Powered by Techcity

Văn hóa gia đình trong hôn nhân mẫu hệ của người Churu


Là một trong 54 dân tộc anh em, người Churu có dân số 24.000 người, cư trú chủ yếu ở Lâm Đồng (97%) tại các xã Đà Loan, Ninh Loan, Tà Hine, Tà Năng, Đạ Quyn (Đức Trọng); xã Tu Tra, Pró, Ka Đơn, Lạc Lâm, Lạc Xuân (Đơn Dương). Một phần nhỏ chưa đến 1.000 người cư trú ở các xã Phan Sơn, Phan Lâm huyện Bắc Bình – Bình Thuận, giáp ranh với Lâm Đồng.





Những nét đẹp văn hóa trong hôn nhân mẫu hệ của người Churu được gìn giữ
Những nét đẹp văn hóa trong hôn nhân mẫu hệ của người Churu được gìn giữ

Người Churu định canh định cư và làm ruộng từ lâu đời, thực hiện hôn nhân một vợ một chồng. Gia đình theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân; sau hôn lễ, người con trai về ở bên nhà vợ; con cái sinh ra mang họ mẹ; gia tài, ruộng vườn được truyền cho con gái.

Kể từ lúc mẹ cô gái trùm chiếc khăn thổ cẩm trắng lên đầu cô dâu, chú rể trong lễ cưới như một sự gắn kết trăm năm; giây phút thiêng liêng đó đánh dấu họ chính thức trở thành vợ chồng. Họ cùng lắng nghe hai bên cha mẹ, dòng họ dặn dò, răn dạy về đạo nghĩa vợ chồng, về dựng xây tổ ấm gia đình. Mẹ chàng trai dặn: “Con phải luôn yêu thương, đùm bọc vợ con, có rau ăn rau, có cá ăn cá, có bắp ăn bắp, hai con phải sống vui vẻ, đẻ cho cha mẹ một đàn con trai, con gái”. Mẹ cô gái dặn: “Trai lớn gả vợ, gái lớn bắt chồng. Hai con ưng nhau, lấy nhau thì phải nhớ giữ lấy nhau, thương nhau, nuôi vợ con, lo cho bố mẹ vợ, anh em trong gia đình; đừng hiếp dọa con. Đói nghèo hai vợ chồng làm nương, làm rẫy, nuôi thân mình, nuôi bố mẹ; chăm cho các con từ khi tóc mình đen đến khi tóc trắng, không được bỏ nhau, nhớ lấy đừng quên con nhé”. Ông cậu dặn chàng trai: “Bây giờ cháu thuộc về nhà người ta rồi, thì phải tuân theo những nếp ăn ở của nhà người ta, phải sống chung thủy, yêu thương vợ mình, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, cùng nhau vượt qua hoạn nạn”…

Người đàn ông sau khi được “bắt” về nhà vợ, những ngày đầu sẽ theo bố vợ lên rừng lấy củi, đi săn, ra đồng cày ruộng, cùng vợ đi rẫy, tỉa bắp, gieo hạt, tham gia vào các công việc lao động sản xuất. Một năm đầu, chàng rể ở chung với gia đình nhà vợ, ăn chung, làm chung; sau đó hai vợ chồng trẻ có thể làm nhà ra ở riêng, ăn riêng tùy theo ý mình. Mọi việc lớn, nhỏ trong gia đình từ nuôi dạy con cái, làm ăn, lao động sản xuất đều được hai vợ chồng bàn bạc, thảo luận; nhưng quyền quyết định cuối cùng là của vợ, mẹ vợ. Tuy nhiên, vị trí và vai trò của người chồng không vì thế mà bị xem nhẹ.     

Trường hợp, gia đình nhà vợ hà khắc, người đàn ông cũng cố sống vì vợ vì con, không ai bỏ về nhà mình, vì nơi đó không còn chỗ dành cho anh, tự ý bỏ về cũng sẽ bị cha mẹ, chị em trong gia đình không chấp nhận và phải trả lại lễ vật thách cưới cho nhà gái, nên họ luôn mong sống tốt đẹp để gia đình nhà vợ ngày càng yêu quý.

Nghệ nhân ưu tú Ma Bio (thôn Diom, Lạc Xuân, Đơn Dương) cho biết, từ xưa đến nay, đàn ông Churu khi đã được “bắt” làm chồng, sẽ toàn tâm toàn ý sống với gia đình nhà vợ, sống làm người nhà vợ, chết làm ma nhà vợ. Những ngày đầu mới về, chàng rể sẽ sống cùng gia đình nhà vợ, có khi là 3 – 4 thế hệ. Thấy bố vợ làm việc gì, cũng cùng bắt tay làm việc nấy, cùng gánh vác mọi việc nặng nhọc trong gia đình. Mối quan hệ giữa bố vợ và con rể luôn hòa hợp, gần gũi bởi họ cùng làm, cùng ăn, cùng uống rượu cần mỗi đêm bên bếp lửa. Mẹ vợ quý con rể để chàng rể chăm chỉ làm ăn, yêu thương con gái mình, toàn tâm toàn ý chăm lo cho cuộc sống. 

Hôn nhân một vợ, một chồng, chung thủy đã được xác lập từ xa xưa trong cộng đồng người Churu. Vợ chồng sống chung thủy, trách nhiệm với nhau, cùng nuôi dạy con cái nên người.  Nếu vợ qua đời, người đàn ông sẽ không bỏ về nhà bố mẹ, mà ở lại nhà vợ nuôi con, chăm lo cho bố mẹ vợ, nên họ khó có cơ hội được “bắt” làm chồng mà đi bước nữa. Qua nhiều năm tháng, nếu có tình cảm với chị hoặc em gái của vợ thì sẽ diễn ra tục “nối dây”, nhưng với điều kiện chị, em gái của vợ chưa có gia đình, hoặc chồng chết; những việc “nối dây” không ép buộc, do đôi bên cùng đồng thuận. Nếu gia đình nhà vợ không có ai phù hợp “nối dây” thì người đàn ông ở vậy bên nhà vợ.

Nếu không thương chàng rể, sau khi con gái qua đời, nhiều gia đình nhà vợ sẽ đưa chàng rể về nhà cha mẹ đẻ, dù người đàn ông cũng không muốn, vì đã được gả đi, nhà bố mẹ đẻ không còn chỗ cho anh, cha mẹ đã già, các chị em gái đều có danh phận được chia đất đai, trở về sẽ không còn nơi chốn nào. Còn nếu người đàn ông tự ý bỏ đi, sẽ không được mang theo con và phải trả lại mọi lễ vật đã thách cưới cho nhà vợ. Nghệ nhân ưu tú Ma Bio kể, bà có người cháu gái 41 tuổi vừa qua đời vì bệnh, để lại cho chồng 45 tuổi 2 đứa con. Gia đình dòng họ của bà không làm lễ đưa cháu rể về nhà cha mẹ đẻ. Mọi người trong gia đình, dòng họ vợ động viên anh ở lại, nuôi các con trưởng thành, rồi thương yêu ai, ai “bắt” thì cứ tiếp tục đi bước nữa.

Từ xa xưa, phụ nữ Churu không có khái niệm bỏ chồng, đã yêu, đã chọn và “bắt” về làm chồng là chung sống hòa hợp, quan tâm, chăm sóc trọn đời, chỉ có cái chết mới chia lìa được họ. Người Churu theo chế độ mẫu hệ chứ không phải nữ quyền, cho nên, người phụ nữ đi kèm với vị thế, cũng là những trách nhiệm vô cùng nặng nề. Khi đã có gia đình, người phụ nữ đóng vai trò người chồng, người cha, trở thành “trụ cột” trong gia đình, họ không chỉ có trách nhiệm sinh con đẻ cái, giữ mọi của cải, mà còn phải thạo cả việc lên nương, làm rẫy; thừa kế, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ đẻ lúc tuổi già. Có trường hợp “bắt” phải người chồng lười biếng, ham chơi, người phụ nữ kém may mắn thường chịu đựng, luôn cầu mong một ngày Yàng phù hộ cho người chồng thay đổi, sống có trách nhiệm với gia đình vợ con, chứ không bao giờ có ý định bỏ chồng. Vì vậy, ly hôn là trường hợp vô cùng hiếm gặp trong gia đình người Churu từ xưa đến nay.

Nhiều trí thức Churu cho rằng, dân tộc họ đã phát triển từ rất lâu đời cùng với việc lập làng định canh định cư, làm thủy lợi trồng lúa nước, phát triển các nghề truyền thống, nhưng chế độ mẫu hệ là một yếu tố làm cộng đồng dân tộc họ chậm phát triển hơn trong dòng chảy lịch sử. Lý giải về điều này, họ cho rằng chế độ mẫu hệ chỉ phù hợp với một giai đoạn phát triển nhất định, khi xã hội ở vào hình thái kinh tế săn bắt hái lượm. Vì người đàn ông sức dài, vai rộng là lực lượng lao động chính trong gia đình, xã hội thì cả cuộc đời sống thụ động, không được quyền chủ động. Thay vì những người phụ nữ chân yếu tay mềm từ bé đã lo lao động làm lụng vất vả, tích cóp tiền của để lớn lên “bắt chồng”; thì đàn ông từ khi sinh ra lớn lên ở với cha mẹ đẻ được chiều chuộng, trước sau gì cũng theo vợ đến ở nhà người, họ vừa làm vừa chơi vì mang tâm lý “có làm lụng như những người phụ nữ trong nhà thì đến ngày đi lấy vợ cũng không mang theo được gì”. Đến khi về ở nhà vợ, thì mọi việc do vợ và mẹ vợ quyết định, họ tiếp tục ở thế bị động, không ít người đàn ông có suy nghĩ ỷ y mọi việc đã có vợ lo nên làm ăn cầm chừng. Đến khi cha mẹ vợ già về với tổ tiên, người đàn ông có vị thế hơn trong nhà thì cũng đã già, lúc đó con gái và vợ tiếp tục là những người quyết định mọi việc trong gia đình. Hầu hết những người đàn ông cả đời trong trạng thái bị động, không ở thế chủ động sẽ tạo sức ỳ lớn cho một cộng đồng. Như vậy là lãng phí cả nguồn thể lực và trí lực đối với sự phát triển kinh tế gia đình, phát triển cộng đồng, phát triển xã hội…

Trai gái Churu hôm nay đi học hành, lao động, công tác ở khắp nơi, họ sống tự lập, tự xây nên ngôi nhà của riêng mình, dù vẫn giữ chế độ gia đình mẫu hệ, con cái theo họ mẹ, dù chàng trai vẫn được nhà gái mang trầu cau đến hỏi, nhưng đàn ông Churu đã chủ động quyết định đời mình, họ chủ động trong hôn nhân, tự do lựa chọn bạn đời, nhiều người đàn ông Churu đã cưới vợ về ở nhà mình. Những giá trị tốt đẹp về đạo nghĩa vợ chồng, thủy chung, son sắt, xây dựng gia đình bền vững trong gia đình mẫu hệ vẫn được gìn giữ. Để những thế hệ mới của người Churu lớn lên trong tinh thần chủ động, góp hết sức mình xây dựng tổ ấm gia đình, dựng xây buôn làng, quê hương.





Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202407/van-hoa-gia-dinh-trong-hon-nhan-mau-he-cua-nguoi-churu-8552e9d/

Cùng chủ đề

Đối ẩm Trà đạo Nhật Bản và Trà thức Việt Nam

(LĐ online) - Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 2024 tại thành phố Đà Nẵng diễn ra từ ngày 4 - 7/7, với nhiều hoạt động đặc sắc, như Triển lãm thành tựu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, hội thảo, tọa đàm kinh doanh, kết nối giao thương, chương trình giao lưu thể thao, nghệ thuật với nhiều hoạt động lần đầu tiên xuất hiện tại lễ hội như trải nghiệm bóng chày Nhật Bản, giao lưu Bon Odori...

Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động kinh doanh cơ sở du lịch Thung lũng các vị thần

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có bản yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tại cơ sở Thung lũng các vị thần nằm trên địa bàn TP Đà Lạt và huyện Lâm Hà. Theo đó, sau khi xem xét Báo cáo số 98/BC-SVHTTDL ngày 13/6/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng về kết quả kiểm tra cơ sở kinh doanh quán cà...

Công bố đề án xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng xã Đưng K’Nớ

(LĐ online) - Ngày 5/7, UBND huyện Lạc Dương, Ban Chỉ đạo xây dựng Làng du lịch cộng đồng huyện tổ chức hội nghị công bố Đề án xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng xã Đưng K’Nớ. Lãnh đạo huyện Lạc Dương trao tặng bộ chiêng cho xã Đưng K’Nớ để đưa vào sử dụng tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng Đưng K'Nớ Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, Hội...

Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 16

(LĐ online) - Ngày 5/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 16. Đồng chí Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thái Học phát biểu kết luận Hội nghị Các đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng chủ trì Hội nghị. Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thái...

Bảo Lâm: Chỉ bàn giao được 0,5 ha trong tổng số 15,7 ha đất đã có quyết định thu hồi để khai thác bô...

(LĐ online) - Trong tổng số 15,7 ha đất được UBND huyện Bảo Lâm ra quyết định thu hồi từ 2 Công ty Vĩnh Tiến và Vĩnh Lộc phục vụ Dự án khai thác bô xít, đến hiện Công ty Nhôm Lâm Đồng mới chỉ tiếp nhận được 0,5 ha. UBND huyện Bảo Lâm đã ban hành các quyết định thu hồi đất của 2 công ty Vĩnh Tiến và Vĩnh Lộc, với diện tích 15,7 ha để phục vụ...

Cùng tác giả

Đối ẩm Trà đạo Nhật Bản và Trà thức Việt Nam

(LĐ online) - Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 2024 tại thành phố Đà Nẵng diễn ra từ ngày 4 - 7/7, với nhiều hoạt động đặc sắc, như Triển lãm thành tựu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, hội thảo, tọa đàm kinh doanh, kết nối giao thương, chương trình giao lưu thể thao, nghệ thuật với nhiều hoạt động lần đầu tiên xuất hiện tại lễ hội như trải nghiệm bóng chày Nhật Bản, giao lưu Bon Odori...

Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động kinh doanh cơ sở du lịch Thung lũng các vị thần

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có bản yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tại cơ sở Thung lũng các vị thần nằm trên địa bàn TP Đà Lạt và huyện Lâm Hà. Theo đó, sau khi xem xét Báo cáo số 98/BC-SVHTTDL ngày 13/6/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng về kết quả kiểm tra cơ sở kinh doanh quán cà...

Công bố đề án xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng xã Đưng K’Nớ

(LĐ online) - Ngày 5/7, UBND huyện Lạc Dương, Ban Chỉ đạo xây dựng Làng du lịch cộng đồng huyện tổ chức hội nghị công bố Đề án xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng xã Đưng K’Nớ. Lãnh đạo huyện Lạc Dương trao tặng bộ chiêng cho xã Đưng K’Nớ để đưa vào sử dụng tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng Đưng K'Nớ Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, Hội...

Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 16

(LĐ online) - Ngày 5/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 16. Đồng chí Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thái Học phát biểu kết luận Hội nghị Các đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng chủ trì Hội nghị. Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thái...

Bảo Lâm: Chỉ bàn giao được 0,5 ha trong tổng số 15,7 ha đất đã có quyết định thu hồi để khai thác bô...

(LĐ online) - Trong tổng số 15,7 ha đất được UBND huyện Bảo Lâm ra quyết định thu hồi từ 2 Công ty Vĩnh Tiến và Vĩnh Lộc phục vụ Dự án khai thác bô xít, đến hiện Công ty Nhôm Lâm Đồng mới chỉ tiếp nhận được 0,5 ha. UBND huyện Bảo Lâm đã ban hành các quyết định thu hồi đất của 2 công ty Vĩnh Tiến và Vĩnh Lộc, với diện tích 15,7 ha để phục vụ...

Cùng chuyên mục

Đối ẩm Trà đạo Nhật Bản và Trà thức Việt Nam

(LĐ online) - Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 2024 tại thành phố Đà Nẵng diễn ra từ ngày 4 - 7/7, với nhiều hoạt động đặc sắc, như Triển lãm thành tựu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, hội thảo, tọa đàm kinh doanh, kết nối giao thương, chương trình giao lưu thể thao, nghệ thuật với nhiều hoạt động lần đầu tiên xuất hiện tại lễ hội như trải nghiệm bóng chày Nhật Bản, giao lưu Bon Odori...

Đạ Tẻh: Mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐ online) - Ngày 4/7, tại xã Mỹ Đức, UBND huyện Đạ Tẻh mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các nghệ nhân tham gia trình diễn cồng chiêng tại lễ khai mạc Tham gia lớp học có 24 học viên là con, em đồng bào dân tộc Mạ, K’Ho sinh sống tại xã Mỹ Đức, có độ tuổi từ 15 đến 35. Các học viên sẽ được các nghệ nhân...

Đà Lạt: Bốn mùa thương

Điểm đến của mỗi chuyến đi không chỉ là những vùng đất mới mà còn là những trải nghiệm và cảm nhận mới mẻ mà chúng ta mang về. Đà Lạt, với vẻ đẹp mộng mơ và yên bình, đã đánh thức trong lòng người những chiều sâu tâm hồn đầy lý thú. Đà Lạt - điểm đến của mỗi chuyến đi Có người bảo: Đà Lạt là “nhà bank của kí ức”. Đúng vậy, Đà Lạt không chỉ nổi tiếng...

Thơ, văn viết về vùng đất mới đáng sống

Đạ Tẻh là vùng kinh tế mới, nơi hội tụ cư dân các vùng, miền, đa số các tỉnh miền Trung và một số tỉnh, thành phía Bắc về đây lập nghiệp. Được tách ra từ huyện Đạ Huoai năm 1986, 38 năm trước, Đạ Tẻh là vùng đất hoang sơ, với nhiều khó khăn. Song, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các thế hệ lãnh đạo huyện và tinh thần đoàn kết, nỗ lực của người...

Đóa hồng phai

Minh họa: Phan Nhân Nàng đưa điếu thuốc lên môi và khẽ nghiêng đầu nhìn người đàn ông cao to bên cạnh. Gã như hiểu ý, một cách lạnh lùng và cứng nhắc khẽ châm lửa cho nàng. Nàng rít một hơi thật dài rồi bật cười khanh khách: - Quả nhiên là anh sẽ đốt thuốc cho tôi, nếu mà là anh ấy thì ảnh sẽ la rầy tôi rồi. - Tôi chỉ có nghĩa vụ bảo vệ chứ không có...

Đà Lạt công bố nhiều dự án âm nhạc sau khi gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO

(LĐ online) - Đà Lạt hứa hẹn sẽ bùng nổ với nhiều sự kiện âm nhạc đặc sắc sau khi chính thức trở thành Thành phố Sáng tạo Âm nhạc của UNESCO. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND thành phố công bố tại hội nghị thường niên lần thứ XVI của Mạng lưới Thành phố Sáng tạo UNESCO điễn ra từ ngày 1 đến ngày 5/7/2024 tại Braga, Bồ Đào Nha (thành phố Sáng tạo của Nghệ thuật...

Đà Lạt tham dự hội nghị thường niên lần thứ XVI của UNESCO về Mạng lưới thành phố sáng tạo

(LĐ online) - Hội nghị thường niên lần thứ XVI của UNESCO về mạng lưới thành phố sáng tạo diễn ra 5 ngày (từ ngày 1 - 5/7/2024) tại thành phố Braga của Bồ Đào Nha có sự tham dự của đại diện UBND TP Đà Lạt.   Ông Đặng Quang Tú - Chủ tịch UBND TP Đà Lạt (thứ 4 từ trái sang), chụp hình lưu niệm cùng Thị trưởng các thành phố trong mạng lưới thành phố sáng...

Trước hoa

http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202406/truoc-hoa-603321c/ Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202406/truoc-hoa-603321c/

Xôn xao hạ về

Người ta cứ bảo rằng: Mùa hạ - mùa nắng, mùa xa vắng/ Mùa hạ - mùa thi, mùa chia ly. Nhưng theo tôi, đó là mùa hạ của lứa tuổi học trò, còn mùa hạ của thời thơ ấu đó là mùa của niềm vui và hạnh phúc, mùa với những kỷ niệm giòn tan, mùa từ ký ức đong đầy... Mùa hạ đến mang theo những cơn nắng vàng rực rỡ, nhuộm rực không gian bằng sắc màu...

Nàng hai mươi tám

Minh họa: Phan Nhân Hai mươi tám tuổi chưa chồng, nàng đã được liệt vào hàng… quá lứa. Đấy là ở quê lời ra tiếng vào thế thôi, chứ quanh năm bon chen nơi phố thị, nàng thấy mình còn xanh non quá lắm. Nghề báo cho nàng cơ hội tới nhiều vùng đất, gặp gỡ ngàn vạn người. Nàng tự nhận mình là kẻ tham lam khi yêu thích quá nhiều thứ. Điều này khiến bố nàng không khỏi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất