Powered by Techcity

Tiềm năng du lịch

TỔNG QUAN VỀ ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây nguyên, độ cao trung bình từ 800- 1500m so với mực nước biển, có diện tích tự nhiên 9.764km2. Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn.

Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện. Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh. Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28, 55. Các tỉnh lộ 721,722,723, 724 và 725 và đường Đông Trường Sơn nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế-xã hội với các vùng kinh tế, các tỉnh trong khu vực. Trong tương lai khi tuyến đường cao tốc Dầu Giây- Liên Khương (đến sân bay Liêng Khương) được đầu tư xây dựng sẽ rút ngắn được thời gian đi từ Tp.Hồ Chí Minh-Đà Lạt còn khoảng 3-4 giờ.

Cảng Hàng không sân bay Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía Nam, với đường bay dài 3.250m, công suất 1,5-2 triệu khách/năm đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng khai thác được các loại máy bay hàng không dân dụng tầm trung như A320, A321, Fokker 70 và tương đương. Hàng ngày có các chuyến bay đi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và ngược lại. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đang nổ lực hợp tác xúc tiến các tuyến bay đi Singapore, Simrip…

Dân số Lâm Đồng tính đến cuối năm 2012 là 1.233.430 người, ngoài dân tộc kinh Lâm Đồng còn là địa bàn sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số như Churu, Mạ, K’Ho, M’Nông… vì thế Lâm Đồng có nhiều lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu. Đến nay, cứ hai năm một lần Lâm Đồng tổ chức lễ hội Festival Hoa Đà Lạt là lễ hội cấp Quốc gia và Lễ hội Trà Lâm Đồng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng khác như điện, nước, bưu chính viễn thông của địa phương khá ổn định. Hiện nay 100% số xã trong tỉnh đã có điện và mạng lưới bưu chính đến trung tâm đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và các nhà đầu tư.

TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH

a. Tài nguyên đất
Lâm Đồng có diện tích đất 965.969 ha, chiếm trên 98% diện tích tự nhiên bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất gồm các nhóm đất phù sa (Fluvisols), đất glây (Gleysols), đất mới biến đổi (Cambisols), đất đen (Luvisols), đất đỏ bazan (Ferralsols), đất xám (Acrisols), đất mùn alit trên núi cao (Alisols), đất xói mòn mạnh (Leptosols) và nhóm dốc tụ. Nhóm đất chiếm ưu thế là nhóm bazan màu mỡ.

Trong tổng số 277.000 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 212.309 ha đất đỏ bazan rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm, tiêu, cao su, điều…

b. Tài nguyên rừng

Lâm Đồng có 587.000 ha rừng với độ che phủ 60,4% diện tích toàn tỉnh. Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loại tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gỗ thông 2 lá, 3 lá… và nhiều loại lâm sản khác; là vùng nguyên liệu lý tưởng đầy triển vọng cho đầu tư công nghiệp chế biến có hiệu quả. Hàng năm rừng sản xuất còn cung cấp khối lượng lớn gỗ để phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao.

c. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 289 mỏ và điểm quặng bao gồm 30 loại khoáng sản thuộc 5 nhóm chính: kim loại, phi kim loại; đá quý – bán đá quý; đá ốp lát; nước khoáng – nước nóng và khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường.

Trong đó có Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite và than bùn có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp.

Quặng bô xít ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1,234 triệu tấn, chất lượng quặng khá tốt (hàm lượng Al2O3: 44-45%, Fe2O3: 22,7-23,6%, Si2O3: 2,1%, TiO3: 3,7%) điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng. Sét Bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn. Than nâu và Diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, mỏ Đại Lào (thành phố Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3. Cao lanh Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn.

d. Tài nguyên nước

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thủy điện rất lớn. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bổ khá đồng đều, phần lớn chạy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam.

Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờn), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim. Do thuận lợi là tỉnh miền núi nhiều thung lũng và hệ thống sông suối nên Lâm Đồng là nơi tích thủy với các hồ thủy điện Đa Nhim có quy mô diện tích 970ha, dung tích nước 165 triệu m3, công suất nhà máy thủy điện 160MW. Hồ Hàm thuận Đạ Mi diện tích 2500ha, dung tích nước 695 triệu m3, công suất nhà máy 300 MW, Hồ Đại Ninh diện tích 2000ha, dung tích nước 320 triệu m3 công suất nhà máy thủy điện 300MW. Các hồ trên là thắng cảnh đẹp là tiền đề cho phát triển du lịch.

VĂN HÓA – XÃ HỘI

Lâm Đồng là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với sự góp mặt của trên 43 cộng đồng nhiều dân tộc. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc. Đó là những công cụ lao động, dụng cụ gia đình, đồ trang sức cá nhân… Bảo tàng Lâm Đồng hiện nay lưu giữ hơn 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm.

Văn học dân gian của Lâm Đồng khá phong phú, nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành trên nền văn hoá Việt với những nét đặc sắc được thể hiện qua những phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc thiểu số bản địa. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng.

Lễ hội tại Lâm Đồng cũng rất phong phú, các lễ hội lớn gồm Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội văn hoá trà được tổ chức hai năm một lần và rất nhiều lễ hội văn hóa dân tộc ở Lâm Đồng được tổ chức mỗi năm như Lễ hội Kồng Chiêng, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng thần suối, Lễ cúng thần bơmung, lễ cúng cơm mới…


GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, Đà Lạt – Lâm Đồng hiện có đủ các loại hình đào tạo trên cơ sở của 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp và trên 50 cơ sở dạy nghề thu hút học sinh, sinh viên của mọi miền đất nước về học tập, nghiên cứu.

Bên cạnh đó tỉnh đã quy hoạch khu làng đại học quốc tế với quy mô khoảng 500 ha tại huyện Lạc Dương và đang kêu gọi đầu tư. Nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung ương đóng trên địa bàn như: Viện nghiên cứu hạt nhân, Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu cây rau, Phân viện sinh học…góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của tỉnh.

Lâm Đồng tiếp tục kêu gọi xã hội hóa đầu tư trên lĩnh vực giáo dục.

DU LỊCH

Đà Lạt -Lâm Đồng nằm trên cao nguyên Lâm Viên với độ cao từ trung bình từ 800-1.500m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm. Trung tâm du lịch Đà Lạt cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi cả về đượng bộ, hàng không và có khả năng khôi phục đường sắt Đà Lạt- Tháp Chàm. Đà Lạt – Lâm Đồng có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, thác nước, rừng thông, các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa – nghệ thuật cao nên Đà Lạt Lâm Đồng có điều kiện để phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, văn hóa- thể thao, nghiên cứu khoa học, du lịch giáo dục…

Hạ tầng du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng ngày càng phát triển, hiện nay Lâm Đồng có 749 cơ sở lưu trú, trong đó có 202 khách sạn từ 1-5 sao (5.791 phòng) bao gồm 21 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao quy mô 1.807 phòng. Có 29 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành- vận chuyển du lịch (7 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế). Hình thành 32 khu, điểm tham quan du lịch được đầu tư và khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác ( các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc, các cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa, khảo cổ…)

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 

Rau, Hoa:


Vùng Rau tỉnh Lâm Đồng tập trung tại các địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương và Lâm Hà. Diện tích trồng rau các loại năm 2012 là 48.781ha với tổng sản lượng đạt 1.473.400 tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu 10.837 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 15,3 triệu USD. Rau Đà Lạt từng bước được sản xuất theo phương pháp rau an toàn. Tuy vậy, vấn đề giống, công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau vẫn còn là những lĩnh vực cần có các nhà đầu tư. Thương hiệu rau Đà Lạt đã được công nhận, hiện đang tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn GAP cho thương hiệu rau Đà lạt để đáp ứng cho thị trường xuất khẩu.

Rau Lâm Đồng được tiêu thụ ở hầu hết các thành phố lớn, các địa phương trong cả nước, về xuất khẩu Rau Lâm Đồng phần lớn được xuất khầu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia.

Vùng sản xuất hoa tập trung chủ yếu tại Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng. Hoa Lâm Đồng đa dạng về các chủng loại và có giá trị phẩm cấp cao như: các loài hoa phong lan, địa lan, hồng, cẩm chướng, ly ly, lay ơn, loa kèn… giống hoa liên tục được đổi mới, bổ sung. Diện tích trồng hoa toàn tỉnh năm 2012 là 5.148 ha, sản lượng hoa 1.781 triệu cành, sản lượng xuất khẩu 196,69 triệu cành, kim ngạch xuất khẩu đạt 22,18 triệu USD. Hoa Hoa Đà Lạt – Lâm Đồng được tiêu thụ ở hầu hết các thành phố lớn, các địa phương trong cả nước. Về xuất khẩu, rau -hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đã tham gia vào thị trường của các nước: Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Úc, Thái Lan, Bỉ, Hà Lan, EU, Mỹ, Trung Quốc,… Đã có doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả trên lĩnh vực này, nhưng ngành trồng hoa áp dụng công nghệ cao của Đà Lạt – Lâm Đồng vẫn còn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư khác.

Trà và Cà Phê:

Thuận lợi về tài nguyên đất đai với sự phân bổ khá tập trung của một số các loại đất tạo thích nghi cây trồng nên từ lâu Lâm Đồng hình thành vùng chuyên canh chè, cà phê, dâu tằm (các huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà).

Đến năm 2012 quy mô diện tích cây công nghiệp là 170.000ha (cà phê 144.170ha, chè 24.300ha, trong đó có 1.000 ha trà có chất lượng cao như các loại Olong, Kim Xuyên, Tứ Quý,…). Sản lượng cà phê xuất khẩu 80.681 tấn; giá trị xuất khẩu 173,69 triệu USD, sản lượng chè xuất khẩu 11.616 tấn; giá trị xuất khẩu 18,375 triệu USD.

Chè, cà phê của Lâm Đồng đã đến với nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu tại các khu vực: Nhật Bản, EU, Đài Loan, Trung Đông, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia…

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Giá heo hơi hôm nay 15/1/2025: Biến động trái chiều

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (15/1/2025) tại khu vực miền Bắc bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh thành như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mức giá bình quân được đưa mốc 69.000 đồng/kg, thấp nhất là 68.000 đồng và cao nhất là 70.000 đồng. Trong đó, các tỉnh như Thái Bình, Tuyên Quang giữ giá heo hơi cao nhất cả nước với 70.000 đồng/kg. Khu vực miền Trung...

Di Linh triển khai hiệu quả công tác Mặt trận

Thông qua việc triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác Mặt trận, thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Di Linh và các tổ chức thành viên đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận lòng dân. Từ đó góp phần quan trọng cùng với địa phương thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ...

Để cà phê Tây Nguyên phát triển bền vững (Bài 2)

Căn cứ vào việc triển khai mô hình và tiến độ thực hiện tại Di Linh, Cục Trồng trọt đã quyết định tài liệu hóa phương pháp tổ chức, công cụ thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu tại Di Linh để làm tài liệu hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu vùng trồng cho ngành hàng cà phê trong cả nước. Đoàn đánh giá của Trung ương trong chuyến kiểm tra dữ liệu hiện trường tại...

“Kỷ cương – Linh hoạt – Hiệu quả” trong xây dựng Đảng

Năm 2024, ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh Lâm Đồng đã chọn phương châm “Kỷ cương - Linh hoạt - Hiệu quả” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Đây là sự quyết tâm mạnh mẽ không chỉ nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức xây dựng Đảng mà còn tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh. Phương...

Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đang tạo ra một làn sóng phát triển du lịch nông thôn trên cả nước và Lâm Đồng không phải là ngoại lệ. Với chính sách hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương, cùng với sự hưởng ứng mạnh mẽ từ người dân và doanh nghiệp, Lâm Đồng đang nỗ lực thúc đẩy du lịch nông thôn ngày càng chuyên nghiệp. Vườn quýt ngọt ở Pró thu...

Cùng tác giả

Giữa màu xanh Nho Quan

Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nhìn từ trên cao như một bức tranh đẹp, nơi hội tụ vẻ hoang sơ của núi rừng và sự yên bình của những cánh đồng trải dài. Nơi đây được ví như “viên ngọc xanh” của miền bắc, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình và khí hậu trong lành. Đây không chỉ là miền đất cổ, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật...

Hương trà xứ B’Lao

Có điều lạ trở thành thói quen, mỗi lần sắp qua phố thị Bảo Lộc, Lâm Đồng, tôi đều mở kính cửa xe để đón làn hương dịu nhẹ của trà B’Lao, để bắt trọn tầm mắt những nương chè ô-long nối tiếp nhau trải dài xanh mát. Đứng giữa không gian khoáng đạt, lãng mạn và đầy sức sống ở thành phố trẻ Bảo Lộc, tự nhiên hồi nhớ về những biến dịch “nghiệp trà” ở vùng sơn nguyên này. Bát...

Đà Lạt tham vọng là thành phố chữa lành

Ông Trần Thanh Hoài - Phó giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng - cho biết cùng với việc đẩy mạnh thành phố điện ảnh, Lâm Đồng chọn hướng đi để du khách tìm đến Đà Lạt là “thành phố chữa lành bằng âm nhạc”. Có mặt tại Hà Nội trong lễ công bố dự án âm nhạc quốc tế Dalat spring concert diễn ra lúc 19h30 ngày 21/12 tại Quảng trường Lâm Viên, TP. Đà Lạt, ông Trần Thanh Hoài đánh giá năm...

Ngắm mùa cỏ hồng Đà Lạt rực rỡ nhất trong năm

Du lịch Đà Lạt cuối năm du khách sẽ ngắm nhìn những đồi cỏ hồng hồng lấp lánh trong sương sớm, trải thảm dưới các tán thông xanh. Tháng 11 là thời điểm đẹp trong năm ở Đà Lạt, hội tụ nhiều yếu tố để du khách chọn thành phố ngàn hoa làm điểm đến cuối năm. Đầu đông, thời tiết khô ráo se lạnh, các loài hoa dại nở ngập tràn như cỏ tuyết (cỏ hồng), cỏ đuôi chồn, hoa...

Lễ hội Áo dài Đà Lạt có màn trình diễn của hàng trăm drone

Lễ hội Áo dài Đà Lạt năm 2024 thuộc khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X. Sự kiện sẽ được diễn ra xuyên suốt bằng nhiều hoạt động trong tháng 12. Lễ hội Áo dài dự kiến tổ chức ở Đà Lạt vào tháng 12 tới. Ảnh: Hữu Long. Điểm nhấn của sự kiện là đêm trình diễn nghệ thuật vào lúc 19h ngày 21.12.2024 tại địa điểm trước Rạp 3.4, Khu Hòa Bình, Phường 1, Thành phố Đà Lạt. Đây là lần đầu...

Cùng chuyên mục

Giữa màu xanh Nho Quan

Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nhìn từ trên cao như một bức tranh đẹp, nơi hội tụ vẻ hoang sơ của núi rừng và sự yên bình của những cánh đồng trải dài. Nơi đây được ví như “viên ngọc xanh” của miền bắc, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình và khí hậu trong lành. Đây không chỉ là miền đất cổ, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật...

Hương trà xứ B’Lao

Có điều lạ trở thành thói quen, mỗi lần sắp qua phố thị Bảo Lộc, Lâm Đồng, tôi đều mở kính cửa xe để đón làn hương dịu nhẹ của trà B’Lao, để bắt trọn tầm mắt những nương chè ô-long nối tiếp nhau trải dài xanh mát. Đứng giữa không gian khoáng đạt, lãng mạn và đầy sức sống ở thành phố trẻ Bảo Lộc, tự nhiên hồi nhớ về những biến dịch “nghiệp trà” ở vùng sơn nguyên này. Bát...

Đà Lạt tham vọng là thành phố chữa lành

Ông Trần Thanh Hoài - Phó giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng - cho biết cùng với việc đẩy mạnh thành phố điện ảnh, Lâm Đồng chọn hướng đi để du khách tìm đến Đà Lạt là “thành phố chữa lành bằng âm nhạc”. Có mặt tại Hà Nội trong lễ công bố dự án âm nhạc quốc tế Dalat spring concert diễn ra lúc 19h30 ngày 21/12 tại Quảng trường Lâm Viên, TP. Đà Lạt, ông Trần Thanh Hoài đánh giá năm...

Ngắm mùa cỏ hồng Đà Lạt rực rỡ nhất trong năm

Du lịch Đà Lạt cuối năm du khách sẽ ngắm nhìn những đồi cỏ hồng hồng lấp lánh trong sương sớm, trải thảm dưới các tán thông xanh. Tháng 11 là thời điểm đẹp trong năm ở Đà Lạt, hội tụ nhiều yếu tố để du khách chọn thành phố ngàn hoa làm điểm đến cuối năm. Đầu đông, thời tiết khô ráo se lạnh, các loài hoa dại nở ngập tràn như cỏ tuyết (cỏ hồng), cỏ đuôi chồn, hoa...

Lễ hội Áo dài Đà Lạt có màn trình diễn của hàng trăm drone

Lễ hội Áo dài Đà Lạt năm 2024 thuộc khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X. Sự kiện sẽ được diễn ra xuyên suốt bằng nhiều hoạt động trong tháng 12. Lễ hội Áo dài dự kiến tổ chức ở Đà Lạt vào tháng 12 tới. Ảnh: Hữu Long. Điểm nhấn của sự kiện là đêm trình diễn nghệ thuật vào lúc 19h ngày 21.12.2024 tại địa điểm trước Rạp 3.4, Khu Hòa Bình, Phường 1, Thành phố Đà Lạt. Đây là lần đầu...

Lần đầu tiên tổ chức giải đua ngựa tại Festival Hoa Đà Lạt

Huyện Lạc Dương sẽ tổ chức nhiều sự kiện đặc sắc hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X. Nhiều hoạt động văn hóa – thể thao sẽ được tổ chức trên địa bàn huyện Lạc Dương nhằm chào mừng Festival hoa Đà Lạt lần thứ X. Ảnh: Phạm Quang Theo UBND huyện Lạc Dương, trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, huyện Lạc Dương sẽ tổ chức chuỗi sự kiện đặc sắc nhằm quảng bá văn hóa, du...

Show thực cảnh đầu tiên hút khách du lịch đến Đà Lạt

Ê-kíp TPHCM và Đà Lạt kết hợp làm show thực cảnh đầu tiên tại thành phố sương mù mang tên "Những đường chim bay" nhằm kì vọng hút khách du lịch. Show Những đường chim bay kì vọng hút khách du lịch đến Đà Lạt. Ảnh: BTC. Tối 20.9, tại khu biệt điện Trần Lệ Xuân, vở kịch thực cảnh tráng lệ và đầy cảm xúc "Madame Show - Chuyện kể thứ nhất: Những đường chim bay" chính thức ra mắt công chúng và nhận được...

Trải nghiệm mạo hiểm vượt thác nước ở Đà Lạt

Tour trải nghiệm các thác nước ở Đà Lạt vào Top 25 hoạt động du lịch ngoài trời và thiên nhiên đáng trải nghiệm nhất năm 2024. 3 tour trải nghiệm tại Việt Nam góp mặt trong danh sách Best of the Best Things to do nền tảng du lịch uy tín Tripadvisor bình chọn. Tour du lịch Ninh Bình bằng thuyền và xe đạp tại Hoa Lư, Tam Cốc và Hang Múa (xếp thứ 3), tour vượt thác nước Đà Lạt (xếp thứ 12) và tour tham...

Tiệm may hoài cổ bên dốc nhỏ hút khách check in ở Đà Lạt

Tiệm may nằm bên con dốc số 7 có tầm nhìn ngắm trọn vẻ yên bình của Đà Lạt. Nơi đây còn là điểm dừng chân thú vị với không gian cà phê hoài niệm. Tuy không nổi tiếng như dốc Nhà Bò, con dốc số 7 hay dốc Nhớ Hoài vẫn đón một lượng khách check in khá lớn hàng ngày. Điểm thu hút du khách là tiệm may Nhớ Hoài nằm cạnh con dốc, từng góp mặt trong MV ca...

Phát triển du lịch ở Đà Lạt gắn với các đô thị trọng điểm

Đà Lạt được định hướng phát triển các sản phẩm du lịch gắn với những đô thị trọng điểm và kinh tế ban đêm. Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đà Lạt được định hướng phát triển các sản phẩm phù hợp với đô thị trọng điểm phát triển du lịch gắn với kinh tế ban đêm. Theo Quy hoạch, định hướng quy hoạch phát triển không gian...

Tin nổi bật

Tin mới nhất