Powered by Techcity

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 – 1.000m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật… và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

– Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
– Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
– Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận
– Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch – dịch vụ và chăn nuôi gia súc.

Địa hình

Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật … và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam.

– Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m).
– Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).
– Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên.

Địa chất

Tham gia vào cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi từ Jura giữa đến Đệ Tứ. Các trầm tích, phun trào được phân ra 14 phân vị địa tầng có tuổi và thành phần đá khác nhau. Các đá xâm nhập trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng thuộc 4 phức hệ: Định Quán, đèo Cả, Cà Ná, Cù Mông.

Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi

Thổ nhưỡng

Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất:

  • Nhóm đất phù sa (fluvisols)
  • Nhóm đất glây (gleysols)
  • Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)
  • Nhóm đất đen (luvisols)
  • Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)
  • Nhóm đất xám (acrisols)
  • Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)
  • Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)

Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao… Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).

Khí hậu

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm..

Lượng mưa trung bình 1.750-3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890–2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.

Thủy văn

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng.

Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam.

Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.

Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là:

  • Sông Đa Dâng (Đạ Đờng)
  • Sông La Ngà
  • Sông Đa Nhim

Hệ thống cung cấp nước

Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, công suất 35.000m3/ngày-đêm hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện.

Dân tộc, dân cư

Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn 649.412 người, chiếm 61,47%. Mật độ dân số 118 người/km2

Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với 43 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5%…, còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh.

Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng.

Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vào Lâm Đồng.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Tác phẩm dự thi Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Lâm Đồng lần thứ I, năm...

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất; là người tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận hiến với dân tộc và nhân loại; là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng... Vậy điều gì đã tạo nên một nhân cách vĩ đại đó? Khi nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy rõ một động lực vô...

Cát Tiên: Gần 18.900 lượt hộ được vay vốn chính sách ưu đãi 

Trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cát Tiên đã cho 18.897 lượt hộ được vay các nguồn vốn ưu đãi trên 829,5 tỷ đồng; doanh số thu nợ gần 578,56 tỷ đồng. Cụ thể, đã có 1.726 lượt hộ nghèo được vay với tổng nguồn vốn đạt 70,87 tỷ đồng, 5.405 lượt hộ thoát nghèo được vay với tổng nguồn...

Lâm Hà: Chú trọng phát triển đảng viên vùng đồng bào DTTS

Nhằm bảo đảm sự kế thừa và phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, Huyện ủy Lâm Hà xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt trong công tác xây dựng Đảng của địa phương. Chị K'Lương (bên trái) là đảng viên DTTS gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi công tác của địa phương • TẠO NGUỒN TỪ CƠ SỞ Xã Phi Tô có...

Sau 25 năm khơi thông đầu ra cho cây bơ Lâm Đồng

Sau hơn 25 năm khởi nghiệp, Công ty TNHH Nông sản Văn Phương ở thôn An Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng đã khơi thông đầu ra mỗi năm hơn 600 tấn bơ tươi các loại của nông dân các huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng đến với hệ thống siêu thị cao cấp trong nước, đồng thời từng bước thâm nhập thị trường xuất khẩu. Mỗi năm Công ty TNHH Nông sản Văn Phương khai thác thị trường tiêu...

Chào ngày mới nắng lên

Tạm biệt ánh trăng, tạm biệt màn đêm, những tia nắng đầu ngày ló rạng mang đến biết bao cảm xúc cho mỗi tâm hồn. Thời khắc ban mai luôn là nguồn cảm hứng lãng mạn cho các nhiếp ảnh gia. Vietnam.vn trân trọng giới thiệu bộ ảnh “Bình minh lên” của hai nhiếp ảnh gia Đan Khôi và Nguyễn Sanh Quốc Huy được thực hiện trong nhiều năm, qua nhiều vùng miền trên dải đất hình chữ S. Đầm Quảng...

Cùng tác giả

Những vườn hoa đẹp như cổ tích tại Đà Lạt

Vườn hoa tại Đà Lạt, quy tụ nhiều loài hoa độc đáo của xứ sở mờ sương đang gây chú ý trên cộng đồng mạng, thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, nhất là giới trẻ...

Công viên mô hình 5 vị thần khổng lồ ở Đà Lạt

Khu công viên chủ đề cổ tích ở TP Đà Lạt do anh Ngọc Tài xây dựng trong 8 năm, với các mô hình khổng lồ cử động, gầm gừ, thu hút nhiều khách tham quan.

Dã quỳ nhuộm vàng ngoại ô Đà Lạt

Nhiều vùng ngoại ô Đà Lạt những ngày đầu mùa khô được nhuộm vàng rực của hoa dã quỳ, thu hút nhiều du khách tìm đến. Dã quỳ bắt đầu bung nở khắp các triền đồi cao nguyên Lâm Viên vào cuối tháng 11. Ở khu vực núi Voi, ngoại ô TP Đà Lạt thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, dã quỳ nhuộm vàng cả triền đồi. Màu vàng của dã quỳ xen lẫn màu xanh của đồi thông tạo...

Mùa cỏ hồng ở Đà Lạt

Hai tháng cuối năm là mùa cỏ hồng ở Đà Lạt khi những thảm cỏ ở khu vực thung lũng vàng, đồi Masara chuyển màu hồng tím. Mùa cỏ hồng đặc trưng của Đà Lạt xuất hiện duy nhất một lần trong năm vào khoảng từ đầu tháng 11 đến hết tháng 12. Hiện cỏ hồng đã nở khắp nơi tại Đà Lạt, trên những ngọn đồi dưới tán rừng thông hay trong khuôn viên các điểm du lịch như thung...

Sương đêm Đà Lạt

Lê Hoàng Mến chia sẻ trải nghiệm săn khoảnh khắc sương đêm hay ánh sáng xuyên qua màn sương khắp Đà Lạt. Thiên nhiên ban tặng cho vùng cao nguyên Lâm Đồng những khung cảnh say lòng người, với muôn loài hoa khoe sắc, màu xanh của những ngọn đồi, rừng thông và đặc biệt là mùa sương, mây phố núi. Bức ảnh sương ở trung tâm Cầu Đất, Xuân Trường, TP Đà Lạt lúc gần 5h nằm trong bộ ảnh của Lê...

Cùng chuyên mục

Những vườn hoa đẹp như cổ tích tại Đà Lạt

Vườn hoa tại Đà Lạt, quy tụ nhiều loài hoa độc đáo của xứ sở mờ sương đang gây chú ý trên cộng đồng mạng, thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, nhất là giới trẻ...

Công viên mô hình 5 vị thần khổng lồ ở Đà Lạt

Khu công viên chủ đề cổ tích ở TP Đà Lạt do anh Ngọc Tài xây dựng trong 8 năm, với các mô hình khổng lồ cử động, gầm gừ, thu hút nhiều khách tham quan.

Dã quỳ nhuộm vàng ngoại ô Đà Lạt

Nhiều vùng ngoại ô Đà Lạt những ngày đầu mùa khô được nhuộm vàng rực của hoa dã quỳ, thu hút nhiều du khách tìm đến. Dã quỳ bắt đầu bung nở khắp các triền đồi cao nguyên Lâm Viên vào cuối tháng 11. Ở khu vực núi Voi, ngoại ô TP Đà Lạt thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, dã quỳ nhuộm vàng cả triền đồi. Màu vàng của dã quỳ xen lẫn màu xanh của đồi thông tạo...

Mùa cỏ hồng ở Đà Lạt

Hai tháng cuối năm là mùa cỏ hồng ở Đà Lạt khi những thảm cỏ ở khu vực thung lũng vàng, đồi Masara chuyển màu hồng tím. Mùa cỏ hồng đặc trưng của Đà Lạt xuất hiện duy nhất một lần trong năm vào khoảng từ đầu tháng 11 đến hết tháng 12. Hiện cỏ hồng đã nở khắp nơi tại Đà Lạt, trên những ngọn đồi dưới tán rừng thông hay trong khuôn viên các điểm du lịch như thung...

Sương đêm Đà Lạt

Lê Hoàng Mến chia sẻ trải nghiệm săn khoảnh khắc sương đêm hay ánh sáng xuyên qua màn sương khắp Đà Lạt. Thiên nhiên ban tặng cho vùng cao nguyên Lâm Đồng những khung cảnh say lòng người, với muôn loài hoa khoe sắc, màu xanh của những ngọn đồi, rừng thông và đặc biệt là mùa sương, mây phố núi. Bức ảnh sương ở trung tâm Cầu Đất, Xuân Trường, TP Đà Lạt lúc gần 5h nằm trong bộ ảnh của Lê...

Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Cuối năm, những thảm cỏ trong thung lũng Vàng, khu cây cô đơn Dankia, đồi Masara... ở thành phố Đà Lạt đang rực sắc hồng. Cỏ hồng đang nở khắp nơi tại Đà Lạt, ở những ngọn đồi dưới tán rừng thông hay trong khuôn viên các điểm du lịch như thung lũng Vàng, khu vực đồi trọc, cây cô đơn Dankia hoặc xa hơn về ngoại thành là đồi Masara. Trên ảnh là đồi cỏ hồng La An, gần...

Đà Lạt – Thiên đường du lịch

Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch được yêu thích nhất ở nước ta. Nơi đây không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, con người thân thiện mà còn có nền bản sắc văn hóa vùng cao vô cùng độc đáo...

Tài nguyên thiên nhiên

a. Nguyên liệu nông sản: Tài nguyên đất đai của Lâm Đồng rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, càphê, dâu tằm… và rau hoa. Lâm Đồng đã hình thành nhiều vùng chuyên canh tập trung và là thị trường tiềm năng về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Lâm Đồng đứng đầu cả nước về sản xuất chè, rau hoa chất lượng cao; đứng thứ 2...

Giới thiệu chung

Nằm trên cao nguyên trung phần, Lâm Đồng thuộc khu vực Nam Tây Nguyên ở độ cao chênh lệch từ 300 - 1.500m so với mặt nước biển, với độ cao này, Lâm Đồng có nền nhiệt độ lý tưởng từ 18-25oC và được xếp vào ngưỡng nhiệt xứ ôn đới đặc biệt thuận lợi cho phát triển rau, hoa. Với diện tích trên 9 ngàn 773 km2,  Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố...

Người gìn giữ nhịp chiêng

Tiếp chuyện chúng tôi tại nhà riêng ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, sau chuyến trở về từ Thủ đô Hà Nội, Nghệ nhân Ưu tú, già làng K’Tiếu hào hứng: “Đó là chuyến đi “lớn” trong đời, vinh dự lắm. Mình tự hứa phải cố gắng hơn để nhiều lớp trẻ của người Cơ Ho Srê mình biết đánh chiêng, gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất