Trang chủKinh tếNông nghiệpLan tỏa chương trình gửi tiết kiệm vì người nghèo

Lan tỏa chương trình gửi tiết kiệm vì người nghèo


Hầu hết các hộ vay vốn ưu đãi trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Điều đó là nhờ NHCSXH huyện thường xuyên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của TTK&VV, trong đó có việc vận động hộ vay gửi tiền tiết kiệm thông qua TTK&VV nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có và quen dần với hoạt động tín dụng tài chính, góp phần giảm nghèo bền vững.

Gửi tiết kiệm vì người nghèo

Tạo được thói quen, ý thức tiết kiệm

Chỉ với 5.000 – 10.000 đồng, nhiều hộ nghèo vẫn có thể tham gia tiền gửi tiết kiệm hàng tháng, chương trình tín dụng đặc biệt này đang được NHCSXH huyện Kỳ Anh triển khai có hiệu quả. Thời gian trước, không ít hộ dân ở thôn Châu Long, xã Kỳ Châu nhiều năm liền luôn sống trong cảnh đói nghèo. Nguyên nhân có nhiều, trong đó một phần còn do người dân không có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Từ khi được tiếp cận với vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, cuộc sống của người dân đã thay đổi nhiều.

TTK&VV thôn Châu Long được thành lập trên tinh thần tự nguyện, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau giữa các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Hiện nay, TTK&VV thôn Châu Long có 48 tổ viên thực hiện 7 chương trình tín dụng chính sách với dư nợ trên 2,3 tỷ đồng, các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ trả lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn.

Chương trình gửi tiết kiệm vì người nghèo thu hút nhiều hộ vay vốn ở huyện Kỳ Anh tham gia
Chương trình gửi tiết kiệm vì người nghèo thu hút nhiều hộ vay vốn ở huyện Kỳ Anh tham gia

Bà Dương Thị Dung – Tổ trưởng TTK&VV thôn Châu Long chia sẻ: “Trong những lần sinh hoạt tổ chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền cho bà con về ý nghĩa của vốn vay ưu đãi và việc tham gia gửi tiền tiết kiệm, qua đó đã tạo thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có giúp mọi người có thể chủ động hơn trong cuộc sống. Gửi tiền tiết kiệm đã trở thành nền nếp trong hoạt động của tổ, có hộ mỗi tháng gửi đến 1 triệu đồng tiền tiết kiệm, còn theo quy ước của tổ là 50 nghìn đồng/tháng”.

Gia đình chị Vũ Thị Tương ở thôn Châu Long, xã Kỳ Châu luôn thực hiện tốt nghĩa vụ trả lãi và gửi tiền tiết kiệm thông qua TTK&VV. Do điều kiện gia đình còn khó khăn, năm 2019, gia đình được chính quyền địa phương và NHCSXH huyện cho vay 50 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo, tạo điều kiện vươn lên có cuộc sống ổn định. Cũng như vậy, với ý thức dành dụm và tích lũy, 48 tổ viên TTK&VV thôn Châu Long do bà Dương Thị Dung làm Tổ trưởng đều đã tham gia gửi tiền tiết kiệm.

Tạo nguồn vốn giảm nghèo bền vững

Ông Trần Công An – Chủ tịch UBND xã Kỳ Châu cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã có 305 hộ còn dư nợ tại 8 TTK&VV. Mới đầu, nhiều người cũng băn khoăn về sự hiệu quả của chương trình nhưng khi được sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng, mỗi thành viên tham gia vay vốn đều gửi tiền tiết kiệm. Dần thấy hiệu quả, nên bà con ngày càng tích cực tham gia. Hiện nay số dư tiền gửi tiết kiệm thông qua TTK&VV ở xã Kỳ Châu đạt 1.023 triệu đồng”. Đến nay, 100% xã trên huyện Kỳ Anh đều thực hiện tốt chương trình gửi tiền tiết kiệm thông qua TTK&VV. Chị Nguyễn Thị Hoa ở thôn Phúc Độ, xã Kỳ Thượng vay vốn 70 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo từ NHCSXH huyện cho biết: “Được Tổ trưởng Tổ tiết kiệm tuyên truyền và vận động, hướng dẫn, tôi đã tham gia gửi tiền tiết kiệm tại tổ với số tiền 150.000 đồng/tháng. Sau hơn 2 năm, tôi đã tiết kiệm được số tiền hơn 4 triệu đồng, nguồn vốn tiết kiệm sẽ giúp tôi giảm nhẹ gánh nặng trong việc trả nợ gốc và lãi”.

Theo Giám đốc NHCSXH huyện Kỳ Anh Phạm Anh Đức, việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua TTK&VV được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Để triển khai, NHCSXH huyện đã quán triệt mục đích huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính; đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương. Đến nay, toàn huyện đã huy động được gần 33 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm thông qua TTK&VV.

Có thể thấy, người dân đã từng bước tạo thói quen tiết kiệm gắn với trách nhiệm và hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thực hiện ngày càng tốt mục tiêu mở rộng nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện. Thời gian tới, NHCSXH huyện sẽ tích cực tuyên truyền, phổ biến các chính sách mới liên quan đến việc gửi tiền tiết kiệm; nhất là huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo, hộ cận nghèo, nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động tín dụng.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/lan-toa-chuong-trinh-gui-tiet-kiem-vi-nguoi-ngheo-152365.html

Cùng chủ đề

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục...

Sơn Dương (Tuyên Quanng): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quanng) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Bảo tồn và phát huy văn hoá tạo đòn bẩy để phát triển du lịch

Những năm gần đây, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) luôn nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, hình thành nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Trong 2 ngày 17 và 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình điểm “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành thuế: Chuyển đổi tư duy quản lý sang phục vụ, hỗ trợ

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 do Tổng cục Thuế tổ chức ngày 19/12. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại hội nghị Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết tổng thu ngân sách...

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống. Cần đa dạng hóa tín dụng nông thôn Chiếm lĩnh thị trường tín dụng nông thôn, đẩy lùi tín dụng đen Theo...

Vốn Agribank giúp doanh nghiệp vươn tầm quốc tế

Với sứ mệnh là NHTM Nhà nước hàng đầu, Agribank đã không ngừng khẳng định vai trò tiên phong trong việc cung cấp nguồn vốn, tạo động lực cho doanh nghiệp Việt phát triển bền vững và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Bệ phóng nâng tầm nông sản Việt Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), một biểu tượng của ngành nông...

Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, có 6 đơn vị hành chính, bao gồm: Phường Bắc Hồng, phường Nam Hồng, phường Đậu Liêu, phường Đức Thuận, phường Trung Lương và xã Thuận Lộc, với tổng diện tích 5.897,3 ha, dân số trung bình năm 2023 là 40.412 người; mật độ dân số trung bình là 685 người/km2. Hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Quế Phong...

Tiềm năng lớn trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ

Mười một tháng năm 2024, thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 1/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, cho thấy mối quan hệ kinh tế, thương mại song phương này đặc biệt quan trọng. Trong khi đó, dư địa trong tương lai còn rất lớn trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, thương mại, hợp tác trên các lĩnh vực mới như công nghệ, bán dẫn, trí tuệ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Ngọt giòn cải làn Tân Liên

Sản phẩm OCOP 3 sao “Rau cải làn Tân Liên” của Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Tân Liên (thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, người dân thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang tất bật trồng gối vụ, chăm sóc và thu hoạch...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Mới nhất

Hơn 1.400 giáo viên tham dự chương trình tập huấn AI

NDO - Đại học RMIT Việt Nam triển khai tập huấn miễn phí cho giáo viên trên cả nước trong khuôn khổ sáng kiến của trường nhằm hỗ trợ người làm công tác giáo dục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh trong các hoạt động dạy và học....

Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Hiểm họa từ CBRN Theo ông Bùi Thế Nghị - Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất - Cục Hoá...

Điện Quang báo lỗ, ông Hồ Quỳnh Hưng không còn là người đại diện pháp luật

Ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện Quang, không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. Người thay thế là ông Trần Quốc Toản. ...

Bệnh viện Thanh Nhàn ký kết hợp tác với Bệnh viện đa khoa Thanh Trì

Theo thỏa thuận hợp tác, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện đa khoa Thanh Trì sẽ cùng phối hợp trong việc chuyển giao kỹ thuật; đào tạo, tập huấn chuyên môn và nghiên cứu khoa học; công tác hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn; hỗ trợ nhân lực trực tiếp tham gia khám chữa bệnh tại Bệnh...

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội...

Mới nhất