lan tỏa nét đẹp văn hóa trong mỗi cán bộ, công chức

0
31
#image_title


Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” thu hút sự quan tâm của các cán bộ, công chức quận Thanh Xuân. Đặc biệt, các cán bộ, công chức quận bày tỏ mong muốn Chỉ thị đi vào cuộc sống, qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nội.

Trưởng Ban Dân vận Quận ủy Thanh Xuân Bùi Thu Trang:

Phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ dân vận

Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU; Kế hoạch số 175-KH/QU ngày 01/3/2024 của Quận uỷ Thanh Xuân về “Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, nhằm hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tinh thần yêu nước, tự lực tự cường, đoàn kết, trung thực, nhân nghĩa, sống và làm việc theo pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô, đất nước; hệ thống dân vận từ quận đến cơ sở đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự thống nhất mạnh mẽ trong tư tưởng, nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Trong thời gian qua, công tác dân vận của quận tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong vận động, giữ gìn, lan tỏa và bồi đắp thêm nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. Ngay khi có Chỉ thị 30-CT/TU, Ban Dân vận Quận ủy đã cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị số 30-CT/TU, Kế hoạch số 175-KH/QU thông qua việc xây dựng và triển khai các Kế hoạch, Chương trình công tác dân vận năm; đặc biệt thông qua triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Trưởng Ban Dân vận Quận ủy Thanh Xuân Bùi Thu Trang
Trưởng Ban Dân vận Quận ủy Thanh Xuân Bùi Thu Trang

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn quận đã có 325 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” được đăng ký ở cả 3 cấp (thành phố, quận, cơ sở); trong đó có 154 mô hình trong lĩnh vực văn hóa – xã hội. Các mô hình “Dân vận khéo” của quận hướng tới xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, thực hiện tốt 2 bộ quy tắc ứng xử của Thành phố… gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển văn hóa, văn minh đô thị góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng trên địa bàn quận trong nhiều năm qua.

Phát huy phương pháp vận động Nhân dân “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, người cán bộ làm công tác dân vận ở cơ sở, đứng đầu là Bí thư chi bộ, Tổ trưởng Tổ Dân vận luôn tiên phong phát huy vai trò nêu gương của người cán bộ, đảng viên trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tiên phong trong việc xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực văn hóa – xã hội đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm của cộng đồng như: mô hình “Khéo trong vận động xây dựng mô hình tổ dân phố 5 không” của Tổ dân phố số 17, phường Khương Mai; mô hình “3 không, 3 biết” về thực hiện cải cách hành chính tại bộ phận 1 cửa của UBND phường Thanh Xuân Nam được Ban Dân vận Thành ủy lựa chọn để giới thiệu trong cuốn sách “Dân vận khéo trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; điển hình Chủ tịch Hội người khuyết tật Nguyễn Thị Thúy Ngân với mô hình “Khéo trong vận động các đơn vị, tổ chức và cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, người khuyết tật khó khăn, tạo điều kiện để người khuyết tật trẻ có cơ hội được học nghề, có việc làm ổn định cuộc sống” được Ban Thường vụ Thành ủy khen thưởng…

Việc nêu gương của người cán bộ dân vận cơ sở đã tạo sự lan toả xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh từ quận đến khu dân cư, tổ dân phố và mỗi người dân trên địa bàn, củng cố lòng tin yêu của Nhân dân, xây dựng Đảng bộ Thành phố Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân) Nguyễn Hoàng Điệp:

Lan tỏa các giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội

Chỉ thị số 30-CT/TU nêu rõ: lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long – Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa ẩm thực

Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Nam Nguyễn Hoàng Điệp  
Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Nam Nguyễn Hoàng Điệp  

Các thế hệ người Hà Nội luôn tự hào với giá trị truyền thống, quan tâm xây dựng và hoàn thiện nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thông qua cách ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa con người với con người.

Chỉ thị đã thể hiện rõ tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật để phân tích, chỉ ra những điểm còn hạn chế. Đồng thời, đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp căn cơ, bài bản, khoa học, sát với thực tiễn, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới.

Bên cạnh những nhận xét có tính khái quát cao về những biểu hiện chưa thanh lịch, thiếu văn minh của người Hà Nội, trong Chỉ thị 30, Ban Thường vụ Thành ủy đã nêu rõ: trong nhận thức, một số cấp ủy Đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu còn xem nhẹ giá trị văn hóa, giá trị con người Hà Nội trong phát triển mọi mặt đời sống xã hội; còn thiên về các giá trị kinh tế, chưa chú ý tới nhân tố văn hóa và con người trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dẫn đến tình trạng phá vỡ không gian kiến trúc, xâm hại di sản văn hóa, biến dạng cảnh quan đô thị và nông thôn.

Chỉ thị 30 của Ban Thường vụ Thành uỷ đã đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp căn cơ, bài bản, khoa học, sát với thực tiễn; là kết quả tiếp thu góp ý, là sản phẩm trí tuệ của các cấp, các ngành, các chuyên gia, nhà khoa học và người dân Thủ đô.

Đặc biệt, Chỉ thị cũng chỉ rõ nội dung “Xây dựng và gương mẫu thực hành văn hóa lãnh đạo, quản lý, văn hóa liêm chính để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu trở thành tấm gương chuẩn mực trong ứng xử, phát ngôn, giao tiếp tại công sở, gia đình, nơi cư trú và nơi công cộng”; “Xây dựng môi trường văn hóa công sở đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, nhân văn”…

Việc ban hành Chỉ thị 30 với cách thức triển khai đồng bộ, quyết liệt, tinh thần hành động tâm huyết, thực chất, Ban Thường vụ Thành ủy đã và đang thể hiện rõ ý chí khát vọng hiện thực hóa Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội toàn phường Thanh Xuân Nam tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu.

Thứ nhất, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Mỗi công dân trên địa bàn phường trong sinh hoạt, hoạt động đầu tư, thương mại, dịch vụ… cần giữ gìn, có văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, thể hiện sự lịch lãm, tinh tế, thân thiện, hiếu khách, ứng xử văn minh, luôn đề cao lòng tự trọng, gìn giữ và lan tỏa chữ “tín” với các đối tác trong và ngoài nước; kiên trì xây dựng người Hà Nội cao về trí tuệ, đẹp về nhân cách, xứng đáng là người dân Thủ đô, làm cho Hà Nội trở thành một “đô thị đáng sống”.

Thứ hai, xây dựng và gương mẫu thực hành văn hóa lãnh đạo, quản lý, văn hóa liêm chính để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu trở thành tấm gương chuẩn mực trong ứng xử, phát ngôn, giao tiếp tại công sở, gia đình, nơi cư trú và nơi công cộng; có sức cảm hóa, tập hợp, truyền cảm hứng, cổ vũ đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân.

Thứ ba, xây dựng môi trường ăn hóa công sở đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, nhân văn. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nêu gương trong giao tiếp, ứng xử, tận tâm phục vụ Nhân dân, trong thực thi công vụ, mẫu mực trong gia đình và cộng đồng nơi cư trú, góp phần lan tỏa các giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội; thực hiện tốt nếp sống văn hóa nơi công sở gắn với xây dựng văn hóa tổ chức, cơ quan, đơn vị…

Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Nhân Chính Lưu Ngọc Minh phát biểu ý kiến tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân
Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Nhân Chính Lưu Ngọc Minh phát biểu ý kiến tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân

Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) Lưu Ngọc Minh

 Xây dựng môi trường đô thị, văn minh; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân

Sau khi Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU, thực hiện hướng dẫn của MTTQ quận Thanh Xuân tại Kế hoạch số 47/KH- MTTQ- BTT, ngày 14/3/2024 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, phường Nhân Chính đã thực hiện công tác tuyên truyền trên trang fanpage của Ủy ban MTTQ phường, các kênh zalo của khu dân cư, tổ dân phố, qua tổ chức Hội nghị đại biểu Nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.

Trong thời gian qua, việc xây dựng đời sống văn hóa tại phường Nhân Chính ngày càng đi vào thực chất, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Trong đo, đầu năm 2024, phường Nhân Chính đã tổ chức 26 hội nghị tổ dân phố, 1 hội nghị cấp phường “Bàn về xây dựng đời sống văn hóa”, thu hút hơn 2.000 người tham dự.

Đáng chú ý là việc tiếp tục duy trì 36 mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư; năm 2024 tiếp tục nhân rộng 3 mô hình và xây dựng mới 4 mô hình tại 18/18 khu dân cư, đó là: mô hình “Chung cư mini đảm bảo an toàn PCCC”; mô hình “Xóa nghèo bền vững”, mô hình “Khu dân cư không nợ đọng thuế”, mô hình “Chung cư văn hóa”.

Cái hay và cũng là cái được lớn nhất khi xây dựng các mô hình tự quản chính là việc phát huy được tính chủ động, tích cực, tính tự quản, sáng tạo của mỗi khu dân cư, mỗi người, mỗi gia đình để tạo thành sức mạnh to lớn, động lực phát triển ở khu dân cư. Mỗi mô hình một mục đích, tiêu chí riêng nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là xây dựng môi trường đô thị, văn minh.

Và để các mô hình có tính lâu dài, bền vững, có vai trò quan trọng trong cộng đồng dân cư, MTTQ phường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, họp bàn phân tích tình hình, định hướng các khu dân cư lựa chọn phù hợp với từng địa bàn đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có tính khả thi. Qua đánh giá, các mô hình đã và đang phát huy hiệu quả, nhất là trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, PCCC.  



Nguồn