Powered by Techcity

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy


(LĐ online) – Bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” là thông điệp mạnh mẽ của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam với quyết tâm thực hiện một cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG

Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, vần đề xây dựng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đã được Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiên cứu, vận dụng từ rất sớm, trên cơ sở tiếp thu tinh hoa các mô hình nhà nước văn minh, tiến bộ trên thế giới.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã “thành lập chính quyền cách mạng” ở các căn cứ địa, các khu giải phóng. Tiếp đó, Đại hội Quốc dân Tân Trào ngày 16 và 17/8/1945 đã bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, một tổ chức “tiền Chính phủ” đảm bảo tính hợp pháp và hiệu lực quản lý của chính quyền, là tiền thân của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân ngày 2/9/1945 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị nước ta từ năm 1945 đến nay đã liên tục có sự điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu cách mạng của từng giai đoạn lịch sử. Nhiều nghị quyết chuyên đề được Đảng ban hành, gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 50-KL/TW, ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18.

Hệ thống tổ chức đảng các cấp, bộ máy Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở, tổ chức cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội từng bước được đổi mới, phát huy hiệu lực, hiệu quả; là một trong những điều kiện cơ bản, quyết định đạt được những thành tựu vĩ đại sau 40 năm đổi mới đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá và thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đã tồn tại từ rất lâu, được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong các nghị quyết, kết luận của Đảng, đó là: Nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao. Do đó, hành động chưa quyết liệt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể, chưa gắn tinh giản biên chế với cơ cấu lại…

Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tuy đã được đổi mới ở một số bộ phận nhưng vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, cơ bản vẫn theo mô hình được thiết kế từ hàng chục năm trước, nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện mới là trái với quy luật phát triển; tạo ra tâm lý “nói không đi đôi với làm”.

• TỔ CHỨC BỘ MÁY “GỌN” NHƯNG CHƯA “TINH”

Dư luận trong Đảng và Nhân dân đồng tình và đánh giá cao những nhận định sát thực tiễn của người đứng đầu của Đảng ta. Thực tế từ sau Nghị quyết số 18 của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy đến nay, các địa phương đã giảm được nhiều đầu mối đơn vị cấp phòng, đơn vị sự nghiệp công lập.

Riêng tỉnh Lâm Đồng đã giảm 1 sở (Sở Ngoại Vụ) và 67 đơn vị cấp phòng thuộc tỉnh (giảm 171 lãnh đạo), 11 đơn vị cấp phòng thuộc huyện (giảm 67 lãnh đạo) và giảm 400 viên chức quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 10% biên chế so với 2015. Đội ngũ cán bộ, công chức được sắp xếp lại theo hướng đa nhiệm, đa lĩnh vực, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Đến nay, trong 51 tỉnh, thành nằm trong diện sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đã có 38 địa phương được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết để thực hiện, giảm 9 đơn vị cấp huyện và giảm 562 đơn vị cấp xã (trong đó, tỉnh Lâm Đồng giảm 2 huyện và 6 xã). Các địa phương còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp thẩm quyền xem xét.

Tuy nhiên, quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Việc nghiên cứu, xây dựng mô hình mới trong điều kiện thể chế chưa hoàn thiện, đồng bộ, chưa tổng kết thực tiễn, khoa học nên mỗi địa phương triển khai mỗi cách khác nhau tùy theo nhận thức, năng lực thể chế của người đứng đầu. Có nơi, chỉ chú trọng chỉ tiêu giảm cơ học 10% biên chế, thu gọn đầu mối mà chưa đánh giá đầy đủ tác động bất lợi, tính hợp lý, hợp pháp và chất lượng nền hành chính công địa phương…

Vì vậy, bộ máy “gọn” nhưng chưa “tinh” dẫn đến năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng phục vụ Nhân dân. Có cơ quan sau khi giảm biên chế thì phải làm thêm ngoài giờ hành chính mới hết việc, tất yếu sẽ phát sinh thêm chi phí, tiền lương.

Một trong những nguyên nhân chính là do chưa nhận thức đúng “tinh giản” với “giảm biên chế”; chưa coi trọng các yếu tố về chất lượng và tinh thông nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức; tinh gọn chưa gắn liền với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, bố trí đúng vị trí việc làm. Thậm chí, có cả nhân lực chất lượng cao cũng bị giảm biên chế với lý do họ đang là lao động “hợp đồng”.

• THÔNG ĐIỆP MẠNH MẼ, QUYẾT LIỆT

Từ thực tiễn, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm gửi đi thông điệp mạnh mẽ, quyết liệt là: Phải nỗ lực phi thường, cố gắng vượt bậc, không chậm trễ thực hiện một cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nhằm chuyển hóa, biến “lượng” thành “chất” trong thời điểm 100 năm đất nước ta dưới sự lãnh đạo Đảng và 100 năm thành lập nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tổng Bí thư nhấn mạnh 3 lĩnh vực công tác trọng tâm lớn với những nhiệm vụ chủ yếu: Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Thứ hai, tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Thứ ba, gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh.

Để có cơ sở đổi mới hiệu quả, Tổng Bí thư yêu cầu phải tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 với các làm khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn từ đó đề xuất mô hình tổ chức mới. Thực tế lâu nay, một số ngành, địa phương chưa ứng xử một cách khoa học đối với công tác tổng kết, báo cáo tổng kết đa phần nêu thành tích, ngại nhìn thẳng, nói thật, lắng nghe góp ý, phê bình về những hạn chế, bất cập, yếu kém; có cấp ủy cấp huyện trong một buổi sáng mà tiến hành đến 2 cuộc tổng kết 2 năm, 5 năm về 2 nghị quyết khác nhau của Trung ương, phần đọc báo cáo đẽ chiếm gần hết thời gian.

Cán bộ, đảng viên và Nhân dân kỳ vọng cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị do Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm lãnh đạo, khởi xướng sẽ thành công, xây dựng được tổ chức bộ máy phục vụ Nhân dân “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”, với mục tiêu cao nhất là sự hài lòng của người dân.





Nguồn: http://baolamdong.vn/chinh-tri/202411/cuoc-cach-mang-ve-tinh-gon-to-chuc-bo-may-d712fca/

Cùng chủ đề

Chợt nhớ lời thầy xưa

Trải qua gian khổ đắng cay Giật mình chợt nhớ lời thầy khi xưa "Mỗi người góp một hạt mưa Đã rơi xuống đất tưới mùa lên xanh"... Thầy ơi! Vất vả loanh quanh Lời thầy đã thấm đất lành hồn con Cây đời dẫu có héo hon Cũng vươn những búp lá non gọi mầm Thầy đem từng hạt mưa xuân Tưới cây nhân nghĩa vô ngần tốt tươi Con là một hạt mưa rơi Cũng xin góp nỗi đầy vơi trong lòng Cuộc đời như một dòng sông Thầy như...

Chuỗi liên kết 3 huyện phát triển du lịch canh nông

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt mô hình chuỗi liên kết du lịch canh nông kết hợp tham quan trải nghiệm vườn, rau, hoa và cây ăn trái trên địa bàn 3 huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương, thực hiện năm 2024 - 2025. Cụ thể, Công ty TNHH Avocado Farm (thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương) chủ trì chuỗi mô hình liên kết cùng 2 thành viên là Điểm...

Xin một nhành đỏ mãi ở trong tim

Cô giáo Trần Thị Kim Ngân là một giáo viên dạy môn Lịch sử, gắn bó cả cuộc đời với nghề dạy học. Thời gian cuối trước khi nghỉ hưu, chị là ThS Sử học, Phó Trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Lâm Đồng. Cô giáo dạy Sử, gắn bó với sự nghiệp giáo dục, mang tâm hồn thơ ca gần đây đã cho ra mắt một tập thơ có tên Ta...

64 sản phẩm OCOP đã hết hạn chứng nhận

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 64 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao của 38 chủ thể đã hết hạn chứng nhận 36 tháng đang làm hồ sơ phân hạng lại hoặc nâng cấp hạng sao OCOP. Trong đó, nhiều nhất ở huyện Lạc Dương với 16 sản phẩm OCOP 3-4 sao. Ít nhất với 1-2 sản phẩm OCOP 3-4 sao ở các huyện Di Linh, Cát Tiên,...

KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11: Ghi dấu ân tình

“Thời gian qua, mùa thu nay có khác Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sâu Nghĩa thầy cô một đời không trả hết Dẫu đời con qua biết mấy nhịp cầu”. Tháng 11 về khiến lòng người ấm áp bởi những kỷ niệm xưa cũ. Tháng 11 có Ngày Nhà giáo Việt Nam, một dịp đặc biệt trong năm, để chúng ta dừng lại, ngẫm nghĩ và tri ân những người thầy, người cô đã dành cả tâm huyết cho sự nghiệp...

Cùng tác giả

Chợt nhớ lời thầy xưa

Trải qua gian khổ đắng cay Giật mình chợt nhớ lời thầy khi xưa "Mỗi người góp một hạt mưa Đã rơi xuống đất tưới mùa lên xanh"... Thầy ơi! Vất vả loanh quanh Lời thầy đã thấm đất lành hồn con Cây đời dẫu có héo hon Cũng vươn những búp lá non gọi mầm Thầy đem từng hạt mưa xuân Tưới cây nhân nghĩa vô ngần tốt tươi Con là một hạt mưa rơi Cũng xin góp nỗi đầy vơi trong lòng Cuộc đời như một dòng sông Thầy như...

Chuỗi liên kết 3 huyện phát triển du lịch canh nông

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt mô hình chuỗi liên kết du lịch canh nông kết hợp tham quan trải nghiệm vườn, rau, hoa và cây ăn trái trên địa bàn 3 huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương, thực hiện năm 2024 - 2025. Cụ thể, Công ty TNHH Avocado Farm (thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương) chủ trì chuỗi mô hình liên kết cùng 2 thành viên là Điểm...

Xin một nhành đỏ mãi ở trong tim

Cô giáo Trần Thị Kim Ngân là một giáo viên dạy môn Lịch sử, gắn bó cả cuộc đời với nghề dạy học. Thời gian cuối trước khi nghỉ hưu, chị là ThS Sử học, Phó Trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Lâm Đồng. Cô giáo dạy Sử, gắn bó với sự nghiệp giáo dục, mang tâm hồn thơ ca gần đây đã cho ra mắt một tập thơ có tên Ta...

64 sản phẩm OCOP đã hết hạn chứng nhận

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 64 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao của 38 chủ thể đã hết hạn chứng nhận 36 tháng đang làm hồ sơ phân hạng lại hoặc nâng cấp hạng sao OCOP. Trong đó, nhiều nhất ở huyện Lạc Dương với 16 sản phẩm OCOP 3-4 sao. Ít nhất với 1-2 sản phẩm OCOP 3-4 sao ở các huyện Di Linh, Cát Tiên,...

KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11: Ghi dấu ân tình

“Thời gian qua, mùa thu nay có khác Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sâu Nghĩa thầy cô một đời không trả hết Dẫu đời con qua biết mấy nhịp cầu”. Tháng 11 về khiến lòng người ấm áp bởi những kỷ niệm xưa cũ. Tháng 11 có Ngày Nhà giáo Việt Nam, một dịp đặc biệt trong năm, để chúng ta dừng lại, ngẫm nghĩ và tri ân những người thầy, người cô đã dành cả tâm huyết cho sự nghiệp...

Cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 14/11: Tiếp đà tăng, trong nước vượt 110.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giới Đầu giờ sáng 14/11 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta giao tháng 11/2024 ở mức 4.632 USD/tấn, tăng 95 USD/tấn so với đầu giờ sáng qua. Kỳ hạn tháng 1/2025 tăng 91 USD/tấn, giao dịch ở mức 4.552 USD/tấn. Tương tự, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 ở mức 271 cent/lb, tăng 8 cent/lb so với đầu giờ sáng qua. Kỳ hạn tháng 3/2025 cũng giao dịch...

Vai trò và trọng trách của nhà giáo

Ngày xưa cũng như hiện nay, vai trò và địa vị của nhà giáo luôn được Nhân dân tôn trọng, đề cao; vì nhà giáo có trọng trách lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài góp phần quan trọng trong việc xây dựng xã hội phát triển bền vững, lành mạnh, văn minh và tiến bộ.  Nét đẹp nhà giáo. Ảnh: Chính Thành Nước ta vốn có truyền thống quý báu là “hiếu học và tôn sư...

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Di Linh

(LĐ online) - Chiều 13/11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), đồng chí Bùi Thắng – Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lâm Đồng đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tổ dân phố 4, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh. Đồng chí Bùi Thắng trao Bằng khen của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh vì có...

Cát Tiên: Trao Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho 10 đảng viên

(LĐ online) - Ngày 13/11, Huyện ủy Cát Tiên long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho các đảng viên trên địa bàn huyện. Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Bí thư Huyện ủy Cát Tiên trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên Trong đợt này, Đảng bộ huyện Cát Tiên có 10 đảng viên vinh dự được tặng và tặng sớm Huy hiệu Đảng. Trong đó, có 1 đảng viên được tặng Huy hiệu...

Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu tăng cường lãnh đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

(LĐ online) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa có công văn yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt triển khai chương trình này. Mục tiêu đặt ra là hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh vào quý III năm 2025, góp phần xây...

Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh đối thoại dân chủ với cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Di Linh

(LĐ online) - Sáng 13/11, đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lâm Đồng do Đại tá Nguyễn Thanh Quảng - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn, đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở (QCDCCS) và đối thoại dân chủ với cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Di Linh. Đại tá Nguyễn Thanh Quảng - Phó chính ủy Bộ CHQS...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cát Tiên lần thứ 21

(LĐ online) - Ngày 13/11, Huyện ủy Cát Tiên tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 21 nhằm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2024; bàn và giải quyết một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền. Các đồng chí chủ trì hội nghị Tại Hội nghị, các đại biểu đã...

Hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 11 năm 2024

(LĐ online) - Sáng 13/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 11/2024 bằng hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến 12 điểm cầu các huyện ủy, thành ủy trong toàn tỉnh với trên 4.400 đại biểu tham dự. Các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy tham dự Hội nghị Tại điểm cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Huỳnh Minh Hải - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban...

HĐND huyện Lâm Hà họp chuyên đề thông qua các nghị quyết về đầu tư công

(LĐ online) - Sáng 13/11, HĐND huyện Lâm Hà khoá VII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp lần thứ 18 (Kỳ họp chuyên đề). Đồng chí Nguyễn Văn Tân – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ tọa Kỳ họp. Quang cảnh Kỳ họp Tham dự Kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn – Bí thư Huyện ủy; Nguyễn Văn Dậu – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện;...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Cát Tiên

(LĐ online) - Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 13/11, đồng chí Võ Ngọc Hiệp – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thôn Trung Hưng, xã Gia Viễn huyện Cát Tiên. Các đại biểu tham dự Ngày hội Đại Đoàn kết Cùng tham dự có đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất