Powered by Techcity

Kỳ 3: Hành trình lan tỏa yêu thương






 





 

(LĐ online) – Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những tập thể được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2024 với chủ đề 20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Báo Lao Động tổ chức nhằm tôn vinh 20 tập thể và cá nhân xuất sắc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Điều này đã khẳng định vai trò và uy tín của một ngân hàng chuyên biệt về tín dụng chính sách xã hội dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Đây cũng là phần thưởng đánh dấu hành trình 22 năm hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội, 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

 





Vị khách đầu tiên tham gia Ngày Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo
 




Đầu năm 2021, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu hoành hành ở nhiều địa phương trong cả nước, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng và các tổ chức chính trị – xã hội nhận uỷ thác lần đầu tiên tổ chức Ngày gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo.

Sự kiện đã nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đảng viên, hội viên, công nhân, viên chức, người lao động trong các tổ chức hội, cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.

Từ đó, chương trình gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo được duy trì vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về ở tỉnh Lâm Đồng liên tiếp 4 năm nay và chuyển dần quy mô từ ngày, sang tuần, sang tháng gửi tiết kiệm và trở thành “ngày hội” lan toả đến tận thôn xóm, tổ dân phố, trường học… tại các địa phương của tỉnh Lâm Đồng.

Từ năm 2022, Phong trào Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo đã được các tỉnh, thành khác trong cả nước học tập, áp dụng, trở thành sự kiện huy động nguồn lực tài chính hỗ trợ người nghèo với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “không để ai bị bỏ lại phía sau”…

 





Ngày phát động Tuần Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo năm 2023
 

Với phương châm “Một người tham gia gửi một ít, nhiều người sẽ tạo nên nguồn lực, hoạt động gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo đã cho thấy sức mạnh của cộng đồng, cũng như nỗ lực của Ngân hàng Chính sách xã hội và các hội đoàn thể trong việc chung tay, góp sức kiến tạo nguồn lực tài chính, đáp ứng kịp thời và ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bên cạnh nguồn ngân sách từ cấp tỉnh, cấp huyện, các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia Chương trình Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo.





 





 




Ông Phạm Triều – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, khẳng định: Hoạt động gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng Chính sách xã hội đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tạo nguồn lực tài chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Qua đó, đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. Các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống tương thân, tương ái, tham gia gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo. Đây thực sự là hành động nhỏ – ý nghĩa lớn.

 





Gia đình chị K’ Biêng (hộ cận nghèo ở xã Tân Văn, huyện Lâm Hà) vay vốn tín dụng chính sách 100 triệu đồng để cải tạo 1 ha vườn cà phê và nuôi 2 con bò bò Ba Bê F1. Đến nay, vườn cà phê đã được cải tạo phát triển tốt và đàn bò đã sinh sản tăng lên 4 con. Hiện nay, gia đình chị K’Biêng chỉ còn dư nợ 10 triệu đồng mua máy vi tính cho con học tập trực tuyến trong mùa dịch Covid-19; đồng thời, đang có khoản gửi tiết kiệm là 7,25 triệu đồng
 

Với phương châm “Giúp người nghèo giảm nghèo bền vững”, cho “cần câu” hơn cho “con cá”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã cùng các tổ chức thành viên có nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn giảm nguy cơ tái nghèo.

Từ năm 2016 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã bố trí chuyển 9,4 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Vì người nghèo ủy thác sang chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội  tỉnh và Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, thành phố để bổ sung nguồn vốn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo cư trú trên địa bàn vay.

Nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân và tiền gửi của tổ viên thông qua Tổ Tiết kiệm và Vay vốn đạt 931 tỷ đồng, tăng 815 tỷ đồng (trên 697,34%) so với năm 2014, chiếm 15,56% trong tổng nguồn vốn.





 





 





Xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông




Từ năm 2021, Đam Rông chính thức thoát khỏi “huyện nghèo 30a”. Điều này đồng nghĩa với việc các nguồn vốn đầu tư và các chính sách hỗ trợ khác theo Nghị quyết 30a của Chính phủ không còn tiếp tục thực hiện tại huyện Đam Rông.

Thoát khỏi huyện nghèo là điều đáng mừng đối với một huyện thành lập mới nhất trong 12 huyện, thành của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, từ đó cũng phát sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại vì thời điểm này, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện còn cao. Chính những khó khăn đó đã đòi hỏi cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Đam Rông càng phải quyết tâm nỗ lực vươn lên, không trông chờ, ỷ lại, khắc phục mọi khó khăn để thoát nghèo và không để nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn.

 





Ông Trần Văn Kiên – Chủ tịch UBND xã Đạ Long, huyện Đam Rông (phải) thăm hộ gia đình nông dân sản xuất giỏi Păng Tiêng K’ Thuỳ trên địa bàn xã
 

Liêng Sronh được biết đến là địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Đam Rông. Trước đây, bà con cũng được hỗ trợ các chính sách ưu đã và tiếp tiếp cận với nguồn vốn vay nhưng đa phần sử dụng chưa hiệu quả.

Đến nay, nhờ sự tận tâm, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ người vay sử dụng đồng vốn làm sao cho có hiệu quả nhất của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội đoàn thể đã giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã sử dụng ngày càng có hiệu quả vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

 





Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thăm hộ gia đình sản xuất giỏi Cơ Liêng K Sràng (xã Liêng Sronh, huyện Đam Rông)
 

Còn tại xã Đạ Long, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xác định tín dụng chính sách xã hội là nguồn lực quan trọng giúp bà con ở xã còn nhiều khó khăn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Do đó, cấp ủy đã ban hành nghị quyết về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách và đưa vào kế hoạch công tác hàng tháng, năm để nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội.

Chính trong giai đoạn khó khăn, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành nguồn lực quan trọng để giúp bà con nhân dân đầu tư sản xuất, cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Thực hiện Nghị định số 28 về phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ngân hàng Chính sách xã hội đã căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh để hỗ trợ bà con vay vốn và chuyển đổi nghề kịp thời và xây dựng nhà ở.

Trong giai đoạn vừa qua, tại huyện Đam Rông đã có 200 hộ dân được hỗ trợ xây nhà; trên 140 hộ được vay vốn chuyển đổi nghề, chuyển đổi giống cây trồng sang trồng cà phê, sầu riêng. Trong mấy năm trở lại đây, nguồn vốn tín dụng chính sách được huy động thêm từ nhiều nguồn đã tạo thêm nhiều cơ hội cho người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận nguồn vốn.

 





Đoàn công tác của thành viên Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội đi kiểm tra thực tế hộ vay vốn
 

Ông Liêng Hót Ha Hai – Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông chia sẻ: Thành công nổi bật của huyện Đam Rông là tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đi rất nhiều so với thời gian đầu thành lập huyện. Hiện tại, tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện còn 11,63%. Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự hỗ trợ, đầu tư từ nhiều nguồn lực từ trung ương đến địa phương; trong đó, có nguồn lực từ tín dụng chính sách xã hội.










Thời gian qua, các tổ chức chính trị – xã hội đã phát huy tính chủ động trong huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo; trong đó, có nguồn vốn tín dụng chính sách.

 





Tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm của chị em phụ nữ ở xã Đam B’ri (TP Bảo Lộc)
 




Trong 10 năm qua, dư nợ nhận ủy thác của Hội Nông dân liên tục tăng trưởng. Thông qua việc triển khai tốt nguồn vốn uỷ thác đã giúp các cấp Hội Nông dân tổ chức tốt các hoạt động, các phong trào, đáp ứng được lợi ích thiết thực của nông dân.

Nhờ đó, chất lượng hoạt động của Hội được nâng lên, ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tập hợp, thu hút ngày càng đông đảo nông dân vào Hội, hội viên ngày càng gắn bó với tổ chức Hội, khẳng định được vai trò, vị thế và làm trung tâm nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

 





Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo
 




Bà Phạm Thị Ánh Tuyết – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng: Hoạt động cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị – xã hội là hướng đi đúng đắn, huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội, giúp việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng nhanh nhất và hiệu quả nhất. 

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư đã giúp hơn 37.000 lượt phụ nữ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn để phát triển sản xuất và có trên 10.000 lượt phụ nữ thoát nghèo. 

Từ đó, đã nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản lý tài chính, tín dụng của đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, phát huy hiệu quả vai trò, nhiệm vụ của Hội là trung tâm nòng cốt cho phong trào phụ nữ…

 





Cựu chiến binh Nguyễn Văn Lâm (thứ 2, từ trái sang, ngụ tại Thôn 4, xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc) đầu tư hệ thống hồ nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, mức đầu tư lớn nhưng nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội chỉ được 100 triệu đồng nên ông Lâm và các cựu chiến binh trong Tổ hợp tác mong Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ thêm vốn để phát triển mô hình
 




Nhờ có chính sách kịp thời của Đảng, Nhà nước cùng với việc tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp tốt cùng Ngân hàng Chính sách xã hội, hiệu quả của vay vốn và sử dụng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần giảm nghèo bền vững trong tổ chức Hội Cựu chiến binh.

Đến nay, hộ nghèo do cựu chiến binh làm chủ còn 32 hộ, chiếm tỷ lệ 0,11%; hộ cận nghèo còn 113 hộ, chiếm tỷ lệ  0,39%. Đời sống của hội viên cựu chiến binh được nâng cao, tạo điều kiện cho Hội Cựu chiến binh tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.

 





Tuổi trẻ TP Bảo Lộc tham gia triển khai Ứng dụng dịch vụ Mobile Banking của Ngân hàng Chính sách xã hội
 




Tính đến ngày 30/6/2024, đối với Đề án Thành lập Tổ hợp tác tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Tỉnh Đoàn đã thành lập được 5 Tổ hợp tác thanh niên, 46 tổ viên vay vốn với doanh số cho vay trên 3 tỷ đồng. Đối với Đề án Chính sách tín dụng dành cho thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Tỉnh Đoàn đã giải ngân cho 118 thanh niên khởi nghiệp với dư nợ đạt trên 18 tỷ đồng. 

Đoàn Thanh niên cũng là lực lượng xung kích trong các phong trào phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, như: Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo, Hưởng ứng ngày chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt.





Cánh đồng Cọp ở xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông

 























Nguồn: http://baolamdong.vn/emagazine/202410/ky-3-hanh-trinh-lan-toa-yeu-thuong-ea115fa/

Cùng chủ đề

Quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình...

(LĐ online) - Sáng 2/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng, Hội nghị quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và quy chế bầu cử trong Đảng; đánh giá phân loại tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên năm 2024 đã được diễn ra theo hình thức vừa trực tiếp và trực tuyến. Các nội dung chỉ đạo,...

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐ online) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Báo Lâm Đồng xin giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của đồng chí...

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng...

(LĐ online) - Ngày 30/10, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi,...

Lâm Đồng bổ nhiệm 2 nữ cán bộ làm Trưởng Ban Dân tộc và Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH – HĐND

(LĐ online) - Sáng 2/11, tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về quán triệt, triển khai nội dung, kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và quán triệt Quy chế bầu cử trong Đảng; quán triệt, triển khai việc đánh giá phân loại tổ chức đảng và cán bộ đảng viên năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Thái...

Lâm Đồng – Lào Cai phối hợp kết nối giao thương, xuất khẩu nông sản

(LĐ online) - Ngày 2/11, tại TP Lào Cai, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị Quốc tế kết nối giao thương, giới thiệu nông sản Lâm Đồng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp Lâm Đồng và Trung Quốc trao đổi thông tin về kết nối tiêu thụ sản phẩm Dự Hội nghị, về phía tỉnh Lâm Đồng, có ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Cùng tác giả

Quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình...

(LĐ online) - Sáng 2/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng, Hội nghị quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và quy chế bầu cử trong Đảng; đánh giá phân loại tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên năm 2024 đã được diễn ra theo hình thức vừa trực tiếp và trực tuyến. Các nội dung chỉ đạo,...

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐ online) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Báo Lâm Đồng xin giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của đồng chí...

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng...

(LĐ online) - Ngày 30/10, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi,...

Lâm Đồng bổ nhiệm 2 nữ cán bộ làm Trưởng Ban Dân tộc và Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH – HĐND

(LĐ online) - Sáng 2/11, tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về quán triệt, triển khai nội dung, kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và quán triệt Quy chế bầu cử trong Đảng; quán triệt, triển khai việc đánh giá phân loại tổ chức đảng và cán bộ đảng viên năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Thái...

Vụ Sài Gòn Đại Ninh: Cựu Bí thư Lâm Đồng Trần Đức Quận nhận hối lộ 2,1 tỷ đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông tin, đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan, đề nghị truy tố 10 bị can. Trong số 6 bị can bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ có cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng Trần...

Cùng chuyên mục

Lâm Đồng – Lào Cai phối hợp kết nối giao thương, xuất khẩu nông sản

(LĐ online) - Ngày 2/11, tại TP Lào Cai, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị Quốc tế kết nối giao thương, giới thiệu nông sản Lâm Đồng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp Lâm Đồng và Trung Quốc trao đổi thông tin về kết nối tiêu thụ sản phẩm Dự Hội nghị, về phía tỉnh Lâm Đồng, có ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Đức Trọng: Trao 100 con heo đen giống cho 25 hộ dân tạo sinh kế

(LĐ online) - Chiều 1/11, Hội Chữ thập đỏ huyện Đức Trọng và xã Hiệp Thạnh phối hợp với nhà tài trợ tiến hành trao tặng mô hình sinh kế cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Nhà tài trợ chụp hình cùng với các hộ dân được trao tặng heo giống  Theo đó, 100 con heo đen giống đã được trao cho 25 hộ dân để tạo sinh kế. Đây là món quà thuộc...

Di Linh: Gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp

(LĐ online) - Sáng 1/11, UBND huyện Di Linh tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Bí thư Huyện ủy Di Linh Đinh Văn Tuấn phát biểu tại Hội nghị Tham dự chương trình có các đồng chí: Đinh Văn Tuấn - Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Trần Đức Công - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện;...

Quy định mới về đơn giá bồi thường thiệt hại thực tế về nhà, nhà ở và công trình xây dựng

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 40/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại thực tế về nhà, nhà ở và công trình xây dựng để làm căn cứ tính bồi thường khi thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.   Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại thực tế về nhà, nhà ở và công trình xây dựng để làm căn cứ tính bồi thường khi thu hồi đất...

9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ 1/11

Theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, từ 1/11/2024, Nhà nước có 9 chính sách hỗ trợ pháp triển tổ hợp tác, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. (Theo Baotintuc.vn) (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: http://baolamdong.vn/kinh-te/202411/9-chinh-sach-ho-tro-phat-trien-hop-tac-xa-tu-111-2450279/

Khơi sáng những miền quê đáng sống (Bài cuối)

Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên phát triển kinh tế trụ cột nông nghiệp, tập hợp nhiều thành phần dân tộc đến định canh, đinh cư, tạo thành sự đa dạng loại hình nghề nghiệp, bản sắc văn hóa ngành nghề và lợi thế so sánh của sản phẩm đặc trưng làng nghề, nên cần được nắm bắt cơ hội mới, phát huy hơn nữa bởi những giải pháp đồng bộ, phù hợp và hiệu quả...

Kỳ 4: Niềm tin và khát vọng vươn lên

Dù ở xa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh và có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, nhưng chất lượng hoạt động tín dụng cấp xã tại An Nhơn (huyện Đạ Tẻh) lại đạt thành tích tốt. Nguồn vốn vay được người dân sử dụng đúng mục đích nên đã giải quyết được việc làm, đầu tư phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, các...

Xây dựng mô hình kênh tiêu thụ nông sản

Thông tin từ Sở Công thương Lâm Đồng cho biết, Lâm Đồng đang thực hiện Dự án “Xây dựng kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, dự trữ đối với sản phẩm cà phê, chè, mắc ca, lúa gạo, trái cây”. Theo đó, Sở Công thương sẽ xây dựng 1 mô hình kênh tiêu thụ nông sản. Thông qua kênh tiêu thụ này, nông...

Giúp người nghèo sớm thoát nghèo

Những năm qua, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền các cấp trên địa bàn TP Bảo Lộc luôn dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo, cải thiện đời sống của Nhân dân. Một trong những giải pháp đang triển khai thực hiện có hiệu quả đó là trao sinh kế cho người nghèo. Được hỗ trợ sinh kế, các hộ nghèo, cận nghèo đã đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi để vươn lên...

Ông K’Nhung góp sức vì cuộc sống cộng đồng

Trong những ngày cuối tháng 10, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng không ngừng truyền tai nhau về câu chuyện hết sức cảm động của ông K’Nhung ở Thôn 4, xã Tân Thượng (Di Linh). Tuy điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nhưng ông đã mạnh dạn vay tiền ngân hàng gần một tỷ đồng mua xe chuyên dụng để thu gom, vận chuyển rác thải đến bãi tập kết, góp phần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất