Powered by Techcity

Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân để thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao

Bên cạnh sự tìm tòi áp dụng của nhà vườn Đà Lạt, các đơn vị chức năng của Lâm Đồng và của Đà Lạt trong nhiều năm nay cũng tăng cường việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân thông qua nhiều hình thức, một trong những đơn vị dẫn đầu trong công tác này là Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt. 





Một cuộc hội thảo đầu bờ ngay tại nhà dân do Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt tổ chức
Một cuộc hội thảo đầu bờ ngay tại nhà dân do Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt tổ chức

NHIỀU HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM

Thống kê ngành chức năng Đà Lạt cho biết, trong 12 phường và 4 xã hiện nay của Đà Lạt có 10 phường và 4 xã canh tác nông nghiệp với tổng diện tích đất sản xuất khoảng 10.500 ha, trong đó đã có đến 7.006 ha ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chiếm trên 66,7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Như đánh giá của Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, cho đến nay, hầu hết các công nghệ canh tác tiên tiến trên thế giới đều được nông dân Đà Lạt áp dụng; các giống rau, hoa mới nhập nội đều được canh tác đại trà, chất lượng sản phẩm nông nghiệp Đà Lạt ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. 

Theo ông Nguyễn Văn Quang – Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, hằng năm bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao, Trung tâm luôn xác định việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu mà đơn vị luôn ưu tiên.

Chẳng hạn, năm 2022 vừa qua, Trung tâm đã phối hợp với Hội Nông dân Đà Lạt, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Đồng và các công ty phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong nước tổ chức trên 20 lớp tham quan, tập huấn và hội thảo đầu bờ, tham quan mô hình sản xuất hiệu quả, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới với hơn 600 lượt nông dân tham gia.

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2023, từ nguồn vốn tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh và của TP Đà Lạt, Trung tâm đã triển khai 4 mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh (tổng diện tích 2,1 ha, gồm 3 mô hình tại Phường 11 và 1 mô hình tại Phường 7); 3 mô hình trồng dâu tây ngoài trời (rộng 0,4 ha gồm 2 mô hình tại xã Tà Nung, 1 mô hình tại Phường 7); 6 mô hình trồng hoa lay-ơn nhập khẩu củ giống từ Hà Lan (rộng 0,6 ha) tại Phường 11.

Trung tâm cũng đã chuyển giao 40 máy hút ẩm nhãn hiệu Fujie HM-1800DS cho các nông dân đang sản xuất hồng treo gió theo công nghệ Nhật Bản tại 2 xã Xuân Trường và Trạm Hành. Bộ phận chuyên môn của Trung tâm hiện đang khảo sát để chọn địa điểm và các cá nhân, tổ chức thực hiện các mô hình còn lại trong năm nay.

Đặc biệt, theo ông Quang, để thực hiện Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 30/1/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt Đề án Quản lý nhà kính, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm đã chỉ đạo mạng lưới khuyến nông trên thành phố khảo sát hiện trạng nhà kính tại Đà Lạt; tuyên truyền, vận động người dân không xây dựng nhà kính lấn chiếm đất lâm nghiệp, xây dựng nhà kính đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chuyển đổi dần sang sản xuất cây trồng ngoài trời, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

HƯỚNG ĐẾN MỘT NỀN NÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN VÀ THÂN THIỆN

Định hướng chung của TP Đà Lạt trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, như Nghị quyết về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Thành ủy Đà Lạt đưa ra, vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ từ các nước tiên tiến đến nông dân; ưu tiên những thành tựu công nghệ phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.

Thành phố cũng đặt ra mục tiêu tăng cường công tác xã hội hóa để hỗ trợ các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn, điều kiện sản xuất mang tính ứng dụng cao; tập trung nghiên cứu đi đôi với chuyển giao; xây dựng các dự án ứng dụng công nghệ cao đồng bộ trong các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị tại địa phương. 

Đà Lạt cũng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp; nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ trong điều khiển hệ thống tưới tự động, cung cấp dinh dưỡng qua hệ thống tưới, phun thuốc tự động; qua hệ thống cảm biến điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong chế biến, bảo quản nông sản; triển khai đề án cơ giới hóa trong nông nghiệp, hỗ trợ ứng dụng máy móc nông nghiệp tập trung vào các khâu làm đất, tưới nước, chăm sóc, bón phân và thu hoạch đảm bảo phù hợp với điều kiện địa hình, trình độ sản xuất và mức độ tự động hóa cao.

Trong khâu giống Đà Lạt cũng hướng đến việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng; tiếp tục đầu tư nghiên cứu, lai tạo, nuôi cấy nhằm tạo các loại giống tốt nhất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cho năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất thương phẩm; nghiên cứu thực nghiệm hoàn thiện quy trình và chuyển giao mô hình canh tác tiên tiến cho nông dân; phối hợp với các sở, ngành của tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp nhập nội, khảo nghiệm giống mới. 

Trước mắt, theo ông Quang, để thực hiện tốt việc quản lý nhà kính, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn Đà Lạt theo định hướng của tỉnh, thành phố cần thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; ưu tiên phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao tại Lộc Quý xã Xuân Thọ, phát triển các làng hoa Thái Phiên, làng hoa Vạn Thành và tiếp tục công nhận các vùng sản xuất rau, hoa đạt chuẩn vùng công nghệ cao.

Ông Quang cũng đề nghị thành phố cần hỗ trợ và phát triển các địa điểm nuôi cấy mô, đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ sinh học tiên tiến, phát triển ngân hàng giống nhằm cung ứng cho người nông dân các giống sạch bệnh, kháng bệnh tốt, năng suất và chất lượng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường; hướng đến các sản phẩm nông nghiệp an toàn sinh học, nông nghiệp hữu cơ và tiến đến không dùng hóa chất bảo vệ thực vật hóa học, phân bón vô cơ. Vận động và khuyến khích người dân canh tác nông nghiệp bền vững, giữ gìn và bảo vệ môi trường, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục; tránh việc xử lý đất bằng hóa chất đã bị hạn chế sử dụng, tránh lạm dụng thuốc diệt cỏ.

Bên cạnh đó, thường xuyên liên hệ với các đơn vị nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt; Đại học Đà Lạt; Phân viện Sinh học Đà Lạt, Trung tâm Nghiên cứu rau, hoa và khoai tây; các cơ sở nuôi cấy mô… để phối hợp chuyển giao, trao đổi các thông tin khoa học kỹ thuật mới về lĩnh vực nông nghiệp, về công tác giống và ứng dụng mới vào sản xuất để chuyển giao cho nông dân.

“Người nông dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất, hằng ngày lặn lội ngoài vườn. Nhà nước và cơ quan chuyên môn nên đồng hành, định hướng chiến lược giúp người dân yên tâm ổn định sản xuất, cung ứng hàng hóa chất lượng, cùng tham gia giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp” – ông Quang suy nghĩ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo Lộc: Hỗ trợ nông dân nuôi bò Angus

Thông tin từ UBND TP Bảo Lộc cho biết, thành phố đang tiến hành hỗ trợ nông dân đa dạng hoá sinh kế bằng nuôi bò Angus. Theo đó, “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nuôi bò sinh sản lai Angus” được triển khai trên địa bàn xã Đam B’ri trong thời gian 36 tháng. Đối tượng tham gia dự án gồm 7 hộ, trong đó có 2 hộ cận nghèo, 2 hộ thoát nghèo,...

Lạc Dương: Hơn 45,5 tỷ đồng nguồn vốn giảm nghèo năm 2024

Thống kê tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Dương hơn 45,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước (gần 15,7 tỷ đồng); nguồn vốn huy động (hơn 3,6 tỷ đồng); nguồn vốn cộng đồng dân cư đối ứng (hơn 6 tỷ đồng); nguồn vốn tín dụng (hơn 20,1 tỷ đồng).  Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến cuối năm 2024, toàn...

KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN BẢO LÂM (1994-2024): Những thành tựu trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng và thường xuyên chăm lo đến xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh về mọi mặt. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng đã được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng, từ cương lĩnh đến văn kiện các đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị tới chương trình...

Mở ra cánh cửa hiện đại hóa để Bảo Lâm tăng tốc phát triển

Thời gian qua, huyện Bảo Lâm đã tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa. Từ đó, mở ra cánh cửa hiện đại hóa để Bảo Lâm bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng dân tộc. Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng là một trong những dự án khai thác, chế biến khoáng sản...

Thế mạnh phát triển du lịch ở Bảo Lâm

Bảo Lâm là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều thắng cảnh đẹp, khí hậu quanh năm mát mẻ và đa dạng văn hóa nên rất phù hợp để khai thác, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch nông nghiệp trong thời gian tới. Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng hồ Lộc Thắng (quy mô 300 ha) • TÍN HIỆU MỚI Có thể nhận thấy, trong thời gian qua, tại...

Cùng tác giả

Bảo Lộc: Hỗ trợ nông dân nuôi bò Angus

Thông tin từ UBND TP Bảo Lộc cho biết, thành phố đang tiến hành hỗ trợ nông dân đa dạng hoá sinh kế bằng nuôi bò Angus. Theo đó, “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nuôi bò sinh sản lai Angus” được triển khai trên địa bàn xã Đam B’ri trong thời gian 36 tháng. Đối tượng tham gia dự án gồm 7 hộ, trong đó có 2 hộ cận nghèo, 2 hộ thoát nghèo,...

Giá cà phê trong nước đồng loạt giảm

Giá cà phê thế giới tăng, giảm khó lường Giá cà phê hôm nay 19/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 00 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới). Người...

Lạc Dương: Hơn 45,5 tỷ đồng nguồn vốn giảm nghèo năm 2024

Thống kê tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Dương hơn 45,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước (gần 15,7 tỷ đồng); nguồn vốn huy động (hơn 3,6 tỷ đồng); nguồn vốn cộng đồng dân cư đối ứng (hơn 6 tỷ đồng); nguồn vốn tín dụng (hơn 20,1 tỷ đồng).  Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến cuối năm 2024, toàn...

KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN BẢO LÂM (1994-2024): Những thành tựu trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng và thường xuyên chăm lo đến xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh về mọi mặt. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng đã được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng, từ cương lĩnh đến văn kiện các đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị tới chương trình...

Mở ra cánh cửa hiện đại hóa để Bảo Lâm tăng tốc phát triển

Thời gian qua, huyện Bảo Lâm đã tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa. Từ đó, mở ra cánh cửa hiện đại hóa để Bảo Lâm bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng dân tộc. Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng là một trong những dự án khai thác, chế biến khoáng sản...

Cùng chuyên mục

Bảo Lộc: Hỗ trợ nông dân nuôi bò Angus

Thông tin từ UBND TP Bảo Lộc cho biết, thành phố đang tiến hành hỗ trợ nông dân đa dạng hoá sinh kế bằng nuôi bò Angus. Theo đó, “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nuôi bò sinh sản lai Angus” được triển khai trên địa bàn xã Đam B’ri trong thời gian 36 tháng. Đối tượng tham gia dự án gồm 7 hộ, trong đó có 2 hộ cận nghèo, 2 hộ thoát nghèo,...

Lạc Dương: Hơn 45,5 tỷ đồng nguồn vốn giảm nghèo năm 2024

Thống kê tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Dương hơn 45,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước (gần 15,7 tỷ đồng); nguồn vốn huy động (hơn 3,6 tỷ đồng); nguồn vốn cộng đồng dân cư đối ứng (hơn 6 tỷ đồng); nguồn vốn tín dụng (hơn 20,1 tỷ đồng).  Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến cuối năm 2024, toàn...

Mở ra cánh cửa hiện đại hóa để Bảo Lâm tăng tốc phát triển

Thời gian qua, huyện Bảo Lâm đã tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa. Từ đó, mở ra cánh cửa hiện đại hóa để Bảo Lâm bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng dân tộc. Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng là một trong những dự án khai thác, chế biến khoáng sản...

Hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao

Huyện Bảo Lâm hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, chè, sầu riêng, dâu tằm và một số loại cây ăn trái khác. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao gắn với các loại cây trồng chủ lực, thế mạnh. Giá cà phê tăng cao đã mang lại niềm vui, nguồn thu...

Ngày 20/12, lãnh đạo UBND tỉnh sẽ tiếp và làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư có khó khăn, vướng mắc

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng thông báo về việc tổ chức tiếp và làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh có khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết tháng 12/2024. Buổi tiếp do đồng chí Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; cùng với sự tham dự của Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị: Kế hoạch và Đầu...

Đam Rông vượt khó xây dựng nông thôn mới (Bài 2)

    Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU của Đảng bộ huyện, đến nay, Đam Rông đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư hoàn thiện, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo; diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi rõ nét, đời sống Nhân dân được nâng cao. Sầu riêng -...

Xây dựng doanh nghiệp trách nhiệm với cộng đồng

Là một công ty chuyên sản xuất bia với sản lượng hàng triệu lít mỗi năm, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Lâm Đồng đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng doanh nghiệp trách nhiệm với cộng đồng. Từ mục tiêu ấy, những hoạt động của công ty đều dựa trên hai tiêu chí: Tôn trọng môi trường - xây dựng con người. Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Lâm Đồng tặng Mái ấm...

Tổng ngân sách địa phương ước đạt 13.000 tỷ đồng

Theo UBND tỉnh, năm 2024, công tác thu ngân sách nhà nước được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương thực hiện quyết liệt. Qua đó, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước đạt 13.000 tỷ đồng, đạt 100,1% so với dự toán Trung ương giao, bằng 92,6% so với dự toán địa phương. Trong đó, thu thuế phí đạt 7.141 tỷ đồng, bằng 99% dự toán Trung ương và 90%...

Lạc Dương phân hạng 27 sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2024

Huyện Lạc Dương vừa đánh giá, phân hạng 27 sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2024 trên địa bàn. Trong đó gồm 12 sản phẩm công nhận lại và 15 sản phẩm phân hạng lần đầu. Cụ thể chủ thể có sản phẩm công nhận lại OCOP đạt 3 sao như: Công ty TNHH Jan’s, xã Đạ Sar (Bột nêm dinh dưỡng Kodomo, Bột cần tây sấy lạnh, Bột cải kale sấy lạnh); Công ty TNHH Lanbian VF Dâu...

Đà Lạt: 55/93 hợp tác xã hoạt động ổn định

Tính đến thời điểm hiện tại, có 55 hợp tác xã đang hoạt động ổn định, đóng góp tích cực vào sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người dân. Con số này cho thấy một tín hiệu đáng mừng về sự phát triển của mô hình kinh tế tập thể tại Đà Lạt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết khi có đến 27 hợp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất