Trang chủMultimediaẢnhLàng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là nơi đậm đặc các di sản văn hoá cổ truyền. Hiếm nơi nào có đầy đủ các công trình liên quan đến đời sống văn hoá, xã hội, tâm linh từ xưa để lại như người dân nơi đây: Cổng làng, đình, chùa, quán, giếng cổ, nhà thờ họ… Xã Đường Lâm có 9 thôn  khác nhau, trong đó các thôn: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Cam Lâm là nơi tập trung nhiều di tích, nhà cổ. Trong đó, hoàn chỉnh nhất, đẹp nhất là thôn Mông Phụ.

Làng Mông Phụ đón khách bằng một chiếc cổng cổ ẩn mình dưới cổ thụ xoè tán rộng, kế bên là rặng duối lâu năm tuổi. Phía trước là cánh đồng, hồ sen, tạo cảnh quan không gian hài hoà, như một bức tranh quê. Cổng làng Mông Phụ giống như một ngôi nhà, phía trên lợp ngói ta, nhưng chỉ có tường hai bên cùng hệ thống cột trụ phía trước, phía sau tạo nên sự vững chãi. Cổng làng Mông Phụ không lớn, nhưng mang vẻ đẹp mộc mạc, với những bức tường đá ong để mộc.

Đi qua chiếc cổng làng ấy, cảm giác như bước vào một “thế giới khác”, với màu nâu đặc trưng của những bức tường đá ong, màu nâu của mái ngói đã ghi dấu thời gian.

Đi qua chiếc cổng làng ấy, cảm giác như bước vào một “thế giới khác”, với màu nâu đặc trưng của những bức tường đá ong, màu nâu của mái ngói đã ghi dấu thời gian. Đình làng Mông Phụ nằm ở trung tâm làng cũng rất khác lạ. Ngôi đình không có tường bao, thay vào đó là những hàng lan can thông thoáng, thuận tiện cho sinh hoạt cộng đồng. Theo người xưa kể lại, làng Mông Phụ nằm trên thế đất hình con rồng. Đầu rồng chính là nơi tọa lạc của đình Mông Phụ. Ngôi đình được xây dựng vào năm 1684 (đời vua Lê Hy Tông). Từ khu vực trung tâm này, những con đường lát gạch đỏ au toả đi đến các xóm nhỏ.

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Cổng làng. (Ảnh: Nina May)

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Ở bất cứ ngõ ngách nào, người ta cũng bắt gặp những nếp nhà cổ.

Phần lớn những ngôi nhà cổ được xây cất bằng các loại vật liệu truyền thống của Đường Lâm là đá ong. Hệ thống cột, kèo thường làm bằng gỗ mít, gỗ xoan. Chỉ một số ít gia đình có điều kiện làm bằng gỗ lim. Mái nhà thường lợp ngói ta (ngói ri). Kiến trúc phổ biến nhất là năm gian. Ba gian chính là nơi thờ cúng, tiếp khách. Hai gian hai bên là nơi sinh hoạt cá nhân. Những người thợ Việt xưa với bàn tay tài hoa cũng không quên chạm khắc công phu, tỉ mỉ nhiều hoa văn giản dị nhưng mềm mại trên nhiều phần chất liệu gỗ của căn nhà, tạo nên sự duyên dáng cho căn nhà.

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Những ngôi nhà cổ nhất ở Mông Phụ nay đã trở thành điểm tham quan ưa thích của du khách là nhà của ông Nguyễn Văn Hùng, ông Hà Hữu Thể, ông Hà Nguyên Huyến… Trong đó, ngôi nhà cổ nhất là của ông Nguyễn Văn Hùng, niên đại xây dựng là năm 1649. Ngôi nhà đã trải qua gần 400 mưa nắng vẫn được giữ gìn. Cũng như nhiều ngôi nhà cổ khác ở Mông Phụ nói riêng, Đường Lâm nói chung, ngôi nhà của ông Hùng có một chiếc cổng nhỏ, dẫn vào khu vực sân, vườn. Đường Lâm có nghề làm tương nổi tiếng, cho nên trong sân nhà ai cũng có những chum tương người dân làm để sử dụng cũng như để bán. Những chiếc sân đầy chum tương bây giờ trở thành địa điểm check-in ưa thích của nhiều du khách.

Ở Đường Lâm, không chỉ những nếp nhà cổ, ta còn dễ gặp những nét xưa trong cuộc sống.

Ở Đường Lâm, không chỉ những nếp nhà cổ, ta còn dễ gặp những nét xưa trong cuộc sống. Đàn bò đủng đỉnh đi qua cánh cổng làng ra đồng gặm cỏ. Những cụ già bên quán nước đầu làng. Những bà cụ bỏm bẻm nhai trầu. Những ông lão tóc bạc phơ, chống gậy đi trên con đường lát gạch đỏ au… Điều mà người ta thường chỉ thấy trong phim, ảnh tư liệu.

Ngoài đình làng, nhà cổ, Đường Lâm có một ngôi chùa lớn là chùa Mía. Ở đây có đến 287 pho tượng thờ, trong đó có 174 tượng bằng đất nung sơn son thếp vàng, 107 tượng mộc và sáu pho tượng bằng đồng. Chùa Mía được người dân trong ngoài vùng biết đến bởi sự tôn nghiêm, cổ kính. Nếuxã Đường Lâm, đặc biệt là làng Mông Phụ là bảo tàng về làng Việt cổ thì chùa Mía là bảo tàng về tượng Phật giáo cổ.

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Đường Lâm được biết đến là “ấp hai vua”. Nơi đây là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Quyền Vương.

Sinh vào thời đất nước bị giặc ngoại xâm, Phùng Hưng (thế kỷ thứ 8) sớm hình thành ý chí đánh đuổi giặc, độc lập, tự chủ. Ông chiêu mộ nghĩa quân hào kiệt, dấy binh, nổi dậy chống lại ách thống trị đô hộ của nhà Đường. Nghĩa quân đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường khỏi thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Phùng Hưng xây dựng nền độc lập tự chủ cho đất nước được 7 năm thì qua đời. Tại quê hương thôn Cam Lâm của ông, nhân dân đã lập đền tưởng nhớ ông. Ngôi đền hiện nay mang dáng vẻ kiến trúc thế kỷ 19, gồm các hạng mục: Cổng nghi môn, Tả hữu mạc, Đại bái và Hậu cung. Lễ hội Đền Phùng Hưng được tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch (là ngày mất của Bố Cái Đại Vương) với đông đảo nhân dân các địa phương về dự

Chỉ cách đền thờ Phùng Hưng một quãng ngắn là lăng Ngô Quyền (Ngô Vương, 898-944). Ngô Quyền được biết đến là Tổ Trung hưng của dân tộc, khi là người đầu tiên gây dựng nền độc lập của đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc. Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương, định đô ở Cổ Loa với mong muốn kế thừa nhà nước Âu Lạc xưa kia. Lăng Ngô Quyền được xây những năm đầu thế kỷ 20, theo kiến trúc nhà bia bốn mái. Đền thờ được xây cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa hai sườn đồi, cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đặc biệt, ở đây còn có một rặng duối cổ thụ 18 cây, tương truyền là nơi Ngô Quyền cho quân sĩ buộc voi chiến.

Đường Lâm xứng danh là “địa linh sinh nhân kiệt”. Đây còn là quê hương Thám hoa Giang Văn Minh (1573-1638), một nhà ngoại giao nổi tiếng của nước ta. Khi đi sứ nhà Minh, vua Minh ra vế đối “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến nay vẫn phủ rêu xanh) nhắc lại sự kiện Mã Viện đàn áp nhân dân ta thời Hai Bà Trưng, thể hiện sự ngạo mạn của “thiên triều”. Giang Văn Minh đã đối lại bằng câu: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” (Sông Bạch Đằng từ ngàn xưa máu đỏ). Bị làm nhục, vua Minh giết hại ông. Nể người có tiết tháo, nhà Minh cho ướp xác Giang Văn Minh bằng thuỷ ngân và cho sứ bộ mang thi hài ông về nước. Những dấu ấn liên quan đến Giang Văn Minh đều được người dân gìn giữ, gồm mộ phần, ngôi quán nơi làm lễ mai táng, đền thờ Thám hoa Giang Văn Minh.

Nơi tổ chức lễ mai táng Thám hoa Giang Văn Minh là một ngôi quán, người dân gọi là quán Giang. Đây là một trong nhiều quán hiện còn được giữ gìn ở Đường Lâm. Ngoài ngôi quán này còn nhiều quán khác. Riêng làng Mông Phụ còn ba quán: Quán Rô, quán Đồng Nẳng và quán Lồ Biêu. Trong tập tục nơi đây, người làng nếu qua đời ở phương xa thì không được đưa vào làng. Để giải quyết vấn đề đó, người làng đã cho xây dựng công quán. Ngôi quán đẹp nhất hiện nay chính là quán Lồ Biêu.

Quán Lồ Biêu được xây bằng gạch đá ong, như một ngôi đình thu nhỏ, với bốn mái và những đầu đao cong vút. Để phục vụ cho việc công, bốn mái được xây trên những trụ đá ong, quán để trống, không xây tường. Tường chỉ được gia cố thêm ở các góc. Quán Lồ Biêu đẹp cho nên được nhiều người ghé thăm, cho dù vốn dĩ nó là không gian dành cho người đã khuất.

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Quán Lồ Biêu. (Ảnh: Nina May)

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Giếng làng. (Ảnh: Nina May)

Điều đặc biệt nữa là hiếm có ngôi làng nào ở miền Bắc còn nhiều giếng cổ như Đường Lâm. Những chiếc giếng ở Đường Lâm không phải kè thành như giếng ở các vùng đất khác do loại đá dưới lòng đất rất cứng. Miệng giếng ghép bằng những tảng đá ong, hoặc gạch đỏ. Qua thời gian, các giếng đều cổ kính.

Trong các giếng cổ, hai chiếc giếng tương truyền là mắt của rồng có tên “giếng xóm Phủ” và “giếng xóm Miễu”. Giếng xóm Phủ được coi là mắt phải, là nơi người dân thường ra khấn tạ vào ngày mùng 5 Tết hằng năm. Giếng xóm Miễu nằm khuất trong một con ngõ và được coi là mắt trái của rồng.

Người Đường Lâm còn có các câu như: “Nước giếng Giang, khoai lang đồng Bường”, “Nước giếng Hè, chè Cam Lâm” để chỉ giếng Giang và giếng Hè có nguồn nước ngon có tiếng. Đặc biệt, ở Đường Lâm còn có một chiếc “giếng thiêng”, được truyền tai nhau có thể giúp được những phụ nữ đang nuôi con mà bị mất sữa hay không có sữa, đó là giếng Chuông Sa, có tên dân gian là “giếng sữa”.

Xác định bảo tồn, phát huy giá trị di sản làng cổ Đường Lâm là nhiệm vụ quan trọng, năm 2013, thành phố phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm. Tiếp đó, năm 2014, Hà Nội ban hành Đề án “Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ ở xã Đường Lâm”.

Từ Quy hoạch, Đề án này, thị xã Sơn Tây đã triển khai bằng các giải pháp cụ thể: Đầu tư, tu bổ những di tích quan trọng; đầu tư, tu bổ những nhà cổ có giá trị; bảo tồn, gìn giữ những không gian công cộng của làng cổ… Đặc biệt, thị xã Sơn Tây đã ban hành thiết kế 20 mẫu nhà. Song song với gìn giữ nhà cổ, nhà có giá trị, các cơ quan chức năng vận động các hộ gia đình xây dựng những ngôi nhà mới tuân thủ theo chiều cao, ứng dụng các thiết kế được đưa ra. Tháng 9/2019, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 4851/QĐ-UBND “Về việc công nhận điểm du lịch làng cổ ở Đường Lâm”, tạo đà cho việc phát triển du lịch ở làng cổ.

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Những con ngõ nhỏ với tường hai bên bằng gạch đá ong là đặc trưng của làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: Nina May)

Ngoài các biện pháp bảo tồn, thị xã Sơn Tây còn triển khai các hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo sinh kế cho người dân, nổi bật nhất là Đề án Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ tại làng cổ ở Đường Lâm, khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch nhằm khai thác hiệu quả các giá trị của di tích Làng cổ ở Đường Lâm. Đề án này được cụ thể hoá bằng các dự án như: Bảo tồn và phục hồi giống gà Mía, chè Cam Lâm, khoai lang; phát triển nghề làm tương và các sản phẩm từ tương, các sản phẩm bánh kẹo truyền thống như: kẹo lạc, kẹo dồi…; xây dựng điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP.

Người dân Đường Lâm cũng được tập huấn nghiệp vụ du lịch. Nhờ đó, hàng trăm hộ gia đình ở Đường Lâm trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch. Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết: “Hiện nay, thị xã Sơn Tây đang xây dựng Đề án “Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ ở Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, giai đoạn 2024 – 2030, định hướng đến năm 2035”, tiếp nối đề án giai đoạn 2014 – 2020. Một trong những mục tiêu quan trọng khác là tiến tới lập hồ sơ đề nghị xếp hạng Làng cổ ở Đường Lâm trở thành Di tích cấp quốc gia đặc biệt, hướng tới được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đường Lâm phấn đấu đến năm 2030 thu hút từ 150.000 – 200.000 lượt khách du lịch mỗi năm”.

Đường Lâm là địa chỉ hiếm hoi còn giữ được tổng thể những nét đẹp của làng cổ, vừa có nét chung, vừa có những đặc thù riêng, tạo nên sự hấp dẫn. Tổng hoà những giá trị trên đã đưa Đường Lâm trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất tại Hà Nội. Hiện nay, đến Đường Lâm, khách tham quan có nhiều lựa chọn: Tham quan các di tích quan trọng: Đình, chùa, nhà thờ…, tham quan, trải nghiệm ở những ngôi nhà cổ, những con ngõ đậm đặc màu đá ong, gạch đỏ; khám phá những nét độc đáo: Cổng làng, giếng cổ, quán… Cả ngôi làng là một “phim trường” cho du khách.

Tuy nhiên, sẽ rất thiếu sót nếu không nói đến ẩm thực Đường Lâm. Hiện nay, trong làng có một số nhà hàng phục vụ nhu cầu ẩm thực; nhiều chủ nhà cổ cũng tổ chức dịch vụ ẩm thực cho khách quê.

Đường Lâm là vùng đất có nhiều đặc sản thôn quê. Thí dụ giống gà Mía là một trong những giống gà nổi tiếng cho thịt thơm ngon. Nhưng công phu nhất trong các món ẩm thực ở Đường Lâm là món thịt quay đòn. Thịt lợn ba chỉ được tẩm ướp với húng lìu, hạt tiêu, hành khô, mắm, muối… Nguyên liệu làm nên sức hấp dẫn của thịt quay đòn gánh Đường Lâm là lá ổi. Lá ổi non được băm nhỏ, ướp với thịt khoảng một tiếng, trong khi phần lá bánh tẻ lót vào miếng thịt trước khi đem đi quay. Sau khi được tẩm ướp xong xuôi, thịt được cuốn gọn vào một chiếc đòn tre đã lót lá chuối bên trong. Quá trình quay cũng rất công phu, thịt chín bằng hơi than và để quay xong một “đòn” thường mất tới 6 tiếng. Mâm cỗ đón khách du lịch của Đường Lâm thường không thể thiếu gà Mía, thịt quay đòn, bánh tẻ, các loại rau chấm tương nếp… Các món quà có chè lam, kẹo bột, kẹo dồi…

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Cuộc sống bình yên bên những nếp nhà cổ.

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Công phu nhất trong các món ẩm thực ở Đường Lâm là món thịt quay giòn

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Nhiều nhiếp ảnh gia tìm tới thăm thú ngôi làng cổ để ghi lại khoảnh khắc bình yên, xưa cũ

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Hình ảnh cụ già cần mẫn chuẩn bị tương nếp trước sân nhà.

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Sàng ngô dưới ánh nắng.

Hiện nay, khách du lịch đến Đường Lâm được tham gia nhiều trải nghiệm: Tham quan các di sản, đạp xe khám phá không gian làng quê, thưởng thức ẩm thực, nghỉ ngơi trong những căn nhà cổ…

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Mới đây, chính quyền địa phương phối hợp Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm tổ chức chương trình “Đêm làng cổ” vào thứ bảy hàng tuần tại khu vực cổng làng Mông Phụ. Tại đây có các gian hàng bày bán sản phẩm do chính bàn tay người dân trong làng làm ra. Đó là đồ lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch; ẩm thực đặc trưng của làng cổ.

Khách du lịch đến Đường Lâm sẽ được tham gia nhiều trải nghiệm.

“Đêm làng cổ” là nơi trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: Múa rồng, múa trống, hát chầu văn, thổi sáo, hát quan họ… do thành viên các câu lạc bộ trong làng biểu diễn; các trò chơi dân gian. Bên cạnh đó, tại các không gian sáng tạo trong làng như Đoài Creative, Nghề làng, du khách có thể tìm hiểu về nghề làm sơn mài, trải nghiệm các hoạt động workshop, hoạt động sáng tạo…

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/hon-que-viet-o-dat-hai-Vua/index.html

Cùng chủ đề

4 quán bún ốc gia truyền đắt khách ở Hà Nội

  Hà Nội có những quán bún ốc gia truyền lâu năm đắt khách. Thực khách có thể chọn từ bún ốc truyền thống đến chuối đậu, bún ốc nguội. Dưới đây là 4 quán bún ốc mà du khách nhất định phải thưởng thức khi đến Hà Nội. Bún ốc cô Huệ Quán bún ốc của bà Bùi Thị Huệ trên phố Nguyễn Siêu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có tuổi đời hơn 30 năm, đi lên từ gánh hàng rong nhỏ. Điểm hút khách...

Lần đầu tiên chiếu chương trình phim đặc sắc về Hà Nội

NDO - Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội VII năm 2024, lần đầu tiên, Ban tổ chức có chương trình phim về Hà Nội với 9 tác phẩm điện ảnh ở nhiều thể loại. Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và DU lịch, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, HANIFF VII lần đầu có chương trình phim về Hà Nội, sẽ chiếu 9 phim Việt Nam, trong đó có 4 phim truyện,...

“Ma quỷ” dạo chơi trên đường phố Hà Nội dịp lễ Halloween

(Dân trí) - Tối 31/10, nhiều tụ điểm vui chơi ở Hà Nội như phố Hàng Mã, phố Tạ Hiện... chật kín người đến vui chơi. Nhiều bạn trẻ hóa trang kinh dị, ma quái để hòa mình vào không khí lễ hội Halloween. Tối 31/10, rất đông người đã tìm về các địa điểm vui chơi tại Hà Nội như phố Hàng Mã, Tạ Hiện để tận hưởng không khí của ngày lễ đặc biệt diễn ra vào buổi...

Chula muốn mang ‘quốc tịch’ Việt Nam, Tuần lễ thời trang quốc tế bắt đầu ở Hà Nội

Laura Fontan Pardo - đồng sáng lập thương hiệu thời trang Chula - cho biết họ tuy đến từ Tây Ban Nha nhưng từ lâu đã coi Việt Nam là nhà và tự nhận thương hiệu thời trang của mình chính là thương hiệu Việt Nam. Các mẫu thiết kế của thương hiệu thời trang Chula - Ảnh: T.ĐIỂU Lần đầu tiên góp mặt tại Aquafina Vietnam international fashion week - Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam mùa thu đông 2024...

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới mở cửa ngày 1-11, vào tham quan miễn phí

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chính thức mở cửa phục vụ người dân và du khách từ ngày mai 1-11. Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới nhìn từ trên cao - Ảnh: NAM TRẦN Thông tin với Tuổi Trẻ Online, trung tá Nguyễn Thị Lan Hương, trưởng phòng tuyên truyền - giáo dục bảo tàng, cho biết bảo tàng bắt đầu mở cửa từ ngày 1-11 và miễn phí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia

NDO - Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền trung và cả nước; là một phần tinh hoa của văn hóa Huế, của vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài năng. Nơi đào nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước Chiều 1/11, tại thành phố Huế (tỉnh...

Cổ phiếu Nguyên liệu Á Châu AIG chính thức giao dịch trên UPCoM ngày 11/11

NDO - Hơn 170,6 triệu cổ phiếu CTCP Nguyên liệu Á Châu AIG vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX vào ngày 11/11 tới, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 63 nghìn đồng/cổ phiếu. CTCP Nguyên liệu Á Châu AIG, mã chứng khoán: AIG (địa chỉ tại tòa nhà AIG, lô TH-1B, đường số 7, khu thương...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Dừng tuyến đi bộ lên đỉnh Langbiang để bảo đảm an toàn cho du khách

NDO - Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà vừa thông báo tạm ngưng đón khách trải nghiệm tuyến đi bộ lên đỉnh Langbiang trước tình trạng đường trơn trượt, sạt lở gây mất an toàn cho du khách trải nghiệm. Tuyến đi bộ theo đường mòn chinh phục đỉnh Langbiang cao 2.167m thuộc lâm phần của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng). Với hàng nghìn loài động vật,...

Ông Lê Hồng Quang được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc MISA

NDO - Ngày 1/11, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần MISA chính thức bổ nhiệm ông Lê Hồng Quang (Phó Tổng Giám đốc thường trực) làm Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2024-2028, thay thế người tiền nhiệm là bà Đinh Thị Thúy kết thúc nhiệm kỳ. Tân Tổng Giám đốc MISA Lê Hồng Quang tốt nghiệp Học viện Tài chính với 20 năm gắn bó, trưởng thành tại MISA qua nhiều vị trí công việc...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

Cơ hội nhận quà Lộc Phát khi mở tài khoản số đẹp của LPBank

Tham gia chương trình quay số may mắn “Chọn số Lộc – Tài Khoản Phát” của LPBank, khách hàng có cơ hội nhận quà Lộc phát trị giá 6.800.000 VND. Đặc biệt, quà tặng sẽ được chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản số đẹp, mang may mắn và phát tài tới cho khách hàng. Chọn số Lộc - Tài khoản Phát để sở hữu mã dự thưởng may mắn Theo đó, từ ngày 01/10/2024 đến hết 31/12/2024, khi khách hàng...

‘Người Việt đang ở đây nhưng tâm hồn bị thao túng bởi Facebook, YouTube, TikTok hết rồi’

Có đại biểu Quốc hội đã phát biểu như vậy khi thảo luận Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Đại biểu Bùi Hoài Sơn - Ảnh: GIA HÂN Thảo luận về dự Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT - sửa đổi) sáng 29-10, đại biểu Bùi Hoài Sơn - ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - đề xuất không nên tăng mức thuế đối với các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao,...

Cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 1/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ mười một tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo...

TP.HCM xác định 11 vị trí làm khu đô thị TOD dọc các tuyến metro và vành đai

Việc này giúp khai thác và phát triển tốt các quỹ đất có điều kiện chỉnh trang, tạo thành các khu đô thị nén xung quanh nhà ga tuyến metro số 1, 2, dọc vành đai 3… ở TP.HCM.   Tuyến metro số 1 đi qua khu đô thị ở TP Thủ Đức (quận 2 cũ)- Ảnh: CHÂU TUẤN Các nội dung cụ thể về phát triển khu đô thị nén TOD (khu đô thị lấy giao thông công cộng làm trung...

Tin tưởng vào tương lai đầy hứa hẹn mối quan hệ Việt Nam – Qatar

(Dân trí) - Việt Nam - Qatar nhất trí nỗ lực để nâng cấp quan hệ song phương lên một khuôn khổ đối tác sâu rộng, thực chất, hiệu quả hơn. Từ ngày 30/10 đến ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức tới Qatar theo lời mời của Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani. Nhân dịp này, hai bên đã ra thông cáo chung Việt Nam - Qatar. Báo Dân...

Hàng trăm phóng viên, nhà báo cầm vợt chơi cầu lông, bóng bàn… tại Hội khỏe Hội Nhà báo TP.Hà Nội

Hội khỏe Hội Nhà báo TP.Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 khai mạc vào ngày 1/11 tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức. ...

4 quán bún ốc gia truyền đắt khách ở Hà Nội

  Hà Nội có những quán bún ốc gia truyền lâu năm đắt khách. Thực khách có thể chọn từ bún ốc truyền thống đến chuối đậu, bún ốc nguội. Dưới đây là 4 quán bún ốc mà du khách nhất định phải thưởng thức khi đến Hà Nội. Bún ốc cô Huệ Quán bún ốc của bà Bùi Thị Huệ trên phố Nguyễn Siêu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có tuổi đời hơn 30 năm, đi lên từ gánh hàng rong nhỏ. Điểm hút khách...

Mới nhất

Công ty Cổ phần Đường sắt chính thức hoạt động

(ĐCSVN) - Từ hôm nay (1/11/2024), Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Sự kiện này đánh dấu sự thay đổi lớn đối với vận tải đường sắt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt, giảm chi phí, giảm giá thành vận tải. ...

Triển khai các dự án quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng. ...

16 đội dự chung kết Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024

(ĐCSVN) - Tại vòng chung kết toàn quốc diễn ra trong 3 ngày liên tục từ ngày 1-3/11, 16 đội sẽ chia thành 4 bảng thi đấu vòng tròn một lượt tỉnh điểm xếp hạng, chọn các đội xếp thứ Nhất và đội xếp thứ Nhì tại 04 bảng vào thi đấu tứ kết, bán kết, chung kết. Ngày 1/11,...

Hà Nội hỗ trợ 3 tỉnh số tiền 7 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 6

Kinhtedothi-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thay mặt Thường trực Thành ủy đã phê duyệt Tờ trình của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội về việc hỗ trợ Nhân dân các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 6. Hôm nay, 1/11, Thành ủy...

Em bé bị lũ cuốn ở Làng Nủ (Lào Cai) xuất viện sau 50 ngày nằm Bệnh viện Bạch Mai

(ĐCSVN) - Sau 50 ngày được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, chiều 1/11, bé gái bị lũ cuốn trôi ở thôn Làng Nủ, Lào Cai - Mông Hoàng Thảo Nguyên đã được ra viện, đoàn tụ với gia đình... Sự hồi sinh của bé như nối tiếp thêm sức sống, sự vươn lên của ngôi...

Mới nhất