|
Vùng đất Đầm Ròn (Lạc Dương) những năm 70-80 của thế kỷ trước từng một thời là “thủ phủ Fulro”. Dù lực lượng Fulro đã bị xoá sổ hoàn toàn, nhưng những năm 90, chính quyền huyện Lạc Dương vẫn chủ động phân công lãnh đạo huyện phụ trách vùng Đầm Ròn, hướng dẫn bà con tin theo sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, yên tâm sản xuất, xây dựng cuộc sống, bảo vệ an ninh Tổ quốc…
Là người uy tín không những trong thôn, mà còn là người có uy tín trong xã và huyện, ông Đa Cát Tư (thứ 3 từ trái qua) thường xuyên tham gia các cuộc họp, hội nghị, gặp mặt bà con, hay trong các lễ hội…, góp phần cùng chính quyền tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc cho bà con. Theo ông Tư: Việc tuyên truyền khá thuận lợi do bà con cùng dân tộc, và các chủ trương là thiết thực, như trồng sầu riêng, trồng điều, khoai mì, dâu tằm, ca cao… Ai làm theo thì bây giờ đều thành công; nhưng, một số bà con nghe nhưng không tiếp thu, không thực hành, không làm theo nên vẫn khó khăn |
Cũng như nhiều người từng theo Fulro khác, ông Kra Jăn Ha Xuyên (sinh năm 1950) là một trí thức (giáo viên cho đến khi Việt Nam thống nhất), bị dụ dỗ vào rừng, sang Campuchia, xa vợ xa con, tương lai mờ mịt… Được sự khích lệ của vợ con, gia đình và chính quyền, năm 1986, ông chính thức trở về với buôn làng. Khi không còn ở trong “bóng tối” nữa, ông Ha Xuyên tích cực tham gia công tác xã hội, đặc biệt là có tiếng nói rất có trọng lượng đối với đồng bào, từ cách ăn ở sinh hoạt, đến cách khuyến khích động viên bà con tham gia sản xuất, đoàn kết, sum họp. Ông Ha Xuyên tham gia công tác ở Trung tâm hướng nghiệp đến tuổi về hưu nhưng vẫn tiếp tục công tác thêm 5 năm nữa.
Ông Ha Xuyên (trái) giới thiệu với Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đam Rông Nguyễn Quốc Hương (giữa) và phóng viên về các thành tích được ghi nhận vì những đóng góp cho cộng đồng |
Sau giải phóng, tâm tư của Nhân dân rất hoang mang do chưa biết chế độ mới như thế nào, cũng như chính sách dân tộc ra sao, cuộc sống rất khó khăn; thêm nữa là nhiều thế lực thù địch xuyên tạc, nói xấu chính quyền mới, khiến người dân dễ bị xúi giục…; nhưng, khi hiểu được, chính quyền cách mạng đem lại sự đổi thay cho dân tộc mình, quê hương mình và các công trình đường, điện, trường, trạm… khiến cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn, giao thông thuận lợi hơn, no ấm hơn, đầy đủ tiện nghi hơn, văn minh tiến bộ hơn, thu nhập nhiều hơn… thì người dân yên tâm tạo lập cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đam Rông đồng loạt xây dựng mô hình “Khu dân cư bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại 53/53 thôn trên toàn huyện, đã thí điểm ở 8 xã trước khi nhân rộng. Trong ảnh: Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở xã Đạ M’rông |
Đam Rông có khoảng 150 đối tượng chính trị, nhưng về đến địa phương đã hoà nhập với cộng đồng, phát huy rất tốt vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với nhân dân giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình và cho xã hội. Trong đó, có những người trước theo Fulro, nhưng đã trở thành cán bộ ở thôn, buôn, xã, huyện… đóng góp tích cực cho cộng đồng, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Điển hình như ông Ha Xuyên tham gia công tác Mặt trận của huyện Đam Rông (Uỷ viên Ủy ban MTTQ) 2 khoá; hay, ông Đa Cát Dương – Nguyên Phó Ban đoàn kết Công giáo của huyện, đã vượt qua khó khăn nhờ trồng dâu nuôi tằm; ông Kon Sơ Ha Wớp – Mục sư quản nhiệm Chi hội Tin lành Việt Nam thôn Đạ K’Nàng (xã Đạ K’Nàng) với hơn 430 tín đồ… Họ đã thực sự trở thành người có uy tín trong cộng đồng thôn buôn.
Cán bộ và Nhân dân gần gũi, thân tình là một sự thấu hiểu và yêu thương |
|
Ông Trần Minh Thức – Nguyên Bí thư Huyện ủy Đam Rông |
Ông Trần Minh Thức là thế hệ Bí thư Huyện ủy thứ ba ở Đam Rông, nhưng ông đã cùng hai Bí thư tiền nhiệm của mình gắn bó với Đam Rông ngay từ ngày đầu thành lập và giữ các cương vị Phó Chủ tịch HĐND huyện (2005-2010), Phó Bí thư Huyện uỷ kiêm Chủ tịch HĐND huyện (2010-2015), Bí thư Huyện ủy (2016-2020). Hơn 17 năm gắn bó với Đam Rông, ông Thức khẳng định cùng với sự cống hiến và trưởng thành, Đam Rông như quê hương thứ hai của mình và bà con nhân dân cũng thương quý những cán bộ xa quê về đây công tác như con cháu trong nhà. Gần 20 năm hưởng không khí của vùng đất Đam Rông, uống nước Đam Rông, cùng ăn cơm, cùng làm việc với bà con nhân dân, có biết bao nhiêu kỷ niệm. Ông cũng chứng kiến sự đổi thay của Đam Rông từ thời gian đầu có cả đói nghèo đến bây giờ là một sự phát triển không ngừng nghỉ và hiệu quả.
Cánh đồng Cọp vốn là khu ruộng cạn; người Đạ Mrông trồng bắp, trồng bo bo vào mùa khô hạn, mùa có nước thì làm lúa, nên thường xuyên thiếu đói. Nay, cánh đồng Cọp trồng được 2 vụ lúa nước/năm, năng suất đạt tới 6 tấn/ha/vụ, không những đủ ăn, mà còn thừa gạo, thừa thóc để bán. Bà con lại được ngành nông nghiệp hỗ trợ chuyển sang canh tác giống lúa đài thơm, ngon cơm, giá bán cao, được thị trường ưa chuộng… Trong ảnh: Các đồng chí nguyên Bí thư Huyện uỷ Đam Rông cùng lãnh đạo xã thăm ruộng lúa đang ngậm sữa trên cánh đồng Cọp |
Nhiệm vụ chính trị đặt ra cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Đam Rông ngay từ ban đầu là ổn định chính trị, đảm bảo an toàn trật tự, phát triển kinh tế và chăm lo đời sống Nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi đói nghèo… song song với củng cố hệ thống chính trị. Hàng năm trong mỗi nhiệm kỳ, Đảng bộ đều đặt ra những mục tiêu để phấn đấu, lãnh đạo Nhân dân thực hiện nhiệm vụ của địa phương…
Những vườn cà phê trĩu cành được các vị nguyên lãnh đạo huyện nhận định: vừa báo hiệu một mùa bội thu và chất lượng; vừa cho thấy tư duy, kỹ thuật sản xuất của người dân đã thay đổi… |
Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, từ Trung ương đến địa phương thời điểm đó đã tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi để địa phương áp dụng. Trải qua chặng đường dài gần 20 năm, những người chứng kiến sự trưởng thành của Đam Rông đều khẳng định là một bước nhảy vọt. Đam Rông không còn là vùng nghèo đói bệnh tật nữa, người dân đã có tích luỹ, đã có người giàu… Sự đoàn kết gắn bó giữa Nhân dân các dân tộc, giữa Nhân dân địa phương với cán bộ về công tác; sự đoàn kết của tập thể Đảng bộ, của lãnh đạo qua các thời kỳ luôn có sự kế thừa và phát huy… đưa Đam Rông mỗi ngày một phát triển.
Các đồng chí nguyên Bí thư Huyện ủy Đam Rông và lãnh đạo xã Phi Liêng (từ phải qua: Bí thư Đảng ủy Nguyễn Xuân Đính, Phó Bí thư K’Líp và Phó Chủ tịch UBND xã trưởng thành từ Chương trình Trí thức trẻ tình nguyện Hoàng Trần Phú Hưng) |
Bên cạnh thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc Đam Rông đã chủ động, quyết tâm cao, sẵn sàng trong công tác bảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường hơn trong dịp tết, các ngày lễ lớn… không có điểm nóng xảy ra.
Gặp mặt người có công với cách mạng ở xã Phi Liêng |
Từ đó, an ninh chính trị, trật tự xã hội được ổn định, không bị tác động tiêu cực từ tình hình an ninh thế giới hay trong vùng, một lòng theo Đảng… Cán bộ cùng ăn cùng ở, cùng Nhân dân tháo gỡ khó khăn, xây dựng Đam Rông có một diện mạo khang trang, hiện đại như bây giờ… Nhân dân được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo theo phương châm “tốt đời – đẹp đạo”. Đặc biệt, đến nay, Đam Rông so với các địa phương được hưởng Chương trình 30a là bằng hoặc hơn trên mọi lĩnh vực về đời sống – kinh tế – xã hội…
Đam Rông đang phát triển mạnh và rất hiệu quả nghề trồng dâu, nuôi tằm |
Phong trào “Dân vận tập trung” do Ban Chỉ đạo 502 của tỉnh chủ trì, năm 2022, hỗ trợ cho Đạ Tông trên 6 tỷ xây nhà, khoan giếng, làm đường giao thông liên thôn, đèn đường; năm 2023, hỗ trợ cho Đạ M’rông hơn 30 căn nhà. Ban Chỉ đạo 502 của huyện phát động cán bộ, đảng viên tham gia phong trào “Ngày thứ Bảy cùng Nhân dân xây dựng nông thôn mới” từ tháng 5/2023, tạo nên các đường hoa, đường cờ, xóm ngõ sạch đẹp, bình yên.
Làng quê yên bình |
(CÒN NỮA)
|
|
|