Powered by Techcity

Quan tâm đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số


(LĐ online) – Thông qua nhiều nguồn lực, nhất là các Chương trình mục tiêu Quốc gia đã giúp cho tỉnh Lâm Đồng tập trung đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Nhờ đó, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào DTTS đã có nhiều thay đổi, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống đồng bào DTTS ngày càng khá hơn. Nhiều hộ đồng bào DTTS đã biết tận dụng đất đai, lao động, các điều kiện khác để đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa, đa dạng về giống cây trồng vật nuôi; tổ chức sản xuất chuyên canh cây rau thương phẩm, trồng hoa xuất khẩu, cà phê, chè, mắc ca, tiêu… để tăng thu nhập và làm giàu.

Hiện, toàn tỉnh có 353 doanh nghiệp do người DTTS làm chủ với số vốn điều lệ 2.773 tỷ đồng, chiếm 2,46% về số doanh nghiệp và 1,6% về vốn điều lệ đăng ký so với số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; có 10 chủ thể là người đồng bào DTTS (chiếm 4,52%) với 13 sản phẩm OCOP hạng 3 sao (chiếm 3,19%); trên 50 hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động ở các lĩnh vực như: Nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân, tiểu thủ công nghiệp – thương mại, giao thông vận tải, dịch vụ – du lịch, xây dựng, môi trường, số hợp tác xã-liên hiệp hợp tác xã do người DTTS làm chủ nhiệm (chiếm khoảng 10% toàn tỉnh). Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ hợp tác đã tạo nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong vùng đồng bào DTTS …

Các chính sách về liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, hỗ trợ tín dụng để chuyển đổi nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa được quan tâm. Trên địa bàn tỉnh, hiện có khoảng 1.098 hộ được vay vốn theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg, 380 hộ được vay theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg; 42.928 lượt học sinh, sinh viêm được hỗ trợ theo Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh với tổng số tiền 76 tỷ đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất cho 12.137 lượt hộ từ nguồn vốn thuộc 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày cho 2.769 lượt cán bộ huyện, xã, thôn.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng, tạo nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho người dân vùng đồng bào DTTS. Toàn tỉnh có 11.814 hộ DTTS được giao khoán quản lý bảo vệ rừng với diện tích khoảng 297.400 ha. Trong đó, 7.897 hộ DTTS thuộc diện được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng với mức thu nhập từ 600.000 – 1.000.000 đồng/ha/năm.

Các chính sách về giải quyết việc làm tập trung theo hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế theo cơ cấu dịch vụ, du lịch – công nghiệp – nông nghiệp; khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư; đẩy mạnh các chương trình tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động. Nhờ đó, đạt được mục tiêu hằng năm giới thiệu việc làm từ 28.000-30.000 lượt lao động; đồng bào DTTS chiếm khoảng 6.000 lượt người.

Đáng chú ý, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch dựa trên phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS; kêu gọi thu hút đầu tư, phát triển du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch canh nông gắn với quảng bá tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương; hướng dẫn hỗ trợ khuyến khích các làng DTTS bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống.

Điển hình như: Xã Tà Nung (TP Đà Lạt), thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) đã phát huy được lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ gắn với các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS địa phương như: Dệt vải thổ cẩm ở tổ dân phố Đăng Gia Dết B, rượu cần Bon Lang Biang (đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống); các đội văn hóa cồng chiêng của đồng bào DTTS gắn với các khu du lịch tại chân núi Lang Biang, huyện Lạc Dương, xã Tà Nung, TP Đà Lạt…

Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS, từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết nhà ở cho 340 hộ; 100 hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất; nước sinh hoạt tập trung 19 công trình/1.002 hộ; nước sinh hoạt phân tán cho 768 hộ. Tỷ lệ hộ dân người DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98%…

Hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở cơ bản đã bám sát chức năng, nhiệm vụ cấp cơ sở bằng việc tổ chức phục dựng một số lễ hội truyền thống, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các địa phương thường xuyên tổ chức Ngày hội Văn hóa – Thể thao các xã vùng đồng bào DTTS; tổ chức các chương trình giới thiệu nghệ thuật dân gian của đồng bào dân tộc Cơ Ho, Churu, Mạ. Nhiều hoạt động văn hoá mang tính truyền thống tại địa phương được tổ chức rộng khắp, góp phần khôi phục, bảo tồn và duy trì trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc. Tiếp tục xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Công tác giáo dục và đào tạo vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực với hệ thống 8 trường phổ thông dân tộc nội trú và 1 trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh được đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo điều kiện học tập, ăn ở và sinh hoạt cho học sinh, Chất lượng giáo dục học sinh DTTS ở các cấp học được giữ vững. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường dân tộc nội trú, bán trú ổn định, chất lượng đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay; có 257/262 giáo viên là người DTTS đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn (chiếm 98,09%); từ năm 2019 đến năm 2023 đã thực hiện đào tạo nghề cho 39.088 người đồng bào DTTS.

Mạng lưới y tế ngày càng phát triển, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã đã được chú trọng đầu tư, đặc biệt ở vùng DTTS. Đồng bào DTTS cơ bản được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí cũng như thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân là người đồng bào DTTS…

Có thể khẳng định, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, cùng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong tỉnh đã tác động tích cực, làm thay đổi rõ nét đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS. Và với chủ trương, chính sách đang tiếp tục được triển khai thực hiện, tin tưởng rằng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ đạt được mục tiêu phát triển bền vững, đời sống Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.





Nguồn: http://baolamdong.vn/kinh-te/202411/quan-tamdau-tu-ho-tro-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-e8509c2/

Cùng chủ đề

Đơn Dương: Gặp mặt các chức sắc tôn giáo năm 2024

(LĐ online) - Sáng 26/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đơn Đương đã tổ chức hội nghị Gặp mặt chức sắc tôn giáo năm 2024. Quang cảnh buổi gặp mặt Theo báo cáo tại hội nghị, trong năm 2024, Mặt trận và các chức sắc tôn giáo trong huyện đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác tôn giáo, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 95/2023/NĐ-CP , ngày...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đam Rông lần thứ 27

(LĐ online) - Ngày 26/11, Huyện ủy Đam Rông tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 27 (mở rộng) để tập trung xem xét, thảo luận, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đồng chí Nguyễn Văn Châu - Bí thư Huyện ủy, đồng chí Đa Cát K’Hương - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy và đồng chí Trương Hữu Đồng - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện đồng...

Bộ CHQS tỉnh gặp mặt đại biểu chức sắc tôn giáo

(LĐ online) - Sáng 26/11, Bộ chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt các đại biểu chức sắc tôn giáo toàn tỉnh. Các đại biểu tham dự hội nghị Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Bộ CHQS tỉnh đón mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các chức sắc tôn giáo tham dự...

Cụm thi đua số 2 Hội CCB đạt nhiều kết quả nổi bật trong năm 2024

(LĐ online) - Sáng 26/11, tại huyện Lâm Hà, Cụm thi đua số 2 Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua “CCB gương mẫu” năm 2024; đồng thời, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch Hội CCB tỉnh Vũ Công Tiến dự và chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Tân - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện Lâm Hà;...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024

Ngày 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Các đại biểu thảo luận ở hội trường Sáng 26/11,...

Cùng tác giả

Đơn Dương: Gặp mặt các chức sắc tôn giáo năm 2024

(LĐ online) - Sáng 26/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đơn Đương đã tổ chức hội nghị Gặp mặt chức sắc tôn giáo năm 2024. Quang cảnh buổi gặp mặt Theo báo cáo tại hội nghị, trong năm 2024, Mặt trận và các chức sắc tôn giáo trong huyện đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác tôn giáo, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 95/2023/NĐ-CP , ngày...

Giá cà phê tiếp tục chạm đỉnh

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Giá cà phê trực tuyến hôm nay...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đam Rông lần thứ 27

(LĐ online) - Ngày 26/11, Huyện ủy Đam Rông tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 27 (mở rộng) để tập trung xem xét, thảo luận, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đồng chí Nguyễn Văn Châu - Bí thư Huyện ủy, đồng chí Đa Cát K’Hương - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy và đồng chí Trương Hữu Đồng - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện đồng...

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Nông dân thu hoạch cà phê – Ảnhh: N.TRÍ Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê giao dịch ngày 26-11 ở mức phổ biến 26.000-27.500 đồng/kg tươi và 118.000-120.000 đồng/kg nhân tùy loại. Giá trên tăng 2.500-3.500 đồng/kg tươi và 8.000-10.000 đồng/kg nhân so với hơn nửa tháng trước đó và tăng gấp khoảng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể tại Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, giá cà phê tươi...

Bộ CHQS tỉnh gặp mặt đại biểu chức sắc tôn giáo

(LĐ online) - Sáng 26/11, Bộ chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt các đại biểu chức sắc tôn giáo toàn tỉnh. Các đại biểu tham dự hội nghị Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Bộ CHQS tỉnh đón mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các chức sắc tôn giáo tham dự...

Cùng chuyên mục

Đà Lạt: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 108.855 tỷ đồng

Trong giai đoạn 2021-2025, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn TP Đà Lạt lên đến 108.855 tỷ đồng. Cụ thể, theo dữ liệu thống kê, vốn đầu tư phát triển xã hội tại Đà Lạt được phân bổ như sau: Năm 2021 tổng vốn đầu tư phát triển xã hội là 14.044 tỷ đồng; năm 2022 đạt 18.523 tỷ đồng, tăng 31% so cùng kỳ; năm 2023 đạt 22.198 tỷ đồng, tăng 34% so...

Cát Tiên: Phát triển 400 ha rau chuyên canh tại các xã ven sông Đồng Nai

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Tiên, hiện địa phương đang phát triển, mở rộng sản xuất rau chuyên canh tại các xã ven sông Đồng Nai với diện tích gieo trồng hàng năm đạt khoảng 400 ha. Trong đó, có 35 ha sản xuất giống rau gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; duy trì và nhân rộng 14 mô hình trồng rau trong nhà lưới; có 3...

Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng

Trong những năm gần đây, Đà Lạt đã ghi nhận những thành tựu đáng kể trong hoạt động xuất khẩu. Nhờ vào việc phát huy thế mạnh, xây dựng thương hiệu, quảng bá xúc tiến thương mại và liên kết sản xuất, các sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt như: Rau, hoa, len đan đã ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.  Theo báo cáo mới nhất, tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021-2025...

200 đơn vị, cá nhân triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế

Trong khuôn khổ chương trình chính Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X- năm 2024, UBND TP Đà Lạt vừa phê duyệt tổ chức triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế từ ngày 5-20/12/2024 tại Vườn hoa Đà Lạt. Theo đó, Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt được giao chủ trì, phối hợp tổ chức với Hiệp hội Hoa Đà Lạt, Hội Sinh vật cảnh Lâm Đồng, Hội Hoa lan Bảo Lộc, Câu lạc bộ Hoa...

Để chợ Đà Lạt văn minh và thân thiện

Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của siêu thị tiện lợi cùng hệ thống thương mại điện tử, chợ Đà Lạt - một ngôi chợ truyền thống đã có nhiều giải pháp để thu hút khách trong đó mục tiêu lớn là xây dựng một ngôi chợ truyền thống vừa văn minh vừa thân thiện.  Các quầy kinh doanh đặc sản chợ Đà Lạt sắp xếp thu gọn việc trưng bày hàng để dành lối đi thông thoáng, đảm bảo...

Trồng bông cúc bằng điện mặt trời

Cúc là loài hoa khá phổ biến của xứ hoa Đà Lạt. Những giàn nhà kính sáng rực trong đêm, với hàng vạn bóng đèn lung linh trong vườn hoa, đã thành điểm đặc trưng cho nền công nghệ hoa cao nguyên. Vườn cúc được chiếu sáng bằng hệ thống điện mặt trời Trồng bông cúc, trong thời gian sinh trưởng của cây buộc phải thắp đèn chiếu sáng từ 8 tới 10 tiếng mỗi đêm. Đây là kĩ thuật bắt...

Đà Lạt triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Từ ngày 20/11/2024 đến ngày 15/2/225, TP Đà Lạt triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, trong đó tập trung kiểm tra trong thời gian diễn ra Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn. Cụ thể tổ chức kiểm tra các chợ trung tâm, siêu thị, chợ dân sinh, cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn...

Sản xuất 16 ngàn tấn kén tằm

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự kiến trong năm 2024, Lâm Đồng sản xuất được 16 ngàn tấn kén tằm. Sản lượng kén tằm đạt 92% kế hoạch, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Số kén tằm trên hầu hết được sử dụng trong các doanh nghiệp xe tơ trong tỉnh, sản xuất ra tơ thô phục vụ xuất khẩu. Được biết, riêng tơ thô Lâm Đồng tới ngày...

Đam Rông: Diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 34%

Theo UBND huyện Đam Rông, hiện nay diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn huyện có 1.099,3 ha, tăng thêm 279,6 ha, tương ứng tăng 34% so với cùng kỳ 2023 (chủ yếu là cây ăn quả). Trong đó, diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà kính 31,4 ha (chủ yếu trồng rau, hoa khu vực xã Phi Liêng, Đạ K’nàng). Diện tích sản xuất hữu cơ 15 ha (đã...

Đa dạng hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Trong năm 2024, bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước, Lâm Đồng đã đa dạng hóa các nguồn lực huy động tạo ra những bước chuyển tích cực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ngày càng nhiều hộ dân vùng nông thôn mới tăng thu nhập thông qua chuyển đổi cây trồng phù hợp... Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, toàn tỉnh trong năm 2024 đã huy động các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất