Powered by Techcity

Cơ hội phát triển cây dược liệu Lâm Đồng (Bài 2)

Bài 2: Phát triển dược liệu trên nhiều vùng sinh thái


Thống kê toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 375,2 ha diện tích trồng đa dạng các loài cây dược liệu trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, trong đó có 302,7 ha trồng thuần, 72,5 ha trồng xen. Ước giá trị sản xuất dược liệu thương phẩm mỗi năm đạt gần 227 tỷ đồng, chiếm 0,6% tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. 

 





Sản xuất cây bồ công anh dược liệu hữu cơ ở vùng sinh thái Lạc Dương
Sản xuất cây bồ công anh dược liệu hữu cơ ở vùng sinh thái Lạc Dương

LỢI THẾ TRÊN TỪNG ĐỊA HÌNH CAO NGUYÊN

Qua khảo sát của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, các vùng sinh thái TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương với độ cao trên dưới 1.500 m so với mặt biển, nhiệt độ trung bình 16 – 220C thích hợp phát triển nhiều loại dược liệu atiso, đảng sâm, đương quy, nấm linh chi, bồ công anh… Đặc biệt, thời gian gần đây xuất hiện nhiều mô hình nuôi trồng các loại nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao như đông trùng hạ thảo, linh chi… Với vùng có độ cao so với mặt biển từ 800 – 1.000 m, nhiệt độ trung bình từ 18 – 250C, thuộc địa bàn các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông đang sản xuất hiệu quả các loài cây dược liệu đương quy, đinh lăng, trà hoa vàng, cỏ ngọt… Trên địa bàn TP Bảo Lộc, các huyện Bảo Lâm, Di Linh nằm ở độ cao trung bình 500 – 800 m so với mặt nước biển, tiềm năng đất đai màu mỡ, thích hợp phát triển nhiều loại dược liệu như đinh lăng, nghệ đen, gừng, tam thất, diệp hạ châu… Và với độ cao từ 200 – 500 m so với mặt biển, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm, nhiệt độ trung bình 22 – 260C, các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên tập trung trồng các loại cây dược liệu có khả năng chịu hạn như bạc hà, diệp hạ châu, sả, nghệ…

Cụ thể toàn tỉnh hiện nay diện tích trồng các loài dược liệu chính như: atiso khoảng 162 ha, năng suất bình quân 50,4 tấn/ha, sản lượng khoảng 8.200 tấn. Cây đương quy trồng với diện tích khoảng 47 ha, năng suất bình quân 27,7 tấn/ha, sản lượng trên 1.100 tấn. Cây đảng sâm khoảng 2,3 ha, sản lượng 25 tấn. Cây diệp hạ châu khoảng 28 ha, năng suất đạt 10,5 tấn/ha. Nấm linh chi là một trong những loại dược liệu cao cấp được nuôi trồng quy mô gia đình với diện tích 3,5 ha, sản lượng 28,8 tấn/năm. Nấm đông trùng hạ thảo nhân nuôi trong môi trường lạnh, khép kín với công nghệ cao, bình quân lợi nhuận 810 triệu đồng/1.000 m2 nhà xưởng/năm. Với sâm Ngọc Linh, một loài cây dược liệu quý có lợi thế cạnh tranh với diện tích khoảng 3.000 m2 đã trồng kinh doanh có kết quả tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Việc nghiên cứu nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh để cung cấp cây giống và nhân sinh khối rễ sâm bằng hệ thống nuôi cấy bioreactor cũng đã đạt được những thành công ban đầu. Ngoài ra, cây lan gấm đang sinh trưởng rải rác trong rừng già, nơi ẩm ướt, gần khe, suối vách đá ở độ cao từ 1.000 – 1.500 m có tại các vùng sinh thái TP Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh. Trong thời gian tới, cây lan gấm phát triển theo hướng bảo tồn và khoanh nuôi tập trung các khu vực rừng lá rộng trên địa bàn huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông.

XUẤT KHẨU KHOẢNG 20% SẢN LƯỢNG DƯỢC LIỆU

Đáng kể toàn tỉnh có 59 cơ sở hàng năm thu mua, chế biến khoảng 7.105 tấn nguyên liệu dược liệu, chiếm 73% tổng sản lượng. Trong đó có 5 công ty, 3 hợp tác xã và tổ hợp tác liên kết 294 hộ sản xuất, thu mua, sơ chế, chế biến dược liệu với tổng diện tích gần 165 ha, sản lượng 4.940 tấn/năm, gồm 3 loại dược liệu chính như atiso, đương quy, diệp hạ châu. Kết quả toàn tỉnh đã có hơn 20 sản phẩm chế biến từ các loài dược liệu địa phương, được Bộ Y tế công nhận thực phẩm chức năng.

Ở khâu đầu ra, sản phẩm dược liệu atiso, nấm linh chi, diệp hạ châu toàn tỉnh có khoảng 20% sản lượng xuất khẩu sang Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada… Trong nội tỉnh, nhu cầu chế biến dược liệu tại các cơ sở, đơn vị bệnh viện, trung tâm y tế sử dụng khoảng 50 – 60 tấn dược liệu/năm, trong đó có tới 38 loại dược liệu có thể sử dụng nguồn nguyên liệu của tỉnh. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có khoảng 70 cơ sở y tế khám, chữa bệnh bằng thuốc đông y, sử dụng nguyên liệu từ cây trồng dược liệu; 12 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chức năng từ dược liệu, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ cây trồng dược liệu trên địa bàn.

“Lâm Đồng với mỗi vùng sinh thái tạo nên sự phát triển phong phú, đa dạng các loài dược liệu thế mạnh của tỉnh. Ngoài đất nông nghiệp, Lâm Đồng có diện tích rừng trên 513.000 ha, trong đó có gần 90% diện tích đã được khoán cho các hộ dân quản lý, bảo vệ. Đây là tiềm năng chính để phát triển nhiều loại dược liệu quý hiếm trên đất lâm nghiệp, dưới tán rừng…”, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đánh giá.     

(CÒN NỮA)



Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Lạt: Bốn mùa thương

Điểm đến của mỗi chuyến đi không chỉ là những vùng đất mới mà còn là những trải nghiệm và cảm nhận mới mẻ mà chúng ta mang về. Đà Lạt, với vẻ đẹp mộng mơ và yên bình, đã đánh thức trong lòng người những chiều sâu tâm hồn đầy lý thú. Đà Lạt - điểm đến của mỗi chuyến đi Có người bảo: Đà Lạt là “nhà bank của kí ức”. Đúng vậy, Đà Lạt không chỉ nổi tiếng...

Học sinh thứ 4 của Trường THPT Bảo Lộc vinh dự được kết nạp Đảng

(LĐ online) - Chiều 3/7, Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho em Đỗ Xuân Phước - học sinh lớp 12A11 theo quyết định của Đảng bộ TP Bảo Lộc. Đây là học sinh thứ 4 của Trường THPT Bảo Lộc vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng kể từ năm 2022 đến nay. Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc trao quyết định kết nạp Đảng cho em Đỗ Xuân Phước Theo...

Lạc Dương hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Huyện Lạc Dương vừa quyết định hỗ trợ 13 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo chăn nuôi 60 bò cái vàng sinh sản tại xã Đưng K’nớ, giai đoạn 2024 -2025.    Theo đó, UBND xã Đưng K’nớ làm chủ đầu tư tổ chức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo 70% chi phí mua con giống bò cái vàng sinh sản với định mức không quá 15 triệu đồng/con cùng các thiết bị, vật tư thiết yếu.  Và...

Thơ, văn viết về vùng đất mới đáng sống

Đạ Tẻh là vùng kinh tế mới, nơi hội tụ cư dân các vùng, miền, đa số các tỉnh miền Trung và một số tỉnh, thành phía Bắc về đây lập nghiệp. Được tách ra từ huyện Đạ Huoai năm 1986, 38 năm trước, Đạ Tẻh là vùng đất hoang sơ, với nhiều khó khăn. Song, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các thế hệ lãnh đạo huyện và tinh thần đoàn kết, nỗ lực của người...

Liên kết phát triển du lịch theo các vùng kinh tế – xã hội 

Quyết định 509/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới; khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo... với định hướng phát triển và liên kết phát triển du lịch theo 6...

Cùng tác giả

Đà Lạt: Bốn mùa thương

Điểm đến của mỗi chuyến đi không chỉ là những vùng đất mới mà còn là những trải nghiệm và cảm nhận mới mẻ mà chúng ta mang về. Đà Lạt, với vẻ đẹp mộng mơ và yên bình, đã đánh thức trong lòng người những chiều sâu tâm hồn đầy lý thú. Đà Lạt - điểm đến của mỗi chuyến đi Có người bảo: Đà Lạt là “nhà bank của kí ức”. Đúng vậy, Đà Lạt không chỉ nổi tiếng...

Học sinh thứ 4 của Trường THPT Bảo Lộc vinh dự được kết nạp Đảng

(LĐ online) - Chiều 3/7, Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho em Đỗ Xuân Phước - học sinh lớp 12A11 theo quyết định của Đảng bộ TP Bảo Lộc. Đây là học sinh thứ 4 của Trường THPT Bảo Lộc vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng kể từ năm 2022 đến nay. Chi bộ Trường THPT Bảo Lộc trao quyết định kết nạp Đảng cho em Đỗ Xuân Phước Theo...

Lạc Dương hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Huyện Lạc Dương vừa quyết định hỗ trợ 13 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo chăn nuôi 60 bò cái vàng sinh sản tại xã Đưng K’nớ, giai đoạn 2024 -2025.    Theo đó, UBND xã Đưng K’nớ làm chủ đầu tư tổ chức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo 70% chi phí mua con giống bò cái vàng sinh sản với định mức không quá 15 triệu đồng/con cùng các thiết bị, vật tư thiết yếu.  Và...

Thơ, văn viết về vùng đất mới đáng sống

Đạ Tẻh là vùng kinh tế mới, nơi hội tụ cư dân các vùng, miền, đa số các tỉnh miền Trung và một số tỉnh, thành phía Bắc về đây lập nghiệp. Được tách ra từ huyện Đạ Huoai năm 1986, 38 năm trước, Đạ Tẻh là vùng đất hoang sơ, với nhiều khó khăn. Song, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các thế hệ lãnh đạo huyện và tinh thần đoàn kết, nỗ lực của người...

Liên kết phát triển du lịch theo các vùng kinh tế – xã hội 

Quyết định 509/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới; khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo... với định hướng phát triển và liên kết phát triển du lịch theo 6...

Cùng chuyên mục

Lạc Dương hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Huyện Lạc Dương vừa quyết định hỗ trợ 13 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo chăn nuôi 60 bò cái vàng sinh sản tại xã Đưng K’nớ, giai đoạn 2024 -2025.    Theo đó, UBND xã Đưng K’nớ làm chủ đầu tư tổ chức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo 70% chi phí mua con giống bò cái vàng sinh sản với định mức không quá 15 triệu đồng/con cùng các thiết bị, vật tư thiết yếu.  Và...

Đam Rông phát triển 35 mô hình trồng dâu, nuôi tằm

Huyện Đam Rông vừa phê duyệt phát triển 35 mô hình trồng dâu, nuôi tằm hơn 657,2 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ hơn 473,6 tỷ đồng, nông hộ đóng góp gần 183,6 triệu đồng.  Cụ thể, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông làm chủ đầu tư 30 mô hình phát triển chăn nuôi tằm của 30 hộ có diện tích cây dâu tằm đang thu hoạch tại các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Đạ Rsal,...

Hiệu quả từ chuyển đổi mô hình kinh tế ở Đam Rông

Việc thực hiện Nghị quyết số 12 của Huyện ủy Đam Rông về sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững, từng bước ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện đã giúp nhiều hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện mở ra hướng đi mới trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo bền...

Hiệu quả từ mô hình trồng dưa hấu theo phương thẳng đứng

(LĐ online) - Việc trồng dưa hấu, một trong những loại trái cây phổ biến nhất vào mùa hè, thường đòi hỏi nông dân phải cúi lưng và quỳ gối, gây ra không ít khó khăn và mệt mỏi. Tuy nhiên, một phương pháp mới đã được phát triển giúp giải quyết vấn đề này, đó là trồng dưa hấu theo phương thẳng đứng. Giải pháp trồng dưa hấu theo chiều thẳng đứng Thay vì trồng trên mặt đất, dưa hấu...

Xây dựng nhãn hiệu sầu riêng, dứa mật Đam Rông và hạt điều Đạ Huoai

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cho phép sử dụng tên địa danh Đam Rông và xác nhận bản đồ khu vực địa lý để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Sầu riêng Đam Rông”, “Dứa mật Đam Rông” và địa danh Đạ Huoai để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Hạt điều Đạ Huoai”. 3 huyện phía Nam Lâm Đồng là vùng khí hậu nắng nóng thích hợp với cây điều Theo đó, UBND huyện Đam Rông được phép sử dụng...

Tập huấn nông nghiệp tuần hoàn cho nông dân chăn nuôi bò sữa

(LĐ online) - Ngày 3/7, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Hội Nông dân huyện Đức Trọng tổ chức tập huấn nông nghiệp tuần hoàn cho 40 hội viên nông dân tại trang trại bò sữa của nông hộ Phạm Văn Hiếu - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh. Hướng dẫn nông dân phối trộn men vi sinh xử lý chất thải Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến...

Đà Lạt: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 10,2%

Thống kê 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn TP Đà Lạt đạt 4.790 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ.  Trong đó diện tích cây trồng hàng năm gần 8.430 ha, đạt 50,5% so với kế hoạch và bằng 101,8% so với cùng kỳ. Cụ thể, diện tích cây trồng chủ lực hàng năm hơn 5.312 ha rau; 3.005 ha hoa; 73ha atiso. So với cùng kỳ lần lượt đạt tỷ lệ 102,4%; 100,7%...

Cát Tiên: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 50% kế hoạch

Theo UBND huyện Cát Tiên, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước đến ngày 27/6 được 27,3 tỷ đồng, đạt 53% kế hoạch; trong đó, thu từ thuế, phí ước đạt gần 18,4 tỷ đồng, đạt hơn 55% kế hoạch. Đặc biệt, huyện Cát Tiên đã thực hiện tốt công tác thu ngân sách nhà nước gắn với đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư công và nguồn vốn 3...

Trên 13,4 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Thông tin từ Hội Nông dân tỉnh, hội viên, nông dân đang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương. 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Hội đã vận động nông dân đóng góp được 13,4 tỷ đồng; 8.851 ngày công lao động để làm mới và sửa chữa 28,1 km đường giao thông nông thôn; nạo vét, kiên cố hóa 46,8 kênh mương; sửa chữa 1 cầu, cống; hiến 12.584 m2 đất... Ngoài...

Chuẩn bị Dự án Phục hồi và cải thiện sinh kế tại Lâm Đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng giao chủ trì với sở, ngành liên quan và các địa phương phối hợp Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) triển khai hoạt động chuẩn bị Dự án Phục hồi và cải thiện sinh kế tại tỉnh Lâm Đồng.  Mục tiêu chuẩn bị Dự án gồm: Thiết kế cơ chế điều phối cơ quan cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã và đối tác; thống nhất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất