Powered by Techcity

Người gìn giữ nhịp chiêng

Tiếp chuyện chúng tôi tại nhà riêng ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, sau chuyến trở về từ Thủ đô Hà Nội, Nghệ nhân Ưu tú, già làng K’Tiếu hào hứng: “Đó là chuyến đi “lớn” trong đời, vinh dự lắm. Mình tự hứa phải cố gắng hơn để nhiều lớp trẻ của người Cơ Ho Srê mình biết đánh chiêng, gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào mình”.

Già làng K’Tiếu dạy đánh chiêng cho lớp trẻ tại nhà riêng.

Già làng K’Tiếu được bà con Cơ Ho Srê nơi đây ví là người giữ nhịp chiêng buôn làng. Đã qua hơn 70 mùa rẫy, với hàng chục năm miệt mài truyền dạy, tìm lớp kế cận duy trì tiếng chiêng giữa buôn làng, già K’Tiếu được mệnh danh là pho từ điển về văn hóa của người Cơ Ho làm lúa nước.

Ông tường tận các điệu chiêng, văn hóa dân gian của đồng bào mình. Với sự kiên trì, tận tình truyền dạy của ông, đến nay, toàn xã Đinh Lạc đã có hơn 200 người thành thạo nhiều điệu chiêng truyền thống, trong đó có hơn 30 người là thành viên câu lạc bộ cồng chiêng tại địa phương.

Nghệ nhân Ưu tú, già làng K’Tiếu vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước; là điển hình tiên tiến của tỉnh Lâm Đồng được giới thiệu ra Hà Nội tham dự hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc, nhân 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023).

Mình nói đây là chuyến đi “lớn” là thế. Mình được giới thiệu để biểu dương, tôn vinh về thành tích trong giữ gìn, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa cồng chiêng của cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Già làng K’TIẾU

Trong không gian trưng bày những bộ chiêng quý tại nhà riêng, già say sưa kể về tuổi thơ của mình gắn với tiếng cồng, tiếng chiêng, điệu yal yau của bà, của mẹ. Năm lên tuổi 14, buôn làng mở hội có lễ ăn trâu hiến sinh, là lễ hội lớn, mùa “ăn năm, uống tháng”, K’Tiếu với năng khiếu bẩm sinh đã tự nhiên thẩm thấu được nhịp chiêng, điệu dân ca, dân vũ…

Sau đó, ông theo những người già trong buôn để học các bài chiêng và nhanh chóng chơi thành thạo. “Hồi đó, khi nghe ở buôn làng nào có lễ hội là mình tìm đến để nghe và học. Cách đây hơn 20 năm, mình nhận thấy văn hóa cồng chiêng đang dần bị lãng quên, nên đứng ra vận động mọi người tập luyện, trực tiếp hướng dẫn và mở lớp truyền dạy. Giờ lớp trẻ ở buôn làng mình rất nhiều đứa biết đánh chiêng, đi giao lưu tốt rồi”, già K’Tiếu trải lòng.

Hàng chục năm qua, khi tiếng chiêng thưa dần thì nhà ông trở thành trường học, già K’Tiếu trở thành người hướng dẫn đặc biệt truyền dạy cồng chiêng cho hơn 200 con trai, con gái ở buôn gần, làng xa.

Thành quả là vậy, nhưng quá trình tổ chức truyền dạy cũng gặp nhiều khó khăn, già K’Tiếu phải lặn lội gõ cửa từng nhà vận động người dân tập đánh cồng chiêng, cơ sở vật chất thiếu thốn, bộ chiêng để tổ chức lớp học cũng phải đi mượn…

“Mượn chiêng là chuyện rất khó khăn, vì chiêng là vật quý mang ý nghĩa tâm linh được ông bà tổ tiên để lại cho gia đình, dòng họ. Rồi việc nhiều người tỏ ra không tâm huyết với cái cồng, cái chiêng; lớp trẻ thì suốt ngày lên internet… nên có lúc mình nghĩ sẽ bỏ cuộc”, già K’Tiếu tâm sự.

Từng bước vượt qua khó khăn, những kết quả từ các lớp học đặc biệt do già K’Tiếu hướng dẫn đã mang lại kết quả đáng mừng. Cùng những cư dân buôn làng khác, câu lạc bộ cồng chiêng xã Đinh Lạc có hơn 30 thành viên, phần lớn là từ lớp học của già K’Tiếu, họ đã chơi thuần thục nhiều bài chiêng truyền thống, thường xuyên đi biểu diễn trong và ngoài tỉnh.

“Mình thuộc thế hệ sau, nghe già K’Tiếu phân tích, mình phải quyết tâm học và thực hành các điệu chiêng để có thể truyền dạy cho thế hệ con cháu của mình”, ông K’Tình (53 tuổi), thành viên Câu lạc bộ cồng chiêng xã Đinh Lạc nói.

Bí thư Chi bộ thôn Duệ MHiu Nguyên chia sẻ, chính sự tận tâm của già làng K’Tiếu đã truyền lửa, thôi thúc cộng đồng người Cơ Ho nơi đây nỗ lực học tập, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của dân tộc.

“Tôi cùng vợ và con gái đều tham gia các lớp học đánh chiêng do già K’Tiếu truyền dạy. Nghệ nhân Ưu tú, già làng K’Tiếu là người giữ nhịp chiêng cho buôn làng mình”, ông MHiu Nguyên gợi hình ảnh sinh động.

Cồng chiêng với các tộc người thiểu số Tây Nguyên không chỉ là nhạc cụ, mà là vật quý, vật thiêng của gia đình, cộng đồng. Tiếng cồng, tiếng chiêng theo suốt vòng đời của con người, từ khi sinh ra đến khi về với rừng Yàng. Cồng chiêng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có, là cầu nối giao tiếp giữa con người với thần linh, không thể thiếu trong các nghi lễ và lễ hội của cộng đồng.

“Lớp trẻ đã thấu hiểu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, mình vui lắm. Tiếng cồng, tiếng chiêng của người Cơ Ho Srê rồi sẽ ngân vang mãi”, già K’Tiếu bày tỏ.

Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Lạc Trương Quốc Phương khẳng định, già làng K’Tiếu là một người uy tín trong cộng đồng, có đóng góp rất lớn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ông là người vừa truyền dạy, vừa truyền lửa và là người đi tuyên truyền, vận động các thế hệ tham gia đánh cồng chiêng, nhất là việc đưa cồng chiêng vào trường học.

“Địa phương đã có định hướng phát huy một số nét văn hóa truyền thống khác, như trang phục, làng nghề rượu cần, đan lát… Kết hợp không gian văn hóa cồng chiêng với các làng nghề là cơ hội phát triển kinh tế, du lịch, góp phần nâng cao đời sống nhân dân”, Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Lạc thông tin.

MAI VĂN BẢO

Nguồn

Cùng chủ đề

Tác phẩm dự thi Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Lâm Đồng lần thứ I, năm...

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất; là người tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận hiến với dân tộc và nhân loại; là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng... Vậy điều gì đã tạo nên một nhân cách vĩ đại đó? Khi nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy rõ một động lực vô...

Cát Tiên: Gần 18.900 lượt hộ được vay vốn chính sách ưu đãi 

Trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cát Tiên đã cho 18.897 lượt hộ được vay các nguồn vốn ưu đãi trên 829,5 tỷ đồng; doanh số thu nợ gần 578,56 tỷ đồng. Cụ thể, đã có 1.726 lượt hộ nghèo được vay với tổng nguồn vốn đạt 70,87 tỷ đồng, 5.405 lượt hộ thoát nghèo được vay với tổng nguồn...

Lâm Hà: Chú trọng phát triển đảng viên vùng đồng bào DTTS

Nhằm bảo đảm sự kế thừa và phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, Huyện ủy Lâm Hà xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt trong công tác xây dựng Đảng của địa phương. Chị K'Lương (bên trái) là đảng viên DTTS gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi công tác của địa phương • TẠO NGUỒN TỪ CƠ SỞ Xã Phi Tô có...

Sau 25 năm khơi thông đầu ra cho cây bơ Lâm Đồng

Sau hơn 25 năm khởi nghiệp, Công ty TNHH Nông sản Văn Phương ở thôn An Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng đã khơi thông đầu ra mỗi năm hơn 600 tấn bơ tươi các loại của nông dân các huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng đến với hệ thống siêu thị cao cấp trong nước, đồng thời từng bước thâm nhập thị trường xuất khẩu. Mỗi năm Công ty TNHH Nông sản Văn Phương khai thác thị trường tiêu...

Chào ngày mới nắng lên

Tạm biệt ánh trăng, tạm biệt màn đêm, những tia nắng đầu ngày ló rạng mang đến biết bao cảm xúc cho mỗi tâm hồn. Thời khắc ban mai luôn là nguồn cảm hứng lãng mạn cho các nhiếp ảnh gia. Vietnam.vn trân trọng giới thiệu bộ ảnh “Bình minh lên” của hai nhiếp ảnh gia Đan Khôi và Nguyễn Sanh Quốc Huy được thực hiện trong nhiều năm, qua nhiều vùng miền trên dải đất hình chữ S. Đầm Quảng...

Cùng tác giả

Những vườn hoa đẹp như cổ tích tại Đà Lạt

Vườn hoa tại Đà Lạt, quy tụ nhiều loài hoa độc đáo của xứ sở mờ sương đang gây chú ý trên cộng đồng mạng, thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, nhất là giới trẻ...

Công viên mô hình 5 vị thần khổng lồ ở Đà Lạt

Khu công viên chủ đề cổ tích ở TP Đà Lạt do anh Ngọc Tài xây dựng trong 8 năm, với các mô hình khổng lồ cử động, gầm gừ, thu hút nhiều khách tham quan.

Dã quỳ nhuộm vàng ngoại ô Đà Lạt

Nhiều vùng ngoại ô Đà Lạt những ngày đầu mùa khô được nhuộm vàng rực của hoa dã quỳ, thu hút nhiều du khách tìm đến. Dã quỳ bắt đầu bung nở khắp các triền đồi cao nguyên Lâm Viên vào cuối tháng 11. Ở khu vực núi Voi, ngoại ô TP Đà Lạt thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, dã quỳ nhuộm vàng cả triền đồi. Màu vàng của dã quỳ xen lẫn màu xanh của đồi thông tạo...

Mùa cỏ hồng ở Đà Lạt

Hai tháng cuối năm là mùa cỏ hồng ở Đà Lạt khi những thảm cỏ ở khu vực thung lũng vàng, đồi Masara chuyển màu hồng tím. Mùa cỏ hồng đặc trưng của Đà Lạt xuất hiện duy nhất một lần trong năm vào khoảng từ đầu tháng 11 đến hết tháng 12. Hiện cỏ hồng đã nở khắp nơi tại Đà Lạt, trên những ngọn đồi dưới tán rừng thông hay trong khuôn viên các điểm du lịch như thung...

Sương đêm Đà Lạt

Lê Hoàng Mến chia sẻ trải nghiệm săn khoảnh khắc sương đêm hay ánh sáng xuyên qua màn sương khắp Đà Lạt. Thiên nhiên ban tặng cho vùng cao nguyên Lâm Đồng những khung cảnh say lòng người, với muôn loài hoa khoe sắc, màu xanh của những ngọn đồi, rừng thông và đặc biệt là mùa sương, mây phố núi. Bức ảnh sương ở trung tâm Cầu Đất, Xuân Trường, TP Đà Lạt lúc gần 5h nằm trong bộ ảnh của Lê...

Cùng chuyên mục

Trước hoa

http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202406/truoc-hoa-603321c/ Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202406/truoc-hoa-603321c/

Xôn xao hạ về

Người ta cứ bảo rằng: Mùa hạ - mùa nắng, mùa xa vắng/ Mùa hạ - mùa thi, mùa chia ly. Nhưng theo tôi, đó là mùa hạ của lứa tuổi học trò, còn mùa hạ của thời thơ ấu đó là mùa của niềm vui và hạnh phúc, mùa với những kỷ niệm giòn tan, mùa từ ký ức đong đầy... Mùa hạ đến mang theo những cơn nắng vàng rực rỡ, nhuộm rực không gian bằng sắc màu...

Nàng hai mươi tám

Minh họa: Phan Nhân Hai mươi tám tuổi chưa chồng, nàng đã được liệt vào hàng… quá lứa. Đấy là ở quê lời ra tiếng vào thế thôi, chứ quanh năm bon chen nơi phố thị, nàng thấy mình còn xanh non quá lắm. Nghề báo cho nàng cơ hội tới nhiều vùng đất, gặp gỡ ngàn vạn người. Nàng tự nhận mình là kẻ tham lam khi yêu thích quá nhiều thứ. Điều này khiến bố nàng không khỏi...

Nhà văn Hoài Hương: Tôi thích viết về đề tài gia đình, tình yêu thời chiến

Hàng chục năm viết về chiến tranh, lực lượng vũ trang, nhà văn Hoài Hương vẫn giữ những say mê với mảng đề tài nhiều ý nghĩa này. Tác giả tập truyện ngắn “Trời xanh màu tình yêu”(NXB Quân đội Nhân dân, 2024) chia sẻ về đề tài mình yêu thích: viết về gia đình - tình yêu thời chiến, mảng đề tài chị được “truyền lửa” qua những câu chuyện ba kể và mong muốn viết ra để...

Sôi nổi Hội thi thể thao, trò chơi dân gian “Gia đình vui khỏe”

(LĐ online) - Sáng 26/6, tại Khu Di tích Khảo cổ Cát Tiên đã diễn ra Hội thi thể thao, trò chơi dân gian “Gia đình vui khỏe”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Liên hoan Gia đình Văn hóa tiêu biểu các dân tộc tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - 2024 nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6. Môn thi nhảy bao bố  Tham dự Hội thi, gần 100 vận động viên của 12 gia đình đại diện...

Bế mạc Liên hoan Gia đình văn hóa tiêu biểu các dân tộc tỉnh Lâm Đồng lần thứ III

(LĐ online) - Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi tại huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên, chiều 26/6, Liên hoan Gia đình văn hóa tiêu biểu các dân tộc tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - 2024 đã kết thúc.  Tham dự bế mạc có ông Nguyễn Anh Hùng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, lãnh đạo các huyện, thành, các cán bộ làm công tác văn hóa và 120 thành...

Hội thi hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc

(LĐ online) - Là hoạt động chính của Liên hoan Gia đình văn hóa tiêu biểu các dân tộc tỉnh Lâm Đồng lần thứ III, tối 25/6, hội thi hát dân ca và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc đã diễn ra tại Nhà văn hóa Đạ Tẻh với đa sắc màu văn hóa. Gia đình ông Rơ Ông Ha Bang (Thôn 1, Xã Đưng K’ Nớ, Lạc Dương) hát dân ca và diễn tấu cồng chiêng 12 các gia...

Đậm đà phong vị ẩm thực hội thi “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”

(LĐ online) - Nằm trong chuỗi hoạt động của Liên hoan Gia đình văn hóa tiêu biểu các dân tộc tỉnh Lâm Đồng lần thứ III – 2024 diễn ra tại Đạ Tẻh nhân ngày Gia đình Việt Nam, chiều ngày 25/6, hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” đã diễn ra sôi nổi. Gia đình bà Touneh Ma Tina (thôn Diom A - xã Lạc Xuân, Đơn Dương) với mâm cơm gia đình đậm...

Diễu hành xe tuyên truyền cổ động phòng, chống bạo lực gia đình

(LĐ online) - Chiều ngày 25/6, huyện Đạ Tẻh rực rỡ cờ hoa trong không khí diễu hành xe tuyên truyền cổ động mở đầu Liên hoan Gia đình Văn hóa tiêu biểu các dân tộc tỉnh Lâm Đồng lần thứ III do Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Lâm Đồng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức.  Diễu hành xe tuyên truyền cổ động phòng chống bạo lực gia đình 12 xe cổ động...

Trưng bày sách ngày Gia đình Việt Nam

(LĐ online) - Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình, Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày sách về gia đình tại không gian phòng đọc tổng hợp. Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và hành động của từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội về vị trí, vai trò của công tác gia đình trong tình hình mới. Trưng bày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất