Powered by Techcity

Cơ hội cho người trồng cà phê Robusta ở Lâm Đồng

Lâm Đồng là địa phương đứng thứ 2 cả nước (sau Đắk Lắk) về phát triển cây cà phê. Khoảng 91% diện tích cà phê của tỉnh là cà phê Robusta. Bởi vậy, việc thị trường thế giới có nhiều dấu hiệu tích cực và mở ra cơ hội cho cà phê Robusta là niềm vui lớn cho người trồng loại cà phê này ở Lâm Đồng.





Lâm Đồng hiện có trên 160 ngàn ha cà phê Robusta chiếm khoảng 91% tổng diện tích cà phê toàn tỉnh
Lâm Đồng hiện có trên 160 ngàn ha cà phê Robusta chiếm khoảng 91% tổng diện tích cà phê toàn tỉnh

NIỀM VUI CHO NGƯỜI TRỒNG ROBUSTA

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích cà phê của tỉnh hiện có gần 176 ngàn ha. Trong đó, cà phê Robusta chiếm trên 160 ngàn ha, còn lại là cà phê Arabica. 

Sản phẩm cà phê Robusta của tỉnh chủ yếu xuất khẩu qua thị trường các nước: Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia… Theo thống kê, năm 2022, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh đạt trên 90 ngàn tấn với giá trị đạt trên 175 triệu USD.

Ông Nguyễn Thái Nam, người đồng sáng lập Công ty Nông sản thực phẩm hữu cơ Việt Nam (đóng tại huyện Di Linh,) cho biết, thị trường có sự dịch chuyển và giá cà phê Robusta đang được cải thiện tích cực. Năm 2021, giá nhân xô Robusta vào khoảng 36.000 đồng/kg, năm 2022 tăng lên 42.000 đồng/kg và năm 2023 này đạt 66.000 đồng/kg. “Đây là tín hiệu vui cho người trồng cà phê Robusta của Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng”, ông Nguyễn Thái Nam nói. 

Huyện Di Linh là địa phương sản xuất cà phê lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với khoảng 45,6 ngàn ha, sản lượng hàng năm đạt trên 150 ngàn tấn, cà phê đóng góp cho nền kinh tế địa phương hàng năm trên 9 ngàn tỷ đồng. 100% diện tích cà phê của địa phương này là Robusta. Người trồng cà phê ở Di Linh nắm rõ đặc tính của cà phê Robusta và vui mừng trước những biến chuyển tích cực của thị trường đối với dòng cà phê này.

Gắn bó với cây cà phê Robusta từ những năm 1994, nông dân Bùi Trung Đảng (xã Tân Châu, huyện Di Linh) hiện đang sản xuất 1,5 ha cà phê Robusta, chia sẻ: Huyện Di Linh từng trải qua những đợt nắng hạn kéo dài khiến cây bị suy kiệt, rụng lá. Tuy nhiên, cà phê Robusta có sức chống chịu tốt nên chỉ cần tưới một lượng nước nhỏ là cây có thể duy trì sự sống để vượt qua mùa khô hạn và phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa tiếp theo. Cây cà phê Robusta cũng có sức kháng sâu, bệnh hại tốt hơn nhiều lần so với cà phê Arabica nên việc trồng và chăm sóc cũng dễ dàng. 

Nông dân Bùi Trung Đảng nhấn mạnh thêm: “Có những thời điểm giá loại cây trồng này xuống quá thấp nên để duy trì vườn, gia đình trồng xen cây dâu, lấy lá nuôi tằm. Đồng thời, sử dụng phân bón tự ủ thay cho phân bón hóa học để cắt giảm chi phí. Bởi vậy năm nay, khi giá cà phê lên cao và thị trường có nhiều dấu hiệu tích cực nên người trồng cà phê như chúng tôi cũng phấn khởi, hào hứng hơn”.

Và đó cũng là niềm vui chung của nhiều người trồng cà phê ở Di Linh. Theo ông Nguyễn Minh Ngọc – Giám đốc Hợp tác xã Tân Nghĩa (xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh), nơi có gần 70 hộ thành viên chuyên sản xuất cà phê Robusta: Trước thông tin thị trường quan tâm nhiều hơn tới sản phẩm cà phê này, bà con nông dân, các hộ thành viên trong hợp tác xã rất phấn khởi. Bởi giá cả được cải thiện sẽ giúp nông dân tăng nguồn thu nhập. Đặc biệt, đây cũng là cơ sở để bà con nông dân tập trung đầu tư, sản xuất cà phê một cách khoa học, bài bản, bền vững hơn.

• SẴN SÀNG NẮM BẮT CƠ HỘI

Ông Mai Ngọc Định, phụ trách sản xuất chuỗi cà phê bền vững Công ty Xuất nhập khẩu Tám Trình (xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà) cho biết: Từ năm 2022, thị trường có xu hướng chuyển qua sử dụng các sản phẩm từ cà phê Robusta của Việt Nam và đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Giá cà phê cũng tăng dần lên giúp người trồng cà phê yên tâm sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty Xuất nhập khẩu Tám Trình cũng hướng đến mở rộng vùng nguyên liệu, tăng quy mô sản xuất, đặc biệt tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao theo các tiêu chuẩn như 4C, Rainforest Alliance. 

Hiện, doanh nghiệp này đang liên kết với 3.000 hộ nông dân khắp các nơi trong tỉnh để sản xuất cà phê. Mỗi năm, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và cung ứng khoảng 30 – 40 nghìn tấn cà phê ra thị trường. 

Nhận thấy các đối tác nước ngoài có sự thay đổi, quan tâm nhiều hơn đối với sản phẩm Robusta và đặc biệt dành sự ưu ái cho Robusta chất lượng cao của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thọ, Công ty TNHH Nguyên Phúc Nông (đơn vị sản xuất cà phê với thương hiệu Got Coffee, đóng tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) nói rằng: “Trước đây, chúng tôi chỉ sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Song vừa qua các đối tác thị trường Hoa Kỳ đã làm việc và đặt hàng. Bởi vậy chúng tôi mở rộng liên kết với các nông hộ để sản xuất Robusta chất lượng cao, Robusta hữu cơ”. Hiện nay, doanh nghiệp này thực hiện quy trình thu hái chọn lọc, thu hoạch trái chín 100% để đưa vào quy trình chế biến, rang mộc theo tiêu chuẩn SCA của Mỹ, không dùng hương liệu tẩm ướp để giữ trọn vị thật của cà phê. 

Thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, từ năm 2015 đến năm 2022, toàn tỉnh thực hiện tái canh, ghép cải tạo trên 77 ngàn ha cà phê. Riêng năm 2023, địa phương đưa ra kế hoạch thực hiện tái canh, ghép cải tạo với diện tích ước khoảng trên 7 ngàn ha. Theo đánh giá, công tác tái canh, ghép cải tạo giống cà phê Robusta đã góp phần đưa năng suất cà phê của tỉnh từ 2,9 tấn nhân/ha năm 2015 tăng lên 3,3 tấn nhân/ha năm 2021. Sản lượng vì thế cũng được tăng từ 400 ngàn tấn năm 2015 lên 560 ngàn tấn vào năm 2021.

Đối với giống cà phê Robusta tại Lâm Đồng, hiện nay người dân, doanh nghiệp đã và đang áp dụng các giống năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh gỉ sắt như TR4, TR9, TR11, TRS1… Bên cạnh đó, một số giống do người dân chọn lọc có năng suất cao, chất lượng tốt như Thiện Trường, TS5 (xanh lùn), Hữu Thiên. Ông Trần Quang Duy – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng nói: “Hiện nay, địa bàn tỉnh có 248 vườn ươm cây giống cà phê với năng lực sản xuất trên 14 triệu cây giống và 50 triệu chồi ghép. Nguồn giống này đảm bảo đủ cung cấp hàng năm cho việc trồng mới, tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh”.

Cùng với việc đảm bảo về nguồn giống cà phê Robusta chất lượng cao, ngành Nông nghiệp địa phương cũng tổ chức xây dựng mô hình cà phê ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, triển khai 5 vùng sản xuất cà phê Robusta công nghệ cao với quy mô gần 2 ngàn ha. Trong đó bao gồm, 470 ha tại xã Hòa Bắc (huyện Di Linh), 370 ha tại xã Đinh Lạc (huyện Di Linh), 900 ha tại các huyện Lâm Hà, Lạc Dương và huyện Bảo Lâm. 

Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của Lâm Đồng. Do vậy, địa phương thực hiện kế hoạch phát triển ổn định, giữ diện tích 170 ngàn ha vào năm 2025, trong đó, diện tích cà phê Robusta 150 nghà ha với năng suất 3,5 tấn/ha và tổng sản lượng vào khoảng 550 ngàn tấn. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Trưng bày sách kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

(LĐ online) - Kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 (1945 – 2024), Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày, giới thiệu với độc giả hơn 60 đầu sách về di sản văn hóa Việt Nam. Qua đó, đã giới thiệu sâu rộng những di sản văn hóa trên mọi miền đất nước được lớp lớp thế hệ người Việt sáng tạo nên trải qua hàng ngàn năm lịch sử.   Không gian...

Trồng lạc đen và chanh dây ngọt trong vườn cà phê

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có kết quả 2 mô hình trồng cây lạc đen và cây chanh ngọt trong vườn cà phê tại 3 huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.    Cụ thể trồng cây lạc đen CNC1 trong vườn cà phê tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng quy mô 2 ha/2 hộ, tỷ lệ cây sống trên 90%. Thời gian trồng đến thu hoạch 130-135 ngày. Chiều cao cây thu hoạch...

Chống lãng phí, nhiệm vụ cấp bách hiện nay (Bài 2)

Cả tham nhũng, lãng phí và tiêu cực đều gắn với quyền lực bị tha hóa, chúng đều có chung bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, ăn bám, trên sức lao động của người khác. Vì vậy, rõ ràng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không loại trừ một ai, ở cương vị nào, nó cũng được...

Giải ngân xây dựng nông thôn mới đạt gần 62%

Thống kê đến đầu tháng 11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước xây dựng nông thôn mới đạt gần 260 tỷ đồng, gần 62% kế hoạch năm 2024. Tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2024 tại Lâm Đồng là trên 331 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh gần 200 tỷ đồng, ngân sách...

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục họp đợt thứ 2 từ ngày 20/11 đến 30/11. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.   Theo chương trình kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Chiều 20/11, Ủy viên Ủy...

Cùng tác giả

Trưng bày sách kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

(LĐ online) - Kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 (1945 – 2024), Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày, giới thiệu với độc giả hơn 60 đầu sách về di sản văn hóa Việt Nam. Qua đó, đã giới thiệu sâu rộng những di sản văn hóa trên mọi miền đất nước được lớp lớp thế hệ người Việt sáng tạo nên trải qua hàng ngàn năm lịch sử.   Không gian...

Trồng lạc đen và chanh dây ngọt trong vườn cà phê

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có kết quả 2 mô hình trồng cây lạc đen và cây chanh ngọt trong vườn cà phê tại 3 huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.    Cụ thể trồng cây lạc đen CNC1 trong vườn cà phê tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng quy mô 2 ha/2 hộ, tỷ lệ cây sống trên 90%. Thời gian trồng đến thu hoạch 130-135 ngày. Chiều cao cây thu hoạch...

Chống lãng phí, nhiệm vụ cấp bách hiện nay (Bài 2)

Cả tham nhũng, lãng phí và tiêu cực đều gắn với quyền lực bị tha hóa, chúng đều có chung bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, ăn bám, trên sức lao động của người khác. Vì vậy, rõ ràng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không loại trừ một ai, ở cương vị nào, nó cũng được...

Giải ngân xây dựng nông thôn mới đạt gần 62%

Thống kê đến đầu tháng 11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước xây dựng nông thôn mới đạt gần 260 tỷ đồng, gần 62% kế hoạch năm 2024. Tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2024 tại Lâm Đồng là trên 331 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh gần 200 tỷ đồng, ngân sách...

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục họp đợt thứ 2 từ ngày 20/11 đến 30/11. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.   Theo chương trình kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Chiều 20/11, Ủy viên Ủy...

Cùng chuyên mục

Trồng lạc đen và chanh dây ngọt trong vườn cà phê

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có kết quả 2 mô hình trồng cây lạc đen và cây chanh ngọt trong vườn cà phê tại 3 huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.    Cụ thể trồng cây lạc đen CNC1 trong vườn cà phê tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng quy mô 2 ha/2 hộ, tỷ lệ cây sống trên 90%. Thời gian trồng đến thu hoạch 130-135 ngày. Chiều cao cây thu hoạch...

Giải ngân xây dựng nông thôn mới đạt gần 62%

Thống kê đến đầu tháng 11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước xây dựng nông thôn mới đạt gần 260 tỷ đồng, gần 62% kế hoạch năm 2024. Tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2024 tại Lâm Đồng là trên 331 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh gần 200 tỷ đồng, ngân sách...

Dalanewfarm “trình làng” 2 sản phẩm ĐTHT mới

Tại 3 gian hàng của Phiên chợ rau - hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 5/12 - 15/12/2024 trong dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, Công ty TNHH Rau Hoa Song Bill (thương hiệu Dalanewfarm) “trình làng” 2 sản phẩm mới đông trùng hạ thảo (ĐTHT) tiềm gà và bồ câu. Đây là 2 sản phẩm ĐTHT được chuyển giao quy trình chế biến từ đầu bếp 5 sao nổi tiếng trong nước, sau đó Công ty...

Truyền thông nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể cho nông dân

(LĐ online) - Ngày 19/11, tại TP Đà Lạt Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền nâng cao nhận thức các chủ trương, chính sách về kinh tế tập thể cho hội viên, nông dân. Nông dân tham gia Hội nghị tuyên truyền nhiệt tình và đóng góp nhiều thông tin thiết thực Theo đó, trên 150 hội viên nông dân, nông dân các địa phương gồm TP Đà Lạt, huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương,...

Đặt chỉ tiêu thu ngân sách trên 2.500 tỷ trong 2 tháng cuối năm

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu tăng cường thu ngân sách trong 2 tháng cuối năm 2024. Ngành thuế tăng cường thu ngân sách từ các đề án chống thất thu thuế Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng, tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện đến 31/10/2024 là 10.773 tỷ đồng, đạt 82% dự toán Trung ương, 76% dự toán địa phương và bằng 104% so cùng kỳ. Thuế phí thực hiện 6.165 tỷ...

123 nông hộ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đạ Huoai”

Thống kê đến nay đã có 123 nông hộ sản xuất 466,6 ha sầu riêng VietGAP được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đạ Huoai”, tập trung các xã Hà Lâm, Phước Lộc, Mađaguôi và thị trấn Đạ M’ri, sản lượng năm 2024 đạt trên 7.000 tấn. Được biết, từ năm 2019 đến nay, huyện Đạ Huoai đã cung cấp 191.441 tem dán cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng nhận...

Bảo Lâm hơn 1,7 tỷ đồng trồng cây xanh đô thị

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng và Công trình công cộng huyện Bảo Lâm đã được giao làm chủ đầu tư trồng cây xanh trên các tuyến đường đô thị và khuôn viên trường học trên địa bàn, tổng kinh phí hơn 1,7 tỷ đồng. Cụ thể 863 cây muồng hoa đào trồng nối tiếp trên đường Lạc Long Quân, thị trấn Lộc Thắng; trồng nối một phần vỉa hè đoạn ngã ba Cát Quế đi xã...

Đam Rông hướng đến 3 tiểu vùng phát triển kinh tế

Hướng đến 3 tiểu vùng phát triển kinh tế nông nghiệp tập trung, huyện Đam Rông tiếp tục cơ cấu cây trồng gắn với xây dựng chuỗi liên kết, tạo lợi thế so sánh, cạnh tranh tích cực trên thị trường. Huyện Đam Rông quy hoạch tiểu vùng II phát triển cây mắc ca, cà phê tập trung 2 xã Đạ K’nàng và Phi Liêng Thống kê trong 3 năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây...

Trồng xà lách thủy tinh trên giá thể

Những cây xà lách thủy tinh xanh non, giòn rụm thường được trồng trên hệ thống thủy canh. Nhưng, một kỹ sư nông nghiệp đã mở một hướng mới, đó là trồng xà lách thủy tinh trên giá thể trong luống. Anh Cao Xuân Tuấn đang trồng xà lách thủy tinh trên giá thể “Xà lách thủy tinh là giống xà lách rất giòn, ngọt, thường được các nông trại canh tác trên hệ thống thủy canh. Đây là giống xà...

Bảo tồn và phát triển nguồn gen giống rau, hoa Đà Lạt 

Những bước đột phá trong công tác chọn giống cây trồng và kỹ thuật thâm canh nông nghiệp đã làm cho các giống địa phương bị thay thế nhanh chóng bởi các giống lai, giống mới thuần chủng cho năng suất cao, nhiều giống cây trồng bản địa không còn tồn tại trong sản xuất, quỹ gen đang bị xói mòn. Vì vậy, việc thu thập, bảo tồn những nguồn gen quý để phục vụ chọn tạo giống cây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất