Powered by Techcity

Ứng dụng công nghệ “sông trong ao” phát triển nuôi cá tầm thương phẩm

Du nhập vào Việt Nam từ năm 2005, nghề nuôi cá nước lạnh phát triển ra 25 tỉnh có điều kiện nhiệt độ phù hợp thuộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Trong đó, Lâm Đồng là tỉnh có nghề nuôi cá nước lạnh lớn nhất cả nước với 34 đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi trên 60 trang trại  với tổng diện tích nuôi ao, bể nước chảy khoảng 83 ha và 200 lồng nuôi tương đương 4.000 m3 trên hồ chứa nước. Sản lượng đạt 2000 tấn/năm (chiếm 70% sản lượng cá nước lạnh cả nước), nhưng mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu thị trường trong nước. 





Mô hình ứng dụng công nghệ “Sông trong ao” phát triển nghề nuôi cá tầm thích hợp với điều kiện Lâm Đồng
Mô hình ứng dụng công nghệ “Sông trong ao” phát triển nghề nuôi cá tầm thích hợp với điều kiện Lâm Đồng

Công nghệ nuôi cá tầm trên địa bàn tỉnh đến nay chủ yếu được nuôi theo các hình thức phổ biến là: nuôi trong bể (xi măng hoặc lót bạt) nước chảy, với nguồn nước cấp trực tiếp từ các sông, suối đầu nguồn và nuôi trong lồng trên các hồ chứa. Đối với công nghệ nuôi ao nước chảy và bể nước chảy, nguồn nước từ các sông, suối tự nhiên vùng đầu nguồn được xem là nguồn nước đảm bảo chất lượng mà không qua hệ thống xử lý nước, sử dụng trực tiếp chảy vào hệ thống nuôi 24/24 giờ và thải trực tiếp trở lại sông, suối chảy xuống hạ lưu. Công nghệ này phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng và số lượng nguồn nước từ tự nhiên tại các sông, suối vùng đầu nguồn, dẫn đến hạn chế khả năng mở rộng quy mô các cơ sở nuôi cá tầm. Hơn nữa việc cạnh tranh trong sử dụng nguồn nước nuôi cá cũng dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn. Hiện nay, rất khó để tìm kiếm được các địa điểm phù hợp (nguồn nước trong sạch, đầu nguồn sông, suối, nhiệt độ phù hợp, tiện đường giao thông) để nuôi cá tầm theo công nghệ này, việc mở rộng quy mô sản xuất càng khó; trong khi vùng nhiệt độ để có thể phát triển nuôi cá tầm ước tính trên 60% diện tích của tỉnh.

Nhằm khai thác hết tiềm nay nuôi cá nước lạnh, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã triển khai nhiệm vụ “Ứng dụng công nghệ “sông trong ao” của Isarel để xây dựng mô hình nuôi cá thương phẩm thích hợp với điều kiện tỉnh Lâm Đồng”. Theo đó, Sở giao cho Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung thực hiện nhằm  nghiên cứu khảo nghiệm tìm ra công nghệ nuôi phù hợp để có thể mở rộng quy mô phạm vi nuôi cá tầm, tăng sản lượng cá nước lạnh. 

Hệ thống thiết bị công nghệ “sông trong ao” gồm máy thổi khí vận hành liên tục; máy quạt nước để tăng cường hàm lượng ôxy qua mương nuôi; hệ thống thu gom và loại bỏ chất thải ra khỏi hệ thống nuôi; máy phát điện dự phòng luôn sẵn sàng vận hành cho trường hợp mất điện. Qua đó, nhằm tạo ra dòng chảy nhân tạo và đảm bảo nguồn nước luôn sạch để ao trở thành “sông” phù hợp với loài cá nước lạnh.

Sau 1 năm xây dựng mô hình thử nghiệm công nghệ “Sông trong ao”, đề tài đã xây dựng 3 ao nuôi, diện tích 2.000 m2/ao tại huyện Đức Trọng. Trong ao nuôi bố trí 1 mương nuôi, diện tích mương 125 m2, thể tích là 250 m3, trong đó diện tích phần nuôi cá là 110 m2, thể tích nước 165 m3 với 3 mật độ nuôi ở 3 ao khác nhau: 10 con/m2, 13 con/m2, 16 con/m2. Trong quá trình xây dựng mô hình, nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung do TS.Nguyễn Viết Thùy làm chủ nhiệm đã tiến hành thực hiện chăm sóc, quản lý chặt chẽ như: kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn của cá hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp; cho ăn bổ sung thêm vitamin C, khoáng tổng hợp, men tiêu hóa, dầu gan mực theo định kỳ 1 tuần đầu tiên của tháng để tăng cường sức khỏe cho cá nuôi; theo dõi sinh trưởng của cá nuôi theo định kỳ 1 lần/tháng, thu ngẫu nhiên 30 cá thể/mương để cân khối lượng; theo dõi số lượng cá chết, đánh giá nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời cho cá nuôi. 

Định kỳ mỗi tháng 4-6 lần bón chế phẩm sinh học cho ao để duy trì chất lượng nước, với liều lượng 1 lít/1.500 m3 nước ao/lần. Số lần bón chế phẩm sinh học mỗi tháng tăng dần từ đầu đến cuối chu kỳ nuôi theo sự tăng trưởng của cá. Cấp nước bổ sung cho ao 1-2 ngày/lần, tương ứng với lượng nước bị hao hụt do quá trình bốc hơi và thẩm thấu. Thay nước tầng đáy cho ao theo định kỳ 1-2 lần/tháng, lượng nước thay 50%/lần.

Hệ thống thiết bị công nghệ sông trong ao được vận hành theo đúng quy trình đã xây dựng và áp dụng gồm: máy thổi khí cho đơn vị nước trắng vận hành 24 giờ/ngày và trong toàn bộ chu kỳ nuôi. Bổ sung máy quạt nước công suất 0,75KW để tăng cường hàm lượng ôxy và dòng chảy qua mương nuôi. Máy quạt nước vận hành theo chu kỳ 45 phút chạy, 15 phút dừng. Vận hành hệ thống thu gom và loại bỏ chất thải ra khỏi hệ thống nuôi 3-5 lần/ngày, số lần vận hành tăng dần từ đầu đến cuối chu kỳ nuôi. Vệ sinh mắt lưới cổng chắn cá 1-2 lần/tuần. Vớt bỏ một số loại rác phát sinh trôi nổi trên bề mặt nước ao hàng ngày. Máy phát điện dự phòng 25KVA luôn sẵn sàng vận hành cho trường hợp mất điện và luôn được kiểm tra chạy thử máy 1 lần/tuần.

Sau 12 tháng nuôi, Mô hình nuôi cá tầm thương phẩm theo công nghệ “Sông trong ao” ở các mật độ khác nhau đạt tổng sản lượng 7.717 kg, khối lượng cá trung bình 2,2 kg/con, tỷ lệ sống trung bình 82%, năng suất trung bình 23,4 kg/m2 mương, hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình 1,7. Cá nuôi ở mật độ càng thấp thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh; cụ thể, ở mật độ 10 con/m2 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (trung bình 2.687 g/con), ở mật độ 13 con/m2 (2.367 g/con) và thấp nhất ở mật độ 16 con/m2 (2.063 g/con). 

Với kết quả đạt được ban đầu của mô hình, Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo đầu bờ, giới thiệu phổ biến rộng rãi mô hình cho đại diện Trung tâm Nông nghiệp các huyện, thành:  Đà Lạt, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Lạc Dương, Đam Rông và các hộ dân có nuôi cá nước lạnh. Từ đó, có thể ứng dụng mô hình tại mỗi huyện, thành có điều kiện nhiệt độ nuôi cho phép.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lâm Hà: Nhiều kết quả đạt và vượt chỉ tiêu đề ra

(LĐ online) - Sáng 3/1, UBND huyện Lâm Hà tổ chức hội nghị tổng kết về tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2024; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2025 trên địa bàn huyện. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn - Bí thư Huyện uỷ và Nguyễn Văn Dậu - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND...

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các thành viên Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, các bộ, ngành chức năng, các địa phương trong vùng tiếp tục tích cực, chủ động hơn nữa trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, nhất là thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông còn đang chậm tiến độ. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu...

Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do

Thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực (Chỉ thị số 38/CT-TTg), năm 2024 các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ những chủ trương, chính sách của Chỉ thị 38 và đạt được những kết quả tích cực. Hoa Đà Lạt xuất khẩu...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Tổ chức, sắp xếp lại lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh”

Tổ chức, sắp xếp lại lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh” là đòi hỏi tất yếu, khách quan, cấp thiết, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới.  Tổ chức, sắp xếp lại lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh” là yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới Thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã rất chủ động, quyết liệt, đi đầu trong việc điều chỉnh, sắp xếp lại...

Lâm Đồng vượt chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân đầu người

Trong giai đoạn 2023 - 2024, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giúp UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương, thị trường bất động sản của tỉnh cũng có những chuyển biến tích cực. Mô hình Dự án Nhà ở...

Cùng tác giả

Lâm Hà: Nhiều kết quả đạt và vượt chỉ tiêu đề ra

(LĐ online) - Sáng 3/1, UBND huyện Lâm Hà tổ chức hội nghị tổng kết về tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2024; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2025 trên địa bàn huyện. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn - Bí thư Huyện uỷ và Nguyễn Văn Dậu - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND...

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các thành viên Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, các bộ, ngành chức năng, các địa phương trong vùng tiếp tục tích cực, chủ động hơn nữa trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, nhất là thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông còn đang chậm tiến độ. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu...

Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do

Thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực (Chỉ thị số 38/CT-TTg), năm 2024 các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ những chủ trương, chính sách của Chỉ thị 38 và đạt được những kết quả tích cực. Hoa Đà Lạt xuất khẩu...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Tổ chức, sắp xếp lại lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh”

Tổ chức, sắp xếp lại lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh” là đòi hỏi tất yếu, khách quan, cấp thiết, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới.  Tổ chức, sắp xếp lại lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh” là yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới Thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã rất chủ động, quyết liệt, đi đầu trong việc điều chỉnh, sắp xếp lại...

Lâm Đồng vượt chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân đầu người

Trong giai đoạn 2023 - 2024, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giúp UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương, thị trường bất động sản của tỉnh cũng có những chuyển biến tích cực. Mô hình Dự án Nhà ở...

Cùng chuyên mục

Lâm Hà: Nhiều kết quả đạt và vượt chỉ tiêu đề ra

(LĐ online) - Sáng 3/1, UBND huyện Lâm Hà tổ chức hội nghị tổng kết về tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2024; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2025 trên địa bàn huyện. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn - Bí thư Huyện uỷ và Nguyễn Văn Dậu - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND...

Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do

Thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực (Chỉ thị số 38/CT-TTg), năm 2024 các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ những chủ trương, chính sách của Chỉ thị 38 và đạt được những kết quả tích cực. Hoa Đà Lạt xuất khẩu...

Lâm Đồng vượt chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân đầu người

Trong giai đoạn 2023 - 2024, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giúp UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương, thị trường bất động sản của tỉnh cũng có những chuyển biến tích cực. Mô hình Dự án Nhà ở...

Trồng khoai tây theo chuỗi liên kết vùng Tây Nguyên

Bước sang năm thứ ba triển khai mô hình sản xuất khoai tây nguyên liệu gắn với hệ thống tiêu thụ tại vùng Tây Nguyên, TS Nguyễn Thế Nhuận - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa, Chủ nhiệm Dự án Đánh giá mô hình ứng dụng công nghệ mới giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí công lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Mô hình sản...

Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên

(LĐ online) - Chiều ngày 2/1/2025, trong khuôn khổ Tổng kết Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên năm 2024, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND 5 tỉnh vùng Tây Nguyên tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên.  Đại diện lãnh đạo các tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk,...

Làng hoa cúc chậu Krăng Gọ 2 rộn ràng chuẩn bị cho vụ Tết

(LĐ online) - Còn chưa đầy 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày này, người dân tại làng hoa cúc chậu thôn Krăng Gọ 2 (xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương) đang tất bật với các chăm sóc cho từng cây hoa để sẵn sàng cung ứng cho thị trường. Người dân thôn Krăng Gọ 2 tất bật với các chăm sóc hoa để sẵn sàng cung ứng cho thị trường Những ngày này, đến thôn...

Đức Trọng chế biến 17.900 tấn rau cấp đông

Trong năm 2024, toàn ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng đã chế biến 17.900 tấn rau cấp đông, đạt 105,3% kế hoạch. Cùng với đó, các sản phẩm khác của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng cũng đã đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch năm 2024 như: gần 30,4 triệu viên thuốc nén (198,4%); sợi tơ tằm 460 tấn (107%); rượu mùi 230.000 lít (104,5%); 85.000 tấn phân bón NPK...

100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học

Kế hoạch trong năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng với 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.  Đồng thời tổ chức tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn diện tiêm. Riêng tỷ lệ tiêm phòng bệnh viêm...

Đổi mới công nghệ xây dựng thương hiệu bánh chưng OCOP

Một thương hiệu bánh cổ truyền của đất nếp quýt Đạ Tẻh đang trong những ngày sản xuất cao điểm. Và, cơ sở sản xuất bánh cổ truyền ấy đã và đang tích cực thực hiện mục tiêu xây dựng một thương hiệu bánh chưng nổi tiếng. Chị Lương Thị Huế đưa sản phẩm bánh chưng quảng bá rộng rãi • ỨNG DỤNG MÁY MÓC VÀO QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH CHƯNG Chị Lương Thị Huế, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ...

Nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế Lâm Đồng

Trong ba khu vực nền kinh tế Lâm Đồng năm 2024, chỉ có khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 5,1% theo như kế hoạch năm đề ra và được đánh giá tiếp tục trở thành trụ đỡ của nền kinh tế tỉnh. Năm 2024, rau, củ, quả các loại xuất khẩu tăng 19,5% Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, năm 2024, tình hình thời tiết diễn biến cực đoan, hạn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất