Powered by Techcity

Thương quê mùa nước lũ

Miền Trung quê tôi cứ dịp này trời mưa xối xả, mới đầu thì mưa dầm mưa dề, rồi mưa thối đất thối cát kéo dài cả tuần không ngớt. Nhìn ra cánh đồng làng một màu trắng xóa, đục ngầu. Lúc đó ai cũng hiểu lũ sắp về.

Thế rồi như biết trước. Năm nào cũng vậy người dân quê tôi lại oằn mình nghiêng vai đón đợi, chịu trận với những cơn mưa dữ dội, những đợt bão chồng bão và nhiều trận lũ to, nhỏ khác nhau. Người dân miền Trung đã sống với cái khắc nghiệt của thời tiết, dữ dằn, nóng nảy của thiên nhiên, âu cũng quá quen, song mỗi mùa mưa tháng Tám âm lịch sao vẫn thấy thương, lòng lại thấy xót xa đến vậy.

Nói đến miền Trung người ta hay nhắc đến hình ảnh đất nước ta như một người gánh thóc, mà hai đầu là hai thúng thóc đầy. Còn ở giữa là chiếc đòn gánh. Miền Trung là chiếc đòn gánh oằn vai tảo tần một nắng hai sương của đất nước, mà người ta hay nói “khúc ruột miền Trung”. Mùa hè nắng như nung như nấu, mùa lụt thì như thủy quái hung dữ kéo về. Xa nhà, nghe đài báo mưa lũ tràn về mà lòng đau đáu khôn nguôi. Chạnh lòng, lo lắng thương mẹ, cha đang hớt hải chạy mưa, chạy lụt.

Từ nhỏ cho tới trưởng thành, chị em chúng tôi đã chứng kiến không biết bao cơn bão, đã thấm thía những mệt mỏi gian nan của người sống trong cái nôi của mưa bão triền miên. Và cũng đã trải qua nhiều, rất nhiều lần phải cùng cha mẹ và các anh chị tay xách nách mang những tư trang cần thiết nhất để chạy bão và tránh lũ nữa. Nó nhiều đến mức không thể đếm xuể. Và trong những lần chạy lũ đó, mẹ luôn dặn chị em tôi phải bọc sách vở, dụng cụ học tập vào túi nilon kỹ nhất, buộc chặt nhất vì áo quần ướt, nắng lên phơi sẽ khô, còn sách vở mà ướt là không dùng được nữa. Mẹ lúc nào cũng vậy, cho dù nghèo khổ, vất vả đến mấy cũng luôn coi việc học của chị em tôi lên hàng đầu. Mẹ vẫn hay đọc câu ca dao “Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi nảy cây”. Để nhắc nhở chị em chúng tôi. Đến tận bây giờ, nghĩ lại lời mẹ dặn mà sống mũi cay. Đúng là khi lớn lên, bôn ba nơi đất khách quê người nhưng mỗi mùa mưa bão đến, lòng tôi cứ cuồn cuộn, cứ bị ám ảnh mãi và thương quê mẹ nghèo nơi rốn lũ miền Trung.

Mẹ thở dài “nước đâu mà lắm thế”. Nhìn đâu cũng toàn là nước lũ. Tràn qua bờ đê cao, tràn lên xóm, lên làng băng qua cánh đồng lúa chưa kịp gặt về sân phơi. Nước cứ thế xô lúa mà đi, lúa ngập mình trong nước. Mẹ bảo “năm nay lại mất mùa”. Mẹ buồn lặng đi. Và những ngày sau đó, cảnh thiếu ăn hay ăn cơm độn với ngô, khoai, sắn là chuyện bình thường. Đến nay, thi thoảng nhớ đến món ăn những ngày thơ ấu đó, tôi lại nhớ quê da diết, muốn về để được ăn. Khổ cực là vậy nhưng bữa cơm ngày lũ vẫn in đậm trong tâm trí tôi về tình làng nghĩa xóm. Bà con chia cho nhau từng bát gạo, ít muối mè, vài quả cà muối mặn. Bữa cơm thêm chén, thêm đũa, hao hụt đi chút ít nhưng tình người trong lũ lụt là thứ quý giá không thể đong đo. 

Rồi lũ cũng ngừng. Ánh mắt cha thất thần khi mọi thứ đã cuốn trôi. Đàn gà, đàn lợn cũng bị theo dòng lũ. Làng xóm thì tiêu điều, xơ xác. Cha phải sửa lại nhà vì mái đã bị trôi đi. Nhìn cảnh vật ngổn ngang giữa đám sình bùn không thể không rơi nước mắt. Cha bảo rằng: “Sau mỗi cơn bão đi qua sẽ dạy ta được nhiều điều. Mạnh mẽ hơn, vững chãi hơn, đừng nản lòng con nhé”. Lời cha dặn con mãi khắc sâu.

Tôi lớn theo những mùa nước, rồi dần xa khúc ruột miền Trung nghèo khó đến với những miền đất mới khám phá, học tập và làm việc. Nhưng mỗi khi nghe tin tức trên truyền hình, cũng như báo chí mùa bão lũ về, lòng lại ngóng trông quê nhà bằng niềm thổn thức, nhiều lắng lo. Thương hơn cả chữ thương. Lòng cầu mong trời thương, trời bớt giăng mưa, mùa bão lũ nhanh chóng qua, nước nhanh rút để đừng tô màu tóc bạc thêm trên mái đầu mẹ cha.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11: Vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khối đại...

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày thành lập Mặt trận Dân...

Trồng xen nha đam lấy ngắn nuôi dài

Trên những mảnh vườn mới xuống giống cây cà phê, cây tiêu, những người nông dân Phúc Thọ, Lâm Hà đã trồng xen một loại cây đặc biệt: cây nha đam. Cây nha đam được trồng với mô hình “lấy ngắn nuôi dài”, giúp nhà nông tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất. Trồng xen nha đam lấy ngắn nuôi dài Ông  Vũ Văn Cao - Trưởng thôn Phúc Tân, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà vừa thu được...

26 nghệ nhân Tày, Nùng huyện Lâm Hà tham gia Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Hà Nội

(LĐ online) - Nằm trong Tuần "Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam", Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024 diễn ra từ ngày 16 - 18/11 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức.  Không gian lễ khai mạc Liên hoan Liên...

Giám đốc Sở Nội vụ dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP Đà Lạt

(LĐ online) - Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 17/11, đồng chí Trần Hồng Quyết - Giám đốc Sở Nội vụ đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Nhân dân tổ dân phố Nguyễn Siêu, Phường 7, TP Đà Lạt. Lãnh đạo tỉnh và TP Đà Lạt tham dự Ngày hội Cùng tham dự ngày hội còn có đồng...

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Ngày 15/11 theo giờ địa phương, bên lề Hội nghị Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp Tổng Bí thư Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Phó thủ tướng Nga Alexei Overchuk. Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung...

Cùng tác giả

Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11: Vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khối đại...

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày thành lập Mặt trận Dân...

Trồng xen nha đam lấy ngắn nuôi dài

Trên những mảnh vườn mới xuống giống cây cà phê, cây tiêu, những người nông dân Phúc Thọ, Lâm Hà đã trồng xen một loại cây đặc biệt: cây nha đam. Cây nha đam được trồng với mô hình “lấy ngắn nuôi dài”, giúp nhà nông tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất. Trồng xen nha đam lấy ngắn nuôi dài Ông  Vũ Văn Cao - Trưởng thôn Phúc Tân, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà vừa thu được...

Giá cà phê trong nước có tiếp tục tăng?

Giá cà phê hôm nay 18/11/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm nay...

26 nghệ nhân Tày, Nùng huyện Lâm Hà tham gia Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Hà Nội

(LĐ online) - Nằm trong Tuần "Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam", Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024 diễn ra từ ngày 16 - 18/11 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức.  Không gian lễ khai mạc Liên hoan Liên...

Giám đốc Sở Nội vụ dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP Đà Lạt

(LĐ online) - Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 17/11, đồng chí Trần Hồng Quyết - Giám đốc Sở Nội vụ đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Nhân dân tổ dân phố Nguyễn Siêu, Phường 7, TP Đà Lạt. Lãnh đạo tỉnh và TP Đà Lạt tham dự Ngày hội Cùng tham dự ngày hội còn có đồng...

Cùng chuyên mục

26 nghệ nhân Tày, Nùng huyện Lâm Hà tham gia Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Hà Nội

(LĐ online) - Nằm trong Tuần "Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam", Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024 diễn ra từ ngày 16 - 18/11 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức.  Không gian lễ khai mạc Liên hoan Liên...

Tọa đàm Âm nhạc truyền tải thông điệp Phật giáo lan toả giá trị hoà bình

(LĐ online) - Nằm trong chương trình hợp tác thực hiện 4 đề án “Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản” bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp tổ chứcTọa đàm Âm nhạc trong việc truyền tải thông điệp Phật giáo lan toả giá trị hoà bình. Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Trưởng ban...

Chương trình âm nhạc Phật giáo với chủ đề Sáng đạo trong đời

(LĐ online) - Đêm 15/11, tại Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng đã diễn ra Chương trình âm nhạc Phật giáo với chủ đề Sáng đạo trong đời do Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp cùng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng tổ chức.  Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao thư cảm ơn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức đêm...

Đam Rông tổ chức Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ II

(LĐ online) - Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Đam Rông (30/12/2004 - 30/12/2024), tối 14/11, huyện Đam Rông tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng huyện Đam Rông lần thứ II năm 2024. Ông Đa Cát Vinh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo địa phương cùng...

Tất cả các dòng sông đều chảy

Trở lại huyện Bảo Lâm tuổi ba mươi thành lập và phát triển, tôi liên tưởng đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nữ nhà văn Nancy Cato “Tất các dòng sông đều chảy” (All The Rivers Run). Cuốn sách viết về vùng đất và con người miền Nam nước Úc bằng giọng văn êm ái và hạnh phúc dâng đầy... Sương giăng. Ảnh: Nguyễn Văn Thương Bảo Lâm xưa thuộc cao nguyên Djing-B’Lao. Cuối thế kỷ XIX, khi còn là...

Đưa vẻ đẹp văn hóa các dân tộc Lâm Đồng đến Ấn Độ

Những ngày qua, trong muôn màu âm sắc ca múa nhạc, những tích trò diễn xướng dân gian của cư dân miền đất văn minh sông Hằng ở Ấn Độ xa xôi, Đoàn Nghệ thuật dân tộc Nam Tây Nguyên (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng) đã vượt chặng đường dài góp một âm điệu độc đáo, riêng biệt. Chương trình biểu diễn của đoàn tại lễ hội được đón nhận nồng nhiệt Lần đầu tiên, các nghệ...

Những vai diễn thú vị

Minh họa: Phan Nhân Buổi sáng đầu tuần ở lớp Bốp có một không khí lạ. Trên bàn giáo viên là bình hoa súng tím cắm đơn giản từ bàn tay cô bé nhút nhát không dám để lại tên mình, chỉ để lại dòng chữ viết vội trên tờ giấy: “Đây là những bông hoa đẹp nhất trong hồ súng gần nhà con sáng nay, con tặng cô”. Nét chữ ấy, dù viết vội, cô vẫn nhận ra ngay...

Chợt nhớ lời thầy xưa

Trải qua gian khổ đắng cay Giật mình chợt nhớ lời thầy khi xưa "Mỗi người góp một hạt mưa Đã rơi xuống đất tưới mùa lên xanh"... Thầy ơi! Vất vả loanh quanh Lời thầy đã thấm đất lành hồn con Cây đời dẫu có héo hon Cũng vươn những búp lá non gọi mầm Thầy đem từng hạt mưa xuân Tưới cây nhân nghĩa vô ngần tốt tươi Con là một hạt mưa rơi Cũng xin góp nỗi đầy vơi trong lòng Cuộc đời như một dòng sông Thầy như...

Xin một nhành đỏ mãi ở trong tim

Cô giáo Trần Thị Kim Ngân là một giáo viên dạy môn Lịch sử, gắn bó cả cuộc đời với nghề dạy học. Thời gian cuối trước khi nghỉ hưu, chị là ThS Sử học, Phó Trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Lâm Đồng. Cô giáo dạy Sử, gắn bó với sự nghiệp giáo dục, mang tâm hồn thơ ca gần đây đã cho ra mắt một tập thơ có tên Ta...

KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11: Ghi dấu ân tình

“Thời gian qua, mùa thu nay có khác Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sâu Nghĩa thầy cô một đời không trả hết Dẫu đời con qua biết mấy nhịp cầu”. Tháng 11 về khiến lòng người ấm áp bởi những kỷ niệm xưa cũ. Tháng 11 có Ngày Nhà giáo Việt Nam, một dịp đặc biệt trong năm, để chúng ta dừng lại, ngẫm nghĩ và tri ân những người thầy, người cô đã dành cả tâm huyết cho sự nghiệp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất