Powered by Techcity

Hồ Chí Minh với việc lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Việt Nam qua tác phẩm “Thường thức chính trị”

Chủ tịch Hồ Chí Minh –  anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, trí tuệ và tầm nhìn thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cách mạng vô sản, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là lý tưởng, lẽ sống được Người khẳng định trong các cương lĩnh, đường lối của Đảng và nhiều bài nói, bài viết, trong đó có tác phẩm “Thường thức chính trị”. Đó cũng là con đường phát triển, là mục tiêu, là bước đi của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. 





Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Thường thức chính trị” gồm 50 bài viết, ký bút danh Đ.X đǎng trên nhiều số báo Cứu quốc. Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Thường thức chính trị” gồm 50 bài viết, ký bút danh Đ.X đǎng trên nhiều số báo Cứu quốc. Ảnh tư liệu

 

1. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM QUA TÁC PHẨM “THƯỜNG THỨC CHÍNH TRỊ” LÀ: GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, GIẢI PHÓNG GIAI CẤP VÀ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN

Với hành trang là lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm “làm bất cứ việc gì đề sống và để đi”(1) nhằm thực hiện hoài bão tìm ra con đường cứu nước, cứu dân; đồng thời, mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn – con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(2). Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động.

Hiện thực hóa con đường cách mạng vô sản vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam, trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập (1930 – 1945), Đảng và Nguyễn Ái Quốc xác định: độc lập dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm, trước hết và trên hết; đấu tranh giành độc lập dân tộc là nội dung chủ đạo, chủ nghĩa xã hội chưa đặt ra trực tiếp mà là phương hướng tiến lên. Chánh cương vắn tắt của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác định “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(3). Trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám (1939 – 1945), trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5/1941), khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”(4). Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu chính là quan điểm đúng đắn, sáng tạo, quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khi đất nước giành được độc lập, trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”(5). Thực hiện quyết tâm ấy, bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với quyết tâm: “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và tinh thần “Tổ quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết”, toàn thể dân tộc Việt Nam đã anh dũng chiến đấu đánh bại các chiến lược quân sự của kẻ thù.

Trong bối cảnh toàn quân và toàn dân đẩy mạnh chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Thường thức chính trị”, đăng trên báo Cứu quốc, dưới bút danh Đ.X từ ngày 16/1 đến 23/9/1953. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tính chất của xã hội Việt Nam là “thuộc địa và phong kiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “cách mạng Việt Nam phải chia làm hai bước. Bước thứ nhất là đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, xây dựng chính trị và kinh tế dân chủ mới. Trong giai đoạn này, phải bảo vệ tư sản dân tộc, vì họ cũng chống đế quốc, chống phong kiến và họ là một lực lượng để phát triển công nghệ, nông nghiệp và thương nghiệp”(6). Như vậy, trong bước thứ nhất của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; đồng thời, phát huy mọi khả năng của giai cấp tư sản để xây dựng và phát triển đất nước như Báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội (Luận cương cách mạng Việt Nam)(7), do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội đại biểu lần thứ hai (1951) của Đảng đã khẳng định: “Nước ta là một nước nông nghiệp, kỹ nghệ không phát triển. Muốn mau phát triển kỹ nghệ, xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, thế tất phải khuyến khích tư sản dân tộc kinh doanh và giúp đỡ tư bản tư nhân phát triển trong một thời gian khá lâu. Đồng thời kiểm soát và tiết chế họ, đưa họ vào con đường phát triển theo lối tư bản nhà nước, không thể nói đến cải tạo xã hội, xóa bỏ mọi hình thức bóc lột ngay”(8).

Sau khi hoàn thành bước thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bước thứ hai là tiến lên chủ nghĩa xã hội, tức là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới (tức là cách mạng dân tộc – dân chủ nhân dân hiện nay)”(9). Con đường phát triển của dân tộc được đề cập trong tác phẩm “Thường thức chính trị” là sự kế thừa tinh thần của Đại hội đại biểu lần thứ hai (1951) của Đảng: “Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội”(10) và như Chính cương Đảng Lao động Việt Nam xác định: “Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc; xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”. “Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc”(11).

Nội dung “cách mạng dân tộc – dân chủ nhân dân” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong thời điểm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng xác định là “đánh đuổi đế quốc xâm lược, trừ diệt bọn phản quốc, xóa bỏ những di tích phong kiến, kiến thiết một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường, phát triển chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam, do con đường dân chủ nhân dân tiến tới chủ nghĩa xã hội”(12). Báo cáo Chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội xác định nhiệm vụ của Đảng là “đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội”(13).

Tính chất “dân chủ nhân dân” thực chất là thời kỳ quá độ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Để hoàn thành dân chủ nhân dân thì phải thực hiện các nội dung chính trị, kinh tế, văn hóa dân chủ nhân dân như Đại hội đại biểu lần thứ hai (1951) của Đảng đã chỉ rõ:

 – “Chính trị dân chủ nhân dân nước ta hiện nay là củng cố Nhà nước nhân dân, củng cố cơ sở chính trị của chính quyền là Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế”(14).

– “Kinh tế dân chủ nhân dân là kinh tế của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.., gồm có kinh tế nhà nước,.. bộ phận hợp tác xã,… bộ phận kinh tế nhỏ,.. bộ phận kinh tế tư bản tư nhân… Ngoài ra, còn bộ phận tư bản nhà nước gồm những xí nghiệp do tư bản tư nhân cùng chung vốn với Nhà nước kinh doanh, hoặc các xí nghiệp và tài nguyên của Nhà nước nhượng cho tư nhân kinh doanh có điều kiện”(15).

– “Văn hóa dân chủ nhân dân của ta có ba tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng”(16).





Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Anh hùng và Chiến sĩ thi đua nông nghiệp năm 1957
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Anh hùng và Chiến sĩ thi đua nông nghiệp năm 1957

2. KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG MÀ HỒ CHÍ MINH LỰA CHỌN LÀ SỰ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, năm 1959, trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi, Hồ Chí Minh đã nhắc lại nhận định sáng suốt của Đảng ngay từ năm 1930: Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa(17). Trong những năm 1960, con đường cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh luận giải khái quát, sâu sắc hơn: Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới. Có thể thấy, tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, như đồng chí Phạm Văn Đồng đã khẳng định: Trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quan điểm cơ bản nhất, là cốt lõi, là nguồn gốc, là hạt nhân chi phối hệ tư tưởng cũng như hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là trục bất di, bất dịch của cách mạng Việt Nam, vững chắc như non sông đất nước Việt Nam(18).

Kiên định với mực tiêu đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người khẳng định: “Kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai được xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy của nhân dân ta”(19), với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Tinh thần, khát vọng và niềm tin của Người đã trở thành quyết tâm sắt đá, sức mạnh to lớn của của cả dân tộc làm nên Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bước vào thời kỳ đổi mới, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hiểm nguy, khi chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới lâm vào khủng hoảng, thoái trào ở Liên Xô, Đông Âu; khi đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng, dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành công cuộc đổi mới từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay, giải quyết thành công cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế vì một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo đúng tâm nguyện của Người. Đặc biệt, cùng với việc không ngừng bổ sung lý luận về thời kỳ quá độ, những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng cũng được Đảng bổ sung hoàn thiện hơn. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng đã xác định mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng gồm 6 đặc trưng. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta gồm có 8 đặc trưng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Như vậy, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung hai đặc trưng mới, đó là: khẳng định mục tiêu quan trọng nhất của sự nghiệp đổi mới là xây dựng một nước Việt Nam: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; đồng thời, đề cao dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đảng, Nhà nước đã ban hành Quy chế Dân chủ ở cơ sở (sau là Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở). Trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá thực tiễn công cuộc đổi mới hơn 35 năm qua, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm lớn: Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “Dân là gốc”, Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu của Đảng. Đây là sự kiên định, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Đại hội đã phát triển, hoàn thiện cơ sở lý luận về vai trò, vị trí của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Đó là, Nhân dân làm chủ đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua cơ chế: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Để đảm bảo phát triển đất nước theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, các kỳ Đại hội của Đảng chủ trương giải quyết hài hòa các mối quan hệ lớn. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định 8 mối quan hệ lớn: “Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng bổ sung thêm mối quan hệ giữa “Nhà nước và thị trường”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bổ sung: giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.





Một góc Thủ đô Hà Nội ngày nay
Một góc Thủ đô Hà Nội ngày nay

Cùng với việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng luôn chú trọng bảo đảm độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước, giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”(20). Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là vấn đề có tính nguyên tắc trong quá trình hơn 90 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cũng là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc: “Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là quy luật phát triển của cách mạng nước ta”(21).

Trong tình hình phức tạp hiện nay, hơn bao giờ hết chúng ta càng phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bởi độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam, là con đường duy nhất đúng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn. Trong mối quan hệ biện chứng đó, độc lập dân tộc là mục tiêu, tiền đề và là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội, không có độc lập dân tộc thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội; còn xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhằm tăng cường nguồn lực vật chất kỹ thuật ngày càng dồi dào hơn, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc để giữ vững độc lập dân tộc.

***

Con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên trong tác phẩm “Thường thức chính trị” là sự kế thừa con đường cách mạng vô sản đã được Đảng và Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh xác định ngay từ khi thành lập Đảng và trong quá trình đấu tranh giành độc lập (1930 – 1945). Kiên định con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn, Đảng và Nhân dân ta vững bước đi lên, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nhằm xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc như sinh thời Bác hằng mong muốn.

(1) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, H, 1976, tr.14.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t.12, tr.30.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H, 1998, t.2, tr.2-3.

(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t.7, tr.113.

(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr2-3.

(6) (9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.254, 254.

(7) (8) (10) (11) (12) (14) (15) (16) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2001, t.12, tr.40, 90-91, 40, 434, 76, 103, 106, 109.

(13) Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.7, tr.40.

(17) (19) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.581, 532.

(18) Phạm Văn Đồng: Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Báo Nhân dân, ngày 7/1/1998.

(20) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr.148.

(21) Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Trung ương – Ban Chỉ đạo tổng kết: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2015, tr.179.

(Theo tuyengiao.vn)



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Trọng

(LĐ online) - Ngày 20/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các ông: Lưu Đại Phong – Trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh, Nguyễn Văn Cường-  Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và bà Nguyễn Thị Xuân Uyên – Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện và các vị đại biểu HĐND huyện đã lần lượt có buổi tiếp xúc cử tri xã Hiệp An và thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp...

Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng mời tiếp công dân tháng 11/2024

(LĐ online) - Thực hiện Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH, HĐND và đại biểu HĐND các cấp, Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng kính mời đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, đại biểu HĐND tỉnh khóa X đến dự buổi tiếp công dân tháng...

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri Đà Lạt trước kỳ họp HĐND thường lệ cuối năm

(LĐ online) - Ngày 20/11, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và TP Đà Lạt đã thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri tại Phường 1, Phường 7 và xã Trạm Hành. Đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng và TP Đà Lạt tiếp xúc cử tri Tham dự buổi tiếp xúc với cử tri Phường 1 có ông Nguyễn Trọng Ánh Đông – Đại biểu HĐND...

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn Lâm Đồng tham gia góp ý Dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐ online) - Ngày 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên thảo luận. Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV Cùng với các ĐBQH khác, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH Lâm Đồng cho rằng: Việc xây dựng và ban hành một đạo luật riêng về...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh và huyện tiếp xúc với cử tri huyện Đam Rông

(LĐ online) - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Đam Rông gồm: Ông K’Mák – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Đa Cắt K’Hương – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; ông Nguyễn Văn Chính – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và Tổ đại biểu HĐND...

Cùng tác giả

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Trọng

(LĐ online) - Ngày 20/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các ông: Lưu Đại Phong – Trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh, Nguyễn Văn Cường-  Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và bà Nguyễn Thị Xuân Uyên – Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện và các vị đại biểu HĐND huyện đã lần lượt có buổi tiếp xúc cử tri xã Hiệp An và thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp...

Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng mời tiếp công dân tháng 11/2024

(LĐ online) - Thực hiện Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH, HĐND và đại biểu HĐND các cấp, Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng kính mời đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, đại biểu HĐND tỉnh khóa X đến dự buổi tiếp công dân tháng...

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri Đà Lạt trước kỳ họp HĐND thường lệ cuối năm

(LĐ online) - Ngày 20/11, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và TP Đà Lạt đã thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri tại Phường 1, Phường 7 và xã Trạm Hành. Đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng và TP Đà Lạt tiếp xúc cử tri Tham dự buổi tiếp xúc với cử tri Phường 1 có ông Nguyễn Trọng Ánh Đông – Đại biểu HĐND...

Giám đốc công ty chè ở Lâm Đồng bị bắt tạm giam vì liên quan sai phạm đất đai

Hôm nay (20/11), Công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Đình Thuần (52 tuổi) – Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Minh Rồng và Phó giám đốc công ty này là ông Nguyễn Hữu Giảng (62 tuổi) để điều tra tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Lực lượng chức năng cũng khám xét nơi làm việc và chỗ ở của 2 bị can. Tại đây, nhiều...

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn Lâm Đồng tham gia góp ý Dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐ online) - Ngày 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên thảo luận. Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV Cùng với các ĐBQH khác, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH Lâm Đồng cho rằng: Việc xây dựng và ban hành một đạo luật riêng về...

Cùng chuyên mục

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Trọng

(LĐ online) - Ngày 20/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các ông: Lưu Đại Phong – Trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh, Nguyễn Văn Cường-  Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và bà Nguyễn Thị Xuân Uyên – Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện và các vị đại biểu HĐND huyện đã lần lượt có buổi tiếp xúc cử tri xã Hiệp An và thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp...

Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng mời tiếp công dân tháng 11/2024

(LĐ online) - Thực hiện Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH, HĐND và đại biểu HĐND các cấp, Thường trực HĐND tỉnh Lâm Đồng kính mời đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, đại biểu HĐND tỉnh khóa X đến dự buổi tiếp công dân tháng...

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri Đà Lạt trước kỳ họp HĐND thường lệ cuối năm

(LĐ online) - Ngày 20/11, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và TP Đà Lạt đã thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri tại Phường 1, Phường 7 và xã Trạm Hành. Đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng và TP Đà Lạt tiếp xúc cử tri Tham dự buổi tiếp xúc với cử tri Phường 1 có ông Nguyễn Trọng Ánh Đông – Đại biểu HĐND...

Giám đốc công ty chè ở Lâm Đồng bị bắt tạm giam vì liên quan sai phạm đất đai

Hôm nay (20/11), Công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Đình Thuần (52 tuổi) – Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Minh Rồng và Phó giám đốc công ty này là ông Nguyễn Hữu Giảng (62 tuổi) để điều tra tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Lực lượng chức năng cũng khám xét nơi làm việc và chỗ ở của 2 bị can. Tại đây, nhiều...

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn Lâm Đồng tham gia góp ý Dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐ online) - Ngày 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên thảo luận. Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV Cùng với các ĐBQH khác, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH Lâm Đồng cho rằng: Việc xây dựng và ban hành một đạo luật riêng về...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh và huyện tiếp xúc với cử tri huyện Đam Rông

(LĐ online) - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Đam Rông gồm: Ông K’Mák – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Đa Cắt K’Hương – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; ông Nguyễn Văn Chính – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và Tổ đại biểu HĐND...

Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Phạm Thị Phúc tiếp xúc cử tri tại Lâm Hà

(LĐ online) - Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, ngày 20/11, đồng chí Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng cùng Tổ đại biểu HĐND tỉnh và huyện đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Phúc Thọ và xã Tân Thanh (huyện Lâm Hà). Các đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng và huyện Lâm Hà tiếp xúc cử tri tại xã Phúc Thọ Cùng tiếp xúc...

Đại biểu HĐND cấp tỉnh và cấp huyện tiếp xúc cử tri tại các xã ở Đạ Huoai

(LĐ online) - Từ ngày 18 - 20/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X và Tổ đại biểu HĐND huyện Đạ Huoai khóa XI đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại các xã Phước Lộc, Mađaguôi, Đạ P’Loa. Đây là đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh và huyện. Đại biểu HĐND tỉnh, huyện tiếp xúc cử tri tại các xã thuộc huyện Đạ Huoai Tại các buổi tiếp xúc, cử...

Đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri TP Đà Lạt

(LĐ online) - Ngày 20/11, các tổ đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X và đại biểu HĐND TP Đà Lạt khóa XII đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại một số phường của TP Đà Lạt. Tổ đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng và HĐND TP Đà Lạt tiếp xúc với cử tri Phường 2 Tại buổi tiếp xúc, đại diện các tổ đại biểu HĐND 2 cấp đã báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế -...

Chống lãng phí, nhiệm vụ cấp bách hiện nay (Bài 2)

Cả tham nhũng, lãng phí và tiêu cực đều gắn với quyền lực bị tha hóa, chúng đều có chung bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, ăn bám, trên sức lao động của người khác. Vì vậy, rõ ràng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không loại trừ một ai, ở cương vị nào, nó cũng được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất