Trang chủChính trịNgoại giaoLan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường

Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường


Với việc tổ chức thành công năm ASEAN 2024 trên cương vị Chủ tịch, Lào đã truyền tải hình ảnh một đất nước tự tin, là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong khu vực với năng lực ngày càng được khẳng định.

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường
Lãnh đạo các nước ASEAN chụp ảnh chung tại Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 44, 45 ở Vientiane, Lào ngày 9-11/10. (Ảnh: Nhật Bắc)

Kết nối và Tự cường – chủ đề “đúng và trúng”

Vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào đánh dấu một giai đoạn quan trọng đối với quốc gia này cũng như Hiệp hội, khi năm 2024 là năm bản lề quan trọng để ASEAN hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập Cộng đồng vào năm 2025.

Chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN 2024 “ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường” đã được Lào cụ thể hoá một cách đậm nét, khẳng định sự đồng điệu với định hướng chung của Hiệp hội, đồng thời nhấn mạnh về tính kết nối và khả năng phục hồi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực phục hồi chậm, thiếu vững chắc.

Nhìn lại năm 2024, có thể thấy Lào đã tập trung làm sâu sắc hơn nội hàm của “Kết nối” và “Tự cường”, thể hiện qua một số thành tựu chính:

Thứ nhất, tổ chức thành công các Hội nghị cấp cao và thông qua một loạt các văn kiện có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực. Xuyên suốt năm 2024, Lào đã tổ chức hàng trăm hội nghị đa dạng về quy mô, mức độ trong khuôn khổ ASEAN. Nổi bật là trong tháng 10/2024, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 cùng các hội nghị liên quan đã thông qua hơn 90 văn kiện hợp tác quan trọng.

Bên cạnh đó, Lào cũng thúc đẩy thành công việc tiếp tục xây dựng Kế hoạch chiến lược của 3 trụ cột chính trị – an ninh, kinh tế và văn hoá – xã hội cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.

Thứ hai, thúc đẩy hội nhập kinh tế nội Khối và tăng cường hợp tác kinh tế số. Khẳng định sự kết nối các nền kinh tế là trụ cột chính trong quan hệ, thúc đẩy kết nối thương mại và đầu tư, ASEAN và các đối tác đã thông qua các Tuyên bố như Tuyên bố Cấp cao ASEAN+3 về tăng cường kết nối các chuỗi cung ứng khu vực, Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Canada về kết nối và tự cường ASEAN, Tuyên bố về cơ bản hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ASEAN-Trung Quốc phiên bản 3.0.

Ngoài ra, dưới sự chủ trì của nước Chủ tịch, việc thực hiện “Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025” đã có những bước tiến đáng kể, với 807 hoạt động được hoàn thành trong năm 2024 – tăng 34% so với năm trước.

Việc thúc đẩy thông qua các văn kiện và triển khai sáng kiến nêu trên của Lào góp phần tái khẳng định cam kết của ASEAN nói chung và Lào nói riêng trong việc đưa hội nhập kinh tế trở thành trọng tâm, đảm bảo các quốc gia thành viên được hưởng lợi công bằng từ sự tăng trưởng khu vực, đồng thời tăng cường hợp tác nội Khối nhằm giải quyết các thách thức mới nổi.

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường
Hội nghị cấp cao ASEAN 44, 45 tại thủ đô Vientiane, Lào. (Nguồn: Laotian Times)

Thứ ba, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác để giải quyết các thách thức trong khu vực. Trong bối cảnh các thách thức địa chính trị ngày càng phức tạp, Lào đã tổ chức thành công nhiều cuộc họp song phương và đa phương nhằm thảo luận và tìm kiếm giải pháp, qua đó tiếp tục củng cố và duy trì hiệu quả vai trò trung tâm của ASEAN trong tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế.

Đồng thời, thể hiện sự tích cực trong việc thúc đẩy, làm sâu sắc thêm quan hệ với các đối tác đối thoại của ASEAN. Các cơ chế tham vấn chính thức và không chính thức được duy trì thường xuyên, đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên trong việc giải quyết các thách thức chung ở khu vực như an ninh hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia và an ninh mạng.

Nâng tầm vị thế, uy tín của Lào

Năm 2024 chứng kiến một đất nước Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN với những nỗ lực đáng khích lệ.

Lào đã chủ động, tích cực chuẩn bị sớm cho năm Chủ tịch với việc thành lập 14 tiểu ban chuyên trách các lĩnh vực khác nhau. Chỉ trong 3 ngày diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan, Lào đã tổ chức liên tiếp hơn 20 hoạt động, đón hơn 30 lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN và đối tác, với hơn 2.000 đại biểu tham dự và 1.000 phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí tham gia tác nghiệp, đưa tin.

Nỗ lực này càng đáng trân trọng hơn trong bối cảnh Lào đang đẩy mạnh nỗ lực xử lý, tháo gỡ những khó khăn, thách thức về phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2024 cũng ghi nhận sự bứt phá của du lịch Lào khi đón gần 5 triệu lượt du khách trong và ngoài nước, mang lại doanh thu hơn 1 tỷ USD.

Năm Chủ tịch ASEAN 2024 cũng là cơ hội để Lào khẳng định đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với tất cả các nước; tiếp tục đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ hợp tác; là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong Cộng đồng ASEAN. Qua đó, giúp truyền tải tới bạn bè khu vực và quốc tế hình ảnh một đất nước Lào nỗ lực, tự tin với năng lực ngày càng được khẳng định trong đảm nhận vai trò chủ trì tổ chức các hội nghị quốc tế lớn.

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cùng trưởng đoàn các nước ASEAN dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, ngày 23/4/2024.

Việt Nam đóng góp vào thành công chung

Với mối quan hệ đặc biệt “có một không hai” giữa hai nước, Việt Nam đã sớm dành sự hỗ trợ quý báu, thiết thực cho Lào. Trong các chuyến thăm của Lãnh đạo các cấp giữa hai nước, Việt Nam luôn khẳng định cam kết sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công Năm Chủ tịch ASEAN 2024, tô đậm thêm tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Trong đó, Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu được tổ chức vào tháng 4/2024 tại Hà Nội không chỉ là sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng góp cho hợp tác và liên kết khu vực, mà còn là sự kiện góp phần mang tính dấu ấn trong năm Chủ tịch của Lào, được dư luận trong và ngoài khu vực đánh giá cao.

Bên cạnh những sự hỗ trợ đáng kể của Việt Nam về tài chính và cơ sở vật chất, các bộ, ban, ngành liên quan của hai nước cũng tích cực tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm và đào tạo, bồi dưỡng để giúp Lào hoàn thành trọng trách trong năm Chủ tịch ASEAN.

Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào: Lan toả tinh thần kết nối và sức mạnh tự cường
Thủ tướng Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone (trái) trao chiếc búa chủ tịch ASEAN 2025 cho Malaysia. (Ảnh: Nhật Bắc)

Hướng tới năm Chủ tịch ASEAN 2025

Mặc dù những kết quả ASEAN đạt được trong năm Chủ tịch 2024 của Lào là rất có giá trị, góp phần vào mục tiêu chung của quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, cũng như duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới, song ASEAN nói chung và các nước thành viên nói riêng vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đa chiều.

Các căng thẳng địa chính trị và điểm nóng tiềm tàng trong và ngoài khu vực đòi hỏi ASEAN cần tăng cường đối thoại, hợp tác nhằm tìm kiếm giải pháp hoà bình, trong đó vai trò dẫn dắt của Malaysia – nước Chủ tịch ASEAN năm 2025 với chủ đề “Bao trùm và Bền vững” là rất quan trọng.

Trước thềm Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) dự kiễn diễn ra tại Langkawi, Malaysia từ ngày 18-19/1/2025 tới đây, chúng ta hy vọng về một cột mốc 10 năm thành lập Cộng đồng ASEAN sẽ ghi nhận những dấu ấn tích cực, khẳng định vai trò trung tâm, quan trọng của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phu nhân Tổng Bí thư gặp mặt, nghe hòa nhạc cùng các nữ đại sứ ASEAN

Ngày 8/1, nhân dịp năm mới và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp thân mật, ấm áp với Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội. Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) gồm các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, lãnh đạo và cán bộ nữ của các Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội, các phu nhân lãnh đạo...

Cam kết về bao trùm và bền vững

Malaysia chọn chủ đề “Bao trùm và bền vững” cho năm Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2025, một năm đặc biệt khi Khối kỷ niệm 10 năm Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột.

Những sự kiện quốc tế lớn đáng theo dõi trong năm 2025?

Bước sang năm 2025, thế giới sẽ chứng kiến một loạt sự kiện quan trọng có thể góp phần định hình chính trị, kinh tế, công nghệ và văn hóa toàn cầu. ...

Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Ngày 30/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Havana đã tổ chức Lễ bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN ở Cuba (ACHC) cho Đại sứ Campuchia.

ASEAN và bầu cử Mỹ năm 2024

Vì nhiều lý do, bầu cử Mỹ 2024 thu hút sự quan tâm đặc biệt của ASEAN, với các nước thành viên hy vọng có thể nhanh chóng thích ứng trước những thay đổi về chính sách của chính quyền kế tiếp ở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 thói quen hằng ngày tốt cho cơ thể, có thể đẩy lùi lão hóa

Việc vệ sinh răng miệng hằng ngày tưởng chừng không liên quan đến lão hóa song có thể ngăn chặn tình trạng viêm mãn tính, từ đó kìm hãm tốc độ già đi của cơ thể.

Cảnh sát họp các chỉ huy, chuẩn bị điều động hàng nghìn nhân sự bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Ngày 10/1, các điều tra viên được cho là đang chuẩn bị thực thi lệnh bắt giữ do tòa án ban hành đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol với các tội danh nổi loạn và lạm quyền.

Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi hôm nay 11/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình.

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là “quân bài mạnh” với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1 và nhiều chuyên gia dự báo, ông sẽ khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào cuộc chiến này.

Bộ GD&ĐT lên tiếng về chuyện siết quy định về dạy thêm

Từ 14/2, Thông tư mới về dạy thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, tác động đáng kể tới thực trạng dạy thêm hiện nay.

Bài đọc nhiều

Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Dự báo toàn cầu tăng trưởng tích cực, thẻ thanh toán Mir của Nga sắp được sử dụng tại Iran, BRICS mang lại nhiều lợi ích cho Indonesia, doanh số xe điện Mỹ cao kỷ lục tại Trung Quốc… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

Cà phê rang xay Đắk Lắk lên đường sang Hoa Kỳ

Ngày 1/12, tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ nông trại EDE (MISS EDE) tổ chức Lễ xuất khẩu container cà phê rang xay thành phẩm đầu tiên của thương hiệu MISS EDE đến thị trường Hoa Kỳ. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình đưa thương hiệu cà phê Đắk Lắk vươn ra thế giới.

Đức mua nhiều uranium từ Nga; Moscow xây nhà máy điện hạt nhân hiện đại nhất, an toàn nhất ở một nước châu Âu

Năm 2024, Đức đã nhập khẩu ít nhất 68,6 tấn uranium từ Nga, tăng 70% so với năm 2023. Uranium được sử dụng để vận hành các nhà máy điện hạt nhân, một lĩnh vực mà nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã chính thức từ bỏ từ năm 2022.

Thủ đô Oslo của Na Uy

Baoquocte.vn. Với số dân chưa tới 1 triệu người, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Năm 2025, đến lượt Mỹ “ngồi vào ghế nóng”, ông Trump sẽ đối phó ra sao với khoản nợ quốc gia cao ngất ngưởng?

Tình hình tài chính của nước Mỹ dự báo sẽ là vấn đề đau đầu đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa là đến lễ nhậm chức.

Cùng chuyên mục

Việt Nam sẽ cấp 1.160 học bổng cho lưu học sinh Lào năm 2025

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, ngày 9/1 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao Lào Phout Simmalavong đã ký kết Kế hoạch hợp tác giáo dục năm 2025. Theo kế hoạch, năm 2025, Việt Nam sẽ cấp 1.160 học bổng cho lưu học sinh Lào sang...

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là “quân bài mạnh” với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1 và nhiều chuyên gia dự báo, ông sẽ khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào cuộc chiến này.

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1, thời tiết lạnh giá thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu mùa Đông đã hỗ trợ giá dầu quay đầu tăng tốc hơn 1% tại phiên giao dịch ngày 9/1, lấy lại được gần như toàn bộ những mất mát ở phiên giao dịch ngày trước đó.

“Mỏ vàng” năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

Baoquocte.vn. Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là “mỏ vàng” về năng lượng tái tạo. Ngành này đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước và trên khắp thế giới.

Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Tạp chí Forbes phiên bản Ukraine đưa tin, nợ quốc gia của đất nước vào cuối năm 2024 đã lên tới 7 nghìn tỷ Hryvnia (khoảng 165,1 tỷ USD), tương đương 92% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Mới nhất

Khám phá những hang động Quảng Bình chứa đầy sự kỳ bí

Được ví như thiên đường cho ai yêu thích khám phá, những hang động Quảng Bình luôn ẩn chứa vô vàn điều thú vị hấp dẫn du khách tham quan. Quảng Bình - “Vương quốc” của những hang động Quảng Bình có các khối núi đá vôi liền mạch, ít bị đứt gãy. Do đó, các hang động kéo dài, thậm...

Sự gia tăng của các sản phẩm thân thiện với môi trường

Peel Saver - bao bì khoai tây chiên sinh thái Với sự gia tăng của chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức , các sản phẩm và bao bì thân thiện với môi trường đang ngày càng trở nên phổ biến. Một phần ba người tiêu dùng Vương quốc Anh cho rằng họ có mối quan tâm về nguồn gốc của sản phẩm, cách...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào chúc mừng Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chúc mừng đội tuyển Việt Nam giành ngôi vô địch ASEAN Cup 2024 vừa qua. Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith - Ảnh: ĐOÀN BẮC Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt...

Hành trình 30 năm khám phá vương quốc hang động Phong Nha – Kẻ Bàng

30 năm là quãng thời gian kể từ khi đoàn thám hiểm của Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh-The British Cave Research Association (BCRA) đến Việt Nam để nghiên cứu và thám hiểm. Hơn 350 hang động đã được khám phá và lập bản đồ. Những khám phá của BCRA đã giúp Quảng Bình trở nên...

Mới nhất