(LĐ online) – Chiều 16/1, Sở Công thương Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Quang cảnh Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành công thương Lâm Đồng |
Đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Hoàng Trọng Hiền – Giám đốc Sở Công thương chủ trì Hội nghị.
Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và đại diện của hơn 50 doanh nghiệp tiêu biểu trong các lĩnh vực công thương của tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị |
Bác cáo tại Hội nghị cho thấy, năm 2024 với rất nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên ngành công thương với sự nỗ lực cũng đã có những sự đóng góp hết sức quan trọng và thu về nhiều kết quả nổi bật.
Cụ thể, các chỉ tiêu của ngành có sự tăng trưởng so với năm 2023, nhất là kim ngạch xuất khẩu tăng khá (+6,11%), giá trị xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều tăng, trong đó một số mặt hàng xuất khẩu tăng từ 10-20% như alumin, cà phê, chè, rau quả.
Sản xuất công nghiệp theo định hướng, khai thác được những lợi thế của tỉnh và có những tín hiệu tốt, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng (+2,32% so với 2023), chủ yếu tăng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (+8,05%), tập trung nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm (rau cấp đông, bia đóng lon,…); ngành sản xuất thuốc hóa dược, phân bón,… để phục vụ sản xuất nông nghiệp; ngành sản xuất trang phục (sợi, lụa tơ tằm, sợi len lông cừu…).
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến cuối năm 2024 tăng 4,66%; chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2024 giảm 29,9%; chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp năm 2024 tăng (+0,81%), tập trung nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước (+3,41%).
Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng Hoàng Trọng Hiền nêu nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện tốt các mục tiêu trong năm 2025 |
Mặc dù kinh tế thế giới, trong nước và trong tỉnh có những khó khăn, sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng, nông sản được mùa được giá (rau, hoa, sầu riêng, cà phê…), cùng với nhiều hoạt động sự kiện của tỉnh được tổ chức như Festival Hoa, Tuần lễ Vàng du lịch,…, góp phần tăng thu nhập của người dân và kích thích nhu cầu tiêu dùng, du lịch. Do đó, tăng trưởng kinh tế của tỉnh khu vực III (dịch vụ) đạt 25.762,1 tỷ đồng, tăng 6,24% so với năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19%, tăng cao hơn nhiều so với cả nước (+9%).
Các đại biểu tham dự Hội nghị |
Đặc biệt, trong công tác tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, ngành công chương đã chủ động tham mưu các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành trong thời gian tới; triển khai và tháo gỡ vướng mắc kịp thời các Quy hoạch quốc gia lĩnh vực ngành trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
Cùng với đó, sự phối hợp của ngành công thương với các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp bằng những kết quả đạt được qua báo cáo và ý kiến của các đại biểu thể hiện rất rõ; hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại tăng trưởng, doanh nghiệp có sự phát triển, lưu thông thông suốt, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả hàng hóa không có biến động lớn, đảm bảo an toàn trong sản xuất.
Các đại biểu tham dự Hội nghị |
Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2024 hoạt động của ngành công thương Lâm Đồng vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: Các chỉ số về sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp, GRDP khu vực II (công nghiệp và xây dựng) năm 2024 tăng 0,37%, trong đó ngành công nghiệp chiếm trên 62%, tăng trưởng 1,32%, đóng góp rất thấp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh (GRDP tỉnh tăng 4,02%), cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng đạt 18% không đạt kế hoạch (19,4 – 19,5%).
Lãnh đạo Sở Công thương trao Giấy khen cho các doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công thương trong năm 2024 |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng năm 2025, để hoàn thành các mục tiêu lớn của tỉnh, ngành công thương cần phải tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành công thương trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, trong đó rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ ngành công thương giai đoạn 2026 – 2030.
Lãnh đạo Sở Công thương trao Giấy khen cho các doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công thương trong năm 2024 |
Xây dựng kịch bản tăng trưởng các chỉ tiêu của ngành đảm bảo tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt hai con số, trong đó GRDP khu vực II (công nghiệp – xây dựng) tăng từ 13,8 – 16,3%, khu vực III (dịch vụ) tăng từ 10,5 – 11,5%; cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm từ 18,9 – 19,1%, khu vực dịch vụ chiếm từ 40,1 – 40,2%.
Lãnh đạo Sở Công thương trao Giấy khen cho các doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công thương trong năm 2024 |
Phối hợp các ngành, địa phương tập trung thu hút đầu tư các dự án quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp, thương mại, hạ tầng Khu Công nghiệp Phú Bình, các dự án sản xuất alumin, luyện nhôm, trung tâm logistics gắn với cảng cạn, trung tâm thương mại cao cấp, trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm giao dịch hoa, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp.
Nguồn: http://baolamdong.vn/kinh-te/202501/nhieu-chi-tieu-cua-nganh-cong-thuong-lam-dong-tang-truong-kha-0dc0d61/