Trang chủDestinationsLạng SơnLan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa: Từ bảo tồn các...

Lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa: Từ bảo tồn các giá trị truyền thống


Ban tổ chức trao giải cho các vận động viên đạt thành tích cao. (Ảnh: TTXVN ) – Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đây cũng là yếu tố căn bản để xây dựng, phát huy “sức mạnh mềm” của dân tộc. Hòa chung với dòng chảy văn hóa Việt Nam, Lạng Sơn được biết đến là vùng đất của những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Thời gian qua, các cấp, ngành đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

  Khơi dậy nguồn sức mạnh nội sinh

Sức mạnh mềm của văn hóa là khả năng huy động, phát huy những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh mềm của văn hóa bao gồm sức mạnh của những giá trị văn hóa tinh thần và sức mạnh của những giá trị văn hóa vật thể. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Để phát huy “Sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam, trước hết cần quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa (DSVH) dân tộc. Tôn tạo và phát huy giá trị các DSVH và di sản thiên nhiên là con đường ngắn nhất để lan tỏa “Sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng sẽ tạo ra nguồn lực như những “cú hích” trực tiếp cho phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Bộ Ngoại thương UAE (thứ hai từ trái sang) và lãnh đạo các doanh nghiệp, quỹ đầu tư lớn của UAE vào ngày 3-12 - Ảnh: NHẬT BẮC

Lãnh đạo UBND tỉnh và các đại biểu tham quan gian trưng bày chuyên đề “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam – Những dấu ấn lịch sử”
Ảnh: TUYẾT MAI

Đứng trước yêu cầu giai đoạn phát triển mới, giai đoạn cả nước tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với nhiều quan điểm, chủ trương lớn, mang tính đột phá, thì việc phát huy “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam là yêu cầu cấp thiết để xây dựng đất nước cường thịnh.

Cùng với các địa phương khác trong cả nước, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực khơi dậy, phát huy “sức mạnh mềm” nội sinh. Cụ thể, nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, ngày 31/8/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TU về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo và Kết luận số 28-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25. Căn cứ mục tiêu, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nghị quyết đề ra, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động xây dựng ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản hướng dẫn triển khai gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

Nhìn vào bức tranh chung về văn hóa các dân tộc, Xứ Lạng có những DSVH phi vật thể vô cùng đặc sắc và đa dạng như: các làn điệu dân ca then, sli, lượn, múa sư tử mèo; các làng nghề thủ công truyền thống. Lạng Sơn hiện có 8 DSVH phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là DSVH phi vật thể cấp quốc gia; 1 DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại (thực hành Then của người Tày, Nùng). Song song với đó, hệ thống di sản vật thể của tỉnh vô cùng đa dạng, phong phú. Cụ thể, toàn tỉnh hiện có 335 di tích nằm trong danh mục kiểm kê của tỉnh, trong đó có 112 di tích lịch sử, 163 di tích kiến trúc nghệ thuật, 37 di tích khảo cổ, 23 di tích danh lam thắng cảnh.

Cùng với đó, Lạng Sơn là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống… Những di sản này không chỉ phục vụ cho phát triển du lịch, mà quan trọng và thiêng liêng hơn là niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc về lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Xứ Lạng. Đây là nguồn sức mạnh nội sinh chứa đựng những giá trị to lớn mà tỉnh Lạng Sơn sở hữu, nếu phát huy tốt thì sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

  Sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành

Với tiềm năng sẵn có và nhận thức đúng đắn về vai trò của các giá trị truyền thống đối với đời sống đương đại, thời gian qua, ngành văn hóa của tỉnh đã bám sát kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc để cụ thể hóa, đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc bảo tồn, phát huy di sản nói riêng và lan toả “sức mạnh mềm” của văn hóa nói chung.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân

Người dân xem ảnh triển lãm về các loại hình di sản văn hóa của tỉnh tại Phố đi bộ Kỳ Lừa, thành phố Lạng Sơn

Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho biết: Sở đã chủ động tham mưu UBND tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án và triển khai các hoạt động thiết thực để phát huy DSVH Lạng Sơn, trong đó chú trọng gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.

Theo đó, trong 3 năm trở lại đây, Sở VHTT&DL đã chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố kiểm kê, tổng hợp, đánh giá, phân loại 1.117 điểm di tích; phối hợp tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến và thực hiện Luật DSVH và các văn bản liên quan tới 11/11 huyện, thành phố cho hàng nghìn lượt người; lập hồ sơ khoa học hơn 20 di tích, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh lên 140 di tích (2 di tích quốc gia đặc biệt, 30 di tích quốc gia, 108 di tích cấp tỉnh). Đặc biệt, từ cuối năm 2017 đến nay, hệ thống di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh đã được phân cấp quản lý và bảo vệ, hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh đã thành lập ban quản lý di tích cấp huyện, xã để chỉ đạo, phát huy vai trò, tính chủ động trong công tác giữ gìn, phát huy giá trị các di tích.

Bà Hoàng Thị Phương Huệ, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cao Lộc cho biết: Cao Lộc hiện có 24 điểm, khu di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia, 12 điểm, khu di tích cấp tỉnh và 10 di tích nằm trong danh mục kiểm kê của tỉnh. Những năm qua, các cấp, ngành của huyện đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy giá trị các di tích như: thành lập ban quản lý di tích tại cơ sở; ban hành quy chế quản lý hoạt động tại các di tích; ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường hiệu quả công tác quản lý di tích; chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích… Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 10 di tích được trùng tu, tôn tạo với tổng số tiền trên 6 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã khoanh vùng, bảo vệ được 8 di tích.

tm-img-alt

Đối với di sản văn hóa phi vật thể, trong những năm qua, công tác xã hội hóa được các cấp, ngành đẩy mạnh triển khai. Qua đó, huy động được cả về nhân lực cũng như vật chất và tài chính của xã hội. Nổi bật, hoạt động bảo tồn văn hóa phi vật thể ở góc độ lễ hội, trình diễn nghệ thuật truyền thống được thực hiện khá tốt; nhiều làn điệu: sli, then, lượn, xắng cọ, các điệu múa võ dân tộc, múa sư tử mèo… được phục hồi thông qua các câu lạc bộ, các đội văn nghệ quần chúng tại cơ sở.

Song song với đó, hằng năm, Sở VHTT&DL đã xây dựng văn bản, chương trình xuất bản sách lĩnh vực văn hóa. Trong đó, chú trọng chọn lựa từ các công trình khoa học lịch sử – văn hóa, dân ca, phong tục, tập quán, tri thức dân gian… có giá trị, phục vụ nhu cầu công tác của cán bộ ngành văn hóa tỉnh và người dân học tập, tra cứu. Hằng năm, Sở VHTT&DL giao Phòng Quản lý Văn hóa – Gia đình và Bảo tàng tỉnh tham mưu xây dựng kế hoạch, quyết định xuất bản; đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các tác giả có công trình nghiên cứu, sưu tầm văn hóa liên kết với sở để xuất bản. Đồng thời, dựa trên nguồn ngân sách của đơn vị, sở đã bố trí kinh phí cho công tác nghiên cứu, xuất bản sách trung bình từ 60 đến 70 triệu đồng/năm. Sau khi những cuốn sách được xuất bản, sở đưa từ 20 đến 30 bản/cuốn vào kho sách Thư viện tỉnh để phục vụ độc giả tìm hiểu về văn hóa Lạng Sơn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở VHTT&DL, tính đến nay, sở đã cho ra mắt hơn 20 đầu sách về văn hóa. Một số cuốn sách tiêu biểu như: Lễ hội dân gian truyền thống huyện Bắc Sơn (năm 2018); Di tích lễ hội chùa Tam Thanh – Tam Giáo Lạng Sơn (năm 2020); Cỏ Lảu và Sli người Nùng Phàn Slình Lạng Sơn (năm 2020)…

Em Nguyễn Kim Ngân, lớp 4A1, Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn cho biết: Em thường đến Thư viện tỉnh để mượn và đọc sách. Tại đây, bên cạnh những cuốn sách phục vụ việc học tập còn có nhiều cuốn viết về văn hóa của Lạng Sơn. Đọc những cuốn sách này, em có thêm nhiều kiến thức về văn hóa của tỉnh.

Với những giải pháp thiết thực, công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH đã có sự thay đổi rõ rệt, người dân được thụ hưởng những “trái ngọt” do văn hóa đem lại, đời sống văn hóa của Nhân dân trên địa bàn tỉnh ngày một nâng lên. Ði đôi với các hoạt động bảo tồn phát huy giá trị DSVH, hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở cũng được các cấp, ngành chức năng quan tâm đầu tư phát triển. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.663/1.676 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, đạt 99,2%%, trong đó có 777 nhà văn hóa đạt chuẩn (gần 50%)…

Với sự quan tâm của các cấp, ngành và sự chung sức đồng lòng của người dân, hy vọng thời gian tới, các hoạt động văn hóa của tỉnh sẽ tiếp tục được đầu tư đúng mức, phát triển có trọng tâm, đột phá mạnh mẽ trong việc thúc đẩy năng lực sáng tạo kết nối mạnh mẽ với các trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học công nghệ để trở thành động lực, mục tiêu của sự phát triển bền vững.





Source link

Cùng chủ đề

Dự án giải cứu kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất phải lùi tiến độ

TPO - Do vướng mặt bằng, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (kết nối nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất) buộc phải lùi thời gian thông xe sang đến tháng 2/2025, thay vì cuối năm nay. TPO - Do vướng mặt bằng, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (kết nối nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất) buộc phải lùi thời gian thông xe...

Cận cảnh khu ‘đất vàng’ xây Tháp Hùng Vương

TPO - UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý chủ trương nghiên cứu xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực chợ trung tâm cũ, TP Việt Trì. TPO - UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý chủ trương nghiên cứu xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực chợ trung tâm cũ, TP Việt Trì. Ngày 7/11, ông Phan Trọng Tấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ký...

Chương trình MTQG 1719: “Đòn bẩy” cho vùng khó ở Thanh Hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành "đòn bẩy", góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo...

Nâng giá trị và thương hiệu sản phẩm cá khô

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 10 xã ven biển, đảo thuộc các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành, thành phố Hà Tiên và Phú Quốc - nơi có các làng nghề truyền thống làm khô cá biển, khô mực, tôm khô. Trong số đó, có những làng nghề phát triển hơn 100 năm với thương hiệu nổi tiếng như cá khô xã Tiên Hải, tôm khô Kiên Lương, cá khô xã Nam Du, Lại Sơn và An Sơn…...

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. Ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng hình thành nhiều tuyến phố không sử dụng tiền mặt

Một trong những nỗ lực của chính quyền thành phố Ðà Nẵng nhằm tạo thuận lợi cho người dân, du khách trong giao dịch không cần sử dụng tiền mặt là đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch. Thanh toán trực tuyến bằng quét mã QR, sử dụng ví điện tử tại nhiều tuyến phố du lịch, hệ thống chợ đã mang lại rất nhiều thuận tiện cho người dân, du khách. Mới đây, phố đi bộ và...

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tổ chức KFHI Hàn Quốc và Tổ hợp Samsung...

– Chiều 17/8, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tổ chức KFHI Hàn Quốc và Tổ hợp Samsung Việt Nam do ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam làm Trưởng đoàn. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và UBND thành phố Lạng Sơn. Đồng chí...

Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh tại Sở Xây dựng

– Ngày 17/8, Tổ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh do lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh giao tại Sở Xây dựng. Đồng chí Tổ trưởng tổ công tác phát biểu tại buổi kiểm tra Theo báo cáo của Sở Xây dựng, ngay từ đầu năm 2023 lãnh đạo sở đã tập trung chỉ đạo cán...

Khuyến cáo khách du lịch trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Dự báo lượng khách du lịch sẽ tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 sắp tới. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch khi sử dụng các dịch vụ du lịch, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có một số khuyến cáo đối với khách du lịch. Cụ thể, khách du lịch cần tìm hiểu kỹ các thông tin về các gói du lịch đặc biệt...

BHXH tỉnh: Triển khai thực hiện dự toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

– Ngày 16/8, BHXH tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện dự toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (KCB BHYT) theo quyết định số 877/QĐ-TTg, ngày 20/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán chi KCB BHYT năm 2023. Các đại biểu dự hội nghị Dự hội nghị có ban lãnh đạo BHXH tỉnh; Sở Y tế; lãnh đạo, phòng nghiệp vụ của các cơ sở KCB; lãnh đạo BHXH...

Bài đọc nhiều

Những nguyên nhân khiến ô tô mất lái và cách xử lý an toàn

 Ô tô mất lái là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, vậy đâu là nguyên nhân và xử lý thế nào cho an toàn? Xe mất lái là hiện tượng tài xế mất khả năng kiểm soát xe. Đa phần hiện tượng ô tô mất lái xảy ra đột ngột và bất ngờ khiến người lái không kịp phản ứng hoặc rất khó xử lý. Xe ô tô mất lái chính là một...

Chợ phiên Pà Cò giữa núi rừng Tây Bắc

Được họp mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật, chợ phiên Pà Cò (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình) không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là điểm gặp gỡ, kết bạn, giao lưu văn hóa của đồng bào người Mông ở 3 xã Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu) và Loóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Các gian hàng ở chợ phiên Pà Cò khá đơn giản, chỉ...

The Economist: Giáo dục Việt Nam nằm trong nhóm tốt nhất thế giới

Theo The Economist, học sinh Việt Nam được học trong một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, phản ánh qua thành tích xuất sắc trong các cuộc đánh giá quốc tế về đọc, toán và khoa học. (Ảnh minh họa: Hữu Chí/TTXVN) Tờ The Economist của Anh vừa có bài viết khen ngợi hệ thống giáo dục Việt Nam, đề cao giá trị của giáo dục trong nước và năng lực giáo viên tốt. Theo bài báo,...

Mỹ công bố Chiến lược tiêu chuẩn quốc gia

“Chiến lược tiêu chuẩn quốc gia của Chính phủ Mỹ cho công nghệ quan trọng và mới nổi (CET) cam kết tăng cường hỗ trợ của chính phủ Mỹ đối với hệ thống tiêu chuẩn do khu vực tư nhân dẫn đầu và kêu gọi sự liên kết của hệ thống này với Chiến lược tiêu chuẩn Mỹ do Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ (ANSI) xuất bản”. Các tiêu chuẩn công nghệ đã trở thành công cụ quyền...

Trước 10/8, ban hành 2 thông tư làm căn cứ xây dựng Đề án Vị trí việc làm

Trước ngày 10/8, các bộ, ngành phải hoàn tất việc ban hành 2 thông tư làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc rà soát, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh việc ban hành 2 thông tư nhằm nâng cao tính minh bạch cùng chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ,...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn nghề làm ngói âm dương Bắc Sơn

Nghề làm ngói âm dương Bắc Sơn là một di sản văn hóa quý báu, mang đậm bản sắc của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, trước sự phát triển của các vật liệu xây dựng hiện đại, nghề truyền thống này đang đối mặt với nhiều thách thức. Quá trình làm ngói âm dương hoàn toàn thủ công, đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người thợ. Việc bảo tồn nghề này đồng nghĩa với việc gìn giữ...

Cụm di tích Ải Chi Lăng – ghi dấu những trang vàng hiển hách của dân tộc

Ải Chi Lăng, một bức tường thành vững chãi nằm giữa lòng đất Lạng Sơn, đã từng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đến Ải Chi Lăng, bạn sẽ được khám phá “Bảo tàng lịch sử ngoài trời lớn nhất” với 52 điểm di tích, trong đó có 46 điểm còn nguyên vẹn và 6 điểm đã bị mất. Điểm đến này đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt và...

Gìn giữ và bảo tồn trò chơi Gà đất của dân tộc Tày – Nùng

Trò chơi gà đất là một di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc Tày - Nùng, Lạng Sơn. Để trò chơi này không bị mai một và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ sau, chúng ta cần có những giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả. Việc bảo tồn và phát huy trò chơi gà đất không chỉ là bảo tồn một nét văn hóa độc đáo mà còn là góp...

Ải Chi Lăng – bức tường thành phía Bắc Tổ quốc

Ải Chi Lăng vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Nơi mà ai đi qua dường như cũng thấy những câu thơ trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vang lên hào sảng: " Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu..." Chi Lăng vẫn đó, Mã Yên vẫn đây và mảnh đất này qua bao...

Đà Nẵng hình thành nhiều tuyến phố không sử dụng tiền mặt

Một trong những nỗ lực của chính quyền thành phố Ðà Nẵng nhằm tạo thuận lợi cho người dân, du khách trong giao dịch không cần sử dụng tiền mặt là đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch. Thanh toán trực tuyến bằng quét mã QR, sử dụng ví điện tử tại nhiều tuyến phố du lịch, hệ thống chợ đã mang lại rất nhiều thuận tiện cho người dân, du khách. Mới đây, phố đi bộ và...

Mới nhất

Ông Trump đã chọn được người làm Ngoại trưởng Mỹ?

Reuters vừa dẫn một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Dù ông Trump nổi tiếng là người hay đổi ý vào phút chót, nhưng ông dường như đã đưa ra quyết định này hôm 11.11, (giờ Mỹ), theo một số nguồn tin tiết lộ...

Cứu sống bệnh nhi Campuchia bị bệnh tim hiếm gặp

Ngày 12/11, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi người Campuchia bị màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng. ...

“Người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng, uy tín thương hiệu hàng Việt Nam”

Điều tra của VCCI cho thấy năm 2023, có 63,3% doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa và dịch vụ đầu vào của các doanh nghiệp Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với 12,4% của năm 2010.   Cách tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Việt Nam đã bài bản, hiệu quả hơn. Vì vậy, người tiêu dùng trong...

Thủ thuật vay tài sản và biến hình lãi suất của đa cấp tài chính GFDI

Xây dựng mô hình kinh doanh đa cấp tài chính, Công ty GFDI dùng những chiêu trò gì để lách luật, né tránh các cơ quan chức năng? ...

Mới nhất