Powered by Techcity

Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên phát triển vươn tầm


Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: Với thế và lực đã tích luỹ được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.





 

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam có nhiều thời kỳ phát triển hết sức rực rỡ, nhưng có lẽ chưa bao giờ phong độ của đất nước, vị trí của dân tộc lại được khẳng định mạnh mẽ như bây giờ. Công cuộc đổi mới trong gần 40 năm qua đã đạt được những thành tựu rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân t. Cùng với thắng lợi của công cuộc đổi mới, trong những năm qua, chúng ta thực hiện hội nhập cả về bề rộng, chiều sâu và tầm cao với hầu hết các nước trên khắp năm châu bốn biển, đã trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện với 8 quốc gia hàng đầu thế giới. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Rõ ràng, chặng đường vừa qua là chặng đường rất đỗi vinh quang, chúng ta đã thực hiện được bước chuyển vươn tầm đất nước. Thực tế càng chứng tỏ đường lối Đổi mới và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế là hết sức đúng đắn, cần được tiếp tục thực hiện tốt hơn. Đổi mới và mở cửa là hai nhiệm vụ chiến lược thực hiện mục tiêu chung là phát triển đất nước; là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết thúc đẩy lẫn nhau; là hai yếu tố tạo ra động lực cho dân tộc Việt Nam bứt lên, vươn mình. Đổi mới là quá trình tự gạt bỏ và tháo dỡ những cản trở, tổ chức lại xã hội, giải phóng mọi năng lực, động viên và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng để tạo ra nội lực cũng như sự thông thoáng bên trong. Mở cửa hội nhập là sự vươn xa, tiếp thu và chắt lọc cái đẹp, cái hay của nhân loại để làm đẹp cho mình, biến cái chưa thể thành có thể, nhân lên những sức mạnh đang có, tiếp thu những nguồn lực mới vô cùng phong phú trên cơ sở “biết người, biết mình” hơn.

Nhưng tầm vóc của công cuộc đổi mới và sự hội nhập càng lớn bao nhiêu thì những vấn đề chúng ta cần giải quyết càng khó khăn, phức tạp bấy nhiêu. Đổi mới là một quá trình tự giác rất cao, là sự sáng tạo không ngừng; chỉ cần thiếu tự giác hoặc thiếu sáng tạo là cả sự nghiệp bị ngưng đọng, bị mất đi cái mới, trở thành cằn cỗi, cũ kỹ, lạc hậu. Mở cửa và hội nhập cũng rất cần ý chí và nghị lực, vì đó thực chất là một cuộc đua tranh quyết liệt, là quá trình tác động ảnh hưởng lẫn nhau, tuỳ thuộc vào nhau và cả chuyển hoá lẫn nhau. Với nhãn quan chính trị khách quan và khoa học, nhìn nhận bối cảnh thế giới và trong nước, Đảng ta đã chỉ rõ trên chặng đường đi tới, chúng ta sẽ gặp không ít những khó khăn, thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp không thể xem thường. Đó là:

Vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế. Trong cuộc hội nhập và đua tranh với thế giới, chúng ta thấy rõ một thực tế là nước ta vẫn có thể bị tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này biểu hiện ở một số điểm: 1) Chúng ta vào “đường đua” trong điều kiện xuất phát điểm thấp, thể hiện ở cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn yếu kém, trình độ khoa học – công nghệ và trình độ dân trí chưa cao, năng suất lao động xã hội thấp, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. 2) Thời gian có phần đi sau nhiều nước. Chúng ta thực hiện đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong khi nhiều nước đã vượt qua giai đoạn này. 3) Môi trường cạnh tranh về vốn và kỹ thuật đối với các nước đang phát triển rất gay gắt, quyết liệt. Nước nào cũng muốn tìm mọi lợi thế để thu hút đầu tư từ các nước phát triển nên đều phải chấp nhận thua thiệt nhất định.

Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Chúng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường có mặt tích cực là thúc đẩy và giải phóng mọi năng lực sản xuất xã hội, kích thích sản xuất và lưu thông hàng hoá, cải tiến kỹ thuật. Tuy nhiên, cơ chế thị trường như con ngựa bất kham, tự phát dẫn tới những hiện tượng tiêu cực như phân hoá giàu nghèo, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền…, có thể gây ra đảo lộn lớn đối với kinh tế – xã hội. Vì vậy, phải tìm mọi biện pháp để vừa tận dụng và phát huy mặt tích cực, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế mặt tiêu cực của nó.

Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và tệ quan liêu. Đây là những vấn đề rất nhức nhối đối với xã hội. Tệ quan liêu dẫn tới việc cán bộ, cơ quan nhà nước xa dân, không hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, và vì thế mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữa Nhà nước với dân rất dễ bị ảnh hưởng. Nạn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí xói mòn cả sức mạnh vật chất và tinh thần của quốc gia, làm giảm niềm tin của nhân dân với Nhà nước và với Đảng. Để tiến hành đổi mới đất nước một cách có hiệu quả, Đảng ta và nhân dân ta kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và tệ quan liêu.

Âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Hiện nay chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Trong khi bè bạn xa gần rất có thiện cảm và tích cực giúp đỡ Việt Nam xây dựng đất nước, thì vẫn có những thế lực muốn tiếp tục chống phá nước ta. Nhân dân ta đoàn kết với tất cả mọi tầng lớp nhân dân thế giới, nhưng cũng kiên quyết đấu tranh chống những hành động thù địch cản trở con đường đi tới của mình.





 

Những khó khăn, thách thức nêu trên quả là to lớn. Tuy nhiên, trên hành trình đổi mới đất nước, Việt Nam cũng đang đứng trước những vận hội mới, những thuận lợi cơ bản. Đó là:

Một không gian mới. Không gian mới của thế giới là không gian mở phong phú và đa dạng sắc thái. Các mâu thuẫn cơ bản của thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, hình thức biểu hiện có phần quyết liệt hơn như chiến tranh, xung đột nhưng cộng đồng quốc tế vẫn có những nét tương đồng. Sự gần nhau về lợi ích giữa những bộ phận khác nhau của thế giới cộng với sự nhận thức trách nhiệm của toàn thế giới trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu đã trở thành yếu tố thuận lợi và tích cực cho không khí hợp tác, đối thoại.

Xu hướng mới. Cùng với xu hướng đa cực hoá trật tự thế giới, xu hướng liên kết khu vực, xu hướng các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, xu hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh trong điều kiện cùng tồn tại hoà bình…, thế giới ngày càng đi sâu vào quá trình toàn cầu hoá nhiều mặt đời sống, đặc biệt là về mặt kinh tế. Chưa bao giờ sự phát triển kinh tế ở một bộ phận của thế giới lại ảnh hưởng lớn lao và trực tiếp đến như vậy đối với các bộ phận khác của thế giới. Hợp tác và phân công lao động quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại. Trình độ hợp tác và phân công lao động, chuyên môn hoá ngày càng cao. Tình hình đó tạo cơ hội lớn để các nước có thể tìm kiếm những khả năng tham gia quá trình hợp tác, phân công quốc tế.

Bối cảnh mới của khu vực. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhất là vòng cung Đông Á – Thái Bình Dương, là khu vực đang phát triển năng động và sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Quan hệ giữa Việt Nam với tất cả các nước trong và ngoài khu vực đều có bước phát triển mới, là điều kiện rất thuận lợi cho công cuộc đổi mới và kỳ vọng phát triển của nước ta.

Cùng với những thời cơ và thuận lợi mới do tình hình quốc tế đem lại, Việt Nam đã có sẵn những vốn cơ bản là đã tạo ra thế mới, lực mới và gia tốc mới. Thế mới và lực mới là tổng hoà của những thành tựu rất to lớn, rất quan trọng của công cuộc đổi mới; là kết quả đầy ngoạn mục của việc mở rộng và hội nhập với tổng hợp lực ở cả bên trong và bên ngoài, tạo đà cho sự tăng tốc phát triển đất nước. Thế mới, lực mới và gia tốc mới của Việt Nam càng được củng cố vì Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng trí tuệ và được cả dân tộc tin yêu, có đường lối đúng đắn, đoàn kết nhất trí; nhân dân Việt Nam cần cù, thông minh, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh và ý chí cách mạng kiên cường, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; tiềm năng và lợi thế về điều kiện địa – kinh tế, tài nguyên thiên thiên; đặc biệt là lợi thế về nguồn lao động dồi dào, có trình độ văn hoá tương đối cao. Đó là những yếu tố rất cơ bản đem lại nguồn lực quan trọng cho đất nước ta.

Nắm chắc tình hình nói trên, Đảng ta xác định mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản là: tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy sức mạnh văn hoá, con người và khối đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, phát triển nhanh, bền vững đất nước; phấn đấu đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đó là những tiền đề vững chắc để đất nước tiến vào kỷ nguyên mới vươn tầm, một Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH.

Thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ to lớn đó là một bước tiến mới trên con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đây thực sự là bước chuyển cách mạng mạnh mẽ và sâu sắc để đất nước có thể vươn lên ngang tầm của thế giới.

Thứ nhất, phát triển kinh tế hoàn thành những mục tiêu quan trọng.

Chính sách đối với các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước ta nhằm giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân. Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng; xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn; thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp của các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội; tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, khai thác triệt để vai trò tích cực đi đôi với khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường; giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Thực tiễn ngày càng chứng tỏ rằng, sản xuất hàng hoá không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển chung của văn minh nhân loại, tồn tại khách quan và cần thiết cho công cuộc xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đối với kinh tế thị trường nước ta, thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch. Kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng; thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức kinh doanh. Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị kinh tế, nhằm phát huy tác động tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, kế hoạch, cơ chế chính sách, các công cụ đòn bẩy kinh tế và bằng lực lượng vật chất của khu vực kinh tế nhà nước. Nhà nước thực hiện tốt các chức năng: định hướng sự phát triển; trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; thiết lập một khuôn khổ luật pháp thống nhất, có hệ thống chính sách phù hợp để tạo môi trường ổn định và động lực phát triển, tạo điều kiện cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt; khắc phục, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội.

Thứ hai, chăm lo các vấn đề văn hoá, xã hội.

Đảng ta xác định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời là mục tiêu của CNXH. Nhiệm vụ trọng tâm của văn hoá là góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp có bản lĩnh vững vàng. Mọi mặt hoạt động của lĩnh vực văn hoá là nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời có sự tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Trong khi mở cửa quan hệ với bên ngoài, luôn thực hiện phương châm “hội nhập nhưng không hoà tan” – mở cửa nhưng không đánh mất mình, kiên quyết chống văn hoá lai căng, độc hại.

Hệ thống chính sách xã hội mà chúng ta đang thực hiện và tiếp tục hoàn thiện dựa trên cơ sở những quan điểm lớn của Đảng; tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất và khâu phân phối kết quả sản xuất, cũng như ở việc tạo công ăn việc làm, điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa. Vấn đề quan trọng đang đặt ra đối với công tác xã hội là chống tội phạm, chống tham nhũng, buôn lậu, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tìm đúng nguyên nhân từng tệ nạn; thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính và pháp luật để phòng, chống có hiệu quả.

Thứ ba, phát huy dân chủ XHCN và xây dựng Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

Xây dựng nền dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển xã hội, thể hiện mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên, công chức thực sự là công bộc của nhân dân. Mọi chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều thể hiện ý chí, lợi ích chính đáng của nhân dân, của quốc gia, của dân tộc.

Chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Quyền lực của Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức XHCN. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Thứ tư, xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới.

Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đội tiên phong chiến đấu dày dạn kinh nghiệm của giai cấp công nhân đồng thời cũng là của cả dân tộc, đại biểu trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tập hợp trong đội ngũ của mình hàng triệu người con của dân tộc, gắn bó với nhân dân – là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Để đảm nhiệm được nhiệm vụ to lớn trong giai đoạn mới, Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình, khắc phục các khuyết điểm, các biểu hiện tiêu cực và yếu kém; thực sự là Đảng trí tuệ, Đảng của niềm tin, Đảng là đạo đức văn minh, xứng đáng với vị trí và vai trò mà dân tộc và đất nước giao phó.

Bối cảnh đặc biệt của thế giới và trong nước vừa tạo cho công cuộc đổi mới của Việt Nam những triển vọng mới đầy hứa hẹn, vừa đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức to lớn và nặng nề. Thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau và cùng tác động tới chiều hướng phát triển đất nước. Vấn đề là phải chủ động nắm bắt thời cơ, tích cực tham gia quá trình hợp tác, phân công lao động quốc tế, phát huy lợi thế có sẵn và tìm lợi thế so sánh để vươn lên, phát triển nhanh và vững chắc, tận dụng thế và lực đã có, tạo ra thế và lực mới; đồng thời luôn luôn tỉnh táo, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ, kể cả nguy cơ mới nảy sinh, bảo đảm cho sự phát triển ổn định và đúng hướng.

Xuất phát từ tình hình như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, đã có đủ sức lực và trí tuệ để tiến bước cùng thế giới, tiến cùng thời đại, nhất định thực hiện được mục tiêu hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh vững bước đi lên CNXH.

(Theo tuyengiao.vn)





Nguồn: http://baolamdong.vn/chinh-tri/202411/viet-nam-vung-buoc-vao-ky-nguyen-phat-trien-vuon-tam-c93265f/

Cùng chủ đề

Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ – Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết...

Tọa đàm Âm nhạc truyền tải thông điệp Phật giáo lan toả giá trị hoà bình

(LĐ online) - Nằm trong chương trình hợp tác thực hiện 4 đề án “Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản” bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp tổ chứcTọa đàm Âm nhạc trong việc truyền tải thông điệp Phật giáo lan toả giá trị hoà bình. Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Trưởng ban...

Vinh danh 44 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc

(LĐ online) - Chiều 16/11, tại TP Đà Lạt, 44 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất trong minh bạch thông tin năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ trao giải Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết (VLCA) lần thứ 17 năm 2024. Ban tổ chức trao giải cho các doanh nghiệp TOP 10 Báo cáo thường niên tốt nhất  Cuộc bình chọn do Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà...

Đoàn công tác huyện Hướng Hoá thăm và làm việc tại huyện Di Linh

(LĐ online) - Sáng 16/11, đoàn công tác của huyện Hướng Hoá (tỉnh Quảng Trị) do đồng chí Trần Bình Thuận - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại huyện Di Linh. Đoàn công tác huyện Hướng Hoá tặng quà các đồng chí lãnh đạo huyện Di Linh Đồng chí K’Broi – Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Di Linh cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo UBND...

Chương trình âm nhạc Phật giáo với chủ đề Sáng đạo trong đời

(LĐ online) - Đêm 15/11, tại Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng đã diễn ra Chương trình âm nhạc Phật giáo với chủ đề Sáng đạo trong đời do Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp cùng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng tổ chức.  Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao thư cảm ơn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức đêm...

Cùng tác giả

Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ – Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết...

Tọa đàm Âm nhạc truyền tải thông điệp Phật giáo lan toả giá trị hoà bình

(LĐ online) - Nằm trong chương trình hợp tác thực hiện 4 đề án “Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản” bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp tổ chứcTọa đàm Âm nhạc trong việc truyền tải thông điệp Phật giáo lan toả giá trị hoà bình. Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Trưởng ban...

Vinh danh 44 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc

(LĐ online) - Chiều 16/11, tại TP Đà Lạt, 44 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất trong minh bạch thông tin năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ trao giải Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết (VLCA) lần thứ 17 năm 2024. Ban tổ chức trao giải cho các doanh nghiệp TOP 10 Báo cáo thường niên tốt nhất  Cuộc bình chọn do Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà...

Đoàn công tác huyện Hướng Hoá thăm và làm việc tại huyện Di Linh

(LĐ online) - Sáng 16/11, đoàn công tác của huyện Hướng Hoá (tỉnh Quảng Trị) do đồng chí Trần Bình Thuận - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại huyện Di Linh. Đoàn công tác huyện Hướng Hoá tặng quà các đồng chí lãnh đạo huyện Di Linh Đồng chí K’Broi – Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Di Linh cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo UBND...

Chương trình âm nhạc Phật giáo với chủ đề Sáng đạo trong đời

(LĐ online) - Đêm 15/11, tại Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng đã diễn ra Chương trình âm nhạc Phật giáo với chủ đề Sáng đạo trong đời do Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp cùng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng tổ chức.  Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao thư cảm ơn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức đêm...

Cùng chuyên mục

Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ – Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết...

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Lâm Hà

(LĐ online) - Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 16/11, đồng chí Trương Văn Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Nhân dân thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà. Đồng chí Trương Văn Tùng trao bức ảnh Bác Hồ và Bác Tôn và Bằng công...

Độc đáo liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái

Toàn cảnh lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái. (Ảnh: MH) Liên hoan đã thu hút 15 đoàn đến từ các tỉnh, thành phố. Đây là một trong những điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động được tổ chức Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái là hoạt...

Bí thư Thành ủy Đà Lạt Đặng Đức Hiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Trạm Hành

(LĐ online) - Sáng 16/11, đồng chí Đặng Đức Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đà Lạt đã đến dự và chung vui cùng bà con Nhân dân thôn Trạm Hành 2, xã Trạm Hành tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024). Các đại biểu tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn...

Nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề đại đoàn kết dân tộc

(LĐ online) - Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định “đoàn kết” là giá trị cốt lõi, “đại đoàn kết toàn dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ấy vậy mà, các thế lực thù địch, phản động lại...

Ohmi Cơ Ho – Cà phê của “Tình anh em”

Trải nghiệm quy trình trồng, chế biến cà phê sạch và mô hình cà phê đặc trưng của phụ nữ đồng bào Cơ Ho tại xã Đinh Trang Hoà, huyện Di Linh, Lâm Đồng. ...

Khu vực Hà Nội và Phú Thọ cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (16/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ giá đi ngang trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Lào Cai và Ninh Bình có giá thấp nhất khu vực, đang giao dịch tại mức 62.000 đồng/kg. TP. Hà Nội và Phú Thọ có giá 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình;...

Hoa dã quỳ nở rộ phủ vàng ngoại thành Đà Lạt, du khách mê mẩn

Hoa dã quỳ bung nở làm các cung đường ở ngoại thành Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) trở nên vàng rực, khiến người dân và du khách mê mẩn. Dã quỳ còn gọi là cúc quỳ, sơn quỳ thuộc họ cúc, là loài hoa dại mọc ven đường, lưng chừng đồi núi, khi nở có màu vàng đậm. Mùa hoa dã quỳ bắt đầu vào khoảng cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 hằng năm. Hiện tại, hoa dã quỳ đang...

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh và Bí thư Thành ủy Bảo Lộc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

(LĐ online) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 15/11, đồng chí Hoàng Liên – Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và đồng chí Tôn Thiện Đồng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tổ dân phố 3A, phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc. Đồng chí Tôn Thiện Đồng...

Bảo Lộc: Bế giảng, trao bằng Sơ cấp lý luận chính trị khóa 2 cho 113 học viên

(LĐ online) - Sáng 15/11, Trung tâm Chính trị TP Bảo Lộc đã tổ chức Lễ bế giảng Lớp Sơ cấp lý luận chính trị khóa 2, năm 2024. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Bảo Lộc Nghiêm Xuân Đức trao khen thưởng cho các học viên đạt thành tích xuất sắc Lớp Sơ cấp lý luận chính trị khóa 2, được tổ chức từ ngày 28/9 đến ngày 15/11, với số lượng 113 học viên là giáo viên,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất