Powered by Techcity

Cơ hội phát triển cây dược liệu Lâm Đồng (Bài cuối)

Hiện nay, việc trồng các loài cây dược liệu từ diện tích chuyển đổi một số cây trồng kém hiệu quả trên đất nông nghiệp và trên diện tích đất rừng gắn với bảo tồn, khai thác với mục tiêu quản lý, bảo vệ rừng, cho thấy phù hợp định hướng phát triển bền vững trên địa bàn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra cơ hội mới để toàn tỉnh hình thành các vùng nguyên liệu dược liệu chuyên canh trong thời gian tới.





Nuôi cấy dược liệu đông trùng hạ thảo đạt giá trị kinh tế cao ở vùng khí hậu ôn hòa Đà Lạt
Nuôi cấy dược liệu đông trùng hạ thảo đạt giá trị kinh tế cao ở vùng khí hậu ôn hòa Đà Lạt

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2 VÙNG TRỒNG DƯỢC LIỆU

Mục tiêu từ nay đến năm 2025, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục phối hợp với các sở, ngành và các địa phương khoanh vùng bảo vệ các loại cây thuốc quý, hiếm trong vùng rừng đặc dụng, vườn quốc gia; trồng bổ sung 20 loài dược liệu tại 7 vùng sinh thái với tổng diện tích 7.500 ha; bảo tồn ngoại vi khoảng 8 giống dược liệu trên diện tích 3 ha tại các khu vườn sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, để đảm bảo cung ứng trên 200.000 cây dược liệu các loại trên bịch giống cây phục vụ sản xuất, các sở, ngành chuyên môn tổ chức nghiên cứu sản xuất giống gốc, giống nhập nội có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất một số loại dược liệu có giá trị kinh tế cao di thực về từ các địa phương trong nước. Về phía các cơ quan chức năng tiến hành xây dựng, ban hành quy trình sản xuất, công bố tiêu chuẩn chất lượng giống dược liệu, làm cơ sở tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Qua đó, hoàn thiện 15 quy trình kỹ thuật canh tác dược liệu phù hợp với từng vùng sinh thái và chuyển giao nhân rộng diện tích; đào tạo tập huấn đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân về các quy định trong nuôi trồng, khai thác dược liệu tự nhiên, quy trình sản xuất, thu hái, sơ chế bảo quản chất lượng sản phẩm dược liệu.

Cũng theo số liệu tổng hợp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, đến năm 2025, toàn tỉnh phát triển theo hướng bền vững 2 vùng trồng dược liệu. Đó là trồng 1.000 ha dược liệu dưới tán rừng, chân đồi, ven sông, suối thuộc quỹ đất lâm nghiệp như sâm Ngọc Linh, đinh lăng, chè dây, trà hoa vàng, hà thủ ô, hoàng liên ô rô, thông đỏ… Và trồng 1.000 ha dược liệu trên đất nông nghiệp (trồng thuần 762 ha, trồng xen 238 ha), sản lượng đạt trên 27.000 tấn (tăng gấp đôi so với năm 2020), bao gồm các loài dược liệu chính như atiso (420 ha), đương quy (190 ha), đảng sâm (33 ha), diệp hạ châu (52 ha), nấm linh chi (4,5 ha), nấm đông trùng hạ thảo (2 ha), sâm ngọc linh (10 ha)… 

Để có sản phẩm dược liệu đảm bảo an toàn, chất lượng cao, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tập trung trước hết ở khâu “tuyên truyền hướng dẫn, tập huấn và hỗ trợ người nông dân tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP WHO) đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm dược liệu. Tiếp theo ban hành quy trình canh tác an toàn, chứng nhận chất lượng, công bố thành phần dược chất để làm cơ sở thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết cung ứng nguồn nguyên liệu với các nhà máy chế biến trên cả nước. Và cuối cùng xây dựng và hoàn thiện các quy trình, công nghệ thu hoạch, công nghệ sơ chế, chế biến phù hợp để giữ được tốt nhất các thành phần dược tính của dược liệu…”. 

50% SẢN LƯỢNG DƯỢC LIỆU ĐƯỢC TINH CHẾ

Theo đó, tập trung các giải pháp sơ chế, cung cấp nguyên liệu đạt chất lượng cho các nhà máy chế biến dược liệu đông y, tây y trên cả nước, các cơ sở khám, chữa bệnh, từng bước thay thế các nguồn nguyên liệu hiện đang phải nhập khẩu. Đặc biệt, rà soát năng lực tinh chế của các nhà máy, cơ sở hiện có trên địa bàn tỉnh, kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm năng đề xuất ý tưởng, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến tinh chế, phát triển sản phẩm mới từ nguồn dược liệu, từ đó hình thành các chuỗi dược liệu giá trị cao, khép kín từ sản xuất đến chế biến thành phẩm, xây dựng nên các thương hiệu dược liệu đặc trưng của tỉnh. Đến năm 2025, toàn tỉnh đạt 50% sản lượng dược liệu được chế biến tinh, có tối thiểu thêm 5 loại thực phẩm chức năng; từ 15 – 20 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có từ 3 – 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.

“Đến năm 2025, toàn tỉnh hình thành tối thiểu 2 chuỗi cung ứng nguyên liệu dược liệu với các nhà máy chế biến thuốc đông y, tây y lớn trên cả nước. Thu hút các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm lớn đầu tư xây dựng 3 – 5 cơ sở chế biến; mở rộng quy mô trên 30 ha dược liệu đều có ít nhất một chuỗi liên kết, đảm bảo đầu ra cho người sản xuất, nâng tổng số 15 chuỗi kết nối trên 70% diện tích sản xuất dược liệu gắn với thị trường…”, theo ngành Nông nghiệp Lâm Đồng. 

Từ các giải pháp phát triển bền vững, giá trị cao, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương nêu trên, mục tiêu đến năm 2030, sản xuất dược liệu toàn tỉnh đóng góp tỷ lệ tăng trưởng khoảng 2-3% trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp địa phương.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bế giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lớp bồi dưỡng đã trao chứng nhận tốt nghiệp cho 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba) Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban...

Trồng bông cúc bằng điện mặt trời

Cúc là loài hoa khá phổ biến của xứ hoa Đà Lạt. Những giàn nhà kính sáng rực trong đêm, với hàng vạn bóng đèn lung linh trong vườn hoa, đã thành điểm đặc trưng cho nền công nghệ hoa cao nguyên. Vườn cúc được chiếu sáng bằng hệ thống điện mặt trời Trồng bông cúc, trong thời gian sinh trưởng của cây buộc phải thắp đèn chiếu sáng từ 8 tới 10 tiếng mỗi đêm. Đây là kĩ thuật bắt...

Đạ Tẻh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

(LĐ online) - Chiều 25/11, UBND huyện Đạ Tẻh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Mạnh Việt – Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phan Đức Thái – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Tống Giang Nam – Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Nguyễn Văn Tuyên – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện. Đồng chí Nguyễn Mạnh Việt -...

Không thể phủ nhận quyền tự do và dân chủ ở Việt Nam

(LĐ online) - Thời gian qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một số bài nói, bài viết, bài giảng đề cập đến “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.  Theo Tổng Bí thư: Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ...

Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh: Cần có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong...

(LĐ online) - Chiều 25/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh: Lĩnh vực quảng cáo được xác định...

Cùng tác giả

Bế giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lớp bồi dưỡng đã trao chứng nhận tốt nghiệp cho 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba) Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban...

Trồng bông cúc bằng điện mặt trời

Cúc là loài hoa khá phổ biến của xứ hoa Đà Lạt. Những giàn nhà kính sáng rực trong đêm, với hàng vạn bóng đèn lung linh trong vườn hoa, đã thành điểm đặc trưng cho nền công nghệ hoa cao nguyên. Vườn cúc được chiếu sáng bằng hệ thống điện mặt trời Trồng bông cúc, trong thời gian sinh trưởng của cây buộc phải thắp đèn chiếu sáng từ 8 tới 10 tiếng mỗi đêm. Đây là kĩ thuật bắt...

Đạ Tẻh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

(LĐ online) - Chiều 25/11, UBND huyện Đạ Tẻh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Mạnh Việt – Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phan Đức Thái – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Tống Giang Nam – Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Nguyễn Văn Tuyên – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện. Đồng chí Nguyễn Mạnh Việt -...

Không thể phủ nhận quyền tự do và dân chủ ở Việt Nam

(LĐ online) - Thời gian qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một số bài nói, bài viết, bài giảng đề cập đến “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.  Theo Tổng Bí thư: Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ...

Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh: Cần có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong...

(LĐ online) - Chiều 25/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh: Lĩnh vực quảng cáo được xác định...

Cùng chuyên mục

Trồng bông cúc bằng điện mặt trời

Cúc là loài hoa khá phổ biến của xứ hoa Đà Lạt. Những giàn nhà kính sáng rực trong đêm, với hàng vạn bóng đèn lung linh trong vườn hoa, đã thành điểm đặc trưng cho nền công nghệ hoa cao nguyên. Vườn cúc được chiếu sáng bằng hệ thống điện mặt trời Trồng bông cúc, trong thời gian sinh trưởng của cây buộc phải thắp đèn chiếu sáng từ 8 tới 10 tiếng mỗi đêm. Đây là kĩ thuật bắt...

Đà Lạt triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Từ ngày 20/11/2024 đến ngày 15/2/225, TP Đà Lạt triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, trong đó tập trung kiểm tra trong thời gian diễn ra Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn. Cụ thể tổ chức kiểm tra các chợ trung tâm, siêu thị, chợ dân sinh, cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn...

Sản xuất 16 ngàn tấn kén tằm

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự kiến trong năm 2024, Lâm Đồng sản xuất được 16 ngàn tấn kén tằm. Sản lượng kén tằm đạt 92% kế hoạch, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Số kén tằm trên hầu hết được sử dụng trong các doanh nghiệp xe tơ trong tỉnh, sản xuất ra tơ thô phục vụ xuất khẩu. Được biết, riêng tơ thô Lâm Đồng tới ngày...

Đam Rông: Diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 34%

Theo UBND huyện Đam Rông, hiện nay diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn huyện có 1.099,3 ha, tăng thêm 279,6 ha, tương ứng tăng 34% so với cùng kỳ 2023 (chủ yếu là cây ăn quả). Trong đó, diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà kính 31,4 ha (chủ yếu trồng rau, hoa khu vực xã Phi Liêng, Đạ K’nàng). Diện tích sản xuất hữu cơ 15 ha (đã...

Đa dạng hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Trong năm 2024, bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước, Lâm Đồng đã đa dạng hóa các nguồn lực huy động tạo ra những bước chuyển tích cực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ngày càng nhiều hộ dân vùng nông thôn mới tăng thu nhập thông qua chuyển đổi cây trồng phù hợp... Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, toàn tỉnh trong năm 2024 đã huy động các...

Kơ Dơng Ha Biêng trồng hồng ngoại giữa vùng sâu

Giữa vùng sâu Lán Tranh, xã Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương, một nông dân K’Ho đã chuyển đổi cây trồng. Từ vườn cà phê năng suất thấp, một vườn hoa hồng Pháp đã nở rộ. Ông Kơ Dơng Ha Biêng Ông Kơ Dơng Ha Biêng, nông dân thôn Lán Tranh, xã Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương vừa tranh thủ cắt hồng, vừa chia sẻ về quá trình thay đổi trong sản xuất của gia đình. Ông Ha Biêng cho biết, mảnh...

Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV kiểm tra hoạt động sản xuất tại Công ty Nhôm Lâm Đồng

Sáng 23/11, đồng chí Vũ Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có buổi kiểm tra tình hình sản xuất và làm việc với Công ty Nhôm Lâm Đồng - TKV. Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV Vũ Anh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc Tham gia đoàn công tác còn có các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn - Thành viên Hội đồng Thành viên; Nguyễn Tiến...

Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD

Việt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD. Xe nâng vận chuyển gạo xuất khẩu đã được đóng bao về vị trí tập kết Giá lúa và gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng ở một vài loại. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan,...

Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển...

Chuyển đổi công nghiệp là một quá trình tất yếu, khách quan trong quá trình công nghiệp hoá nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung nhằm chuyển sang một giai đoạn phát triển cao hơn, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là chủ trương quan trọng của...

Gấp rút chuẩn bị Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên...

(LĐ online) - Sáng 22/11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên đa dang sinh học và văn hóa địa phương” trong khuôn khổ chương trình chính Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024. Quang cảnh cuộc họp Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất