Powered by Techcity

Mở ra cánh cửa hiện đại hóa để Bảo Lâm tăng tốc phát triển


Thời gian qua, huyện Bảo Lâm đã tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa. Từ đó, mở ra cánh cửa hiện đại hóa để Bảo Lâm bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng dân tộc.





Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng là một trong những dự án khai thác, chế biến khoáng sản dẫn đầu của cả nước
Tổ hợp Bô xít – Nhôm Lâm Đồng là một trong những dự án khai thác, chế biến khoáng sản dẫn đầu của cả nước

PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ

Huyện Bảo Lâm có diện tích tự nhiên 146.351 ha, với hơn 1.587 km đường bộ. Vì vậy, địa phương luôn xác định phát triển hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy liên kết vùng, mở ra không gian phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Trong những năm qua, Bảo Lâm đã tận dụng nhiều nguồn lực, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, của tỉnh, địa phương, huy động xã hội hóa trong Nhân dân và các doanh nghiệp… để từng bước phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

Trong 5 năm qua, huyện đã triển khai thực hiện 67 công trình giao thông có tổng chiều dài 95 km, kinh phí đầu tư xây dựng 837,4 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường giao thông  đạt 87,4%. Toàn huyện có 54/79 cầu, cống được xây dựng kiên cố. Đối với Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) trong 14 năm qua, Bảo Lâm đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tập trung triển khai quyết liệt, sâu sát, đồng bộ để đem lại hiệu quả cao nhất. Qua quá trình xây dựng NTM đã góp phần giúp bộ mặt nông thôn thay đổi toàn diện, trở thành những vùng quê đáng sống; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, các thiết chế văn hóa nông thôn dần được hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM đạt khoảng 10.251 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 2.052 tỷ đồng; vốn vay tín dụng 5.814 tỷ đồng; vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã 147 tỷ đồng và vốn Nhân dân đóng góp là 2.238 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn, các công trình phúc lợi xã hội như: Điện, đường, trường, trạm… ngày càng được đầu tư đồng bộ, hiện đại.

Việc đầu tư và đưa vào sử dụng các tuyến giao thông quan trọng đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện Bảo Lâm phát triển kinh tế – xã hội và thu hút đầu tư vào địa bàn. Qua đó, tập trung khai thác tiềm năng về phát triển công nghiệp chế biến, thương mại – dịch vụ. Đến nay, trên địa bàn huyện có 1 cụm công nghiệp Lộc Thắng với diện tích 32,29 ha. Các hạng mục hạ tầng cơ bản đã hoàn thành như giao thông nội bộ, lưới điện hạ thế, hệ thống thoát nước. Hiện có 7 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, tỷ lệ lấp đầy đạt 61%.

Điểm nhấn trong việc đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội tại Bảo Lâm chính là Dự án Bôxít – Nhôm Lâm Đồng. Được thành lập và đi vào hoạt động ngày 1/10/2010, với công suất thiết kế 650.000 tấn alumin/năm, trải qua 14 năm vận hành, sản xuất thương mại, dự án đã nâng công suất hoạt động lên hơn 750.000 tấn alumin/năm. Trong những năm qua, dự án đã nộp ngân sách khoảng 5.435 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 1.300 lao động với thu nhập bình quân 16 triệu đồng/người/tháng. Tiếp nối thành công từ việc khai thác, chế biến bô xít ở Bảo Lâm, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đang có chủ trương tiếp tục đầu tư xây dựng Nhà máy luyện Nhôm trên địa bàn huyện. Đây sẽ là “cú huých” lớn để Bảo Lâm tiếp tục bứt phá thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội từ công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

Cùng với đó, trong nhiều năm qua, Bảo Lâm đã thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực để xây dựng các nhà máy thuỷ điện. Đến nay, trên địa bàn huyện có 13 công trình thủy điện, trong đó, riêng 3 công trình thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 và Đồng Nai 5 có sản lượng điện hàng năm đạt khoảng 2.400 triệu KWh. Bên cạnh đó, các thuỷ điện vừa và nhỏ như Đasiat, ĐamB’ri, Đamboil, Đa Kai, Đại Nga có sản lượng điện hàng năm đạt 560,97 triệu KWh. Qua đó, đã khai thác tối đa tiềm năng thủy điện cung cấp cho nền kinh tế cả nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng; đồng thời, mở ra cơ hội cho các ngành nghề mới như du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản trên các lòng hồ  thủy điện.

• CƠ HỘI ĐỂ BỨT PHÁ

Việc phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ luôn được huyện Bảo Lâm quan tâm, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia. Đến nay, toàn huyện có 4 chợ tại thị trấn Lộc Thắng và các xã Lộc An, Lộc Thành, Lộc Quảng hoạt động ổn định, hiệu quả. Cùng với đó là gần 5.000 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ trải khắp các xã, thị trấn tạo ra nguồn hàng hóa dồi dào, với sự cạnh tranh cao.

Cùng với việc phát triển hạ tầng kinh tế, huyện Bảo Lâm luôn chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng văn hóa – xã hội. Nhiều công trình trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… được đầu tư xây dựng, góp phần đáp ứng và ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nếu như năm 1994 toàn huyện chỉ có 22 trường học cùng sự thiếu thốn về trang thiết bị, cơ sở vật chất; đến nay, tổng số trường học được nâng lên 63 trường, trong đó có 58 trường học đạt chuẩn quốc gia. Về hạ tầng y tế, hiện có 1 trung tâm y tế huyện, 2 phòng khám đa khoa khu vực và 14 trạm y tế được đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư phù hợp đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Địa phương cũng đã huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện, đổi mới thiết chế văn hóa, thể thao phù hợp điều kiện sinh hoạt. Đến nay, huyện có một Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao với diện tích 5,7 ha gồm: Nhà thi đấu đa năng, sân vận động… Cùng với đó là 13 nhà văn hóa xã, 115 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố. 

Đồng chí Trương Hoài Minh – Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết: Với lợi thế còn nhiều dư địa để đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế – xã hội, địa phương luôn nỗ lực cải cách hành chính; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư, huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Huyện đã quy hoạch, bố trí các khu vực đất dịch vụ thương mại trong các đồ án quy hoạch làm cơ sở phát triển hạ tầng thương mại; ưu tiên cho hệ thống nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại nhằm phát triển du lịch. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại gắn với phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – du lịch. Đặc biệt, huyện sẽ tập trung triển khai các phần việc góp phần khởi công xây dựng Dự án Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương trong thời gian tới.

Có thể nói 30 năm qua, huyện Bảo Lâm đã có những bước tiến vững chắc, đồng bộ trong xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội. Nhiều dự án, công trình được xây dựng hiện đại đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân; đồng thời, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa trên địa bàn huyện. Từ đó, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển, đưa Bảo Lâm cất cánh, xứng đáng là 1 trong 4 địa bàn kinh tế trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng.





Nguồn: http://baolamdong.vn/kinh-te/202412/mo-ra-canh-cua-hien-dai-hoa-de-bao-lam-tang-toc-phat-trien-7702615/

Cùng chủ đề

Thế mạnh phát triển du lịch ở Bảo Lâm

Bảo Lâm là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều thắng cảnh đẹp, khí hậu quanh năm mát mẻ và đa dạng văn hóa nên rất phù hợp để khai thác, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch nông nghiệp trong thời gian tới. Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng hồ Lộc Thắng (quy mô 300 ha) • TÍN HIỆU MỚI Có thể nhận thấy, trong thời gian qua, tại...

Hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao

Huyện Bảo Lâm hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, chè, sầu riêng, dâu tằm và một số loại cây ăn trái khác. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao gắn với các loại cây trồng chủ lực, thế mạnh. Giá cà phê tăng cao đã mang lại niềm vui, nguồn thu...

Du lịch nông thôn trên huyện mới Ðạ Huoai

Huyện Đạ Huoai mới vừa được tái lập ngày 1/12/2024 sau 38 năm, trên cơ sở sáp nhập 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên, có diện tích tự nhiên gần 1.448,5 km² và quy mô dân số hơn 146 ngàn người từ 24 dân tộc, với nhiều lợi thế về địa hình, hệ sinh thái và đặc điểm dân cư, dân tộc, lịch sử, cùng di sản... để phát triển du lịch nông thôn. Bàu Sấu thuộc...

Bộ đội Cụ Hồ trong rực rỡ màu hoa

Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng đang diễn ra một sự kiện văn hóa rất đặc biệt, đó là triển lãm chuyên đề “bộ đội Cụ Hồ - 80 năm đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và “Rực rỡ màu hoa Đà Lạt”. Triển lãm “bộ đội Cụ Hồ - 80 năm đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” trưng bày hơn 200 hình ảnh, tư liệu và 18 hiện...

Giám đốc Công an tỉnh chúc mừng Tòa Giám mục Đà Lạt nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024

(LĐ online) - Chiều 18/12, Đại tá Trương Minh Đương - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Đà Lạt nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024. Cùng đi có Thượng tá Lê Văn Trúc - Trưởng phòng An ninh nội địa Công an tỉnh. Đại tá Trương Minh Đương - Giám đốc Công an tỉnh tặng hoa chúc mừng Giám mục, các...

Cùng tác giả

Thế mạnh phát triển du lịch ở Bảo Lâm

Bảo Lâm là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều thắng cảnh đẹp, khí hậu quanh năm mát mẻ và đa dạng văn hóa nên rất phù hợp để khai thác, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch nông nghiệp trong thời gian tới. Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng hồ Lộc Thắng (quy mô 300 ha) • TÍN HIỆU MỚI Có thể nhận thấy, trong thời gian qua, tại...

Hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao

Huyện Bảo Lâm hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, chè, sầu riêng, dâu tằm và một số loại cây ăn trái khác. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao gắn với các loại cây trồng chủ lực, thế mạnh. Giá cà phê tăng cao đã mang lại niềm vui, nguồn thu...

Du lịch nông thôn trên huyện mới Ðạ Huoai

Huyện Đạ Huoai mới vừa được tái lập ngày 1/12/2024 sau 38 năm, trên cơ sở sáp nhập 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên, có diện tích tự nhiên gần 1.448,5 km² và quy mô dân số hơn 146 ngàn người từ 24 dân tộc, với nhiều lợi thế về địa hình, hệ sinh thái và đặc điểm dân cư, dân tộc, lịch sử, cùng di sản... để phát triển du lịch nông thôn. Bàu Sấu thuộc...

Bộ đội Cụ Hồ trong rực rỡ màu hoa

Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng đang diễn ra một sự kiện văn hóa rất đặc biệt, đó là triển lãm chuyên đề “bộ đội Cụ Hồ - 80 năm đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và “Rực rỡ màu hoa Đà Lạt”. Triển lãm “bộ đội Cụ Hồ - 80 năm đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” trưng bày hơn 200 hình ảnh, tư liệu và 18 hiện...

Nhiều vướng mắc tại “siêu dự án” ở Lâm Đồng

Dự án khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đang gặp nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng và chưa chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 35 ha đất lúa. Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Lâm Đồng, dự án khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim nằm ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng có diện tích gần 154 ha với...

Cùng chuyên mục

Hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao

Huyện Bảo Lâm hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, chè, sầu riêng, dâu tằm và một số loại cây ăn trái khác. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao gắn với các loại cây trồng chủ lực, thế mạnh. Giá cà phê tăng cao đã mang lại niềm vui, nguồn thu...

Ngày 20/12, lãnh đạo UBND tỉnh sẽ tiếp và làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư có khó khăn, vướng mắc

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng thông báo về việc tổ chức tiếp và làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh có khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết tháng 12/2024. Buổi tiếp do đồng chí Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; cùng với sự tham dự của Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị: Kế hoạch và Đầu...

Đam Rông vượt khó xây dựng nông thôn mới (Bài 2)

    Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU của Đảng bộ huyện, đến nay, Đam Rông đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư hoàn thiện, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo; diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi rõ nét, đời sống Nhân dân được nâng cao. Sầu riêng -...

Xây dựng doanh nghiệp trách nhiệm với cộng đồng

Là một công ty chuyên sản xuất bia với sản lượng hàng triệu lít mỗi năm, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Lâm Đồng đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng doanh nghiệp trách nhiệm với cộng đồng. Từ mục tiêu ấy, những hoạt động của công ty đều dựa trên hai tiêu chí: Tôn trọng môi trường - xây dựng con người. Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Lâm Đồng tặng Mái ấm...

Tổng ngân sách địa phương ước đạt 13.000 tỷ đồng

Theo UBND tỉnh, năm 2024, công tác thu ngân sách nhà nước được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương thực hiện quyết liệt. Qua đó, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước đạt 13.000 tỷ đồng, đạt 100,1% so với dự toán Trung ương giao, bằng 92,6% so với dự toán địa phương. Trong đó, thu thuế phí đạt 7.141 tỷ đồng, bằng 99% dự toán Trung ương và 90%...

Lạc Dương phân hạng 27 sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2024

Huyện Lạc Dương vừa đánh giá, phân hạng 27 sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2024 trên địa bàn. Trong đó gồm 12 sản phẩm công nhận lại và 15 sản phẩm phân hạng lần đầu. Cụ thể chủ thể có sản phẩm công nhận lại OCOP đạt 3 sao như: Công ty TNHH Jan’s, xã Đạ Sar (Bột nêm dinh dưỡng Kodomo, Bột cần tây sấy lạnh, Bột cải kale sấy lạnh); Công ty TNHH Lanbian VF Dâu...

Đà Lạt: 55/93 hợp tác xã hoạt động ổn định

Tính đến thời điểm hiện tại, có 55 hợp tác xã đang hoạt động ổn định, đóng góp tích cực vào sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người dân. Con số này cho thấy một tín hiệu đáng mừng về sự phát triển của mô hình kinh tế tập thể tại Đà Lạt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết khi có đến 27 hợp...

Bài 1: Ban hành nhiều chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp

Xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Đam Rông vô cùng khiêm tốn. Huyện có nhiều xã đặc biệt khó khăn, số tiêu chí đạt NTM “đếm chưa đủ đầu ngón tay”. Bên cạnh đó, sản xuất nông lâm nghiệp manh mún, nhỏ lẻ gây không ít khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng như công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ còn nhiều hạn chế...

Trại tằm giống 30 năm tuổi trên dốc 800

Để ngành dâu tằm Lâm Đồng phát triển như hôm nay, việc phân chia giữa ấp trứng, nuôi tằm con tách khỏi nuôi tằm thương phẩm là một bước quan trọng. Và, một nông hộ đã gắn bó với thăng trầm của nghề tằm 30 năm, mang lại thu nhập cao cho gia đình, xây dựng trang trại chuyên tằm con. Bà Mạc Thị Thuân đang chăm sóc tằm con Gia đình bà Mạc Thị Thuân, ở dốc 800, thôn Tân...

Di Linh đẩy mạnh thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế

(LĐ  online) - Ngày 15/12, UBND huyện Di Linh đã tổ chức hội nghị thông tin quy hoạch vùng huyện và xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng. Tham dự có đồng chí Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện cùng hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất