đoàn tư vấn bất động sản có trụ sở chính tại Anh, số lượng người siêu...

Quảng Ninh cuối thế kỷ XIX: Thực dân Pháp xâm chiếm khu mỏ

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho một trang sử mới trên đất nước ta. Cho đến năm 1867, Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Thời gian này, vùng Quảng Yên, Hải Ninh loạn lạc liên miên, thổ phỉ, giặc cướp hoành hành khắp nơi, đến mức năm 1863, vua Tự Đức đã phải sai Tổng đốc Nguyễn Tri Phương mang quân đi đánh dẹp. Trước đó, năm 1864, bằng...

Cẩm Phả – thành phố chiến lược vùng tam giác tăng trưởng

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng tam giác tăng trưởng phía Bắc. Cách thành phố Hà Nội khoảng 180km và cách biên giới Trung Quốc 140km. Thành phố là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và của vùng Duyên hải Bắc bộ. Cùng với sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng, xây dựng thành phố theo hướng bền vững phù hợp...

“Sống xanh” theo cách của Green life Hạ Long

Hợp tác xã Green life Hạ Long thành lập vào tháng 12/2019 bởi Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh Green Hub, có địa chỉ tại tổ 27, khu 3, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, do bà Trần Thị Hương làm Giám đốc. Hoạt động chính của Hợp tác xã là thu gom phế phẩm, chủ yếu là rác thải nhựa, khó phân hủy để tái chế thành các sản phẩm hữu ích, đi liền với tạo...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồng

Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồngDự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. ...

Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Phương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với đó là bảo đảm cơ hội có con cho những phụ nữ đang tập trung cho sự nghiệp, những người mắc bệnh liên quan đến sinh sản, hiểm nghèo... Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh...

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Mới nhất