Powered by Techcity

Đà Lạt 130 năm hình thành và phát triển

Kỷ niệm Đà Lạt 130 năm hình thành và phát triển (1893-2023), là dấu mốc quan trọng để chính quyền và người dân phố núi nhìn lại chặng đường đã qua và định hướng phát triển cho tương lai.

Đà Lạt 130 năm hình thành và phát triển - Ảnh 1.

TP.Đà Lạt với lịch sử 130 năm hình thành và phát triển

Từ cao nguyên hoang sơ đến thành phố du lịch nổi tiếng

Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893 khi bác sĩ Alexandre Yersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên (21.6.1893), và nhờ đó ông có ý kiến hết sức thuyết phục khi Paul Doumer – Toàn quyền Đông Dương hỏi tìm một địa điểm vùng cao để xây dựng nơi nghỉ dưỡng. Từ đó, Đà Lạt dần được hình thành là “thủ đô mùa hè” của Đông Dương và hôm nay Đà Lạt trở thành một địa danh rất quen thuộc với mọi người Việt Nam và cả du khách quốc tế.

Theo Địa chí Đà Lạt, từ xa xưa, Đà Lạt và cả cao nguyên Lâm Viên là địa bàn cư trú của người Lạch, Chil, Srê thuộc dân tộc K’Ho. Sau khi bác sĩ Yersin khám phá ra cao nguyên này chỉ một thời gian ngắn, dân số Đà Lạt tăng lên 1.500 người vào năm 1923, sau đó năm 1925 tăng lên 2.400 người, đến năm 1939 là 11.500 người… và hiện nay khoảng 250 ngàn người. Sau 130 năm, từ miền đất hoang sơ, trải qua nhiều giai đoạn phát triển với không ít thăng trầm, nay Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng, thành phố Festival Hoa và đang trong giai đoạn xây dựng đô thị thông minh, đô thị di sản, tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO lĩnh vực Âm nhạc, trở thành trung tâm văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và giải trí cấp vùng. Đà Lạt được công nhận là “Thành phố Du lịch sạch ASEAN” giai đoạn 2022-2024; còn tạp chí Lifestyle Asia đề xuất Đà Lạt là một trong 12 điểm đến lãng mạn nhất châu Á năm 2022.

Ông Đặng Quang Tú, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho biết trong năm 2022 tổng lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt đạt 6 triệu lượt (tăng 205% so với năm 2021); trong đó khách quốc tế ước đạt 135.000 lượt. Toàn TP.Đà Lạt hiện có 2.437 cơ sở lưu trú du lịch, với 31.152 phòng (tăng 194 cơ sở so với năm 2021). Trong đó, có 367 khách sạn từ 1-5 sao với 10.752 phòng. Bên cạnh đó, có trên 1.014 cơ sở kinh doanh nhà hàng – ăn uống, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của du khách.

Đà Lạt 130 năm hình thành và phát triển - Ảnh 2.

Phát huy phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa – Thanh lịch – Mến khách”

Lãnh đạo TP.Đà Lạt cho rằng bên cạnh khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan thơ mộng, kiến trúc độc đáo thì phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa – Thanh lịch – Mến khách” cũng là “tài sản” quý báu để phát triển du lịch.

Trải qua những biến động của lịch sử, tạo nên những dòng hợp cư từ mọi miền đến với Đà Lạt, từ đó hình thành nên nét tính cách đặc trưng của người phố núi “Hiền hòa – Thanh lịch – Mến khách”. Có thể hiểu đó là sự chắt lọc, “tổng hòa” giữa tính thật thà, hồn nhiên của người dân tộc bản địa với nét tế nhị, trọng lễ nghĩa của người miền Bắc; vẻ suy tư, trầm mặc, cẩn trọng của người Thừa Thiên-Huế; tính cần cù, cương nghị của người Quảng Nam, Quảng Ngãi; nét đôn hậu, phóng túng của người phương Nam; cách giao tiếp khéo léo của người Hoa và tinh thần cầu tiến, không cố chấp của người Pháp.

Ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin TP.Đà Lạt, cho biết giữ gìn và phát huy phong cách người Đà Lạt được sự chỉ đạo toàn diện của Thành ủy, HĐND, UBND TP.Đà Lạt trong những năm qua, nhờ đó đã tạo sức lan tỏa nội dung Quy tắc ứng xử văn hóa người Đà Lạt đến người dân và du khách trên địa bàn trong thời gian qua. Cụ thể, từ tháng 4.2022, thành phố đã ban hành Quy tắc ứng xử văn hóa người Đà Lạt đối với 9 nhóm đối tượng trong đó có 6 nhóm đối tượng trực tiếp liên quan đến hoạt động ngành nghề du lịch.

Điều dễ dàng nhận thấy sự chuyển biến tích cực về giữ gìn và phát huy phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa – Thanh lịch – Mến khách” của giới tiểu thương Đà Lạt, khi họ ý thức chấp hành tốt văn minh thương mại, đề cao chữ tín, chữ tâm trong kinh doanh, cư xử nhã nhặn với khách hàng.

Đà Lạt phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành nền kinh tế mũi nhọn có tỷ trọng cao, chất lượng và tính chuyên nghiệp cao, là điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện.

Đà Lạt 130 năm hình thành và phát triển - Ảnh 3.

Đà Lạt trong tương lai

Đồ án “Quy hoạch chung TP.Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định 704/QĐ-TTG ngày 12.5.2014) thì Đà Lạt trở thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế, có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế.

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, hoàn thành xây dựng thành phố phát triển toàn diện, bền vững hướng đến văn minh hiện đại; có mức thu nhập trung bình cao. Giai đoạn 2025-2030 xây dựng thành phố tăng trưởng xanh, đô thị di sản; hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; thành phố du lịch, dịch vụ phát triển, có mức thu nhập tiếp cận ngưỡng thu nhập cao. Đến năm 2045 phát triển Đà Lạt là thành phố du lịch, dịch vụ hiện đại; hạ tầng hiện đại, hợp lý, thông minh gắn với nền kinh tế số, xã hội số và có mức thu nhập cao.

Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng thống nhất phương án sáp nhập H.Lạc Dương vào đơn vị hành chính TP.Đà Lạt trong giai đoạn 2026 – 2030. Phương án này phù hợp với quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP.Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045 đã được Thủ tướng phê duyệt (mở rộng đô thị Đà Lạt về hướng Lạc Dương, Cầu Đất và vùng phụ cận theo bán kính 30 km với cao trình 850 m trở lên).

UBND tỉnh Lâm Đồng còn giao TP.Đà Lạt phối hợp cùng Sở VH-TT-DL và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục để đề xuất công nhận Đà Lạt trở thành thành phố di sản. Thành phố di sản được hiểu là một chỉnh thể lịch sử đặc trưng, một sản phẩm của nền văn minh đô thị, kết hợp hữu cơ các thành tố vật chất và tinh thần, kiến trúc và văn hóa, trong sự hòa quyện với thiên nhiên.

Lâm Viên

Nguồn

Cùng chủ đề

Số doanh nghiệp thành lập mới giảm 14,3% 

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, tình hình hoạt động doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, số doanh nghiệp thành lập mới giảm cả về số lượng và số vốn đăng ký (582 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 2.676 tỷ đồng, giảm 14,3% về số doanh nghiệp và 30,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ), doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động tăng so...

Tác phẩm dự thi Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Lâm Đồng lần thứ I, năm...

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất; là người tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận hiến với dân tộc và nhân loại; là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng... Vậy điều gì đã tạo nên một nhân cách vĩ đại đó? Khi nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy rõ một động lực vô...

Cát Tiên: Gần 18.900 lượt hộ được vay vốn chính sách ưu đãi 

Trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cát Tiên đã cho 18.897 lượt hộ được vay các nguồn vốn ưu đãi trên 829,5 tỷ đồng; doanh số thu nợ gần 578,56 tỷ đồng. Cụ thể, đã có 1.726 lượt hộ nghèo được vay với tổng nguồn vốn đạt 70,87 tỷ đồng, 5.405 lượt hộ thoát nghèo được vay với tổng nguồn...

Lâm Hà: Chú trọng phát triển đảng viên vùng đồng bào DTTS

Nhằm bảo đảm sự kế thừa và phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, Huyện ủy Lâm Hà xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt trong công tác xây dựng Đảng của địa phương. Chị K'Lương (bên trái) là đảng viên DTTS gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi công tác của địa phương • TẠO NGUỒN TỪ CƠ SỞ Xã Phi Tô có...

Sau 25 năm khơi thông đầu ra cho cây bơ Lâm Đồng

Sau hơn 25 năm khởi nghiệp, Công ty TNHH Nông sản Văn Phương ở thôn An Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng đã khơi thông đầu ra mỗi năm hơn 600 tấn bơ tươi các loại của nông dân các huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng đến với hệ thống siêu thị cao cấp trong nước, đồng thời từng bước thâm nhập thị trường xuất khẩu. Mỗi năm Công ty TNHH Nông sản Văn Phương khai thác thị trường tiêu...

Cùng tác giả

Những vườn hoa đẹp như cổ tích tại Đà Lạt

Vườn hoa tại Đà Lạt, quy tụ nhiều loài hoa độc đáo của xứ sở mờ sương đang gây chú ý trên cộng đồng mạng, thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, nhất là giới trẻ...

Công viên mô hình 5 vị thần khổng lồ ở Đà Lạt

Khu công viên chủ đề cổ tích ở TP Đà Lạt do anh Ngọc Tài xây dựng trong 8 năm, với các mô hình khổng lồ cử động, gầm gừ, thu hút nhiều khách tham quan.

Dã quỳ nhuộm vàng ngoại ô Đà Lạt

Nhiều vùng ngoại ô Đà Lạt những ngày đầu mùa khô được nhuộm vàng rực của hoa dã quỳ, thu hút nhiều du khách tìm đến. Dã quỳ bắt đầu bung nở khắp các triền đồi cao nguyên Lâm Viên vào cuối tháng 11. Ở khu vực núi Voi, ngoại ô TP Đà Lạt thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, dã quỳ nhuộm vàng cả triền đồi. Màu vàng của dã quỳ xen lẫn màu xanh của đồi thông tạo...

Mùa cỏ hồng ở Đà Lạt

Hai tháng cuối năm là mùa cỏ hồng ở Đà Lạt khi những thảm cỏ ở khu vực thung lũng vàng, đồi Masara chuyển màu hồng tím. Mùa cỏ hồng đặc trưng của Đà Lạt xuất hiện duy nhất một lần trong năm vào khoảng từ đầu tháng 11 đến hết tháng 12. Hiện cỏ hồng đã nở khắp nơi tại Đà Lạt, trên những ngọn đồi dưới tán rừng thông hay trong khuôn viên các điểm du lịch như thung...

Sương đêm Đà Lạt

Lê Hoàng Mến chia sẻ trải nghiệm săn khoảnh khắc sương đêm hay ánh sáng xuyên qua màn sương khắp Đà Lạt. Thiên nhiên ban tặng cho vùng cao nguyên Lâm Đồng những khung cảnh say lòng người, với muôn loài hoa khoe sắc, màu xanh của những ngọn đồi, rừng thông và đặc biệt là mùa sương, mây phố núi. Bức ảnh sương ở trung tâm Cầu Đất, Xuân Trường, TP Đà Lạt lúc gần 5h nằm trong bộ ảnh của Lê...

Cùng chuyên mục

Những vườn hoa đẹp như cổ tích tại Đà Lạt

Vườn hoa tại Đà Lạt, quy tụ nhiều loài hoa độc đáo của xứ sở mờ sương đang gây chú ý trên cộng đồng mạng, thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, nhất là giới trẻ...

Công viên mô hình 5 vị thần khổng lồ ở Đà Lạt

Khu công viên chủ đề cổ tích ở TP Đà Lạt do anh Ngọc Tài xây dựng trong 8 năm, với các mô hình khổng lồ cử động, gầm gừ, thu hút nhiều khách tham quan.

Dã quỳ nhuộm vàng ngoại ô Đà Lạt

Nhiều vùng ngoại ô Đà Lạt những ngày đầu mùa khô được nhuộm vàng rực của hoa dã quỳ, thu hút nhiều du khách tìm đến. Dã quỳ bắt đầu bung nở khắp các triền đồi cao nguyên Lâm Viên vào cuối tháng 11. Ở khu vực núi Voi, ngoại ô TP Đà Lạt thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, dã quỳ nhuộm vàng cả triền đồi. Màu vàng của dã quỳ xen lẫn màu xanh của đồi thông tạo...

Mùa cỏ hồng ở Đà Lạt

Hai tháng cuối năm là mùa cỏ hồng ở Đà Lạt khi những thảm cỏ ở khu vực thung lũng vàng, đồi Masara chuyển màu hồng tím. Mùa cỏ hồng đặc trưng của Đà Lạt xuất hiện duy nhất một lần trong năm vào khoảng từ đầu tháng 11 đến hết tháng 12. Hiện cỏ hồng đã nở khắp nơi tại Đà Lạt, trên những ngọn đồi dưới tán rừng thông hay trong khuôn viên các điểm du lịch như thung...

Sương đêm Đà Lạt

Lê Hoàng Mến chia sẻ trải nghiệm săn khoảnh khắc sương đêm hay ánh sáng xuyên qua màn sương khắp Đà Lạt. Thiên nhiên ban tặng cho vùng cao nguyên Lâm Đồng những khung cảnh say lòng người, với muôn loài hoa khoe sắc, màu xanh của những ngọn đồi, rừng thông và đặc biệt là mùa sương, mây phố núi. Bức ảnh sương ở trung tâm Cầu Đất, Xuân Trường, TP Đà Lạt lúc gần 5h nằm trong bộ ảnh của Lê...

Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Cuối năm, những thảm cỏ trong thung lũng Vàng, khu cây cô đơn Dankia, đồi Masara... ở thành phố Đà Lạt đang rực sắc hồng. Cỏ hồng đang nở khắp nơi tại Đà Lạt, ở những ngọn đồi dưới tán rừng thông hay trong khuôn viên các điểm du lịch như thung lũng Vàng, khu vực đồi trọc, cây cô đơn Dankia hoặc xa hơn về ngoại thành là đồi Masara. Trên ảnh là đồi cỏ hồng La An, gần...

Đà Lạt – Thiên đường du lịch

Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch được yêu thích nhất ở nước ta. Nơi đây không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, con người thân thiện mà còn có nền bản sắc văn hóa vùng cao vô cùng độc đáo...

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật... và những cảnh quan...

Tài nguyên thiên nhiên

a. Nguyên liệu nông sản: Tài nguyên đất đai của Lâm Đồng rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, càphê, dâu tằm… và rau hoa. Lâm Đồng đã hình thành nhiều vùng chuyên canh tập trung và là thị trường tiềm năng về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Lâm Đồng đứng đầu cả nước về sản xuất chè, rau hoa chất lượng cao; đứng thứ 2...

Giới thiệu chung

Nằm trên cao nguyên trung phần, Lâm Đồng thuộc khu vực Nam Tây Nguyên ở độ cao chênh lệch từ 300 - 1.500m so với mặt nước biển, với độ cao này, Lâm Đồng có nền nhiệt độ lý tưởng từ 18-25oC và được xếp vào ngưỡng nhiệt xứ ôn đới đặc biệt thuận lợi cho phát triển rau, hoa. Với diện tích trên 9 ngàn 773 km2,  Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố...

Tin nổi bật

Tin mới nhất