Powered by Techcity

Xin một nhành đỏ mãi ở trong tim


Cô giáo Trần Thị Kim Ngân là một giáo viên dạy môn Lịch sử, gắn bó cả cuộc đời với nghề dạy học. Thời gian cuối trước khi nghỉ hưu, chị là ThS Sử học, Phó Trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Lâm Đồng. Cô giáo dạy Sử, gắn bó với sự nghiệp giáo dục, mang tâm hồn thơ ca gần đây đã cho ra mắt một tập thơ có tên Ta ngồi gom tuổi cũ (NXB Văn học, 2024). 





 

Đọc xong tập thơ Ta ngồi gom tuổi cũ của tác giả Trần Thị Kim Ngân, ta cũng như lạc vào thế giới cảm xúc của chị. Hoài niệm về một thời chưa cũ, nuối tiếc thời gian nghiệt ngã trôi đi một thời hoa mộng, trăn trở với những nỗi niềm riêng, nỗi niềm nhân thế, thăm thẳm cô đơn nhưng cũng tràn trề niềm hy vọng… đó là những gì được thể hiện qua gần năm chục bài thơ được in trong tập.

Ý thức được thời gian như “bóng câu” trôi qua vùn vụt mà tuổi trẻ thì như mùa xuân đẹp và tràn đầy hy vọng, vì vậy với một trái tim mong manh và nhạy cảm, một cảm thức như là sự nuối tiếc thời gian xuyên suốt qua nhiều bài thơ: “Những tháng ngày dắt díu qua mau/ Tim yêu thương không kịp cùng nhịp bước/ Hối hả niềm tháng Ba về phía trước” (Tự khúc); “Mùa xuân rồi cũng qua rất mau/ Cành đào đã không còn phơi nụ/ Cánh hồng tàn nhẹ rơi trên lối cũ/ Thời gian cứ thản nhiên trôi/ Mùa nối mùa đi về phía xa xôi” (Tháng Ba); hay “Đi qua những mùa oải hương/ Thiên đường nhuộm một màu biêng biếc tím/ Nhịp thời gian, giọt cà phê đằm lịm/ Rơi xuống chiều vội vã tháng năm trôi” (Nhớ oải hương). 

Như ý thức được quy luật của thời gian, yêu và tin vào cuộc sống, người thơ đã sống trọn tình với những cung bậc cảm xúc, gom góp yêu thương, niềm vui cho cuộc sống: “Nhưng lúc này ta vẫn vẹn đắm say/ Niềm hạnh phúc mỗi ngày là có thật/ Em cất giữ niềm yêu như vị mật/ Gửi ngọt ngào nơi anh với yêu thương” (Tin ở hoa hồng); “Có một niềm vui/ Mỏng manh quanh đây/ Đọng trên môi nụ cười hy vọng/ Một ngày quanh phố rộn ràng” (Mong manh). Người thơ đã vượt lên nỗi buồn để trọn niềm vui sống: “Thả giọt buồn xuống biển lúc bình minh/ Khóc cười mãi giữa yêu thương ngây ngất/ Lòng thầm hát một khúc ca rất thật/ Gửi ban mai niềm nhớ phủ quanh người” (Biển bình minh). 

Nhưng thời gian thì vẫn vậy, cứ vô tình trôi đi một cách đầy nghiệt ngã. Dù có lạc quan vui sống bao nhiêu thì “cái tuổi nó đuổi xuân đi”, cái mộng mơ hồn nhiên dần phai nhạt dẫu cho lòng người muốn níu kéo bao nhiêu: “Thảng thốt giật mình trở lại tuổi năm mươi/ Gom buồn vui lấp trăm ngàn vụn vỡ/ Ngày nối đêm rồi thương nối nhớ/ Sóng nối bờ sóng lại trở khơi xa” (Biển bình minh); “Gói những hoàng hôn trong sắc nắng chiều/ Chợt nhận ra ta không còn trẻ nữa/ Chẳng lời nguyện nào từ mùa xưa cũ/ Chỉ nỗi nhớ dài đổ về phía mùa đông” (Khúc giao mùa). 

Như là một quy luật của tạo hóa, người thơ dường đã nhận thức được quy luật đấy để dù có tiếc nuối, vẫn trải lòng đón nhận sự chuyển động vần xoay của trời đất. Thơ của Trần Thị Kim Ngân có nhiều bài về cảm xúc tháng Ba, về tháng Mười heo may rồi nhiều bài viết về mùa đông. Cảm xúc trào dâng khi thời gian trôi, với chị dường như muốn trải nghiệm cái muôn màu của thời gian mùa hạ, mùa thu, mùa đông hơn là cứ ca tụng mãi mùa xuân: “Năm tháng đã phủ dày mái tóc/ Tháng Ba đến rồi đi xé ngang tờ lịch bóc/ Chẳng lỗi hẹn bao giờ mà vẫn trọn bâng khuâng” (Tháng Ba); “Tháng Ba về người ơi có biết không/ Môi hát mãi khúc tình ca mùa cũ/ Cất trong nhau những nồng nàn cho đủ/ Thả vào chiều diệu vợi tháng Ba tôi” (Khúc tình ca mùa cũ). Và đây là tháng Mười của chị: “Tháng Mười rải xuống con đường/ Cho ta nhặt hết vấn vương một đời/ Giọt mưa ướt cả nụ cười/ Tay đan sưởi ấm tháng Mười heo may (Tháng Mười heo may). Còn mùa đông trong thơ Trần Thị Kim Ngân thì: “Tôi cầm mùa đông trên tay/ Heo may quấn đầy tóc rối/ Đã qua tháng ngày nông nổi/ Vẫn mênh mang mỗi đông kề” (Tình khúc mùa đông); hay: “Cho một ngày bừng tỉnh những hoang mê/ Gom tàn lá cháy những chiều vụng dại/ Thắp lửa ấm sưởi ngày đông tê tái/ Đời chậm trôi trong màu nắng quỳ vàng (Tự khúc mùa đông); “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa ngang qua/ Cơn gió mỏng cũng mang màu đỏ lửa/ Kỷ niệm ngày đông cháy bên hồ loang nước/ Trôi miên man dịu mát tận đáy lòng” (Kỷ niệm rơi). 

Thơ Trần Thị Kim Ngân giàu suy tưởng, man mác buồn với những nỗi nhớ liên tưởng theo thời gian hoang hoải mà đằm sâu trong ký ức. Chị mượn cơn mưa để nói hộ lòng mình: “Cứ rơi đi bên thềm nhiều hoa trắng/ Đã khác ngày xưa dù lòng trĩu nặng/ Buồn vui tôi gom cất tận đáy lòng/ Mùa theo mùa năm tháng vẫn đi rong” (Thơ tình ngày mưa). Nhiều khi đối diện với nỗi buồn diệu vợi: “Đêm vời vợi trôi dài như tiếng thở/ Giấc mơ chẳng về ôm ấp hoang mang/ Kiếm tìm gì trong muôn nỗi đa mang/ Đôi bàn tay trở phía nào cũng thiếu/ Trọ buồn vui vào xênh xang diệu vợi” (Tiếng đêm). Và có nỗi buồn nào hơn bằng nỗi chia xa, dẫu biết rồi không tránh khỏi xoay vần của tạo hóa: “Rồi chúng ta cũng thành phế tích/ Của một ai đó hay chính cõi đời này/ Thời gian vẽ hình hài chính nó/ Lên rong rêu và đất phủ tàn tro” (Phế tích); “Chẳng phải vui buồn cũng chẳng cuốn si mê/ Đời chênh vênh ta chia nhau bước vội/ Dẫu mai này không còn về chung lối/ Ngã rẽ nào cũng mặn tái vành môi” (Nắng hoàng hôn). 

Trần Thị Kim Ngân cứ viết hồn nhiên khi cảm xúc đến, chị chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một nhà thơ nhưng thơ chị có nhiều tứ lạ và mới, được kết cấu gọn, chặt chẽ, có nhiều từ và câu hay găm vào cảm xúc và trí nhớ người đọc.

Tạo hóa xoay vần, đất trời, cỏ cây luôn thay đổi, lòng người cũng biến chuyển theo thời gian. Không buồn sao được, nhất là người có trái tim thi sĩ, nhạy cảm trước cuộc đời vốn dĩ rất mong manh. Nhưng thơ Trần Thị Kim Ngân không chỉ có những man mác nỗi niềm mà còn có nhiều tin yêu và hy vọng. Trái tim nhân hậu của chị đã gửi vào những vần thơ niềm vui sống, khát khao sống và gieo niềm tin, hy vọng cho cuộc đời: “Cầm trên tay những được mất đã qua/ Nhẹ nụ cười tiếng chim vờn biển biếc/ Vẫn sẽ hát tình ca không nuối tiếc” (Biển bình minh); hay: “Ngày nối ngày đêm tối nối bình minh/ Ta nối đời mình bằng yêu thương như đã/ Nắng vẫn vàng mưa vẫn rơi trên lá/ Nối buồn vui ta sống trọn một đời” (Khúc giao mùa); Và hơn nữa: “Xuân đang về người ơi có biết không/ Bao thao thiết trao những ngày đông giá/ Hoa đua nở ven dặm dài quen lạ/ Xin một nhành đỏ mãi ở trong tim” (Sắc nhớ).





Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202411/xin-mot-nhanh-do-mai-o-trong-tim-fcd30df/

Cùng chủ đề

Lạc Dương: Đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với đại diện các tầng lớp Nhân dân

(LĐ online) - Sáng 14/11, Huyện ủy Lạc Dương tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với đại diện các tầng lớp Nhân dân và Bí thư Chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa huyện năm 2024. Đồng chí Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí thư Huyện ủy Lạc Dương phát biểu khai mạc hội nghị Hội nghị với sự chủ trì của các đồng chí: Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí...

Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Phạm Thị Phúc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Đạ Huoai

(LĐ online) - Sáng 14/11, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), đồng chí Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Phước Dũng (xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai). Đồng chí Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng cùng...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Xuân Sơn, xã Xuân...

(LĐ online) - Ngày 14/11, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S trao tặng bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng của khối đại đoàn kết cho khu dân cư thôn Xuân Sơn Cùng dự có đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Lạt và xã...

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái kiểm tra công tác chuẩn bị sáp nhập 3 huyện phía Nam

(LĐ online) - Sáng 14/11, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái đã đi kiểm tra một số công trình, trụ sở tại địa bàn huyện Đạ Tẻh để chuẩn bị cho công tác sáp nhập 3 huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên thành huyện Đạ Huoai sắp tới. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái kiểm tra hồ Đạ Tẻh, nơi dự kiến lập quy hoạch Khu đô thị du lịch sinh thái hồ Đạ Tẻh Tại hồ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Đơn Dương

(LĐ online) - Sáng 14/11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn 2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thôn 2, xã Đạ Ròn  Cùng tham dự còn có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh,...

Cùng tác giả

Lạc Dương: Đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với đại diện các tầng lớp Nhân dân

(LĐ online) - Sáng 14/11, Huyện ủy Lạc Dương tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với đại diện các tầng lớp Nhân dân và Bí thư Chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa huyện năm 2024. Đồng chí Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí thư Huyện ủy Lạc Dương phát biểu khai mạc hội nghị Hội nghị với sự chủ trì của các đồng chí: Trần Thị Chúc Quỳnh - Bí...

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024, cơ quan này đã công bố đề xuất hoãn thực thi Quy định chống phá rừng. Theo dự kiến mới, quy định này sẽ bắt đầu thực thi vào...

Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Phạm Thị Phúc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Đạ Huoai

(LĐ online) - Sáng 14/11, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), đồng chí Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Phước Dũng (xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai). Đồng chí Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng cùng...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Xuân Sơn, xã Xuân...

(LĐ online) - Ngày 14/11, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S trao tặng bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng của khối đại đoàn kết cho khu dân cư thôn Xuân Sơn Cùng dự có đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Lạt và xã...

Hướng tới xã hội tiết kiệm – xã hội của kỷ nguyên vươn mình

Phát huy tinh thần “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi,” toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực xây dựng và phát huy những giá trị tốt đẹp trong nền văn hóa Việt Nam, đề cao vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu “xây dựng...

Cùng chuyên mục

Đưa vẻ đẹp văn hóa các dân tộc Lâm Đồng đến Ấn Độ

Những ngày qua, trong muôn màu âm sắc ca múa nhạc, những tích trò diễn xướng dân gian của cư dân miền đất văn minh sông Hằng ở Ấn Độ xa xôi, Đoàn Nghệ thuật dân tộc Nam Tây Nguyên (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng) đã vượt chặng đường dài góp một âm điệu độc đáo, riêng biệt. Chương trình biểu diễn của đoàn tại lễ hội được đón nhận nồng nhiệt Lần đầu tiên, các nghệ...

Những vai diễn thú vị

Minh họa: Phan Nhân Buổi sáng đầu tuần ở lớp Bốp có một không khí lạ. Trên bàn giáo viên là bình hoa súng tím cắm đơn giản từ bàn tay cô bé nhút nhát không dám để lại tên mình, chỉ để lại dòng chữ viết vội trên tờ giấy: “Đây là những bông hoa đẹp nhất trong hồ súng gần nhà con sáng nay, con tặng cô”. Nét chữ ấy, dù viết vội, cô vẫn nhận ra ngay...

Chợt nhớ lời thầy xưa

Trải qua gian khổ đắng cay Giật mình chợt nhớ lời thầy khi xưa "Mỗi người góp một hạt mưa Đã rơi xuống đất tưới mùa lên xanh"... Thầy ơi! Vất vả loanh quanh Lời thầy đã thấm đất lành hồn con Cây đời dẫu có héo hon Cũng vươn những búp lá non gọi mầm Thầy đem từng hạt mưa xuân Tưới cây nhân nghĩa vô ngần tốt tươi Con là một hạt mưa rơi Cũng xin góp nỗi đầy vơi trong lòng Cuộc đời như một dòng sông Thầy như...

KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11: Ghi dấu ân tình

“Thời gian qua, mùa thu nay có khác Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sâu Nghĩa thầy cô một đời không trả hết Dẫu đời con qua biết mấy nhịp cầu”. Tháng 11 về khiến lòng người ấm áp bởi những kỷ niệm xưa cũ. Tháng 11 có Ngày Nhà giáo Việt Nam, một dịp đặc biệt trong năm, để chúng ta dừng lại, ngẫm nghĩ và tri ân những người thầy, người cô đã dành cả tâm huyết cho sự nghiệp...

KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11: Nhớ ơn thầy cũ, trường xưa

Đại tá, TS Lê Trần Hiềng, người bạn thân của tôi thời cầm súng nay đã nghỉ hưu ở Phan Thiết. Nhân sắp đến Ngày Hiến chương nhà giáo cũng là ngày mất của thầy Lê Văn Hộ một liệt sĩ thời bình, qua zalo, anh mời một số bạn bè có chung dòng chảy từ La Gi, Bảo Lộc, Đà Lạt về Phan Thiết dự lễ tri ân người thầy mà ngày ấy là thần tượng của chúng...

Đã có 32 tập đoàn, doanh nghiệp tài trợ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – năm 2024

(LĐ online) - Chiều 13/11, đồng chí Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì các cuộc họp Ban vận động tài trợ và Ban lễ tân - hậu cần Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – năm 2024. Cùng dự có đại diện các sở, ban, ngành là thành viên của hai ban. Quang cảnh cuộc họp Theo báo các của các đơn vị thành viên, đến nay công tác lễ tân - hậu cần đã dần...

Đồng bào DTTS Tà Nung đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, xã Tà Nung (TP Đà Lạt) luôn chú trọng nâng cao đời sống tinh thần cho người dân thông qua việc triển khai hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Những nỗ lực này không chỉ vun đắp tinh thần đoàn kết, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS)...

Hoàn thiện kịch bản chương trình khai mạc, bế mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X

(LĐ online) - Chiều 12/11, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X đã chủ trì cuộc họp nghe kịch bản tổng thể chương trình khai mạc, bế mạc Festival Hoa Đà Lạt năm 2024. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, TP Đà Lạt, thành viên Ban Tổ chức lễ hội. Quang cảnh cuộc họp Trải qua 5 lần chỉnh sửa, góp ý công...

Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’: 90 tác phẩm được trao giải

Ban Chỉ đạo, Hội đồng sơ khảo và chung khảo Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024 đã nghiêm túc, trách nhiệm và công tâm trong quá trình chỉ đạo, tổ chức chấm, thảo luận đi đến thống nhất lựa chọn 90 tác phẩm thuộc 5 loại hình báo chí: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí để trao 5 Giải A; 14...

Điều chỉnh Kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – năm 2024

(LĐ online) - Ngày 11/11, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi các sở, ngành, địa phương về việc thống nhất điều chỉnh một số nội dung Kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024. Theo đó, UBND tỉnh thống nhất thay đổi thời gian tổ chức Chương trình Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 từ ngày 6/12/2024 sang ngày 5/12/2024. Festival hoa Đà Lạt năm 2022 Thay đổi thời gian tổ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất