Powered by Techcity

Giữ nghề truyền thống vùng đất Trại Hầm

Trại Hầm trước đây là địa danh nổi tiếng của Đà Lạt về trồng mận, trồng hồng ăn trái và chế biến mứt. Khi cây mận không còn nhiều thì nơi đây vẫn còn những gia đình giữ nghề truyền thống chế biến hồng khô sấy dẻo.





Chị Nguyễn Thị Hồng Tâm cùng các nông sản Đà Lạt sấy khô truyền thống của gia đình mình
Chị Nguyễn Thị Hồng Tâm cùng các nông sản Đà Lạt sấy khô truyền thống của gia đình mình

 Một trong những gia đình đó là nhà chị Nguyễn Thị Hồng Tâm, 41 tuổi, trên đường Hoàng Hoa Thám, Trại Hầm, thuộc Phường 10, Đà Lạt. 

Điều thú vị, chị Tâm là người Phan Rang, Ninh Thuận, theo chồng về làm dâu đất Trại Hầm rồi theo nghề truyền thống sấy hồng khô của gia đình chồng. 

Mẹ chồng chị, bà Lương Thị Trầm, từng có lò chế biến mứt mận và làm hồng khô sấy dẻo nuôi sống cả gia đình trong nhiều năm trước đây. Khi cây mận nơi đây thưa vắng dần vì thoái hóa giống, vì năng suất thấp thì cây hồng vẫn được nhiều người giữ lại trên những triền đất Trại Hầm dốc đứng. Bà Trầm hầu như cả đời làm nghề chế biến hồng này. Lớn tuổi, bà truyền nghề lại cho con dâu. Nối nghiệp nghề của mẹ chồng để lại, chị Tâm không chỉ duy trì mà còn làm cho cơ sở có thêm bước phát triển. 

Để đủ nguyên liệu sản suất, chị Tâm trong nhiều năm nay không chỉ mua hồng ăn trái ở khu vực Trại Hầm gần nhà mà còn mua khắp Đà Lạt, nhiều nhất là hồng trái ở Sở Lăng – vùng đất dưới chân đèo Mimosa. Khi hồng Đà Lạt hết mùa, gia đình chị chuyển sang mua hồng ở vùng D’ran, Đơn Dương. 

Theo chị Tâm, mùa hồng trái hằng năm ở Lâm Đồng thường kéo dài chừng 5 tháng, từ tháng 8 – tháng 9 Dương lịch đến trước Tết Âm lịch. Trung bình mỗi năm, gia đình chị tiêu thụ trên trăm tấn hồng tươi cho người trồng. “Mùa hồng năm nay sai trái, hồng tươi Đà Lạt được giá, chừng 17 ngàn đồng/ ký, tăng nhiều so với các năm trước, người bán, người mua đều vui, người bán được giá còn người mua cũng có hồng tốt để làm hàng” – chị vui vẻ. 

Theo chị, có rất nhiều giống hồng ăn trái ở Đà Lạt và Đơn Dương mà người rành thì nhìn vào sẽ biết. Như hồng trái trứng lốc chẳng hạn, có hình dáng như quả trứng gà, để chín cây tự nhiên rất ngon, màu đỏ đẹp, vỏ lụa mỏng dễ lột, trái chín mềm, mọng, ít nước, ngọt thanh. Rồi có loại hồng chuyên sử dụng để ủ hồng giòn, có loại chuyên dùng để sấy hồng dẻo. Hồng dùng để sấy dẻo cũng được chọn lựa kỹ, đó là các loại hồng trứng, hồng vuông đồng, nhưng loại cho sản phẩm sấy khô đẹp nhất theo chị Tâm, chính là hồng Tám Hải. Giống hồng Tám Hải này mang tên của một người ghép tại Đơn Dương, trái vuông, cao, khi sấy cho màu hồng rất đẹp, để lâu vẫn mềm, ngọt. 

Hồng sấy nhà chị Tâm được làm theo kiểu truyền thống với lò sấy bằng than. Trung bình trong mùa hồng mỗi ngày nhà chị sử dụng trên 15 tạ hồng tươi để chế biến. Trong nhà luôn có 5 người làm, gồm 2 người trực bếp, 3 người còn lại gọt vỏ và ủ trái. Hồng trái mua về được ủ chín, gọt vỏ rồi đưa vào lò sấy. 

Nhà dùng sấy của gia đình chị Tâm rộng chừng 100 m2, với 10 lò hoạt động hằng ngày. Trái hồng chín được gọt vỏ, chẻ ra, đưa vào lò sấy lửa lớn, khi hồng vừa đủ độ héo mặt sẽ được chuyển sang các tủ sấy để tiếp tục làm khô, chừng 4 ngày ra sản phẩm. 

“Để có sản phẩm đẹp, ngon, mình phải chọn hồng ăn trái giống tốt, hàng đẹp để mua, không được mua hàng xả để làm. Trong lúc sấy cần duy trì độ lửa phù hợp, sấy thật kỹ để hồng lên màu đẹp. Hồng khi sấy khô phải mềm, ngọt, hơi có mùi khói của lò sấy, nhiều người sử dụng quen rất thích hồng sấy khô có mùi khói này” – chị Tâm cho biết.

Theo chị Tâm, cứ chừng 5 tạ hồng tươi, sản phẩm sau khi sấy khô ra lò được chừng 70-80 kg. Hồng sấy khô này được gia đình chị cung cấp cho các quầy đặc sản tại chợ Đà Lạt và trong thành phố; giá bán sỉ mỗi ký 250 ngàn đồng; còn bán lẻ 300 ngàn đồng/ký.

“Nhiều người hỏi tôi sao không làm hồng trái treo gió công nghệ mới đang thịnh với rất nhiều người làm tại Đà Lạt hiện nay, nhưng nhà tôi bao nhiêu năm nay với cách sấy than này cũng tiêu thụ rất ổn. Với lại mỗi loại hồng sấy đều có khách hàng riêng của mình mà” – chị tâm sự.

Chị Tâm cho biết, khi kết thúc mùa hồng, để tạo thêm công ăn việc làm, gia đình chị Tâm còn chế biến, sấy khô thêm nhiều loại hàng nông sản khác của Đà Lạt như chuối, dâu tây, khoai lang mật… và hầu hết hàng được thị trường rất chuộng. Gần đây gia đình chị đã thành lập một Hợp tác xã mang tên “Huỳnh Gia” để liên kết chế biến, tiêu thụ các loại nông sản Đà Lạt. Chị còn mở thêm các kênh bán hàng trực tuyến qua hệ thống mạng điện tử. 

“Chúng tôi sấy nhiều loại nông sản nhưng thế mạnh vẫn là hồng sấy khô. Cây hồng đã có lúc diện tích giảm xuống, giá hạ nên nhiều người chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị hơn nhưng gần đây những vùng ven Đà Lạt đã bắt đầu trồng lại nhiều như trong Lạc Dương chẳng hạn. Giữ được một nghề truyền thống và sinh sống được với nó cũng là một niềm vui của bản thân tôi và cả gia đình chúng tôi lâu nay” – chị Tâm chia sẻ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Để giảm thiểu các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp

Trên cơ sở định hướng tăng trưởng xanh và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, ngành Nông nghiệp TP Đà Lạt triển khai từng nhóm giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm từ hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản để tái sử dụng, giảm thiểu các yếu tố đầu vào để tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên...

Phát triển năng lượng còn nhiều thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển nguồn năng lượng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần được hỗ trợ tháo gỡ nhằm khơi thông nguồn lực, đặc biệt trong phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Phát triển nguồn năng lượng trên địa bàn tỉnh tới năm 2050 được đánh giá có nhiều thuận lợi nhưng cũng đi kèm nhiều khó khăn, thách thức Theo Quy hoạch tỉnh thời...

Đảm bảo không để những cán bộ tốt, cán bộ có năng lực thực sự bị thiệt thòi

(LĐ online) - Sáng 22/12, đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ đã có buổi làm việc với lãnh đạo và trưởng, phó phòng chuyên môn Báo Lâm Đồng và Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Báo và Đài) về định hướng hợp nhất 2 đơn vị theo Kế hoạch số 03-KH/BCĐ ngày 12/12/2024 của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW tỉnh Lâm Đồng về “triển...

Thay đổi cách cảm thụ thiên nhiên từ “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường”

(LĐ online) - Hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, tại không gian sáng tạo nghệ thuật Phố Bên Đồi đã diễn ra buổi giao lưu giới thiệu tác phẩm đưa đến bạn đọc cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” - Làm sao để chúng ta thay đổi cách cảm thụ thiên nhiên của tác giả Đặng Hoàng Giang. Đông đảo độc giả Đà Lạt tham dự giao lưu  Làm sao để chúng ta thay đổi...

Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng thăm, chúc mừng Học viện Lục quân nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội...

(LĐ ONLINE) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), chiều 22/12, đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng đã đến thăm, chúc mừng Học viện Lục quân. Đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng trao đổi cùng Thiếu tướng Đỗ Minh Xương - Giám đốc Học viện Lục quân Cùng đi có các đồng chí: Phạm Triều - Chủ tịch...

Cùng tác giả

Để giảm thiểu các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp

Trên cơ sở định hướng tăng trưởng xanh và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, ngành Nông nghiệp TP Đà Lạt triển khai từng nhóm giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm từ hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản để tái sử dụng, giảm thiểu các yếu tố đầu vào để tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên...

Phát triển năng lượng còn nhiều thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển nguồn năng lượng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần được hỗ trợ tháo gỡ nhằm khơi thông nguồn lực, đặc biệt trong phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Phát triển nguồn năng lượng trên địa bàn tỉnh tới năm 2050 được đánh giá có nhiều thuận lợi nhưng cũng đi kèm nhiều khó khăn, thách thức Theo Quy hoạch tỉnh thời...

Giá tiêu trong nước hôm nay ổn định ở mức khá cao

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 23/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước duy trì ổn định, đang neo ở mức khá cao, giao động quanh mức 144.000 – 146.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình các địa phương trên cả nước là 145.100 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu thu mua ở tỉnh Gia Lai đang ở mức 144.500 đồng/kg; tương tự, giá tiêu ở Đắk Lắk ở...

Đảm bảo không để những cán bộ tốt, cán bộ có năng lực thực sự bị thiệt thòi

(LĐ online) - Sáng 22/12, đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ đã có buổi làm việc với lãnh đạo và trưởng, phó phòng chuyên môn Báo Lâm Đồng và Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Báo và Đài) về định hướng hợp nhất 2 đơn vị theo Kế hoạch số 03-KH/BCĐ ngày 12/12/2024 của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW tỉnh Lâm Đồng về “triển...

Thay đổi cách cảm thụ thiên nhiên từ “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường”

(LĐ online) - Hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, tại không gian sáng tạo nghệ thuật Phố Bên Đồi đã diễn ra buổi giao lưu giới thiệu tác phẩm đưa đến bạn đọc cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” - Làm sao để chúng ta thay đổi cách cảm thụ thiên nhiên của tác giả Đặng Hoàng Giang. Đông đảo độc giả Đà Lạt tham dự giao lưu  Làm sao để chúng ta thay đổi...

Cùng chuyên mục

Để giảm thiểu các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp

Trên cơ sở định hướng tăng trưởng xanh và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, ngành Nông nghiệp TP Đà Lạt triển khai từng nhóm giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm từ hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản để tái sử dụng, giảm thiểu các yếu tố đầu vào để tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên...

Phát triển năng lượng còn nhiều thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển nguồn năng lượng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần được hỗ trợ tháo gỡ nhằm khơi thông nguồn lực, đặc biệt trong phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Phát triển nguồn năng lượng trên địa bàn tỉnh tới năm 2050 được đánh giá có nhiều thuận lợi nhưng cũng đi kèm nhiều khó khăn, thách thức Theo Quy hoạch tỉnh thời...

Công ty Nhôm Lâm Đồng vượt sản lượng sản xuất alumin năm 2024, tổng lợi nhuận đạt 227,8% kế hoạch

(LĐ online) - Năm 2024, dù gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng dẫn tới việc thiếu quặng phục vụ sản xuất, nhưng bằng những giải pháp điều hành linh hoạt, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV đã hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, sản lượng alumin quy đổi đạt 109,2% và tổng lợi nhuận đạt 227,8% so với...

Đam Rông: Công nhận Làng nghề dâu tằm tơ thôn Đăk Măng

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định công nhận công nhận Làng nghề dâu tằm tơ thôn Đăk Măng, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông đạt tiêu chí Làng nghề. Bà con nhân dân nuôi tằm tại thôn Đăk Măng, xã Đạ Rsal Theo đó, làng nghề dâu tằm tơ thôn Đăk Măng tại thôn Đăk Măng, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, sản xuất tơ tằm và các sản phẩm từ sợi...

Lâm Đồng đảm bảo nguồn cung các mặt hàng nông sản vào thị trường TP Hồ Chí Minh phục vụ Tết Nguyên đán Ất...

(LĐ online) - Sáng 20/12, tại Đà Lạt, Sở Công thương Lâm Đồng và TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc để trao đổi về tình hình hoạt động cung ứng các mặt hàng nông sản Lâm Đồng vào thị trường TP Hồ Chí Minh phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; triển khai Chương trình Bình ổn thị trường, đồng thời thống nhất công tác phối hợp để đảm bảo lưu thông hàng hoá phục vụ...

Phụ nữ Lâm Hà tích cực tham gia chuyển đổi số cùng NHCSXH

(LĐ online) - Triển khai thực hiện chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt, Hội LHPN huyện Lâm Hà phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lâm Hà tổ chức Lễ phát động Chương trình “Phụ nữ Lâm Hà tích cực tham gia chuyển đổi sổ, thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng Ngân hàng điện tử VBSP SmartBanking” đến hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ và Nhân dân trên địa bàn huyện Lâm...

Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư về tín dụng chính sách trong thời kỳ mới

(LĐ online) - Ngày 30/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới (Chỉ thị 39). Điểm giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà Sau tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng...

Công ty Cổ phần Viên Sơn nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia Việt Nam

(LĐ online) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022, 2023 cho 133 doanh nghiệp và Giải Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 cho 2 doanh nghiệp; trong đó, có 52 giải Vàng, còn lại là giải Chất lượng. Công ty Cổ phần Viên Sơn (Lâm Đồng) vinh dự là một trong 52 doanh nghiệp nhận Giải Vàng Chất lượng Việt Nam. Ông Nguyễn...

KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HUYỆN ÐAM RÔNG (2004-2024): Những điểm sáng về kinh tế – xã hội 

Bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội  năm 2024 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tác động nhiều yếu tố, song với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của Thường trực Huyện ủy, sự quan tâm, giám sát của HĐND huyện, UBND huyện đã kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa và chỉ...

KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HUYỆN ÐAM RÔNG (2004-2024): Hiệu quả từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Việc triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn huyện Đam Rông được đánh giá phù hợp với thực tế; đồng thời, đã có những ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng nông...

Tin nổi bật

Tin mới nhất