Powered by Techcity

Kỳ 4: Niềm tin và khát vọng vươn lên










Dù ở xa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh và có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, nhưng chất lượng hoạt động tín dụng cấp xã tại An Nhơn (huyện Đạ Tẻh) lại đạt thành tích tốt.

Nguồn vốn vay được người dân sử dụng đúng mục đích nên đã giải quyết được việc làm, đầu tư phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, các hộ vay vốn thực hiện cam kết trả lãi và gốc đúng kỳ hạn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý nợ đến hạn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn. Chất lượng hoạt động tín dụng ở xã luôn bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm qua không để xảy ra phát sinh nợ chiếm dụng.

Theo ông Lưu Văn Phượng – Chủ tịch UBND xã An Nhơn, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đến nay, cấp ủy, chính quyền xã đã có kinh nghiệm trong việc phân công các thành viên quản lý chặt chẽ hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại các địa bàn thôn và luôn sâu sát với Nhân dân để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp bà con thay đổi nhận thức, từ đó tăng gia sản xuất bằng nguồn vốn ưu đãi đạt hiệu quả cao.

 





Ông Lê Hồng Khanh (trước) – Tổ trưởng Tổ hợp tác vay vốn trồng cây ăn trái của Hợp tác xã Bưởi da xanh tại xã Đạ Kho kiểm tra vườn bưởi cùng tổ viên Đỗ Văn Tuân
 

Còn tại xã Đạ Kho (huyện Đạ Tẻh), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi…

Gia đình ông Lê Hồng Khanh ở Thôn 9, xã Đạ Kho là một trong những người tiên phong trồng bưởi tại địa phương. Theo chia sẻ của ông Khanh, với quyết tâm thay đổi cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình, ông và nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi từ một số loại cây trồng ngắn ngày sang trồng dâu nuôi tằm hay một số loại cây ăn trái như bưởi, nhất là bưởi trái vụ, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lê Hồng Khanh cũng đã thành lập và làm Chủ nhiệm Hợp tác xã Bưởi da xanh với mong muốn tăng cường liên kết sản xuất với các hộ dân khác để thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm theo hướng hàng hóa. Từ đó, Tổ hợp tác vay vốn của những thành viên Hợp tác xã cũng được hình thành để tận dụng thêm nguồn vốn tín dụng chính sách vào sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả. 

Có thể thấy, nỗ lực của người dân và cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Đạ Tẻh, cùng với các gói tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giai đoạn 2015 – 2020, từ 3,37% xuống còn 1,63%; đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,85%.

Nguồn vốn tín dụng chính sách cũng góp phần xây dựng thành công để Đạ Tẻh được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019 và 8/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao.





 





 

 





Kiểm tra mô hình nuôi heo đen tại hộ vay vốn Đoàn Trọng Đức (thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai)
 

Cùng với các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội thực sự là đòn bẩy giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Minh chứng rõ nét cho điều này là những kết quả mà xã Phước Lộc – một trong những xã khó khăn nhất của huyện Đạ Huoai với đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Cuối năm 2013, hộ nghèo chiếm tỷ lệ 22,76% và hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 4,55% trong tổng số 659 hộ toàn xã vào thời điểm này. Trong đó, hộ nghèo người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 20%, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 4,4% trong tổng số 527 hộ.

Sau 10 năm, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của xã Phước Lộc còn 0,95%; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 0,14%.

 





Kiểm tra hoạt động của hộ vay vốn phát triển nghề đan lát ở huyện Đạ Huoai
 

Đồng hành cùng bà con thoát nghèo trong 10 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đạ Huoai đã 13 chương trình tín dụng cho 4.851 khách hàng vay vốn với tổng dư nợ đạt gần 387 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/9/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đạ Huoai có tổng nguồn vốn là 388,694 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với đầu năm; trong đó, nguồn vốn Trung ương chiếm 74,7%, nguồn vốn huy động tại địa phương là 15,1% và nguồn vốn nhận uỷ thác của địa phương là 10,2%.

Doanh số cho vay đạt 95,050 tỷ đồng/1.716 lượt khách hàng được vay vốn. Doanh số thu nợ năm là 64,376 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng và chất lượng hoạt động giao dịch xã xếp loại tốt, với 143/146 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn xếp loại tốt, 6/9 xã, thị trấn không có nợ quá hạn.

 





Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
 




Với những kết quả đáng ghi nhận suốt 22 năm qua, tín dụng chính sách xã hội là nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội, Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Để đạt được kết quả đó, đội ngũ viên chức, người lao động Ngân hàng Chính sách xã hội, cán bộ các Hội đoàn thể nhận ủy thác, Ban Quản lý Tổ Tiết kiệm và Vay vốn đã không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, từng bước xây dựng mô hình, mạng lưới hoạt tín dụng chính sách chuyên nghiệp, hiệu quả.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Lãnh đạo UBND cấp xã cũng đã nâng cao trách nhiệm trong điều tra, xác nhận đối tượng được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; thường xuyên chỉ đạo công tác bình xét cho vay kết hợp với củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng tại cơ sở.

MTTQ và các Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp đã quan tâm hơn đối với hoạt động tín dụng chính sách; tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội; thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn; thường xuyên chỉ đạo, giám sát việc bình xét các đối tượng vay vốn, xử lý nợ đến hạn, quá hạn, lãi tồn đọng và tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích; đồng thời, có những sáng kiến hiệu quả nâng cao hoạt động tín dụng chính sách được ghi nhận.

Tuy nhiên, nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu để phát triển kinh tế – xã hội, nên mức độ đầu tư vốn của Nhà nước cho các chương trình mục tiêu quốc gia nói chung và tín dụng chính sách xã hội nói riêng còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Công tác huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân để bổ sung nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội còn thấp.

Do đó, nhiệm vụ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, Ngân hàng Chính sách xã hội với hoạt động tín dụng chính sách càng phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt là minh bạch trong việc bình xét các hộ nghèo.

 





Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đạt giải nhất Hội thi Nghiệp vụ giỏi toàn hệ thống năm 2022
 




Bà Nguyễn Thị Ngọc Thu – Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ: Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, trong thời gian tới Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng sẽ bám sát chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, kết luận của Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW trên địa bàn, để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thường xuyên học hỏi, trau dồi, nâng cao năng lực quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động nhận uỷ thác của các tổ chức chính trị – xã hội và tình hình sử dụng vốn của người vay.

Với phương châm mỗi cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội, mỗi cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác là một tuyên truyền viên, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng sẽ tăng cường công tác đào tạo cán bộ, kiện toàn, bồi dưỡng nhân sự của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới.

 





Các tập thể nhận Bằng khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
 




Hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội đều hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ giao. Tính đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội có tổng dư nợ đạt trên 346 nghìn tỷ với gần 6,9 triệu khách hàng đang còn dư nợ. Chất lượng tín dụng thường xuyên được củng cố và nâng cao.

Tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ 45 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần giúp 6,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm mới cho 6,4 triệu lao động…





 





 







 





Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học
 

Theo Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học, tín dụng chính sách xã hội là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, mang tính nhân văn sâu sắc. Chính sách này đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nên mang lại hiệu quả cao; góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

 





Các cá nhân nhận Bằng khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
 





 





 




Theo Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ phát triển thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài; đồng thời, duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.

Nhà nước tập trung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và các nội dung của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, với yêu cầu: 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hàng năm, ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 15% – 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đảng lãnh đạo – Chính quyền điều hành – Ngân hàng Chính sách xã hội tham mưu – MTTQ giám sát – các tổ chức chính trị – xã hội phối hợp, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Bên cạnh đó, là xây dựng nền tảng ngân hàng số và nâng cao năng lực tài chính đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững…





Cán bộ, người lao động Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng kỷ niệm 20 năm hình thành và phát triển

 





























Nguồn: http://baolamdong.vn/multimedia/202410/ky-4-niem-tin-va-khat-vong-vuon-len-053389b/

Cùng chủ đề

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn...

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối...

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí. Tổng Bí thư Tô Lâm • Kính thưa Tổng Bí thư, trong không khí phấn khởi, tự hào đón mùa Xuân mới cũng là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, xin Tổng...

Đức Trọng chế biến 17.900 tấn rau cấp đông

Trong năm 2024, toàn ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng đã chế biến 17.900 tấn rau cấp đông, đạt 105,3% kế hoạch. Cùng với đó, các sản phẩm khác của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng cũng đã đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch năm 2024 như: gần 30,4 triệu viên thuốc nén (198,4%); sợi tơ tằm 460 tấn (107%); rượu mùi 230.000 lít (104,5%); 85.000 tấn phân bón NPK...

Làng trong ký ức

1. Tôi về tìm lại bóng mình Một thời chân đất đá banh đồng làng Quần đùi xẻ dọc vá ngang Tung chân móc bóng… giòn tan trận cười. 2. Tuổi thơ là tuổi thơ ơi! Một thời chín ngượng… qua rồi tìm đâu? Ao làng nghịch tắm lưng trâu Bùn non... bón nỗi nhớ nào lên xanh. 3. Leo rào hái trộm ổi xanh Đòn roi ký ức… chưa lành vết thương Giữa trưa gom gió đầy vườn Bờ tre ru khúc vô thường… võng tre. 4. Tôi về nghịch nhốt tiếng ve Giấu vào lưu bút gọi hè râm ran… Bao năm… “lên chức” trai làng! Triền sông diều giấy lập đàn vi...

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân...

Cùng tác giả

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn...

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối...

Thánh địa Mỹ Sơn và những phát hiện khảo cổ lý thú

Lời khẳng định về “con đường thiêng” Theo BQL Di sản văn hóa Mỹ Sơn, từ đầu tháng 3 đến nay, BQL đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ với tổng diện tích 220 m2 tại khu vực phía Đông tháp K. Đợt công tác đã mở tổng diện tích 200 m2 khai quật, được thiết kế thành 2 hố liền kề, mỗi hố có diện tích 100 m2 và mở...

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí. Tổng Bí thư Tô Lâm • Kính thưa Tổng Bí thư, trong không khí phấn khởi, tự hào đón mùa Xuân mới cũng là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, xin Tổng...

Đức Trọng chế biến 17.900 tấn rau cấp đông

Trong năm 2024, toàn ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng đã chế biến 17.900 tấn rau cấp đông, đạt 105,3% kế hoạch. Cùng với đó, các sản phẩm khác của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng cũng đã đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch năm 2024 như: gần 30,4 triệu viên thuốc nén (198,4%); sợi tơ tằm 460 tấn (107%); rượu mùi 230.000 lít (104,5%); 85.000 tấn phân bón NPK...

Làng trong ký ức

1. Tôi về tìm lại bóng mình Một thời chân đất đá banh đồng làng Quần đùi xẻ dọc vá ngang Tung chân móc bóng… giòn tan trận cười. 2. Tuổi thơ là tuổi thơ ơi! Một thời chín ngượng… qua rồi tìm đâu? Ao làng nghịch tắm lưng trâu Bùn non... bón nỗi nhớ nào lên xanh. 3. Leo rào hái trộm ổi xanh Đòn roi ký ức… chưa lành vết thương Giữa trưa gom gió đầy vườn Bờ tre ru khúc vô thường… võng tre. 4. Tôi về nghịch nhốt tiếng ve Giấu vào lưu bút gọi hè râm ran… Bao năm… “lên chức” trai làng! Triền sông diều giấy lập đàn vi...

Cùng chuyên mục

Đức Trọng chế biến 17.900 tấn rau cấp đông

Trong năm 2024, toàn ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng đã chế biến 17.900 tấn rau cấp đông, đạt 105,3% kế hoạch. Cùng với đó, các sản phẩm khác của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng cũng đã đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch năm 2024 như: gần 30,4 triệu viên thuốc nén (198,4%); sợi tơ tằm 460 tấn (107%); rượu mùi 230.000 lít (104,5%); 85.000 tấn phân bón NPK...

100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học

Kế hoạch trong năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng với 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.  Đồng thời tổ chức tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn diện tiêm. Riêng tỷ lệ tiêm phòng bệnh viêm...

Đổi mới công nghệ xây dựng thương hiệu bánh chưng OCOP

Một thương hiệu bánh cổ truyền của đất nếp quýt Đạ Tẻh đang trong những ngày sản xuất cao điểm. Và, cơ sở sản xuất bánh cổ truyền ấy đã và đang tích cực thực hiện mục tiêu xây dựng một thương hiệu bánh chưng nổi tiếng. Chị Lương Thị Huế đưa sản phẩm bánh chưng quảng bá rộng rãi • ỨNG DỤNG MÁY MÓC VÀO QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH CHƯNG Chị Lương Thị Huế, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ...

Nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế Lâm Đồng

Trong ba khu vực nền kinh tế Lâm Đồng năm 2024, chỉ có khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 5,1% theo như kế hoạch năm đề ra và được đánh giá tiếp tục trở thành trụ đỡ của nền kinh tế tỉnh. Năm 2024, rau, củ, quả các loại xuất khẩu tăng 19,5% Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, năm 2024, tình hình thời tiết diễn biến cực đoan, hạn...

Tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư mỹ đến với Lâm Đồng

“Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mong muốn và tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư, nhà giáo dục, nhà khoa học Mỹ đến với tỉnh. Với mục tiêu làm cho Lâm Đồng giàu hơn, người Lâm Đồng hạnh phúc hơn, chúng tôi sẽ ủng hộ” - Đó là khẳng định của đồng chí Trần Hồng Thái - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học, Chủ tịch...

Tín hiệu tích cực từ hoạt động xuất khẩu

Dù bị ảnh hưởng chung bởi kinh tế toàn cầu có nhiều biến động bất lợi, song ước hết năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Lâm Đồng vẫn đạt mức tăng trưởng 6,1% so với cùng kỳ, trong đó, các mặt hàng như alumin, rau, củ, quả và hoa các loại tiếp tục là những điểm sáng. Lĩnh vực hoa công nghệ cao xuất khẩu góp phần vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng bình...

Một năm vượt khó phát triển

Năm 2024 - một năm không ít khó khăn đối với Lâm Đồng, nhưng nhìn tổng thể kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng 5,3% song chưa đạt sự kỳ vọng theo như kế hoạch đặt ra. Bước vào năm 2025, năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và cũng là năm tiến hành đại hội Đảng các...

Khát vọng đưa hoa Đà Lạt vươn tầm khu vực và quốc tế

Với mục tiêu chung phát triển hoa thành ngành hàng sản xuất hàng hóa thương mại giá trị cao, bền vững với chuỗi giá trị hội nhập khu vực và quốc tế, Lâm Đồng đang xây dựng Chiến lược phát triển bền vững ngành hoa giai đoạn 2024-2030, định hướng đến 2050. Sản xuất hoa Đà Lạt ngày càng được cải tiến với nhiều hình thức KỲ VỌNG SẢN LƯỢNG TRÊN 5 TỶ CÀNH MỖI NĂM Sản xuất hoa là một trong...

Màu xanh từ vùng đất sỏi

Xã Lộc Quảng thuộc huyện Bảo Lâm, bao đời nay là vùng đất sỏi đá khô cằn cây lá lưa thưa, mãi đến sau năm 1990 một số nhà kinh doanh nghề trà trong và ngoài nước tình nguyện đến đầu tư chuyên giống trà Ô long. Đến nay khu vực này trở thành vùng nguyên liệu với những đồi chè xanh tươi bạt ngàn... Bà Lại Quỳnh Dao - Giám đốc Công ty Trà Kim Điền Nhớ những năm xưa...

Cơ hội để nông sản vươn mình

Trong việc xây dựng nhãn hiệu nông nghiệp, ngoài các yếu tố để xác định chất và lượng của sản phẩm thì có một yếu tố khác vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến sự tồn tại của nhãn hiệu nông sản chính là vùng nguyên liệu. Sau sáp nhập, huyện Đạ Huoai có đầy đủ các yếu tố để vươn lên, trở thành một vùng sản xuất nông nghiệp rộng lớn với các loại nông sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất