Powered by Techcity

Thơ bay từ phía trăng lên

Nhà thơ Huệ Triệu (nhà thơ nhận Giải thưởng Nhà văn nữ Ấn tượng năm 2021) vừa ra mắt tập thơ mới nhất của mình. Trường ca Người về trong hương (NXB Hội Nhà văn) được chị viết trong những đêm dài nén nỗi đau mà viết.





Nhà thơ Huệ Triệu

• NÉN NỖI ĐAU ĐỂ VIẾT

Cảm hứng và đề tài đại dịch COVID-19 đã từng được nhà thơ Xuân Trường, nhà thơ Bùi Phan Thảo… chọn để viết trường ca trước đó. Ra mắt trường ca Người về trong hương khi đại dịch đã lùi xa gần hai năm, không phải là một sự chậm trễ. Với nhà thơ Huệ Triệu, đó là khoảng thời gian cần phải có để chị kìm nén nỗi đau trong lòng lại mà viết. Tác phẩm ra mắt đúng vào giỗ thứ hai của chồng chị, người ra đi trong đại dịch.

Tập trường ca dài gần 100 trang, gồm 4 chương: Bóng vườn xanh, Thành phố giữa cuồng phong, Ngọn lửa hóa thân, Người về trong hương. Huệ Triệu viết trường ca này, dành tặng người chồng thân yêu đã mất vì COVID-19 và cũng là để tưởng niệm những nạn nhân tử vong vì dịch COVID-19. Trường ca tái hiện một cách trung thực một giai đoạn đau thương, tàn khốc do dịch bệnh gây ra ở TP Hồ Chí Minh. 

Trường ca viết với lời đề tặng “Xin dâng lên hương hồn chồng tôi. Tưởng niệm những nạn nhân đã mất vì COVID-19”. Từ nỗi đau riêng hòa vào nỗi đau chung. Những trang thơ gợi về nỗi đau của một thành phố tang thương trong đại dịch với mất mát của biết bao số phận, bao gia đình. Tác giả, người viết về nỗi đau chết lặng, điếng hồn của mình, khi nhà ba người, bỗng dưng chỉ còn hai… 

“Gương mặt người thương lả gối trong đêm/ em run người trước dự cảm không tên/ sự sống mong manh còn hơn tơ nhện/ em nắm chặt tay anh như níu chặt đời mình”.

“Mưa tả tơi cành ngọc lan muốt đất/ em trắng tay mình những cánh ngọc lan tang/ thành phố hồi sinh nhưng thiếu mặt bao người/ thành phố hồi sinh mà em mất anh rồi/ nén nhang thơm cả tàn cong im lặng/ đất đón anh tay mẹ cỏ xanh mềm”.

Nhà thơ Huệ Triệu chia sẻ: “Trường ca được viết ra, để tỏ bày thương yêu vô hạn với người đã khuất, nhưng cũng là để tri ân trước nghĩa tình sâu nặng, và cũng là một cách để tự nhắc nhở mình – tiếp tục vượt lên nỗi đau và bước tiếp. Đó cũng còn là trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời”. 

Dù viết để ghi lại ký ức – dù là ký ức thương đau cũng cần được nhắc nhớ, nhưng Huệ Triệu không chỉ viết về nỗi đau riêng mình, mà cả nỗi đau chung hàng triệu người dân thành phố đã cùng trải qua:

“Căn nhà chật giờ phía nào cũng trống/ tiếng nấc tủi buồn mẹ bỏ con đi/ nghi ngút khói hương chồng gọi vợ về”. 

Đây không chỉ là câu chuyện của riêng gia đình Huệ Triệu mà còn là cảnh ngộ chung của bao nhiêu gia đình khác trong thời khắc dịch bệnh kinh hoàng. Đau thương và kiên cường, mất mát hi sinh và tình người sâu nặng… Người dân thành phố vai nặng trĩu đau thương nhưng đã kiên cường gạt nước mắt tủi buồn để cùng chở che, đùm bọc để thành phố được hồi sinh.

Ánh sáng, hơi ấm mà độc giả nhìn thấy, chính từ những sự gắn kết, đùm bọc, san sẻ, dắt dìu nhau đi qua đại dịch mà Huệ Triệu ghi lại trong tác phẩm của mình. Và vì thế, những trang thơ thật buồn, thật xót xa, khiến người đọc có khi rưng rưng vẫn có những điểm sáng thi ca, không rơi vào bi lụy. 





 




Nhà thơ, nhà giáo ưu tú Huệ Triệu là Trưởng Ban Nhà văn nữ – Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh. Chị đã nhận giải Nhà văn nữ Ấn tượng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021 vì những đóng góp thiện nguyện, hoạt động và nỗ lực vượt qua nỗi đau trong đại dịch COVID-19. Chị đã có gần 10 tập thơ, tiểu luận in riêng, có nhiều tác phẩm được giảng dạy trong Sách giáo khoa Tiểu học. Người về trong hương là tập trường ca mới nhất của chị, do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

NỖI ĐAU CHƯNG CẤT THÀNH THƠ “TỪ PHÍA TRĂNG LÊN”

Bạn bè của Huệ Triệu thường nhắc về khu vườn “từ phía trăng lên” của vợ chồng chị. Khu vườn bao quanh một ngôi nhà cấp 4 nhỏ bé, bốn mùa rau trái trĩu cành, tươi xanh. Khu vườn ấy, anh Nhân đã từng chăm sóc mỗi ngày, chia cho người trái bí, nắm lá mơ, chùm sung… hết thảy đều là rau lành quả sạch, là quà quý với bạn bè ở phố. Và cũng khu vườn ấy, màu xanh ấy chị tiếp tục chăm bón, viết về nó trong nhiều trang sách. Những màu xanh cây trái chữa lành, ủi an cho chị. Mỗi khi bạn bè về tụ tập trong vườn, chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, dường như vẫn thấy anh Nhân ở đó.

Nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh đồng cảm sâu sắc với tác phẩm mới của Huệ Triệu. Chị chia sẻ: “Áp tập thơ lên ngực mình, cảm giác không chỉ cầm một tác phẩm sáng tác của đồng nghiệp mà đang chạm vào một trái tim giãy giụa trong đớn đau tột cùng, trong yêu thương tột cùng của một người vợ, một người mẹ… cứ nấn ná nơi tôi một hồi lâu”. 

Ở trường ca Người về trong hương, Huệ Triệu viết, trước hết là muốn neo giữ ký ức của “người thương” dù người ấy vẫn về trong hương, không chỉ trong hương khói, cũng không chỉ là trong khu vườn ký ức mà cả trong hương thơm rau trái của khu vườn mà người thương của chị đã chăm sóc nó, vun đắp cho nó bằng từng giọt mồ hôi cần mẫn của mình. 

Trong khu vườn ấy, ký ức ấy, nỗi đau ấy được chưng cất thành thơ. Nhiều câu thơ, nhiều đoạn thơ thật giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu suy tưởng. Và cách nào đó, người vợ, người mẹ, người thơ Huệ Triệu, bằng trái tim chan chứa yêu thương đã làm được chiếc cầu, một chiếc cầu ánh lên cái sắc lung linh hư thực của chiếc cầu vồng nhưng không phải chiếc cầu vồng của bóng mây, mà là một chiếc cầu trên mặt đất bắc qua một dòng sông chảy xiết nỗi niềm bằng từng nhịp cầu vững chãi. Những nhịp cầu nối miền ký ức, nối yêu thương và nối sự hiển linh màu nhiệm giữa người ra đi và người ở lại: 

Hôm nay rằm nguyệt quế lại muốt bông/ Các con cắm bình hoa ly cánh trắng/ Hình như nụ cười ba thoáng nắng/ Người về trong hương.

Để hoàn thành trường ca Người về trong hương này, nhà thơ Huệ Triệu đã đối diện với từng lát cảm xúc của mình, tôi biết nhiều đêm tay chị gõ phím cùng nước mắt. Đau xót, ân hận, tiếc thương… rất nhiều cảm xúc dồn nén đã được trải lòng lên chữ. Người về trong hương ra đời, đầu tiên là chị dâng lên anh linh người chồng yêu quý của mình, sau đó là những người đã mất trong đại dịch. Và chính vì thế, dù sau hai năm, mười năm hay lâu hơn thế nữa, vẫn với tinh thần “Không ai bị bỏ lại, không điều gì được phép lãng quên” – những trang trường ca giàu xúc cảm này vẫn khiến độc giả xúc động.



Nguồn

Cùng chủ đề

Trưng bày sách kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

(LĐ online) - Kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 (1945 – 2024), Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày, giới thiệu với độc giả hơn 60 đầu sách về di sản văn hóa Việt Nam. Qua đó, đã giới thiệu sâu rộng những di sản văn hóa trên mọi miền đất nước được lớp lớp thế hệ người Việt sáng tạo nên trải qua hàng ngàn năm lịch sử.   Không gian...

Trồng lạc đen và chanh dây ngọt trong vườn cà phê

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có kết quả 2 mô hình trồng cây lạc đen và cây chanh ngọt trong vườn cà phê tại 3 huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.    Cụ thể trồng cây lạc đen CNC1 trong vườn cà phê tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng quy mô 2 ha/2 hộ, tỷ lệ cây sống trên 90%. Thời gian trồng đến thu hoạch 130-135 ngày. Chiều cao cây thu hoạch...

Chống lãng phí, nhiệm vụ cấp bách hiện nay (Bài 2)

Cả tham nhũng, lãng phí và tiêu cực đều gắn với quyền lực bị tha hóa, chúng đều có chung bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, ăn bám, trên sức lao động của người khác. Vì vậy, rõ ràng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không loại trừ một ai, ở cương vị nào, nó cũng được...

Giải ngân xây dựng nông thôn mới đạt gần 62%

Thống kê đến đầu tháng 11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước xây dựng nông thôn mới đạt gần 260 tỷ đồng, gần 62% kế hoạch năm 2024. Tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2024 tại Lâm Đồng là trên 331 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh gần 200 tỷ đồng, ngân sách...

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục họp đợt thứ 2 từ ngày 20/11 đến 30/11. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.   Theo chương trình kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Chiều 20/11, Ủy viên Ủy...

Cùng tác giả

Trưng bày sách kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

(LĐ online) - Kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 (1945 – 2024), Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày, giới thiệu với độc giả hơn 60 đầu sách về di sản văn hóa Việt Nam. Qua đó, đã giới thiệu sâu rộng những di sản văn hóa trên mọi miền đất nước được lớp lớp thế hệ người Việt sáng tạo nên trải qua hàng ngàn năm lịch sử.   Không gian...

Trồng lạc đen và chanh dây ngọt trong vườn cà phê

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có kết quả 2 mô hình trồng cây lạc đen và cây chanh ngọt trong vườn cà phê tại 3 huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.    Cụ thể trồng cây lạc đen CNC1 trong vườn cà phê tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng quy mô 2 ha/2 hộ, tỷ lệ cây sống trên 90%. Thời gian trồng đến thu hoạch 130-135 ngày. Chiều cao cây thu hoạch...

Chống lãng phí, nhiệm vụ cấp bách hiện nay (Bài 2)

Cả tham nhũng, lãng phí và tiêu cực đều gắn với quyền lực bị tha hóa, chúng đều có chung bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, ăn bám, trên sức lao động của người khác. Vì vậy, rõ ràng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không loại trừ một ai, ở cương vị nào, nó cũng được...

Giải ngân xây dựng nông thôn mới đạt gần 62%

Thống kê đến đầu tháng 11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước xây dựng nông thôn mới đạt gần 260 tỷ đồng, gần 62% kế hoạch năm 2024. Tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2024 tại Lâm Đồng là trên 331 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh gần 200 tỷ đồng, ngân sách...

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục họp đợt thứ 2 từ ngày 20/11 đến 30/11. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.   Theo chương trình kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Chiều 20/11, Ủy viên Ủy...

Cùng chuyên mục

Trưng bày sách kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

(LĐ online) - Kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 (1945 – 2024), Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày, giới thiệu với độc giả hơn 60 đầu sách về di sản văn hóa Việt Nam. Qua đó, đã giới thiệu sâu rộng những di sản văn hóa trên mọi miền đất nước được lớp lớp thế hệ người Việt sáng tạo nên trải qua hàng ngàn năm lịch sử.   Không gian...

Đoàn nghệ nhân Lâm Đồng đoạt 7 giải thưởng Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Hà Nội

(LĐ online) - Sau 3 ngày diễn ra tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), tối 18/11, Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức đã khép lại. Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024...

Doanh nghiệp đề xuất tổ chức miễn phí chương trình bế mạc Festival Hoa Đà Lạt

(LĐ online) - Công ty TNHH TZ Việt Phát vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất tổ chức miễn phí chương trình bế mạc Festival Hoa Đà Lạt và lễ hội countdown đón năm mới 2025.  Biểu diễn văn nghệ trong đêm bế mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2022 Ngày 18/11, Công ty TNHH TZ Việt Phát, một đơn vị truyền thông và tổ chức sự kiện quy mô lớn trên toàn quốc cho biết vừa có văn bản đề xuất UBND...

Lần đầu tiên tổ chức giải đua ngựa tại Festival Hoa Đà Lạt

Huyện Lạc Dương sẽ tổ chức nhiều sự kiện đặc sắc hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X. Nhiều hoạt động văn hóa – thể thao sẽ được tổ chức trên địa bàn huyện Lạc Dương nhằm chào mừng Festival hoa Đà Lạt lần thứ X. Ảnh: Phạm Quang Theo UBND huyện Lạc Dương, trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, huyện Lạc Dương sẽ tổ chức chuỗi sự kiện đặc sắc nhằm quảng bá văn hóa, du...

26 nghệ nhân Tày, Nùng huyện Lâm Hà tham gia Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Hà Nội

(LĐ online) - Nằm trong Tuần "Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam", Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024 diễn ra từ ngày 16 - 18/11 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức.  Không gian lễ khai mạc Liên hoan Liên...

Tọa đàm Âm nhạc truyền tải thông điệp Phật giáo lan toả giá trị hoà bình

(LĐ online) - Nằm trong chương trình hợp tác thực hiện 4 đề án “Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản” bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp tổ chứcTọa đàm Âm nhạc trong việc truyền tải thông điệp Phật giáo lan toả giá trị hoà bình. Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Trưởng ban...

Chương trình âm nhạc Phật giáo với chủ đề Sáng đạo trong đời

(LĐ online) - Đêm 15/11, tại Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng đã diễn ra Chương trình âm nhạc Phật giáo với chủ đề Sáng đạo trong đời do Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp cùng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng tổ chức.  Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao thư cảm ơn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức đêm...

Đam Rông tổ chức Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ II

(LĐ online) - Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Đam Rông (30/12/2004 - 30/12/2024), tối 14/11, huyện Đam Rông tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng huyện Đam Rông lần thứ II năm 2024. Ông Đa Cát Vinh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo địa phương cùng...

Tất cả các dòng sông đều chảy

Trở lại huyện Bảo Lâm tuổi ba mươi thành lập và phát triển, tôi liên tưởng đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nữ nhà văn Nancy Cato “Tất các dòng sông đều chảy” (All The Rivers Run). Cuốn sách viết về vùng đất và con người miền Nam nước Úc bằng giọng văn êm ái và hạnh phúc dâng đầy... Sương giăng. Ảnh: Nguyễn Văn Thương Bảo Lâm xưa thuộc cao nguyên Djing-B’Lao. Cuối thế kỷ XIX, khi còn là...

Đưa vẻ đẹp văn hóa các dân tộc Lâm Đồng đến Ấn Độ

Những ngày qua, trong muôn màu âm sắc ca múa nhạc, những tích trò diễn xướng dân gian của cư dân miền đất văn minh sông Hằng ở Ấn Độ xa xôi, Đoàn Nghệ thuật dân tộc Nam Tây Nguyên (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng) đã vượt chặng đường dài góp một âm điệu độc đáo, riêng biệt. Chương trình biểu diễn của đoàn tại lễ hội được đón nhận nồng nhiệt Lần đầu tiên, các nghệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất