Trang chủChính trịNgoại giaoLàn gió biến tham vọng thành hiện thực hay chỉ là một...

Làn gió biến tham vọng thành hiện thực hay chỉ là một ‘giấc mộng đêm hè’?

Chuyến công du đầu tiên sau 14 năm tới Trung Á của một Thủ tướng Đức đã để lại nhiều lời hứa, nhưng ​​sẽ cần một chặng đường dài phía trước để những lời hứa này đơm hoa kết trái.

Từ trái sang: Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev. (Nguồn: Orda)
Từ trái sang: Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev. (Nguồn: Orda)

Chuyến thăm tới Kazakhstan và Uzbekistan của Thủ tướng Đức Olaf Scholz từ ngày 15-17/9 đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trên phạm vi toàn cầu.

Một mặt, việc người đứng đầu chính phủ Đức lần đầu tiên thăm các nước này trong 14 năm qua tạo nên sự thay đổi lịch sử trong quan hệ giữa Berlin và các nước Trung Á, đồng thời dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ chung giữa Liên minh châu Âu (EU) và khu vực.

Mặt khác, những bình luận của Tổng thống Kazakhstan Tokayev về việc quân đội Nga được coi là “bất khả chiến bại” có thể chỉ ra sự thiếu quan tâm của Astana đến việc tiếp tục hợp tác với Đức và EU.

Bất chấp sự mơ hồ về kết quả chung của các cuộc họp giữa Thủ tướng Scholz với những nhà lãnh đạo các nước Trung Á, điều có thể nói chắc chắn là năng lượng tái tạo đã trở thành chủ đề đứng đầu chương trình nghị sự trong chuyến thăm này.

Thảo luận về nguyên liệu thô quan trọng và hydro xanh chiếm ưu thế trong các cuộc gặp ở Astana và Samarkand, ám chỉ đến quan niệm rằng Trung Á là một trong những đối tác chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đức nói riêng và châu Âu nói chung.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét mức độ thực tế của những tham vọng này, mối quan hệ đối tác nào được mong đợi và những thách thức nào có thể xảy ra trong quá trình hợp tác.

Cơ hội để quan hệ đối tác Z5+1 phát triển mạnh mẽ

Lâu nay, Berlin không phải là đối tác xa lạ với các lĩnh vực liên quan đến năng lượng xanh của Trung Á. Đức là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập phương pháp tiếp cận C5+1 (hay Z5+1 trong tiếng Đức) ở Trung Á, tập hợp 5 nước trong khu vực (gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan) để đối thoại. Quốc gia Tây Âu này đã xây dựng hợp tác với Trung Á dựa trên phương pháp tiếp cận của EU, bắt đầu vào tháng 11/2022, khi liên minh 27 quốc gia thành viên và Kazakhstan ký kết quan hệ đối tác chiến lược về hydro xanh và nguyên liệu thô quan trọng.

Tiếp theo, vào tháng 7/2023, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng Kazakhstan Alikhan Smailov đã triển khai các quy trình khoan thử nghiệm đầu tiên tại một nhà máy sản xuất hydro xanh lớn ở quận Karakiya thuộc vùng Mangystau.

Các dự án hydro xanh đã được thỏa thuận với các công ty Đức, chẳng hạn như Svevind (công ty ký thỏa thuận đầu tư với Kazakhstan cho sáng kiến ​​hydro xanh trị giá hơn 50 tỷ USD vào tháng 10/2022), là một phần của dự án Hyrasia One do Svevind khởi xướng.

Trong khi đó, Uzbekistan thực hiện quy trình hơi khác một chút khi họ tìm kiếm đối tác tại Đức có thể cung cấp hỗ trợ đầu tư cho các dự án quy mô nhỏ. Cụ thể, vào tháng 5/2024, Tổ chức đầu tư Đức đã cam kết hỗ trợ tập đoàn năng lượng ACWA Power phát triển một nhà máy điện hydro xanh tại tỉnh Bukhara của Uzbekistan, với khoản vay 25 triệu USD.

Nguyên liệu thô quan trọng cũng là lĩnh vực Đức đã theo đuổi ở Trung Á trong những năm trước. Tháng 9/2023, công ty khai thác HMS Bergenbau của Đức đã công bố kế hoạch trị giá 700 triệu USD nhằm khai thác lithium ở Đông Kazakhstan. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa thành công và tới nay không đưa ra đề xuất phát triển nào khác.

Trong khi đó, đối với các quốc gia Trung Á còn lại, không thấy bất kỳ sự quan tâm nào từ phía Berlin về năng lượng, mặc dù họ rất giàu nguyên liệu thô quan trọng.

Cách tiếp cận của Đức ở Trung Á chắc chắn là đầy hứa hẹn và kịp thời, trong bối cảnh quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu thô quan trọng, cũng như nguồn cung cấp hydro xanh. Berlin đang háo hức phục hồi ngành công nghiệp, và việc này sẽ cần các nguyên liệu đã nói ở trên, cũng như hydro xanh.

Tầm quan trọng của hydro có thể được củng cố bởi thực tế là nó được sử dụng làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp hóa chất, phân bón, và cả hai lĩnh vực này đều có tầm quan trọng tối cao đối với Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, và ở mức độ ít quan trọng hơn đối với Kyrgyzstan và Tajikistan.

Trở ngại và thách thức

Mặc dù những điều đã đề cập ở trên ủng hộ tuyên bố rằng chuyến thăm của Thủ tướng Scholz là kịp thời cho quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển kinh tế xanh ở châu Âu và Trung Á, nhưng đồng thời, kế hoạch vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể.

Đức đặt cược vào năng lượng xanh ở Trung Á: Làn gió biến tham vọng thành hiện thực hay chỉ là một ‘giấc mộng đêm hè’?
Năng lượng tái tạo, hydro xanh trở thành chủ đề đứng đầu chương trình nghị sự trong chuyến thăm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Trung Á, tháng 9/2024. (Nguồn: Getty Images)

Thách thức đầu tiên và quan trọng nhất là thiếu đầu tư. Dự án năng lượng xanh Hyrasia One cần nguồn tài chính 50 tỷ USD và hiện tại không có nhà đầu tư nào tỏ ra quan tâm. Trong khi đó, theo kế hoạch, các nhà phát triển dự án ​​sẽ điều chỉnh số tiền đầu tư cần thiết vào năm 2026, làm nổi bật bản chất không chắc chắn của nỗ lực này.

Tương tự, đối với Uzbekistan, tham vọng đặt ra quá cao khi hướng tới một nhà máy hydro xanh công suất 27GW, trong khi tổng số tiền các nhà đầu tư Đức có thể cam kết chỉ đủ cho một dự án quy mô nhỏ khoảng 30MW. Hiện vẫn chưa rõ nguồn tài chính sẽ lấy từ đâu và cần có sự cam kết từ các tổ chức tài chính châu Âu nếu muốn đạt được bất kỳ tiến triển nào.

Xét đến xu hướng toàn cầu, trong khi chỉ có 5% dự án hydro xanh có thể nhận được khoản đầu tư toàn diện cho phát triển, thì mức độ tin tưởng vào việc hoàn thiện các sáng kiến ​​nói trên là khá thấp. Điều này cũng được nhấn mạnh bởi thực tế là, trong số tất cả các thỏa thuận trị giá 6,3 tỷ USD đã được ký kết giữa Kazakhstan và Đức, chỉ có một Biên bản ghi nhớ về hợp tác khoa học về hydro xanh là có liên quan.

Thách thức thứ hai ​​sẽ xuất hiện từ các khuôn khổ của EU nhằm vào thẩm định doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội và môi trường, chẳng hạn như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và Chỉ thị thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD). Các công ty hoạt động tại châu Phi đã báo cáo rằng, những khuôn khổ của EU dự kiến ​​sẽ dẫn đến khoản lỗ 25 tỷ USD ở lục địa này.

Và nếu liên minh mở rộng sự hiện diện đầu tư tại Trung Á, đồng thời áp dụng các khuôn khổ trên, thì dự kiến khoản lỗ cũng sẽ tương tự. Thậm chí có thể gây nên sự bất mãn đối với gánh nặng hành chính mà các quy định này gây ra.

Cuối cùng, một thách thức lớn đã được chứng minh là tính bao trùm và sự tham gia của tất cả các quốc gia Trung Á. Ví dụ, Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon đã đề xuất sự tham gia của các thực thể Đức vào những dự án thủy điện tại Tajikistan.

Mặt khác, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án năng lượng và giảm tình trạng thiếu năng lượng trong khu vực, trong khi Tổng thống Turkmenistan là đại biểu ít tham gia nhất trong các cuộc thảo luận này, với sự hợp tác của Ashgabat với các bên liên quan ở châu Âu vẫn ở các dự án quy mô nhỏ.

Cách tiếp cận phân mảnh của Berlin ở Trung Á có thể dẫn đến sự phân mảnh về quan điểm của các quốc gia Trung Á đối với EU và sẽ khiến chiến lược tổng thể phải chịu sự hỗn loạn về địa chính trị.

Hơn nữa, các quốc gia Trung Á nằm trong số những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng như nhà máy thủy điện, điện hạt nhân, phương tiện di chuyển thông minh/xanh sẽ giúp họ giảm thiểu tác động của môi trường và có khả năng xuất khẩu năng lượng xanh. Đức có thể là đối tác mạnh mẽ cung cấp chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực này.

Nhìn chung, chuyến thăm Kazakhstan và Uzbekistan của Thủ tướng Scholz chắc chắn đã làm dấy lên kỳ vọng về quá trình chuyển đổi năng lượng, cho cả Trung Á và châu Âu. Các dự án đầy tham vọng có thể định hình lại ngành năng lượng ở Astana và Tashkent, đồng thời đưa 2 quốc gia Trung Á này thành các nước xuất khẩu chiến lược các nguyên liệu thô quan trọng và hydro xanh.

Tuy nhiên, để những tham vọng này trở thành hiện thực, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Khoảng cách đầu tư hiện tại quá lớn và có một số cách để khắc phục điều này.

Là một phần của quá trình chuyển đổi sang thế giới đa cực, Đức phải tìm kiếm các mối quan hệ đối tác. Những mối quan hệ này có thể đến thông qua một quỹ đầu tư của EU cho Trung Á hoặc, trong bối cảnh kinh tế trì trệ ở châu Âu, Berlin có thể hợp tác với các bên đang hoạt động trong khu vực, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc – những đối tác chia sẻ lợi ích về hydro xanh và nguyên liệu thô quan trọng, để thành lập các liên doanh đầu tư chung.

Một vấn đề khác nảy sinh là gánh nặng do CBAM và CSDDD gây ra cho nền kinh tế. Berlin nên khởi xướng cuộc đối thoại tại Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu về các bản sửa đổi giúp duy trì lợi ích bảo vệ môi trường và tầm quan trọng của thẩm định doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu các trở ngại về mặt pháp lý và gánh nặng hành chính.

Cuối cùng, chuyến công du của Thủ tướng Scholz được cho là thiếu cách tiếp cận bao trùm đối với tất cả các quốc gia Trung Á. Trong khi đó, các quốc gia nhỏ hơn, như Tajikistan và Kyrgyzstan, về cơ bản cần có chuyên môn, khoa học và kỹ thuật để giảm tác động tiêu cực của môi trường. Để hạn chế nguy cơ phân mảnh trong quan hệ Z5+1, cần có một chương trình nghị sự toàn diện và bao trùm hơn.

Tóm lại, chuyến thăm đầu tiên sau 14 năm tới Trung Á của một Thủ tướng Đức đã để lại nhiều lời hứa, nhưng ​​sẽ còn một chặng đường dài phía trước để những lời hứa này đơm hoa kết trái.





Nguồn: https://baoquocte.vn/duc-dat-cuoc-vao-nang-luong-xanh-o-trung-a-lan-gio-bien-tham-vong-thanh-hien-thuc-hay-chi-la-mot-giac-mong-dem-he-288519.html

Cùng chủ đề

Điện năng lượng tái tạo sẽ được phát triển như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Luật Điện lực (sửa đổi) lần này đã bổ sung một nội dung hoàn toàn mới là phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới. ...

Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạo

Sau cuộc họp của Chính phủ nhằm gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo, điều các nhà đầu tư và các bên liên quan đang chờ đợi là các văn bản hướng dẫn cụ thể. Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạoSau cuộc họp của Chính phủ nhằm gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo, điều các nhà đầu tư và các bên liên quan đang...

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, những bước tiến quan trọng

Việt Nam đứng trước những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Để giải quyết bài toán này, Diễn đàn "Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa diễn ra, thu hút đông đảo chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp tham gia thảo luận sôi nổi về tương lai năng...

‘Kho trữ điện khổng lồ’ lớn nhất thế giới được đầu tư giữa sa mạc

Dự án pin khổng lồ ở sa mạc Atacama dự kiến tạo ra khoảng 5,5 TWh năng lượng hàng năm, giúp giảm khoảng 1,4 triệu tấn CO2. Dự án này vừa nhận thêm khoản tài trợ bổ sung từ các tập đoàn đầu tư lớn. Công ty Grenergy của Tây Ban Nha hôm 17/12 công bố đã ký kết khoản tài trợ bổ sung trị giá 299 triệu USD cho dự án Oasis de Atacama ở miền bắc Chile. Đây...

Loạt chính sách ưu đãi mới với ‘nguồn điện trời cho’ có gì hấp dẫn?

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó đề xuất hàng loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các dự án này. Tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất các dự án nguồn điện mặt trời và điện gió có hệ thống lưu trữ điện và có đấu nối với hệ thống điện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Liên minh Dân chủ xã hội Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng, cam kết ổn định nền kinh tế sau khi nổi lên trở thành đảng lớn nhất Iceland trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Prudential cùng hành trình 5 năm nâng cao ý thức an toàn giao thông tại Việt Nam

Vừa qua, chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” của Prudential đã diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, đánh dấu cho sự mở dầu của hàng loạt hoạt động kỷ niệm 5 năm triển khai dự án tại Việt Nam.

Sức mạnh, bản lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) là một hành trình đầy tự hào.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Cùng chuyên mục

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Fed đau đầu “dè chừng” loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đặt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách gây tranh cãi.

Ngoại giao văn hóa: 2024 là năm “bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu Trung Quốc về các vấn đề Việt Nam, khẳng định năm 2024 là "một năm bội...

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở...

Xu hướng du lịch tình nguyện

Những ngày cuối năm, khi miền núi phía Bắc chìm trong sương lạnh và giá buốt, nhiều hoạt động thiện nguyện dành cho người nghèo và các vùng khó khăn lại được triển khai sôi nổi. Làm từ thiện là việc đáng quý, nhưng thực tế cho thấy nhiều vùng sâu, vùng xa đã đổi thay một cách căn...

Phụ nữ tỉnh An Giang hướng về biển đảo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực

Sáng 22/12, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang do bà Nguyễn Thị Quyến, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành...

UAV “Made in Vietnam” tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

UAV dân sự và những công nghệ cho tương lai ...

Đặc sắc lễ hội cam, bưởi ở Bắc Giang

TPO - Ngày 21 và 22/12, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tổ chức lễ hội cam, bưởi với nhiều gian trưng bày hoa quả bắt mắt đến từ các xã, thị trấn và hợp tác xã trên địa bàn, thu hút hàng nghìn người dân đến xem. TPO - Ngày 21 và 22/12, huyện Lục Ngạn,...

Mới nhất