Powered by Techcity

Chuyện về ngôi chùa làng

Tôi biết thầy Thích Đạo Thành, trụ trì chùa Pháp Vân, tại thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng đã từ lâu nhưng khi đặt bút viết về ngôi cổ tự này thì lại lừng khừng. Vậy nhưng, sau mấy lần vãn cảnh nơi đây, hôm nay, tôi quyết định viết vài dòng về ngôi chùa khá đặc biệt này. 





Con đường chữa bệnh thân, tâm ở chùa Pháp Vân
Con đường chữa bệnh thân, tâm ở chùa Pháp Vân

Chùa Pháp Vân nằm sát Quốc lộ 20, muốn lên chùa, các phật tử phải chinh phục được con dốc thoai thoải. Thầy Thích Đạo Thành – hiện là trụ trì chùa Pháp Vân cho biết, chùa được hình thành từ năm 1968 do cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm cùng người dân trong vùng chung tay tạo lập nhằm đáp ứng nhu cầu đi chùa lễ phật của phật tử. Sau nhiều năm trùng tu xây dựng, chùa Pháp Vân đã trở nên khang trang và có những điểm nhấn không chỉ với phật tử trong vùng mà còn đối với du khách gần xa. Ấn tượng đầu tiên về ngôi chùa này chính là công trình cổng tam quan theo chiều dọc. Mái của cổng tam quan được làm bằng gỗ sao, phía dưới mái cổng có một khối gỗ từ lõi cây ké với trọng lượng khoảng 3 tấn bắc ngang. Cột hai bên được ráp với nhau bằng những khối đá lớn, ở giữa có khắc chữ hán tạo nên nét cổ kính, uy nghiêm cho ngôi chùa. Chùa Pháp Vân có tổng diện tích 2,2 ha gồm những công trình chính như: lầu chuông trống, chánh điện, nhà tổ, nhà chúng, trai đường…

Đến với chùa Pháp Vân, thiện nam tín nữ không chỉ biết đến ngôi chùa cổ kính mà còn thích thú bởi những công trình độc đáo, trong đó con đường đá chữa bệnh thân, tâm là một điển hình. Ngoài lối lên chùa được thảm nhựa thì nơi đây còn có con đường được rải bằng đá để chữa bệnh. Được sự giới thiệu của thầy Thích Đạo Thành, phóng viên đã có sự trải nghiệm đáng nhớ khi đi chân không trên con đường chữa bệnh này. Trao đổi với chúng tôi, thầy Thích Đạo Thành cho biết: con đường chữa bệnh thân, tâm được làm từ năm 2016 với chiều dài 64 m. Đường được rải hơn 4 xe đá với số lượng 15.000 viên được đưa về từ tỉnh Ninh Thuận, đá lớn thì dùng để làm tường hai bên con đường, đá nhỏ thì được nhà chùa xếp đều giữa lối đi. Hai bên con đường trị bệnh thân, tâm này có các trụ đá được ghi những lời kinh pháp cú trong đạo Phật. Chiều dài con đường là 64 m tượng trưng cho 64 quẻ, theo triết lý âm dương. “Khi đi trên con đường này bằng chân không thì các huyệt đạo sẽ được kích hoạt lên đôi bàn chân, có tác dụng chữa bệnh cho cơ thể. Độ sắc nhọn của đá rải trên lối đi giảm dần theo chiều dài con đường để giúp con người kiên trì hơn trong việc đi lại chữa bệnh. Khi đi, nếu thấy mệt thì có thể dừng lại nghỉ ngơi và đọc kinh pháp cú giúp con người giảm bớt và tiến đến buông bỏ ba nghiệp chướng là tham, sân, si. Đây chính là những căn bệnh từ tâm mà ra”, thầy Thích Đạo Thành nhấn mạnh.

Trên con đường chữa bệnh thân, tâm tại chùa Pháp Vân, hai bên đường có mô phỏng 11 hình người gánh 3 chữ tâm tượng trưng cho 11 nguyện tâm sở. 3 chữ tâm đại diện cho tâm quá khứ, tâm hiện tại và tâm vị lai. Vào buổi sáng và buổi chiều, con đường trị bệnh thân, tâm tại chùa Pháp Vân thường có những phật tử trong làng sau khi đến lễ phật, vãn cảnh họ lại thử sức mình trên con đường này với mục đích nâng cao sức khỏe và tạo sự an lạc trong tâm hồn.

Ngoài việc đi chùa lễ phật, trị bệnh thân, tâm trên con đường đá, phật tử còn được tham quan một không gian với những cổ vật mà thầy Thích Đạo Thành cất công sưu tầm trong 13 năm qua. Trong chùa Pháp Vân, thầy Thích Đạo Thành dành ra một không gian nhỏ nhưng vô cùng ấm cúng để trưng bày những cây đèn bão, đèn dầu, đèn măng sông, máy đánh chữ, điện thoại cổ, đồng hồ xưa, những dụng cụ lao động của người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Tất cả như một bảo tàng đồ xưa thu nhỏ giữa chốn phật môn, có tác dụng giúp cho phật tử và thế hệ trẻ hiểu hơn về văn hóa, lịch sử của từng giai đoạn và văn hóa của tộc người.

Tháng Bảy trời Tây Nguyên hay đến lạ, hạt mưa, sợi nắng cứ chen chân nhau rải đều nơi “làng chùa” Đức Trọng. Đến với phật môn, một lần nữa lòng người lại thênh thang và an yên đến kỳ lạ. Chuông chiều đã điểm, tiếng mõ rền vang giữa đất trời, vẳng từ xa tiếng kinh cầu nguyện quốc thái dân an vang vọng. “Làng chùa” Đức Trọng, Pháp Vân cổ tự một lần nữa hằn lên trong tâm của kẻ lữ khách sau một lần đến vãn cảnh nơi này.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri TP Đà Lạt

(LĐ online) - Ngày 20/11, các tổ đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X và đại biểu HĐND TP Đà Lạt khóa XII đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại một số phường của TP Đà Lạt. Tổ đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng và HĐND TP Đà Lạt tiếp xúc với cử tri Phường 2 Tại buổi tiếp xúc, đại diện các tổ đại biểu HĐND 2 cấp đã báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế -...

Toàn tỉnh đạt gần 106,8% kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ

(LĐ online) - Tại Hội nghi sơ kết Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tổ chức sáng ngày 20/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển Lâm Đồng cho biết: Sau 4 năm triển khai Đề án này, toàn tỉnh phát triển gần 1.708,2 ha đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ, tương ứng với tỷ lệ gần 106,8% kế hoạch.     Quang cảnh Hội nghị Trong đó, diện tích các loại cây trồng tương ứng với các tỷ lệ như: cà...

Trưng bày sách kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

(LĐ online) - Kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 (1945 – 2024), Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày, giới thiệu với độc giả hơn 60 đầu sách về di sản văn hóa Việt Nam. Qua đó, đã giới thiệu sâu rộng những di sản văn hóa trên mọi miền đất nước được lớp lớp thế hệ người Việt sáng tạo nên trải qua hàng ngàn năm lịch sử.   Không gian...

Trồng lạc đen và chanh dây ngọt trong vườn cà phê

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có kết quả 2 mô hình trồng cây lạc đen và cây chanh ngọt trong vườn cà phê tại 3 huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.    Cụ thể trồng cây lạc đen CNC1 trong vườn cà phê tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng quy mô 2 ha/2 hộ, tỷ lệ cây sống trên 90%. Thời gian trồng đến thu hoạch 130-135 ngày. Chiều cao cây thu hoạch...

Chống lãng phí, nhiệm vụ cấp bách hiện nay (Bài 2)

Cả tham nhũng, lãng phí và tiêu cực đều gắn với quyền lực bị tha hóa, chúng đều có chung bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, ăn bám, trên sức lao động của người khác. Vì vậy, rõ ràng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không loại trừ một ai, ở cương vị nào, nó cũng được...

Cùng tác giả

Đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri TP Đà Lạt

(LĐ online) - Ngày 20/11, các tổ đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X và đại biểu HĐND TP Đà Lạt khóa XII đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại một số phường của TP Đà Lạt. Tổ đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng và HĐND TP Đà Lạt tiếp xúc với cử tri Phường 2 Tại buổi tiếp xúc, đại diện các tổ đại biểu HĐND 2 cấp đã báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế -...

Toàn tỉnh đạt gần 106,8% kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ

(LĐ online) - Tại Hội nghi sơ kết Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tổ chức sáng ngày 20/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển Lâm Đồng cho biết: Sau 4 năm triển khai Đề án này, toàn tỉnh phát triển gần 1.708,2 ha đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ, tương ứng với tỷ lệ gần 106,8% kế hoạch.     Quang cảnh Hội nghị Trong đó, diện tích các loại cây trồng tương ứng với các tỷ lệ như: cà...

Trưng bày sách kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

(LĐ online) - Kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 (1945 – 2024), Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày, giới thiệu với độc giả hơn 60 đầu sách về di sản văn hóa Việt Nam. Qua đó, đã giới thiệu sâu rộng những di sản văn hóa trên mọi miền đất nước được lớp lớp thế hệ người Việt sáng tạo nên trải qua hàng ngàn năm lịch sử.   Không gian...

Trồng lạc đen và chanh dây ngọt trong vườn cà phê

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có kết quả 2 mô hình trồng cây lạc đen và cây chanh ngọt trong vườn cà phê tại 3 huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.    Cụ thể trồng cây lạc đen CNC1 trong vườn cà phê tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng quy mô 2 ha/2 hộ, tỷ lệ cây sống trên 90%. Thời gian trồng đến thu hoạch 130-135 ngày. Chiều cao cây thu hoạch...

Chống lãng phí, nhiệm vụ cấp bách hiện nay (Bài 2)

Cả tham nhũng, lãng phí và tiêu cực đều gắn với quyền lực bị tha hóa, chúng đều có chung bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, ăn bám, trên sức lao động của người khác. Vì vậy, rõ ràng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không loại trừ một ai, ở cương vị nào, nó cũng được...

Cùng chuyên mục

Trưng bày sách kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

(LĐ online) - Kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 (1945 – 2024), Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày, giới thiệu với độc giả hơn 60 đầu sách về di sản văn hóa Việt Nam. Qua đó, đã giới thiệu sâu rộng những di sản văn hóa trên mọi miền đất nước được lớp lớp thế hệ người Việt sáng tạo nên trải qua hàng ngàn năm lịch sử.   Không gian...

Đoàn nghệ nhân Lâm Đồng đoạt 7 giải thưởng Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Hà Nội

(LĐ online) - Sau 3 ngày diễn ra tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), tối 18/11, Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức đã khép lại. Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024...

Doanh nghiệp đề xuất tổ chức miễn phí chương trình bế mạc Festival Hoa Đà Lạt

(LĐ online) - Công ty TNHH TZ Việt Phát vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất tổ chức miễn phí chương trình bế mạc Festival Hoa Đà Lạt và lễ hội countdown đón năm mới 2025.  Biểu diễn văn nghệ trong đêm bế mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2022 Ngày 18/11, Công ty TNHH TZ Việt Phát, một đơn vị truyền thông và tổ chức sự kiện quy mô lớn trên toàn quốc cho biết vừa có văn bản đề xuất UBND...

Lần đầu tiên tổ chức giải đua ngựa tại Festival Hoa Đà Lạt

Huyện Lạc Dương sẽ tổ chức nhiều sự kiện đặc sắc hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X. Nhiều hoạt động văn hóa – thể thao sẽ được tổ chức trên địa bàn huyện Lạc Dương nhằm chào mừng Festival hoa Đà Lạt lần thứ X. Ảnh: Phạm Quang Theo UBND huyện Lạc Dương, trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, huyện Lạc Dương sẽ tổ chức chuỗi sự kiện đặc sắc nhằm quảng bá văn hóa, du...

26 nghệ nhân Tày, Nùng huyện Lâm Hà tham gia Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính tại Hà Nội

(LĐ online) - Nằm trong Tuần "Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam", Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024 diễn ra từ ngày 16 - 18/11 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức.  Không gian lễ khai mạc Liên hoan Liên...

Tọa đàm Âm nhạc truyền tải thông điệp Phật giáo lan toả giá trị hoà bình

(LĐ online) - Nằm trong chương trình hợp tác thực hiện 4 đề án “Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản” bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp tổ chứcTọa đàm Âm nhạc trong việc truyền tải thông điệp Phật giáo lan toả giá trị hoà bình. Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Trưởng ban...

Chương trình âm nhạc Phật giáo với chủ đề Sáng đạo trong đời

(LĐ online) - Đêm 15/11, tại Trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng đã diễn ra Chương trình âm nhạc Phật giáo với chủ đề Sáng đạo trong đời do Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp cùng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng tổ chức.  Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao thư cảm ơn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức đêm...

Đam Rông tổ chức Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ II

(LĐ online) - Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Đam Rông (30/12/2004 - 30/12/2024), tối 14/11, huyện Đam Rông tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng huyện Đam Rông lần thứ II năm 2024. Ông Đa Cát Vinh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo địa phương cùng...

Tất cả các dòng sông đều chảy

Trở lại huyện Bảo Lâm tuổi ba mươi thành lập và phát triển, tôi liên tưởng đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nữ nhà văn Nancy Cato “Tất các dòng sông đều chảy” (All The Rivers Run). Cuốn sách viết về vùng đất và con người miền Nam nước Úc bằng giọng văn êm ái và hạnh phúc dâng đầy... Sương giăng. Ảnh: Nguyễn Văn Thương Bảo Lâm xưa thuộc cao nguyên Djing-B’Lao. Cuối thế kỷ XIX, khi còn là...

Đưa vẻ đẹp văn hóa các dân tộc Lâm Đồng đến Ấn Độ

Những ngày qua, trong muôn màu âm sắc ca múa nhạc, những tích trò diễn xướng dân gian của cư dân miền đất văn minh sông Hằng ở Ấn Độ xa xôi, Đoàn Nghệ thuật dân tộc Nam Tây Nguyên (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng) đã vượt chặng đường dài góp một âm điệu độc đáo, riêng biệt. Chương trình biểu diễn của đoàn tại lễ hội được đón nhận nồng nhiệt Lần đầu tiên, các nghệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất