Powered by Techcity

PGS.TS nhà văn Trình Quang Phú: Vẫn vẹn nguyên sự trân quý khi nghĩ về Bác


Từ những năm 60 đến nay, nhà văn Trình Quang Phú đã tạo được dấu ấn của mình khi viết về lãnh tụ. Tác phẩm của ông được tái bản nhiều lần như Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng (22 lần), Đường Bác Hồ đi cứu nước (17 lần)… Ở tuổi 84, ông vừa ra mắt sách Theo dấu chân Người, nhân kỷ niệm 100 năm Bác Hồ đến Quảng Châu – một bước ngoặt lịch sử lớn trong cuộc đời Người (1924 – 2024).








 


GS.TS nhà văn Trình Quang Phú hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh. Ông gặt hái nhiều giải thưởng văn học với tác phẩm Ký sự xứ người đoạt Giải thưởng Văn học Mê Kông năm 2022 và Giải Sáng tạo TP Hồ Chí Minh năm 2023. Tác phẩm Nhà văn và chữ tình gửi lại đoạt giải A Giải “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2025 của Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Tác phẩm Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng đoạt giải A, Cuộc vận động Sáng tác, quảng bá về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2025 của Ban Tuyên giáo Trung ương…

• Ý TƯỞNG VIẾT TỪ HƠN 20 NĂM TRƯỚC

• Cảm hứng nào khiến nhà văn Trình Quang Phú bỏ ra nhiều năm tìm tư liệu và viết Theo dấu chân Người?





PGS.TS nhà văn Trình Quang Phú
PGS.TS nhà văn Trình Quang Phú

Vào khoảng năm 1996 – 1997, lúc cuốn Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng in lần thứ nhất, tôi đã đem sách tặng Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cả hai ông đều khuyên tôi viết về thời gian Bác Hồ ở nước ngoài. Ông Phạm Văn Đồng đặc biệt nhấn mạnh: 30 năm Bác Hồ ở nước ngoài có bao nhiêu kho tư liệu quý và hấp dẫn, hãy cố gắng khai thác những tư liệu, những câu chuyện đó. Lúc bấy giờ, tôi nghĩ khó quá bởi tư liệu ấy ở rất nhiều nơi trên thế giới, rất mông lung. Và tôi chọn cách dễ hơn là biên soạn cuốn Đường Bác Hồ đi cứu nước. Cuốn sách cũng có những tư liệu, những câu chuyện Bác Hồ đi từ quê hương đến Bến Nhà Rồng, rồi từ Bến Nhà Rồng đi khắp năm châu. Cuốn sách sưu tầm và biên soạn này cũng được ông Võ Nguyên Giáp viết lời hoan nghênh ngay trang đầu, ở lần in thứ 2 và nhiều độc giả đón nhận.

Từ việc biên soạn cuốn sách Đường Bác Hồ đi cứu nước, tôi đã hình dung ra thật cụ thể cuốn sách Theo dấu chân Người sau này và luôn đau đáu suy nghĩ: Cuốn sách này mới chỉ là biên soạn, chưa phải của mình viết ra và tôi quyết tâm việc viết cuốn sách của riêng mình. Nhiều công việc cuốn đi, lần lữa, đến nay, cuốn sách được ra đời năm 2024 – năm Bác Hồ đến Quảng Châu, Trung Quốc.

• Khi viết thể loại văn học truyện ký, khác với những cuốn sách biên soạn, kể chuyện trước đây, ông có gặp áp lực gì với những nhà văn đã từng viết tiểu thuyết rất thành công về Bác Hồ như Sơn Tùng với Búp sen xanh, Nguyễn Thế Kỷ với bộ tiểu thuyết Nước non vạn dặm…? 

– Tôi không gặp áp lực gì đáng kể. Nói thật là đọc Sơn Tùng tôi rất quý anh ấy vì chính anh Sơn Tùng là người truyền cảm hứng viết về Bác cho tôi. Trong đêm gặp nhau ở rừng Trường Sơn năm 1968, hai anh em đã nói chuyện về đề tài Bác Hồ và đã hứa với nhau, sau trận chiến này nếu còn sống sẽ viết về Bác. 

Có những thông tin những câu chuyện về Bác, các nhà văn đã viết rồi có thể khiến mình ít nhiều chao đảo về mặt tư liệu nhưng việc phải đi tìm được cái gốc của nó là gì, như thế nào để viết và quyết định viết theo cách của mình, theo tôi khá thú vị. Tất cả những trang sách khác chỉ là tham khảo hoặc gợi ý. Còn nếu vì người khác đã viết thành công mà thấy áp lực thì tôi nghĩ sẽ khó mà viết được.

• VỚI BÁC, VẪN VẸN NGUYÊN SỰ TRÂN QUÝ

• Dấu ấn sâu đậm nhất trong đời viết văn của nhà văn Trình Quang Phú là viết về Bác Hồ. Ngoài câu chuyện gặp gỡ Sơn Tùng như nhà văn đã chia sẻ còn có nguyên nhân nào khác?

– Năm 1968, ngoài lời hứa cùng nhà văn Sơn Tùng, việc giục giã tôi viết về Bác lớn hơn chính là yêu cầu của chiến trường. Vào những năm 60, quân và dân giải phóng miền Nam rất mong có những câu chuyện về Bác Hồ, vì vậy những tác phẩm viết về Bác đầu tiên của tôi là những bài viết rất ngắn để gửi cho Đài Phát thanh Giải phóng. Lúc bấy giờ, tôi làm ở Vụ Tuyên truyền đối ngoại của Ban miền Nam. Và nhiệm vụ đầu tiên là phải viết những bài viết đó. Tôi cũng được có cơ hội đi theo những đoàn miền Nam ra thăm Bác, chứng kiến được những cảnh, những câu chuyện xúc động, thấy mọi người yêu thương Bác và Bác yêu thương những con cháu miền Nam như thế nào nên cảm động ghi lại. Từ những bài viết ngắn, về sau nâng lên thành những tập truyện ký như Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng.

• Trong quá trình tìm tư liệu viết Theo dấu chân Người, câu chuyện nào khiến ông xúc động? 

– Quả thực, khi viết có nhiều điều day dứt trong tôi. Bác Hồ là người yêu nước, chí lớn. Ở tuổi thanh niên đẹp như thế, ra đi chỉ có hai bàn tay trắng, có thể chỉ có vài đồng bạc nhỏ mà cha cho để dằn lưng thôi nhưng Người sẵn sàng gạt đi những khó khăn, đặc biệt là tình yêu nồng cháy của mình với Út Huệ. Nhìn lại mối tình đầu đời của Bác, một mối tình sâu sắc với người bạn học từ thời ở Huế, cùng chia sẻ trong những ngày tháng đầy khó khăn: Mẹ mất lúc cha đi vắng, anh chị ở xa, một mình Bác vừa nuôi em, vừa đi chôn mẹ, có cô bạn Út Huệ chia sẻ bên cạnh… Tình cảm ấy có cơ sở để phát triển thành một mối tình sâu sắc. Một tình yêu tưởng như trọn vẹn, hai người hẹn trở lại tìm nhau, gặp nhau giữa Sài Gòn. Về sau, Bác đã tới Pháp rồi, có trở về Sài Gòn một lần nữa nhưng dứt khoát không gặp lại Út Huệ, không cho Út Huệ biết bởi sợ chuyện tình cảm sẽ kéo mình lại mất và con đường đi tìm đường cứu nước có thể không trọn vẹn được. Phải có một nghị lực phi thường và một tình yêu đất nước rất lớn mới quyết tâm gạt bỏ mối tình riêng sâu sắc của mình được.

Ở nước ngoài, theo dấu chân Bác cũng có rất nhiều câu chuyện xúc động. Ví dụ như năm 1919, khi Bác mới chỉ 29 tuổi thôi mà một mình đến lâu đài Versailles (Paris), nơi có bao nhiêu tổng thống, thủ tướng các nước đang họp ở đó để gửi bản yêu sách của Nhân dân An Nam. Phải có một ý chí sắt đá, tinh thần dũng cảm mới có thể đứng giữa ngay thủ đô một nước đang xâm lược mình cất lên tiếng nói đòi quyền tự do, phản biện cho dân tộc. Có thể vì hành động này mà bị bắt ở tù nhưng Bác vẫn dũng cảm làm vì tình yêu lớn dành cho dân tộc và Người đã tạo nên một quả bom nổ giữa thủ đô Paris những năm tháng đó. Hành động của người thanh niên 29 tuổi ấy phi thường, xúc động lắm chứ. Hay như khi Bác sang Liên Xô, khao khát gặp Lênin nhưng cuối cùng không gặp được. Lênin từ trần và Bác dũng cảm, không cần chờ đoàn Quốc tế Cộng sản đi mà tự một mình đi viếng Lênin giữa giá buốt. Tôi xúc động trước tình cảm sâu sắc ấy…

• Nói về thể loại truyện ký, việc hóa thân vào nhân vật sao cho đúng với bối cảnh lịch sử, phong cách nhân vật, tâm lý nhân vật vô cùng quan trọng. Ông gặp khó khăn gì khi “nhập vai” Bác Hồ?

– Đọc, hiểu và viết về Bác từ lâu nên bản thân những tư liệu, câu chuyện về Bác Hồ có sức mạnh kéo tôi theo. Nhưng có những tư liệu vật vã trong tôi suốt bao ngày, bao năm và nó sẽ bật ra những chi tiết để mình đưa vào tác phẩm. Để viết được về Bác trong tác phẩm này, tôi phải lắng nghe rất nhiều lời nói của Bác. Xem ngôn ngữ, phong cách Bác nói như thế nào. Bác là người có phong cách nói ngắn, rõ, đầy đủ. Ngôn ngữ của Bác là ngôn ngữ của người xứ Nghệ nhưng có pha trộn. Chỉ riêng việc tìm hiểu về ngôn ngữ của Bác cũng phải mất nhiều năm mới viết được.

• Có một câu hát nổi tiếng: “Nghĩ về Bác lòng con trong sáng hơn”; còn với nhà văn Trình Quang Phú, một đời viết về Bác Hồ, ông có những cảm nhận thế nào khi viết về Bác, nghĩ về Bác?

– Không hiểu thế nào, từ khi còn bé, đi làm liên lạc, tôi đã coi Bác Hồ như một ông Thánh. Bác là gì đó vừa rất gần gũi nhưng cũng đầy cao sang, một lý tưởng mà mình trân quý. Vào cuối năm 1954, lúc đó tôi chỉ 14 tuổi thôi, đi thiếu sinh quân, cùng với vài bạn được Thiếu tướng Nguyễn Chánh – Tư lệnh Quân khu 5 đến thăm đơn vị khen và tặng hình Bác Hồ. Tấm hình cắt ra từ báo Nhân dân, dán trên một cái bìa dày nhưng rất quý vào thời điểm đó. Từ đó về sau bỗng dưng những câu chuyện đẩy đưa, thời thế đẩy đưa mà có cơ hội gặp, tiếp xúc và viết về Bác Hồ. Và tình cảm về Bác bao giờ cũng đầy trân quý như thời trong sáng ngày xưa. 

Cho đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy mình học được Bác Hồ từ những chi tiết rất nhỏ trong cuộc sống. Bác rất chú ý những chi tiết nhỏ. Ví dụ, Bác gặp mọi người là biết hoàn cảnh người đó như thế nào. Chẳng hạn, khi đó có Tạp chí Euro của châu Âu in những bài viết về Nhật Bản, Việt Nam, Bác Hồ lật ra nói với Thanh Hải: “Quyển này hay lắm, cháu nên đọc”. Thanh Hải có buột miệng nói: “Dạ, trong đó họ có in bài của cháu”. Bác nhắc: “Chú thì chỉ biết có bài của chú, không biết có bài của ai à?”. Chỉ là một câu nói đó nhưng Bác đã dạy ta cần phải nghĩ đến người khác trước, nghĩ đến mình sau. Hay lần tôi được gặp Bác, một hột cơm rớt xuống, tôi lượm bỏ đi thì Bác lượm bỏ vào bát của Bác, nói: “Người nông dân làm ra hạt gạo một nắng hai sương”. Câu nói của Bác thường ngắn, nói rất ít nhưng điều đọng lại rất lớn.

Những bài học của Bác Hồ cách đây đã hàng chục năm, theo ông có giá trị như thế nào với thời cuộc hiện nay?

Tôi vừa đi viếng anh Võ Tòng Xuân, anh giáo sư rất thân với tôi. Hai anh em từng thống nhất với nhau, đồng bằng sông Cửu Long chỉ nên trồng lúa một triệu ha thôi không cần 3,5 triệu ha, để chuyển đổi 2,5 triệu đấy thành trồng cây ăn quả, trồng này, trồng kia thì người nông dân thu nhập không chỉ một mà gấp 7, gấp 5 lần so với việc chỉ trồng lúa. Nông dân Việt Nam hiện nhiều nơi vẫn còn nghèo khổ và nếu họ tiếp tục làm ruộng, trồng lúa như thế họ vẫn tiếp tục khổ. Từ hạt gạo của Bác Hồ, từ hạt cơm của Bác Hồ nghĩ đến người nông dân thì bây giờ chúng tôi cũng vẫn canh cánh nghĩ đến người nông dân. Những bài học vẫn còn vẹn nguyên giá trị nhưng đòi hỏi mình cần phải linh hoạt trong suy nghĩ. 

Hay với Bác Hồ, một trong những điều mà Bác rất giỏi là việc tiết kiệm thời gian. Thời gian mất đi cũng giống như nước của dòng sông đổ ra biển không bao giờ lấy lại được, ào ào đi thôi. Với những người lớn tuổi như tôi, càng hiểu sự hữu hạn của thời gian, càng cần chắt chiu thời gian bởi thời gian trước mắt không còn nhiều nữa.

• Cảm ơn ông đã chia sẻ!





Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202409/pgsts-nha-van-trinh-quang-phu-van-ven-nguyen-su-tran-quy-khi-nghi-ve-bac-1ca02ad/

Cùng chủ đề

Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ – Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi...

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương Chỉ thị nêu: Trong thời gian qua, việc triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng...

Cát Tiên phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa

Với tổng kinh phí dự toán hơn 3,5 tỷ đồng, Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ bò sữa Cát Tiên chủ trì Dự án Phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa tại 2 xã Tiên Hoàng và Nam Ninh trong năm 2024. Trong đó vốn nhà nước hỗ trợ gần 400 triệu đồng, nông hộ đối ứng hơn 3,1 tỷ đồng.   Dự án do Trung tâm Nông nghiệp huyện Cát Tiên làm chủ đầu tư,...

Bước chuyển của nông thôn mới Lạc Dương

Huy động nhiều nguồn vốn lồng ghép đầu tư, xây dựng hộ gia đình nông thôn mới làm hạt nhân, huyện Lạc Dương chọn những tiêu chí dễ, ít vốn đầu tư để thực hiện trước, tiêu chí khó thực hiện sau, qua đó phát huy hiệu quả những mô hình mới trên địa bàn. Huyện Lạc Dương đang phấn đấu sớm hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới Chương trình xây dựng Nông thôn mới huyện Lạc Dương...

Người Pré trồng ớt sừng ngoài trời

Pré, mảnh đất ven dòng sông Đại Ninh là nơi cư trú của những người nông dân thuần hậu. Trên mảnh đất khó năm xưa, người Pré đang làm quen với cây trồng cao cấp hơn, mang lại cho cư dân những vụ thu hoạch bội thu. Người Pré canh tác ớt sừng ngoài trời Anh Trương Văn Tuấn - Trưởng thôn trẻ của thôn Pré, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng hào hứng chia sẻ, thôn là nơi cư trú...

Học viện Lục quân: Chủ động, đổi mới, sáng tạo, quyết thắng 

5 năm qua, Phong trào thi đua Quyết thắng (TĐQT) đã được Học viện Lục quân triển khai toàn diện, sâu rộng và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Phong trào đã trở thành nguồn động lực quan trọng, thúc đẩy cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ toàn Học viện nỗ lực thi đua, rèn luyện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.  Nhiều tập thể có thành tích xuất sắc được Học...

Cùng tác giả

Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ – Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi...

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương Chỉ thị nêu: Trong thời gian qua, việc triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng...

Cát Tiên phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa

Với tổng kinh phí dự toán hơn 3,5 tỷ đồng, Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ bò sữa Cát Tiên chủ trì Dự án Phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa tại 2 xã Tiên Hoàng và Nam Ninh trong năm 2024. Trong đó vốn nhà nước hỗ trợ gần 400 triệu đồng, nông hộ đối ứng hơn 3,1 tỷ đồng.   Dự án do Trung tâm Nông nghiệp huyện Cát Tiên làm chủ đầu tư,...

Bước chuyển của nông thôn mới Lạc Dương

Huy động nhiều nguồn vốn lồng ghép đầu tư, xây dựng hộ gia đình nông thôn mới làm hạt nhân, huyện Lạc Dương chọn những tiêu chí dễ, ít vốn đầu tư để thực hiện trước, tiêu chí khó thực hiện sau, qua đó phát huy hiệu quả những mô hình mới trên địa bàn. Huyện Lạc Dương đang phấn đấu sớm hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới Chương trình xây dựng Nông thôn mới huyện Lạc Dương...

Người Pré trồng ớt sừng ngoài trời

Pré, mảnh đất ven dòng sông Đại Ninh là nơi cư trú của những người nông dân thuần hậu. Trên mảnh đất khó năm xưa, người Pré đang làm quen với cây trồng cao cấp hơn, mang lại cho cư dân những vụ thu hoạch bội thu. Người Pré canh tác ớt sừng ngoài trời Anh Trương Văn Tuấn - Trưởng thôn trẻ của thôn Pré, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng hào hứng chia sẻ, thôn là nơi cư trú...

Học viện Lục quân: Chủ động, đổi mới, sáng tạo, quyết thắng 

5 năm qua, Phong trào thi đua Quyết thắng (TĐQT) đã được Học viện Lục quân triển khai toàn diện, sâu rộng và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Phong trào đã trở thành nguồn động lực quan trọng, thúc đẩy cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ toàn Học viện nỗ lực thi đua, rèn luyện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.  Nhiều tập thể có thành tích xuất sắc được Học...

Cùng chuyên mục

Infographic Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024

e7837c02845ffd04018473e6df282e92 ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 ED663D2CCB43378AE05382FC03679513 0 /van-hoa-nghe-thuat/ Infographic Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 8a10ed2291f74ab50191fab26f8f2818 Văn hóa - Nghệ thuật (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202409/infographic-ngay-hoi-van-hoa-dan-toc-cham-lan-thu-vi-tai-tinh-ninh-thuan-nam-2024-f8f2818/

Triển lãm “Mộng bình thường” của họa sĩ Trần Quốc Long

(LĐ online) - Trong 2 tháng từ ngày 15/9 – 15/11, tại Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Villas Dalat (số 2 Lê Lai, Phường 5, Đà Lạt) đã diễn ra Triển lãm mỹ thuật “Mộng bình thường” của họa sĩ Trần Quốc Long. Họa sĩ Trần Quốc Long giao lưu cùng khán giả, bày tỏ ý tưởng sáng tạo của mình Triển lãm giới thiệu với công chúng yêu 28 tác phẩm về thiên nhiên, con người, bình dị, mộc mạc bằng...

Tổng kết và trao 56 giải thưởng cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

(LĐ online) - Ngày 15/9, Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” tỉnh Lâm Đồng năm 2024 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, Phòng Giáo dục – Đào tạo các huyện, thành, Ban Giám hiệu các trường học cùng các em học sinh xuất sắc đoạt giải. Em Nguyễn Trần Khánh Hân (Trường THCS Quang Trung - Đà Lạt)...

Văn hóa từ thiện

Những ngày gần đây, nhiều hành vi ứng xử cùng mục đích thiếu trong sáng của một số người tham gia làm từ thiện, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ đã vấp phải phản ứng của dư luận. Ảnh minh họa. Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank Sau khi Ban Vận động cứu trợ Trung ương (thuộc Ủy...

Khai mạc trại sáng tác kịch bản văn học tại Đà Lạt

(LĐ online) - Chiều 13/4, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức khai mạc trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học. Đại biểu dự khai mạc trại sáng tác Tham dự có bà Nguyễn Thị Mỵ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Nguyễn Tiến Hải – Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, NSND Giang Mạnh...

Đam Rông: Tổ chức chương trình nghệ thuật “Đam Rông tuổi 20”

(LĐ online) - Sáng 13/6, huyện Đam Rông tổ chức Hội thi dàn dựng chương trình nghệ thuật “Đam Rông tuổi 20” chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Đam Rông (30/12/2004 – 30/12/2024). Ban Tổ chức trao giải cho các đội có thành tích cao tham gia Hội thi Chương trình nghệ thuật “Đam Rông tuổi 20”, đã thu hút hơn 200 diễn viên không chuyên đến từ 6 đội thi, mỗi đội tham gia phải trải qua...

Nâng tầm giá trị của di sản văn hóa

Việc mở các lớp truyền dạy nghệ thuật diễn xướng cồng chiêng Tây Nguyên cho các chủ nhân của di sản này, bên cạnh quan tâm đến đời sống những nghệ nhân đang nắm giữ các giá trị của loại hình văn hóa dân gian độc đáo đã được UNESCO vinh danh “Kiệt tác Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của Nhân loại” đang là hướng đi mà huyện Bảo Lâm hướng đến để những giá trị...

Đội lân miễn phí

Minh họa: Phan Nhân Nó nhớ những ngày sống ở Nha Trang. Nhà nó tận sâu trong ngách nhưng trung thu nào cũng tưng bừng, rộn rã. Tiếng cắc tùng tùng len vào những căn nhà ổ chuột, mùi bánh nướng, bánh nếp sực nức được bày bán trên phố xộc vào mũi, nó phải phồng ngực lên mà hít. Hấp dẫn nhất là chiều nào nó với mấy đứa trong xóm cũng theo chân chú lân đi khắp phố....

Trung thu: Ký ức ngọt ngào

Trong cuộc đời của con người có rất nhiều điều để thương, để nhớ. Những điều ấy hiện diện ở hiện tại, trong mơ ước, trong kỳ vọng của tương lai. Tuy nhiên, đối với nhiều người, quá khứ vẫn luôn là chuỗi ký ức quý giá, nơi chúng ta tìm về để nâng niu, cảm nhận sự ấm áp của những ngày tháng đã qua. Với tôi, quá khứ ngọt ngào nhất vẫn là những đêm trung thu...

Mùa thu, đọc “Những ô cửa gió lộng”

Mùa thu 2014, Lưu Tuấn Anh, con trai nhà thơ Xuân Quỳnh bắt đầu viết những trang đầu tiên của tập hồi kí “Những ô cửa gió lộng”. Cho đến mùa thu năm nay, cuốn sách mới ra mắt độc giả. Khoảng thời gian đủ dài có thể cho thấy cảm xúc của anh được nén rất chặt trong từng trang sách.    Những ô cửa gió lộng” là tập hồi ức cảm động của tác giả Lưu Tuấn Anh -...

Tin nổi bật

Tin mới nhất