Powered by Techcity

Tác phẩm dự thi Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Lâm Đồng lần thứ I, năm 2024: Yêu thương con người – giá trị nhân văn sâu sắc trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh


Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất; là người tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận hiến với dân tộc và nhân loại; là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng… Vậy điều gì đã tạo nên một nhân cách vĩ đại đó? Khi nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy rõ một động lực vô cùng to lớn, thôi thúc từ bên trong, thúc đẩy Người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đó chính là tình yêu thương của Bác đối với con người, đối với Nhân dân. Như nhà thơ Tố Hữu thể hiện bằng những câu thơ đầy cảm xúc: “Bác ơi! tim Bác mênh mông thế, ôm cả non sông mọi kiếp người”. 





Bác Hồ đến thăm Trường mẫu giáo nội trú đầu tiên của quân đội tại Việt Bắc nhân dịp sinh nhật 19/5/1953. Nguồn: TTXVN
Bác Hồ đến thăm Trường mẫu giáo nội trú đầu tiên của quân đội tại Việt Bắc nhân dịp sinh nhật 19/5/1953. Nguồn: TTXVN

Tình yêu thương con người là một phẩm chất trọng điểm của đạo đức xã hội và là giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi của dân tộc Việt Nam. Bất kỳ con người nào cũng có một tình yêu thương với nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, như: yêu thương gia đình, tình yêu đất nước, tình yêu đôi lứa, tình cảm bạn bè… Dù là tình cảm gì đi nữa thì tình cảm đó cũng xuất phát từ nội tâm trong mỗi con người, là sự cảm thông, chia sẻ, gắn bó, kết nối, tôn trọng, bao dung, chứa đựng… giữa con người với nhau. Nhưng ở Bác, tình yêu thương là sự cộng hưởng, thăng hoa của cả trái tim và khối óc, cả trí tuệ và tâm hồn, đạt đến sự tinh tế, hoàn hảo khó có gì so sánh được. Tất cả cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đau đáu, day dứt trong lòng hai chữ “Ái Quốc” và “Ái Dân”: Đi tìm đường cứu nước vì dân, làm cách mạng giải phóng dân tộc vì dân, xây dựng Nhà nước thì phải là của dân, do dân vì dân; xây dựng Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên phải là công bộc cho dân… Bác từng chia sẻ: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm, ăn áo mặc, ai cũng được học hành” và cả cuộc đời của Bác chỉ “mưu cầu hạnh phúc cho Nhân dân”. Điều đó cho thấy tình cảm của Bác đối với Nhân nhân là vô hạn, là một tình yêu thương vô bờ bến với con người.

Tình yêu thương con người ở Bác cũng không trừu tượng chung chung, mà rất rõ ràng, cụ thể với từng đối tượng: Đó là người nông dân, người công nhân, nhà trí thức, các chiến sĩ bộ đội, công an, các cháu thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi, học sinh, sinh viên, các bậc phụ lão, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, kiều bào ta ở nước ngoài. Chẳng những yêu thương con người trong dòng máu Việt mà còn quan tâm đến giai cấp công nhân và Nhân dân lao động trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, màu da, hay nói gọn là cả loài người. Khi đã trở thành lãnh tụ của Đảng, của dân tộc, dù bận trăm công, nghìn việc, nhưng Bác vẫn luôn giành thời gian quan tâm, thăm hỏi, động viên, chia sẻ, thể hiện tình yêu thương của mình đến với mọi tầng lớp Nhân dân trong cả nước, từ em bé đến các cụ già, từ người lao công đến anh chiến sỹ… Cảm động nhất là trong những giây phút Bác chuẩn bị đi xa, tuần lễ cuối cùng Bác lâm bệnh nặng. Lúc bấy giờ, chiến tranh chống Mỹ rất ác liệt, đồng chí Lê Duẩn đến thăm và mời Bác rời Hà Nội về Ba Vì để dưỡng bệnh, cho Đảng và Nhân dân được yên tâm. Bác đã khóc và nói: “Bác không đi đâu cả, Bác không thể bỏ dân mà đi được, để Bác ở đây thôi. Đưa Bác đi, các chú chỉ đưa được một mình Bác thôi, còn dân các chú tính sao?”…

Không chỉ dừng lại ở việc yêu thương, mà Bác còn đưa phạm trù “Nhân dân” và tình yêu thương con người lên một tầm cao mới. Con người ở đây phải được tôn trọng như một thực thể tự do và bình đẳng vốn có “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tự do, bình đẳng, dân chủ giữa người với người là không có sự phân biệt về nguồn gốc, màu da, dòng máu, nam hay nữ, già hay trẻ. Nhưng trong lịch sử nhân loại, ngay cả trong thực tế xã hội hiện nay, bản thân nhiều người cũng chưa nhận thức đầy đủ về điều đó khi vẫn còn phân biệt địa vị, đẳng cấp xã hội, nên trong các mối quan hệ xã hội hay đặt câu hỏi liên quan đến cá nhân để làm rõ thuộc tính (là ai?). Thông qua thuộc tính của đối phương để để phân tích, phân biệt và ứng xử thông qua biểu cảm, hành vi như: kính trọng, ngưỡng mộ hay xem thường, khiêm tốn hay thể hiện sự hơn người… Như vậy thì chưa thấy hết tinh thần dân chủ, tự do, bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bác không chỉ thấy được cái tinh hoa này, mà còn nâng vị trí con người lên cao hơn, Bác không chỉ thấy vai trò của Nhân dân là người làm nên lịch sử, mà còn thấy con người là “vốn liếng quý giá nhất” của dân tộc, coi dân như cha, như mẹ “trung với nước, hiếu với dân” coi dân là thầy “cán bộ phải học dân”, coi dân là chủ… Bác nói “Dân là chủ và dân làm chủ”. “Là chủ” – tức là muốn nói đến địa vị, vị thế của người dân trong chế độ mới. “Làm chủ” – tức là muốn nói đến bổn phận, năng lực của người dân. Dân làm chủ thì Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên đều có một cái sứ mệnh, một niềm vinh hạnh lớn nhất đó là “được phục vụ Nhân dân”, đó là “đưa lại được hạnh phúc cho Nhân dân”, “là công bộc, là đầy tớ của Nhân dân”, “Chúng ta không có mục đích nào khác là chăm lo cho con người, giải phóng con người”. Bác coi đây vừa là phẩm chất đạo đức vừa là sứ mệnh cao đẹp nhất, nên từ đó Bác chỉ dạy chúng ta phải thường xuyên “xây” cái đẹp trong mỗi con người và “chống” cái xấu, cái ác, đó là: chống kẻ đàn áp người lao động, kẻ bóc lột người lao động, kẻ sâu mọt dân, đè đầu cưỡi cổ Nhân dân, những kẻ tham ô, hủ hóa… Sự yêu thương của Bác rất đúng mực, thể hiện rõ quan điểm yêu và chống một cách biện chứng, nhằm vun đắp bồi bổ cho tình yêu thương con người. Và chính Bác là một tấm gương vĩ đại về điều đó, Người từng tâm sự: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân; những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó”. Cuối bản Di chúc lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành những dòng tâm sự đề cập về “việc riêng” một cách hết sức khiêm tốn, giản dị. Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”; “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của Nhân dân”.

Đây là nhận thức mới về giá trị con người – thành tựu do người, đã tạo nên một cái riêng, một bản lĩnh văn hóa, một con người, một thời đại Hồ Chí Minh. Bác nói “cơm chúng ta ăn do dân mà có”. Lời dạy hết sức đơn sơ, mộc mạc nhưng giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nhân sinh, về đạo lý. “Nhìn sâu” trong bữa cơm hàng ngày, chúng ta thấy công sức của biết bao nhiêu con người, từ gieo trồng, làm cỏ, bón phân, chăm sóc,… cho đến người nấu cơm cho chúng ta ăn, thì đã có hàng ngàn con người tham gia vào quá trình đó. Suy rộng ra nữa, chúng ta cũng thấy, khi ta sinh ra và được sống trên đời đã nợ ân tình hàng triệu con người, từ cha, mẹ, anh, chị, em đến cô, dì, chú bác, đến dòng họ, đến bà con hàng xóm, lớn lên đi học thì bạn bè, thầy, cô,… khi trưởng thành đi làm thì đồng nghiệp, đồng chí, tổ chức, cơ quan… và rộng ra là cả xã hội, rộng nữa là cả loài người. Vì dù họ không trực tiếp nhưng bằng cách nào đó, họ đã gián tiếp hỗ trợ, giúp đỡ, gánh vác, chỉ điểm, kết nối, tương trợ… cho chúng ta, để chúng ta có đủ nhu yếu phẩm, phương tiện, nhà ở, năng lượng, thiết bị sinh hoạt hàng ngày. Hãy thử tưởng tượng chúng ta sẽ là ai, khi không có những con người cụ thể ngoài kia, từ chị lao công đến người đứng đầu Nhà nước, họ đều có vai trò, sứ mệnh nhất định để kiến tạo nên cuộc sống của mỗi chúng ta. Có người vẫn cho rằng: tôi cũng mang sức mình ra đánh đổi, tôi có tiền có thể đi mua, tôi có trí tuệ, có sự thông minh, tôi có bản lĩnh, tôi làm kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp mà có… Vâng, điều đó không sai, nhưng chưa đủ, thử hỏi ngay cả trí tuệ, tri thức, nghề nghiệp… mà chúng ta có nếu không có cha, mẹ, thầy cô, môi trường xã hội liệu chúng ta có không? Do đó, dù bạn thành công đến đâu, cũng phải có người dẫn dắt, chỉ điểm, giúp đỡ, tương trợ, gánh vác, kết nối… đó là điều chắc chắn.

Nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chúng ta thấy rõ tình yêu thương con người của Bác xuất phát từ sự trân trọng, ghi nhận giá trị của chính con người. Đã tạo thành một động lực to lớn thúc đẩy Người sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người, chăm lo cho hạnh phúc của Nhân dân. Học Bác, hiểu cội nguồn của tình yêu thương con người, sẽ giúp mỗi con người nói chung và mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng không chỉ thấy những giá trị to lớn trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn nhận thấy giá trị, vị trí, vai trò của con người, của Nhân dân để từ đó xác định được vai trò trách nhiệm, sứ mệnh của bản thân đối với Nhân dân và sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tình yêu thương của Bác đã tạo nên một triết lý sống, một giá trị văn hóa, một nhân cách vĩ đại. Điều đó sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng vô tận không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cho cả nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới khi nghĩ về Bác, viết về Bác và trên hành trình đi tìm những giá trị văn hóa, nhân sinh và chân lý cho chính mình. Chúng ta có quyền tự hào và khẳng định rằng: Tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho dân tộc Việt Nam đi đến bến bờ vinh quang, trở thành một nước phát triển, phồn vinh và hạnh phúc.





Nguồn: http://baolamdong.vn/chinh-tri/202407/tac-pham-du-thi-cuoc-thi-chinh-luan-ve-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-tinh-lam-dong-lan-thu-i-nam-2024-yeu-thuong-con-nguoi-gia-tri-nhan-van-sau-sac-trong-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh-cc528ed/

Cùng chủ đề

Học sinh thứ 4 của Trường THPT Bảo Lộc vinh dự được kết nạp Đảng

(LĐ online) - Chiều 3/7, Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho em Đỗ Xuân Phước - học sinh lớp 12A11 theo quyết định của Đảng bộ TP Bảo Lộc. Đây là học sinh thứ 4 của Trường THPT Bảo Lộc vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng kể từ năm 2022 đến nay. Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc trao quyết định kết nạp Đảng cho em Đỗ Xuân Phước Theo...

Lạc Dương hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Huyện Lạc Dương vừa quyết định hỗ trợ 13 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo chăn nuôi 60 bò cái vàng sinh sản tại xã Đưng K’nớ, giai đoạn 2024 -2025.    Theo đó, UBND xã Đưng K’nớ làm chủ đầu tư tổ chức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo 70% chi phí mua con giống bò cái vàng sinh sản với định mức không quá 15 triệu đồng/con cùng các thiết bị, vật tư thiết yếu.  Và...

Thơ, văn viết về vùng đất mới đáng sống

Đạ Tẻh là vùng kinh tế mới, nơi hội tụ cư dân các vùng, miền, đa số các tỉnh miền Trung và một số tỉnh, thành phía Bắc về đây lập nghiệp. Được tách ra từ huyện Đạ Huoai năm 1986, 38 năm trước, Đạ Tẻh là vùng đất hoang sơ, với nhiều khó khăn. Song, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các thế hệ lãnh đạo huyện và tinh thần đoàn kết, nỗ lực của người...

Liên kết phát triển du lịch theo các vùng kinh tế – xã hội 

Quyết định 509/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới; khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo... với định hướng phát triển và liên kết phát triển du lịch theo 6...

Đam Rông phát triển 35 mô hình trồng dâu, nuôi tằm

Huyện Đam Rông vừa phê duyệt phát triển 35 mô hình trồng dâu, nuôi tằm hơn 657,2 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ hơn 473,6 tỷ đồng, nông hộ đóng góp gần 183,6 triệu đồng.  Cụ thể, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông làm chủ đầu tư 30 mô hình phát triển chăn nuôi tằm của 30 hộ có diện tích cây dâu tằm đang thu hoạch tại các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Đạ Rsal,...

Cùng tác giả

Học sinh thứ 4 của Trường THPT Bảo Lộc vinh dự được kết nạp Đảng

(LĐ online) - Chiều 3/7, Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho em Đỗ Xuân Phước - học sinh lớp 12A11 theo quyết định của Đảng bộ TP Bảo Lộc. Đây là học sinh thứ 4 của Trường THPT Bảo Lộc vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng kể từ năm 2022 đến nay. Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc trao quyết định kết nạp Đảng cho em Đỗ Xuân Phước Theo...

Lạc Dương hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Huyện Lạc Dương vừa quyết định hỗ trợ 13 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo chăn nuôi 60 bò cái vàng sinh sản tại xã Đưng K’nớ, giai đoạn 2024 -2025.    Theo đó, UBND xã Đưng K’nớ làm chủ đầu tư tổ chức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo 70% chi phí mua con giống bò cái vàng sinh sản với định mức không quá 15 triệu đồng/con cùng các thiết bị, vật tư thiết yếu.  Và...

Thơ, văn viết về vùng đất mới đáng sống

Đạ Tẻh là vùng kinh tế mới, nơi hội tụ cư dân các vùng, miền, đa số các tỉnh miền Trung và một số tỉnh, thành phía Bắc về đây lập nghiệp. Được tách ra từ huyện Đạ Huoai năm 1986, 38 năm trước, Đạ Tẻh là vùng đất hoang sơ, với nhiều khó khăn. Song, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các thế hệ lãnh đạo huyện và tinh thần đoàn kết, nỗ lực của người...

Liên kết phát triển du lịch theo các vùng kinh tế – xã hội 

Quyết định 509/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới; khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo... với định hướng phát triển và liên kết phát triển du lịch theo 6...

Đam Rông phát triển 35 mô hình trồng dâu, nuôi tằm

Huyện Đam Rông vừa phê duyệt phát triển 35 mô hình trồng dâu, nuôi tằm hơn 657,2 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ hơn 473,6 tỷ đồng, nông hộ đóng góp gần 183,6 triệu đồng.  Cụ thể, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông làm chủ đầu tư 30 mô hình phát triển chăn nuôi tằm của 30 hộ có diện tích cây dâu tằm đang thu hoạch tại các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Đạ Rsal,...

Cùng chuyên mục

Học sinh thứ 4 của Trường THPT Bảo Lộc vinh dự được kết nạp Đảng

(LĐ online) - Chiều 3/7, Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho em Đỗ Xuân Phước - học sinh lớp 12A11 theo quyết định của Đảng bộ TP Bảo Lộc. Đây là học sinh thứ 4 của Trường THPT Bảo Lộc vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng kể từ năm 2022 đến nay. Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc trao quyết định kết nạp Đảng cho em Đỗ Xuân Phước Theo...

Khơi thông và phát huy nguồn lực đất đai

Ngày 29/6, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Theo dự án Luật mới được thông qua, Quốc hội cho phép 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản là: Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh...

Giao dịch đất nền ở Lâm Đồng bật tăng

Giao dịch đất nền vẫn là loại hình bất động sản tại Lâm Đồng được giao dịch nhiều nhất, tập trung chủ yếu ở huyện Lâm Hà. Trong quý II/2024, giao dịch đất nền vẫn là loại hình bất động sản tại Lâm Đồng được giao dịch nhiều nhất. Ảnh: Linh Đan Sở Tư pháp Lâm Đồng vừa công bố thông tin, dữ liệu về lượng giao dịch và giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chức...

HĐND huyện Lạc Dương khóa XI tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2024

(LĐ online) - Ngày 3/7, HĐND huyện Lạc Dương khóa XI nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 15 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2024. Chủ tọa Kỳ họp Chủ tọa Kỳ họp gồm các đồng chí: Sử Thanh Hoài – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Đỗ Khắc Lợi – Phó Chủ tịch HĐND huyện. Các đại biểu tham dự Kỳ họp Tham dự Kỳ họp có các đồng chí: Ya Tiong – Phó Bí...

Cử tri Bảo Lộc kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch khoáng sản

(LĐ online) - Chiều 3/7, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tại xã Lộc Châu, đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lâm Đồng và ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh - Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đã có buổi tiếp xúc với cử tri TP Bảo Lộc. Đoàn ĐBQH...

Đam Rông: Khai giảng lớp sơ cấp lý luận chính trị hệ tập trung

(LĐ online) - Chiều 3/7, Trung tâm Chính trị huyện Đam Rông phối hợp với các Ban Xây dựng Đảng tổ chức Lễ khai giảng lớp Sơ cấp lý luận chính trị hệ tập trung khóa I năm 2024. Các đại biểu và học viên tham dự Lễ khai giảng lớp học Tham gia lớp học có 50 học viên là đảng viên, đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; công chức cấp...

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Trần Đình Văn tiếp xúc cử tri tại huyện Bảo Lâm

(LĐ online) - Sáng 3/7, đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tham gia tiếp xúc với cử tri còn có ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh – Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội. Các ĐBQH...

HĐND Đạ Huoai tổ chức Kỳ họp lần thứ 14

(LĐ online) - Sáng 3/7, HĐND huyện Đạ Huoai tổ chức kỳ họp thứ 14 -kỳ họp thường lệ giữa năm. Chủ trì kỳ họp HĐND huyện Đạ Huoai lần thứ 14 Các đồng chí: Nguyễn Quý Mỵ - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND; Nguyễn Thị Thanh Thảo – Phó Chủ tịch HĐND huyện chủ trì kỳ họp. Các đồng chí: Lê Bình Minh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Nguyễn Linh Hoạt - Phó Chủ...

Hội nghị Huyện ủy Lâm Hà lần thứ 26

(LĐ online) - Sáng 3/7, Hội nghị Huyện ủy Lâm Hà lần thứ 26 (mở rộng) được tổ chức nhằm sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Đồng chí Nguyễn Văn Tân - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lâm Hà phát biểu...

Nhiều dự án giao thông được khởi công trong 6 tháng đầu năm 2024

 Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Tại Hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vào sáng 3/7, tại Hà Nội, ông Uông Việt Dũng, Chánh văn phòng Bộ GTVT cho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất