Powered by Techcity

CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY NGUYÊN: Vài tản mạn từ góc nhìn văn hóa


Công tác ở khu vực đặc thù, có rất nhiều việc mà cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên phải tâm huyết thực thi. Thực tế, một bộ phận lớn đồng bào còn tồn dư những tập tục cũ, chưa tiếp cận đầy đủ tri thức hiện đại. Bởi vậy, cán bộ cần tăng cường hoạt động, nêu gương, trực quan, trực tiếp cầm tay chỉ việc, giúp đồng bào thay đổi nhận thức, tiếp cận cách tổ chức cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ. 





Chị Điểu Thị Prợt - Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Nai Thượng (Đạ Huoai) 
trao đổi công việc với cán bộ Hội Cựu chiến binh và dân phòng về bảo đảm 
an ninh trật tự buôn làng
Chị Điểu Thị Prợt – Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Nai Thượng (Đạ Huoai) trao đổi công việc với cán bộ Hội Cựu chiến binh và dân phòng về bảo đảm an ninh trật tự buôn làng

1. Yêu cầu cực kỳ quan trọng là cán bộ phải am hiểu văn hóa, phong tục, để làm cách nào loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại; phát huy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào mình. Ví như, một bộ phận đồng bào chưa thoát khỏi tư duy “ăn rừng” với ý nghĩ chỉ cần vừa đủ, không tích lũy, đầu tư phát triển. Tư tưởng đó tạo nên tính thụ động. Nếu đồng bào không chủ động tiếp cận những phương thức mưu sinh mới và cách tổ chức cuộc sống văn minh thì họ tự lùi lại phía sau. Hơn ai hết, cán bộ người dân tộc thiểu số hiểu rõ điều đó và giúp đồng bào vượt qua những rào cản cố hữu. Một trong những cách quan trọng là xây dựng và lan tỏa những mô hình tốt, những cách làm hay trong cộng đồng. Làm được điều đó cũng góp phần hạn chế những hủ tục, những thói quen xấu. Trao cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chiếc “cần câu” hay trao “xâu cá”? Câu hỏi này đặt ra khi lựa chọn con đường sinh kế. Cán bộ người dân tộc thiểu số phải là những người nhận diện chính xác nguyên nhân, từ đó, xác lập cách làm hiệu quả. Thực tế đòi hỏi cán bộ phải là người chọn được những chiếc “chìa khóa” đúng cỡ và mở khóa đúng cách. Cán bộ phải là những người biết cách trao cho ai “xâu cá” và trao cho ai “cần câu”. Từ sự am hiểu, họ tác động vào quá trình thay đổi nhận thức của đồng bào.

Tất nhiên, làm được điều đó không hề đơn giản. Để thay đổi nhận thức của những người lớn tuổi rất khó, vì nếp nghĩ cũ kỹ đã bám chắc trong óc, trong tim của họ. Bởi vậy mà cần đến những cốt cán, tiên phong. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên quan tâm bồi dưỡng, phát huy vai trò của già làng, người có uy tín tại cộng đồng. Cách làm này phát huy hữu hiệu trong đời sống buôn làng. Cách làm khác bền vững hơn và hướng tới tương lai là bồi dưỡng, giáo dục từ lớp trẻ. Một số trường học ở vùng cao nguyên, nhà trường đã lồng ghép các buổi ngoại khóa giáo dục cho các em về con đường lập thân, lập nghiệp. Cán bộ, thầy cô cũng giúp các em thay đổi nền nếp, trực tiếp cầm tay chỉ việc để các em thay đổi tư duy, biết cách tổ chức và vươn lên làm chủ cuộc sống. Những người trẻ vừa có tri thức, vừa tâm huyết với cộng đồng sẽ là những hạt nhân cốt cán tương lai…





Chị Ma Thuận (người Churu) - Phó Chủ tịch Hội LHPN  xã Đạ Quyn (Đức Trọng, Lâm Đồng) 
thăm nhà, trò chuyện với hội viên
Chị Ma Thuận (người Churu) – Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Đạ Quyn (Đức Trọng, Lâm Đồng) thăm nhà, trò chuyện với hội viên

2. Cán bộ người dân tộc thiểu số cần có một hệ thống giải pháp, nhưng với đồng bào, trước hết thì dân vận là công cụ quan trọng. Muốn dân vận hiệu quả thì trước hết phải am hiểu người dân, trong đó có văn hóa, căn tính tộc người. “Cả hệ thống chính trị vào cuộc” là một khẩu hiệu đúng đắn. Nhưng điều chúng ta cần là trong hệ thống ấy phải có những cán bộ tận tâm, thấu cảm, biết quan sát, lắng nghe để thuyết phục đồng bào vượt qua những cửa ải cố hữu. 

Sự bằng lòng với cuộc sống chỉ cần đủ cái ăn, lúc khó khăn đã có Nhà nước lo chính là căn bệnh trầm kha của một bộ phận đồng bào. Với những người dân nghèo, ít học trên miền núi cao thì liều thuốc đặc hiệu chính là những liệu pháp tâm lý gần gũi, những lời nói dễ hiểu. Thực tế chỉ ra rằng, ở đâu cán bộ có tâm, có tầm, có phương pháp vận động tốt thì ở nơi đó cuộc sống của đồng bào phát triển. Ở nơi nào cán bộ “đút chân gầm bàn”, viết “báo cáo theo mẫu” thì người dân ở đó mất đi niềm tin, mất đi điểm tựa. Đồng bào dân tộc thiểu số có suy nghĩ và hành xử mộc mạc. Họ yêu quý những cán bộ tháo dày lội ruộng, mở tai lắng nghe tâm tư của họ; chỉ ra cái tốt để họ làm theo và cùng họ loại trừ cái xấu; biết cách tìm đường giúp họ vượt qua mặc cảm để vươn lên trong cuộc sống, cải thiện từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày…    

3. Ở một khía cạnh khác, cán bộ phải là người am hiểu văn hóa để vận động đồng bào vượt qua những tập tục lạc hậu. Ví như, tâm lý “ăn chung” vẫn tồn tại trong một số cộng đồng. Đồng nghiệp của chúng tôi kể rằng, ở một vùng người dân tộc Mạ, chị Chủ tịch Hội Phụ nữ (cũng là người dân tộc thiểu số) đứng ra phát động mỗi buôn xây dựng vài mô hình trồng rau, nuôi gà đẻ trứng, nhưng một hai năm thì mô hình “chết yểu”. Tìm hiểu hóa ra, nhà không trồng, không nuôi thì không ngừng xin trứng, xin rau làm cho nhà tích cực nuôi, trồng chán nản bỏ cuộc. Chị Chủ tịch Hội Phụ nữ rút ra bài học về “vài mô hình” nói trên, ngay sau đó, chị cho triển khai việc trồng rau và nuôi gà đẻ trứng cho tất cả hội viên phụ nữ trong toàn xã, mà hầu như nhà nào cũng có hội viên. Vậy là từ đó không còn ai xin ai.  

 

Hay ở một nơi khác, có một phó chủ tịch huyện người dân tộc K’Ho sống cộng cư cùng dòng tộc. Gia đình ông trồng lúa mỗi mùa thu hàng chục tấn, nhưng kho lúa nhà ông không bao giờ dám khóa bởi “khi cần thì bà con trong họ đến nhà mình tự lấy lúa xay gạo ăn”. Cộng cảm và chia sẻ là một lối sống đẹp, nhưng tập tục “thú săn chia đều cả làng” khiến những người có tinh thần tiên phong cũng khó vượt ra khỏi áp lực cộng đồng. Nếu họ thoát ra thì sẽ bị cô lập mà với đồng bào thì sự xa lánh của cộng đồng còn đáng sợ hơn cái chết. Chính cái quyền sở hữu mập mờ chung chung đó đã làm triệt tiêu động lực cá nhân. Vị cán bộ huyện ấy không tiếc lúa với bà con dòng họ, nhưng với sự am hiểu văn hóa và trách nhiệm của một người lãnh đạo, ông đã làm cách khác. Phó chủ tịch huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp hỗ trợ bà con khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác cây lúa để tự lo gạo ăn chứ không chỉ chờ xúc từ kho lúa nhà khác… 

Đó là vài câu chuyện chứng minh về sự kéo lùi tiến trình phát triển do sức nặng tập tục. Rất may, nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số với sự hiểu biết và tâm huyết, đã biết cách thay đổi tư duy cộng đồng. Nếu không am hiểu văn hóa, các cán bộ sẽ lúng túng khi xử lý những tình huống tương tự kể trên. 





Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202412/can-bo-nguoi-dan-toc-thieu-so-vung-tay-nguyen-vai-tan-man-tu-goc-nhin-van-hoa-3a01ff1/

Cùng chủ đề

Bảo Lộc: Tổ chức Chương trình nghệ thuật chào đón năm mới 2025

(LĐ online) - Đêm 31/12/2024, tại Công viên đường 28 tháng 3 TP Bảo Lộc đã diễn ra Chương trình nghệ thuật cùng đếm ngược (Countdown) đón năm mới 2025. Một tiết mục văn nghệ tại Chương trình Các đồng chí: Tôn Thiện Đồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc; Nghiêm Xuân Đức – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Ngô Văn Ninh – Phó Bí thư Thành ủy,...

Sôi động Chương trình nghệ thuật “Hương sắc Bảo Lâm”

(LĐ online) - Đêm 31/12/2024, khoảng 10 ngàn người dân, du khách tập trung về sân vận động Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Bảo Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Hương sắc Bảo Lâm” nhân kỷ niệm 30 năm thành lập huyện và chào đón năm mới 2025. Sân vận động huyện Bảo Lâm chật kín người dân và du khách trong đêm nghệ thuật "Hương sắc Bảo Lâm" Tham dự Chương trình nghệ thuật có các...

Hàng vạn người dân và du khách xem biểu diễn nghệ thuật, countdown đón chào năm mới

(LĐ online) - Đêm 31/12, ngay sau phần lễ bế mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, hàng vạn người dân và du khách tiếp tục hoà mình vào không khí sôi động của chương trình văn hoá - nghệ thuật Chào xuân và countdown chào năm mới 2025 tại Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt. Hàng vạn người dân và du khách đã cùng nhau hòa mình vào những giai điệu âm nhạc sôi động Các...

Thư chúc mừng năm mới 2025!

Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 232/GP-BTTT cấp ngày 29 tháng 8 năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phó Tổng Biên tập phụ trách: Phạm Sơn Dũng. Địa chỉ tòa soạn: 38 Quang Trung, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Điện thoại: (0263) 3822473; (0263) 3810443 - Fax: (0263) 3827608. Văn phòng tại Bảo Lộc: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; Điện thoại: (0263) 3720550 - Fax: (0263) 3720560 (function(d, s, id)...

Nghĩ gì…

Ta nghĩ gì đầu năm mới? Nghĩ về quê mẹ xa xăm Nghĩ về tuổi thơ gió bụi Cõi người một thoáng trăm năm Ta nghĩ gì đầu năm mới? Nghĩ tới những ngày sẽ qua Nghĩ tới lâu đài ta dựng Sao cho yên ấm thuận hòa Ta nghĩ gì đầu năm mới? Nghĩ sao viết được chữ gì Nghĩ sao cho thành tác phẩm Để đời một cái chi chi Ta nghĩ gì đầu năm mới? Nghĩ đến những điều lớn lao Nghĩ đến Nhân dân, thiên hạ Một bầu nhiệt huyết...

Cùng tác giả

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 2/1/2025 giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 2/1/2025 neo ở mức cao và giảm nhẹ. Hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 146.800 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 1/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước neo ở mức khá cao và giảm nhẹ. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở Gia Lai sau phiên tăng nhẹ đã quay đầu giảm, mức giảm 500 đồng/kg. hiện...

Bảo Lộc: Tổ chức Chương trình nghệ thuật chào đón năm mới 2025

(LĐ online) - Đêm 31/12/2024, tại Công viên đường 28 tháng 3 TP Bảo Lộc đã diễn ra Chương trình nghệ thuật cùng đếm ngược (Countdown) đón năm mới 2025. Một tiết mục văn nghệ tại Chương trình Các đồng chí: Tôn Thiện Đồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc; Nghiêm Xuân Đức – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Ngô Văn Ninh – Phó Bí thư Thành ủy,...

Sôi động Chương trình nghệ thuật “Hương sắc Bảo Lâm”

(LĐ online) - Đêm 31/12/2024, khoảng 10 ngàn người dân, du khách tập trung về sân vận động Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Bảo Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Hương sắc Bảo Lâm” nhân kỷ niệm 30 năm thành lập huyện và chào đón năm mới 2025. Sân vận động huyện Bảo Lâm chật kín người dân và du khách trong đêm nghệ thuật "Hương sắc Bảo Lâm" Tham dự Chương trình nghệ thuật có các...

Hàng vạn người dân và du khách xem biểu diễn nghệ thuật, countdown đón chào năm mới

(LĐ online) - Đêm 31/12, ngay sau phần lễ bế mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, hàng vạn người dân và du khách tiếp tục hoà mình vào không khí sôi động của chương trình văn hoá - nghệ thuật Chào xuân và countdown chào năm mới 2025 tại Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt. Hàng vạn người dân và du khách đã cùng nhau hòa mình vào những giai điệu âm nhạc sôi động Các...

Thư chúc mừng năm mới 2025!

Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 232/GP-BTTT cấp ngày 29 tháng 8 năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phó Tổng Biên tập phụ trách: Phạm Sơn Dũng. Địa chỉ tòa soạn: 38 Quang Trung, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Điện thoại: (0263) 3822473; (0263) 3810443 - Fax: (0263) 3827608. Văn phòng tại Bảo Lộc: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; Điện thoại: (0263) 3720550 - Fax: (0263) 3720560 (function(d, s, id)...

Cùng chuyên mục

Bảo Lộc: Tổ chức Chương trình nghệ thuật chào đón năm mới 2025

(LĐ online) - Đêm 31/12/2024, tại Công viên đường 28 tháng 3 TP Bảo Lộc đã diễn ra Chương trình nghệ thuật cùng đếm ngược (Countdown) đón năm mới 2025. Một tiết mục văn nghệ tại Chương trình Các đồng chí: Tôn Thiện Đồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc; Nghiêm Xuân Đức – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Ngô Văn Ninh – Phó Bí thư Thành ủy,...

Sôi động Chương trình nghệ thuật “Hương sắc Bảo Lâm”

(LĐ online) - Đêm 31/12/2024, khoảng 10 ngàn người dân, du khách tập trung về sân vận động Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Bảo Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Hương sắc Bảo Lâm” nhân kỷ niệm 30 năm thành lập huyện và chào đón năm mới 2025. Sân vận động huyện Bảo Lâm chật kín người dân và du khách trong đêm nghệ thuật "Hương sắc Bảo Lâm" Tham dự Chương trình nghệ thuật có các...

Hàng vạn người dân và du khách xem biểu diễn nghệ thuật, countdown đón chào năm mới

(LĐ online) - Đêm 31/12, ngay sau phần lễ bế mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, hàng vạn người dân và du khách tiếp tục hoà mình vào không khí sôi động của chương trình văn hoá - nghệ thuật Chào xuân và countdown chào năm mới 2025 tại Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt. Hàng vạn người dân và du khách đã cùng nhau hòa mình vào những giai điệu âm nhạc sôi động Các...

Nghĩ gì…

Ta nghĩ gì đầu năm mới? Nghĩ về quê mẹ xa xăm Nghĩ về tuổi thơ gió bụi Cõi người một thoáng trăm năm Ta nghĩ gì đầu năm mới? Nghĩ tới những ngày sẽ qua Nghĩ tới lâu đài ta dựng Sao cho yên ấm thuận hòa Ta nghĩ gì đầu năm mới? Nghĩ sao viết được chữ gì Nghĩ sao cho thành tác phẩm Để đời một cái chi chi Ta nghĩ gì đầu năm mới? Nghĩ đến những điều lớn lao Nghĩ đến Nhân dân, thiên hạ Một bầu nhiệt huyết...

Lời cây cổ thụ

Chạm trời không nghĩ mình cao dám đâu sánh với chòm sao cách vời lặng buông chấm nhỏ xanh rơi là khi lá rụng về nơi vô cùng Trải bao gió giật gió rung gió từ tiền sử gió cùng tuổi cây ngàn năm dáng đứng thẳng ngay mặc cho thế sự vần xoay nổi chìm Suốt đời cổ thụ lặng im mặt trời trên núi vẫn tìm xuống chơi cao xanh làm bạn biển khơi chỉ mong một chút cho đời bóng râm Lắng trong mạch sống âm thầm đất nuôi...

Xuân mới

Cây lá rù rì xuân thầm thì nói gì với gió?... để không gian biêng biếc đến khôn cùng Nắng trải lụa vàng trên mái phố bước chân lữ thứ ngập ngừng Mai anh đào rưng rưng những nụ hoa đầu mùa chấp chới đàn bướm trắng lượn lờ như thể trêu ngươi! Phố núi chiều Ba mươi chộn rộn bán mua… Cô sơn nữ gùi hoa xuống chợ đôi chân trần còn lấm bụi đường nụ cười tỏa nắng Mùa xuân như đứng lặng nơi này!... (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if...

Về

Mẹ kể con sinh ngày bão lũ Nước dâng cao trắng xóa cánh đồng Cha vắng nhà bốn bề lại mênh mông Bà nhóm bếp mưa tạt hoài chẳng đỏ Mẹ kể con nghe sau mùa lũ đó Làng tan hoang cái đói lại ùa về Gạo tróc bồ rau chẳng mọc bờ đê Mẹ lội nước mong tìm con cá nhỏ Mẹ hay kể những tháng ngày đói khổ Con thường hay đòi rau muống, tương cà Thèm cá đồng kho mặn, canh cua Mẹ chiu chắt tảo tần...

Chiếc gương và cây ngô đồng

Ảnh minh họa Bà hàng xóm của tôi năm nay ngoài bảy mươi. Ăn vẫn khỏe nhưng đầu óc thì đã lẫn. Mà bà cụ vẫn còn ham chuyện lắm. Nhưng con cháu bà ai việc người nấy nên chẳng ai có thời gian trò chuyện với bà. Mà nếu có, chắc cũng không ai đủ kiên nhẫn để chịu đựng cái sự lẩn thẩn của bà. Ông con cả của bà mới nảy ra một kế. Anh ta lắp...

Hiệu quả hoạt động văn hóa và hội nhập

Trong quá trình “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trên địa bàn Lâm Đồng, bên cạnh xây dựng con người toàn diện, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh còn được thể hiện rõ nét ngay trong văn hóa chính trị, kinh tế cũng như các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế.  Trình diễn áo dài truyền thống - một nét đẹp...

Nhặt từ kí ức

Tôi về níu lại sợi mưa Khâu vào nỗi nhớ ngày xưa ở làng Tháng Giêng hoa cải trổ vàng Tháng Ba hoa gạo như tàn lửa rơi. Tôi về nối gió lưng trời Cánh diều tuổi dại cất lời nhớ thương  Đồng chiều ngọn khói vấn vương Tan vào kí ức mùa sương dịu đằm. Tôi về đối bóng trăng rằm Quả na, quả thị đêm nằm ngủ mơ Bên đình tiếng trống bâng quơ Gọi lời hát, kéo câu thơ lại gần. Tôi về khi mỏi bàn chân Quê nhà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất