Powered by Techcity

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Kỳ cuối)


(LĐ online) – Có lẽ, vận câu “không ai tắm hai lần trên một dòng sông” trong hoàn cảnh đang dần mai một, thất truyền, biến dạng văn hóa cổ của các tộc người thiểu số trên miền cao nguyên phía tây Tổ quốc cũng đúng. Đã có nhiều chương trình và tâm huyết nhằm níu giữ những gì còn lại của hệ thống di sản văn hóa truyền đời trên vùng đất Tây Nguyên, nhưng hiệu quả mang lại không như mong đợi.





Phục dựng lễ cưới của người Chu Ru
Phục dựng lễ cưới của người Churu

Để bảo tồn và phát huy hệ thống giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thông điệp từ Hội nghị văn hóa toàn quốc và nội dung Nghị quyết 23 của Bộ chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nhiệm vụ: “Xây dựng nền văn hoá Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hoá khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế của vùng. Ưu tiên bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá, giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số…”.

* * *

Từ các nguồn dữ liệu, chúng tôi mạnh dạn phân tích thêm một số nội dung cụ thể mà bản thân – với tư cách là một nhà báo đã có nhiều cuộc trải nghiệm thực tế. Đây chỉ là những điều mắt thấy tai nghe, thông tin lên để cùng trao đổi, ngõ hầu giúp chúng ta điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

THỨ NHẤT, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY PHẢI THỰC SỰ KHOA HỌC  

Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chương trình đầu tư của ngành chức năng và các địa phương đều thể hiện rất rõ về định hướng, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa Tây Nguyên nhưng thực tế vào cuộc thì còn chưa thật sự hiệu quả, khoa học. Nhiều dự án còn duy ý chí, áp đặt, thậm chí phớt lờ cảnh báo của các nhà khoa học. Ví dụ, nhà rông văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng dựng lên khắp Tây Nguyên, nhưng quy hoạch không đúng chỗ, kiến trúc và trang bị không phù hợp, đồng bào nhiều nơi coi đó là những “ngôi nhà lạ”. Những cuộc sắp xếp dân cư mà quên mất yếu tố không gian rừng, lối quần tụ theo thiết chế buôn làng, rồi bỏ những cái tên đậm hồn cốt lịch sử bằng số học vô cảm. Cử tuyển con em đồng bào đi học các trường văn hóa – nghệ thuật rồi không sắp xếp được chỗ làm, trở về héo mòn kiến thức trên ruộng rẫy…    





Văn hóa các dân tộc bản địa chỉ có thể bảo tồn bền vững trong không gian buôn làng
Văn hóa các dân tộc bản địa chỉ có thể bảo tồn bền vững trong không gian buôn làng

THỨ HAI, CẦN ĐIỀU CHỈNH NHỮNG LỆCH LẠC TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH – VĂN HÓA

Có một thực trạng đang phổ biến ở Tây Nguyên là văn hóa và du lịch đang dựa vào nhau mà sống. Vấn đề đặt ra là chúng ta đang khai thác thứ văn hóa gì cho du lịch và du lịch kiểu đó có đúng với bản chất du lịch văn hóa hay không?! Sự thực dụng trong khai thác yếu tố “lạ” đối với du khách có làm cho cách hiểu, cách cảm về văn hóa cổ truyền bị sai lệch?!

Cụ thể là rất nhiều nơi, nhiều người làm dự án du lịch đã dựng lên những buôn làng “văn hóa sắc tộc” như những phiên bản lỗi của văn hóa tộc người với mục đích khai thác sự tò mò của du khách. Những nơi đó có kiểu dáng kiến trúc và trang trí mô phỏng buôn làng, có những cảnh phô diễn na ná với văn hóa tộc người, có những người đồng bào dân tộc thiểu số vì cuộc mưu sinh nên phải “diễn” những điều mà bản thân họ cũng không hề muốn. Có một thứ “văn hóa” hoàn toàn xa lạ đã được khai thác nhằm phục vụ cho lợi ích của các nhà tổ chức du lịch. Sống ở Tây Nguyên thì hiểu là không có nghệ nhân dân gian nào lại lên sân khấu với ánh sáng xanh đỏ tím vàng cầm micro ọc ạch đọc khan (sử thi). Không có thầy cúng nào của buôn làng lại đứng nơi chân cầu thang nhà rông xây bằng xi-măng và loa điện tử gào lên những lời khẩn cầu thần linh. Không có những con vật hiến sinh nào gửi thông điệp lên Yàng lại được mua vội mua vàng ngoài chợ. Không có người dân tộc thiểu số nào đóng khố cởi trần mà chân lại đi giày đinh bóng loáng rồi vũ điệu cồng chiêng gồng mình theo tiết tấu của âm nhạc hiện đại…        

Nói riêng về việc đưa âm nhạc cổ truyền vào du lịch. Âm nhạc Tây Nguyên ra đời giữa đại ngàn, với những tiết điệu khoan thai và phiêu bồng như suối thác, là lời tâm tình thổ lộ của những phận người gửi tới lòng nhau và gửi đấng tối cao. Cồng chiêng là một đại diện như vậy. Đó là âm nhạc được chắt lọc từ âm thanh thiên nhiên, hồn cốt xứ sở và căn tính con người nơi đây. Đó là âm nhạc thiêng, là phương tiện thể hiện tâm trạng và nhu cầu giao tiếp với thần linh, với thiên nhiên và cộng đồng thân thuộc. Tiếng chiêng thay cho điều trải lòng trời đất, là tiếng đời, tiếng phận, nỗi ám ảnh khôn cùng trong những đêm rừng. Tiếng chiêng, tiếng lòng của người chơi chiêng, nó không chỉ còn là âm nhạc, nó hóa thân, nó không cần phô bày. Không biết là rủi hay may khi tiếng chiêng được thương mại hóa và đi vào đời sống du lịch bình dân. Cồng chiêng được khoác lên vai một “sứ mệnh” khác. Vài ba tiếng đồng hồ với rượu cần ủ bằng men hóa học, thịt nướng lấy từ tủ lạnh và thứ cồng chiêng biến dạng chạy theo thị hiếu, du khách thỏa mãn cuộc chơi nhưng đồng thời có những cái nhìn sai lệch và hiểu khác đi về giá trị của cồng chiêng.





Hợp tấu chiêng ba và kèn rơkél của dân tộc Chu Ru
Hợp tấu chiêng ba và kèn rơkél của dân tộc Churu

THỨ BA, KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG “ĐÁNH TRỐNG BỎ DÙI”

Các cấp ủy, chính quyền, ngành văn hóa đã cố gắng trong việc níu giữ phần nào những giá trị đang dần vụt mất. Những ngày hội, liên hoan văn hóa được tổ chức từ khu vực đến cơ sở. Thế nhưng, ở các ngày hội này tính hình thức là chủ yếu, hội tan ai về nhà nấy, nhạc cụ gác lên vách và trang phục thì cất vào rương. Các lễ hội truyền thống được phục dựng, như lễ cúng bến nước của người Ê Đê, lễ đưa lúa về kho của người Cơ Ho, lễ cúng ruộng của người Churu… nhưng ở các lễ hội này “vui vẻ là chính” còn tính thiêng đã nhạt. Các làng nghề được đầu tư khôi phục như làng gốm Dơng Bắc (Đắk Lắk), làng dệt thổ cẩm B’Neur C (Lâm Đồng) và Glar (Gia Lai)…Tất cả các làng nghề đều khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Sau ngày được UNESCO công nhận, cồng chiêng Tây Nguyên được quan tâm hơn, nhiều dự án, chương trình được tổ chức, nhiều lớp truyền dạy được mở. Thế nhưng, vẫn còn tình trạng “đánh chiêng bỏ dùi”. Cồng chiêng chưa có đường trở về với không gian thực sự của nó, hòa mình máu thịt giữa đời sống cộng đồng, nơi nó đã sinh ra, đã sống, đã thăng hoa…





Nam thanh nữ tú Chu Ru trong ngày lễ hội
Nam thanh nữ tú Churu trong ngày lễ hội

THỨ TƯ, CẦN ĐỀ CAO TÍNH CHỦ THỂ VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO  

Mỗi tộc người là một chủ thể của một nền văn hóa, không ai có thể làm tốt hơn họ trong việc gìn giữ di sản mà tổ tiên trao truyền. Bản sắc của mỗi dân tộc là vốn quý, là niềm tự hào, là hình ảnh mà họ khẳng định với cộng đồng về lịch sử sinh tồn và nét tinh hoa của dân tộc mình. Có một thực tế hiện nay là nhiều cư dân trong các dân tộc thiểu số đang hời hợt hoặc quay lưng lại với chính những giá trị văn hóa tộc người. Một bộ phận lớp trẻ còn tỏ ra tự ti, mặc cảm về những sự “khác biệt”. Chúng tôi đã nhiều dịp trao đổi với những người dân tộc thiểu số có uy tín và họ đều có chung tâm trạng lo lắng về thực tế nêu trên. Mọi người chia sẻ rằng, khi đồng bào xa rời cồng chiêng, quên kể sử thi, quên lời hát, điệu múa ông bà trao truyền và từ chối trang phục truyền thống… của dân tộc mình thì các tộc người khác khó “giữ thay” cho họ. Nếu mỗi tộc người không có niềm tự hào, ý thức tôn trọng những di sản quý báu của cha ông thì khoan hãy trách đến các cộng đồng khác thiếu quan tâm, sẻ chia và đồng cảm với mình! Vì vậy, trước hết cần xây dựng và củng cố niềm tự hào, tự tôn, khơi gợi năng lực nội sinh trong sự nghiệp bảo tồn văn hóa ngay từ trong cộng đồng, nhất là lớp trẻ. Bản lĩnh, bản sắc văn hóa của mỗi tộc người là những kháng thể để đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực nảy sinh…

THỨ NĂM, CẦN THỐNG NHẤT NHẬN THỨC, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÓ CHỌN LỌC     

Trước hết là thống nhất về mặt nhận thức; xây dựng các khung pháp lý để khuyến khích và phát huy hơn nữa các thiết chế văn hóa và thực hành văn hóa phi chính thống (luật tục, già làng, đổi công, tri thức địa phương, quan hệ dòng họ, tín ngưỡng – tâm linh…) trong quản lý và an sinh xã hội vốn đã và đang được thực hành ở các cộng đồng. Dù Tây Nguyên hôm nay đã mang một diện mạo hoàn toàn mới dưới ảnh hưởng của những biến đổi làm cho nhiều yếu tố văn hóa truyền thống mai một, tuy nhiên, nền tảng văn hóa từng đắp bồi qua hàng ngàn năm vẫn có sức chi phối mạnh mẽ trong đời sống đương đại, vấn đề là biết cách khơi đúng mạch, phát huy đúng hướng. Những sự biến đổi, phát triển vẫn được xây dựng và sáng tạo trên cơ sở truyền thống, tạo ra những ấn tượng tốt đẹp, tính huyền ảo, kỳ vĩ, giàu có và sự hấp dẫn của vùng đất này.

Tuy nhiên, văn hóa Tây Nguyên không thể bảo tồn bằng ý chí, mệnh lệnh chủ quan; nó chỉ có thể bảo tồn trên cơ sở môi trường không gian tự nhiên và xã hội của nó. Cùng với những chủ trương, chính sách và sự hỗ trợ đúng đắn, khoa học và hiệu quả của nhà nước thì ý thức và sự nỗ lực của người dân-chủ thể sáng tạo ra nó-là quan trọng nhất. Trên quan điểm bảo tồn có chọn lọc, cần xác định trọng tâm, trọng điểm, cần trả lại không gian cho văn hóa Tây Nguyên. Đó chính là phương thức “bảo tồn sống” để văn hóa cất tiếng nói của nó trong “không gian thực”. Với thực trạng mai một hiện nay, văn hóa bị xói mòn đến đâu thì phải tìm cách đắp bồi đến đó. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản, giao lưu, biểu diễn nhằm giới thiệu và quảng bá thì phải đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy và phát huy ngay chính trong thực tiễn cuộc sống…     Bảo tồn từ những điều cụ thể nhất. Với văn hóa vật thể, thì kiến trúc là một trong những đại diện cần quan tâm hàng đầu. Nhà rông của người Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai, nhà sàn của người Ê Đê, nhà dài của người Mạ là những thực thể hòa điệu với thiên nhiên, vũ trụ và che chở cộng đồng tự bao đời. Đó là những kiến trúc đặc trưng, giàu thẩm mỹ, tiện lợi cho sinh hoạt văn hóa gia đình, cộng đồng, dòng họ. Đó không chỉ là kiến trúc, đó là những ngôi nhà thiêng trong văn hóa, tín ngưỡng. Đó là một mảnh hồn làng của người Tây Nguyên, là nơi mà nghi lễ và nghệ thuật diễn xướng dân gian nương nhờ để sống. Bảo tồn cũng là giữ làm sao cho các bộ sử thi không bị mất hút theo các nghệ nhân già về với rừng Yàng; là ngôn ngữ tộc người không bị bỏ quên; là cồng chiêng được người trẻ nối nhịp; là mặt giá trị của các bộ luật tục được phát huy; là những lễ hội, nghi lễ lại được mở rộn ràng ngay giữa buôn làng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và đốt lên ngọn lửa của tình yêu thương trong vòng xoang kết nối cộng đồng…                        

THỨ SÁU, ĐẦU TƯ CHO CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI

Cuối cùng, xin đề cập công tác nghiên cứu, nguồn nhân lực quản lý, nghiệp vụ văn hóa ở các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Thực tế thời gian qua, không ít nghiên cứu văn hóa tộc người mới dừng lại ở khảo sát chung chung, nâng cấp thành vấn đề lý luận thiếu sát thực. Còn rất thiếu các đề tài nghiên cứu sâu về những tộc người cụ thể với mọi vấn đề liên quan, thiếu cả đề tài liên ngành có giá trị ứng dụng cao. Nhiều nghiên cứu hầu như kết thúc sau khi nghiệm thu, ít có điều kiện triển khai, áp dụng vào thực tế. Khía cạnh khác là nguồn nhân lực quản lý và chuyên môn cho ngành văn hóa, sự thiếu và yếu nhân lực thể hiện rất rõ ở nhiều cấp, nhiều địa phương trong toàn vùng…

LỜI TẠM KẾT

Tây Nguyên ngày xưa là hình ảnh rừng thiêng nước độc, gắn với những đoàn người yêu nước bị đế quốc, thực dân đày ải. Nơi chốn ấy từng được coi là vùng đất xa xôi với những sắc màu huyền bí, ma mị, đầy hấp lực. Ngày nay, Tây Nguyên gần gũi, thân thương giữa lòng Tổ quốc. Vùng đất và con người giữa bình nguyên trên cao đang khởi sắc từng ngày. Thể hiện tình yêu và trách nhiệm đối với Tây Nguyên, điều vô cùng khẩn thiết là phải giữ lấy những gì quý giá nhất trong kho tàng văn hóa cổ truyền, giữ lấy hồn cốt đại ngàn để làm phong phú thêm hệ giá trị văn hóa, nền văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng bản sắc.





Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202501/bao-ton-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-truyen-thong-cac-dan-toc-thieu-so-tay-nguyen-ky-cuoi-3e114c4/

Cùng chủ đề

Bảo Lộc: Trao lệnh gọi công dân nhập ngũ cho 167 thanh niên

(LĐ online) - Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự TP Bảo Lộc đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự các phường, xã trên địa bàn tổ chức lễ trao lệnh gọi công dân nhập ngũ 2025. Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc Phùng Ngọc Hạp trao lệnh gọi công dân nhập ngũ cho các thanh niên Các đồng chí: Phùng Ngọc Hạp - Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc; Huỳnh Minh Chánh...

Đức Trọng tổ chức phát lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2025

(LĐ online) - Trong 2 ngày 21 - 22/1, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đức Trọng đã tổ chức phát lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2025. Xã Tân Thành tổ chức gặp mặt và phát lệnh gọi công dân nhập ngũ Năm 2025, huyện Đức Trọng được giao chỉ tiêu tuyển chọn 167 thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, để bổ sung cho Quân đội Nhân dân và lực lượng...

Công bố quyết định thành lập và ra mắt Công ty Bảo hiểm Agribank Chi nhánh Lâm Đồng

(LĐ online) - Ngày 21/1/2025, Bảo hiểm Agribank (ABIC) tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt ABIC Chi nhánh Lâm Đồng. Ông Đỗ Minh Hoàng trao quyết định bổ nhiệm cho ông Tạ Đức Thắng Bảo hiểm Agribank là Công ty thành viên do Agribank nắm giữ cổ phần chi phối, là doanh nghiệp tiên phong cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, tạo ra lá chắn tài chính vững chắc, đồng hành...

Lâm Đồng ban hành Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội năm 2025

(LĐ online) - Đồng chí Trần Hồng Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá, năm 2024, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự ủng hộ, hỗ trợ của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ban, bộ, ngành; sự quan tâm lãnh đạo,...

Đà Lạt: Đêm nhạc độc tấu Piano cổ điển tại Phố Bên Đồi

(LĐ online) - Đêm 21/1, Không gian sáng tạo Phố Bên Đồi (Phố Bên Đồi Creative Studio) tại Đà Lạt đã tổ chức chương trình nghệ thuật độc tấu Piano cổ điển “Back in Time – Piano Recital” trình diễn các tác phẩm cổ điển nổi tiếng viết cho dương cầm. Một tiết mục biểu diễn tại đêm nhạc   Các nghệ sĩ trình diễn tại đêm nhạc gồm Lữ Hoàng Thịnh, Trương Hoàng Cầm, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Hoàng Quân và Thiên Sang....

Cùng tác giả

Bảo Lộc: Trao lệnh gọi công dân nhập ngũ cho 167 thanh niên

(LĐ online) - Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự TP Bảo Lộc đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự các phường, xã trên địa bàn tổ chức lễ trao lệnh gọi công dân nhập ngũ 2025. Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc Phùng Ngọc Hạp trao lệnh gọi công dân nhập ngũ cho các thanh niên Các đồng chí: Phùng Ngọc Hạp - Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc; Huỳnh Minh Chánh...

Đức Trọng tổ chức phát lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2025

(LĐ online) - Trong 2 ngày 21 - 22/1, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đức Trọng đã tổ chức phát lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2025. Xã Tân Thành tổ chức gặp mặt và phát lệnh gọi công dân nhập ngũ Năm 2025, huyện Đức Trọng được giao chỉ tiêu tuyển chọn 167 thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, để bổ sung cho Quân đội Nhân dân và lực lượng...

Công bố quyết định thành lập và ra mắt Công ty Bảo hiểm Agribank Chi nhánh Lâm Đồng

(LĐ online) - Ngày 21/1/2025, Bảo hiểm Agribank (ABIC) tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt ABIC Chi nhánh Lâm Đồng. Ông Đỗ Minh Hoàng trao quyết định bổ nhiệm cho ông Tạ Đức Thắng Bảo hiểm Agribank là Công ty thành viên do Agribank nắm giữ cổ phần chi phối, là doanh nghiệp tiên phong cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, tạo ra lá chắn tài chính vững chắc, đồng hành...

Lâm Đồng ban hành Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội năm 2025

(LĐ online) - Đồng chí Trần Hồng Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá, năm 2024, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự ủng hộ, hỗ trợ của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ban, bộ, ngành; sự quan tâm lãnh đạo,...

Đà Lạt: Đêm nhạc độc tấu Piano cổ điển tại Phố Bên Đồi

(LĐ online) - Đêm 21/1, Không gian sáng tạo Phố Bên Đồi (Phố Bên Đồi Creative Studio) tại Đà Lạt đã tổ chức chương trình nghệ thuật độc tấu Piano cổ điển “Back in Time – Piano Recital” trình diễn các tác phẩm cổ điển nổi tiếng viết cho dương cầm. Một tiết mục biểu diễn tại đêm nhạc   Các nghệ sĩ trình diễn tại đêm nhạc gồm Lữ Hoàng Thịnh, Trương Hoàng Cầm, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Hoàng Quân và Thiên Sang....

Cùng chuyên mục

Đà Lạt: Đêm nhạc độc tấu Piano cổ điển tại Phố Bên Đồi

(LĐ online) - Đêm 21/1, Không gian sáng tạo Phố Bên Đồi (Phố Bên Đồi Creative Studio) tại Đà Lạt đã tổ chức chương trình nghệ thuật độc tấu Piano cổ điển “Back in Time – Piano Recital” trình diễn các tác phẩm cổ điển nổi tiếng viết cho dương cầm. Một tiết mục biểu diễn tại đêm nhạc   Các nghệ sĩ trình diễn tại đêm nhạc gồm Lữ Hoàng Thịnh, Trương Hoàng Cầm, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Hoàng Quân và Thiên Sang....

Đến để yêu và gắn bó với Đà Lạt

“Tôi đã có một hành trình rất dài để tìm thấy nơi mình thuộc về…” - Đó là những lời bộc bạch của một người đàn ông ngoại quốc đã bôn ba rất nhiều nơi trên thế giới. Để rồi, bằng những sự sắp đặt lạ lùng của số phận, ông đã đến, đã yêu và đã chọn và quyết dành hết phần còn lại cuộc đời của mình gắn bó với mảnh đất Đà Lạt - nơi mà...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Kỳ II)

(LĐ online) - Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên là một dòng chảy riêng và nó đang tồn tại trong những nghịch lý phát sinh cần được giải quyết. Nhưng trước hết, cần một sự hiểu biết, sự tôn trọng và chất chứa trong đó cả những ưu tư khi lý giải về sự biến đổi của không gian văn hóa đó theo tiến trình thời gian. Thực tế cho thấy, một vùng văn hóa Tây Nguyên đã và...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Kỳ I)

(LĐ online) - Trên thế giới đã có hàng trăm định nghĩa về khái niệm văn hóa, nhưng chúng tôi đồng tình với cách cắt nghĩa của nhà nghiên cứu Phan Ngọc: Văn hóa không phải là một “cái” mà là một “cách”. Cũng nghiêng về hướng lý giải đó, triết học gia người Pháp Jean Paul Sartre từng đưa ra mệnh đề “sống là lựa chọn”, lựa chọn và chịu trách nhiệm với sự lựa chọn ấy. Từ...

Xuân Quê hương 2025: Kiều bào đoàn tụ, một lòng hướng về quê hương

Các kiều bào chia sẻ Tết cổ truyền của dân tộc luôn mang ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người Việt sống xa quê hương. Chủ tịch nước Lương Cường đánh trống khai hội, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 Trong không khí tưng bừng, phấn khởi cả dân tộc đón chào Xuân mới, tối 19/1, tại Thủ đô Hà Nội, Chương trình Xuân Quê hương 2025 có chủ đề "Việt...

Để có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng cao

Vai trò, trách nhiệm của văn nghệ sĩ là sáng tạo nên tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng, nội dung và nghệ thuật. Chất lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật vừa khẳng định năng lực, sự cống hiến của hội viên vừa quyết định sự phát triển của tổ chức Hội Văn học Nghệ thuật. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025, Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) Lâm...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 Xuân Ất Tỵ mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”

(LĐ online) - Theo công văn của Hội Nhà văn Việt Nam gửi các tỉnh, thành, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ được tổ chức trong cả nước vào ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 12/02/2025) mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Những bài thơ phổ nhạc ngợi ca đất nước cũng được hát lên trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 - 2024 Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 được tổ chức...

Tình sử Nghênh Xuân

Đang Đông đã vội Nghênh Xuân  Tự dưng giây phút bần thần nhớ xưa Có người trai ấy đu đưa  Yêu hoa tìm nụ mà chưa ngỏ lời...   Thương chàng nhát cáy một đời Chắc chưa dám ngỏ, mượn lời gió đưa  Hay người ta chốt chát chua  Thất tình chàng đã treo hoa vườn này...   Thế rồi cây cải về trời  Người theo hoa cải hát lời Ngưu lang  Vài năm lan cũng theo chàng Và ta biệt kẻ mơ màng Nghênh Xuân...   Giờ đây hoa mới nhật tân Gợi thương...

Có hẹn với mùa xuân…

Mùa xuân, tựa như một cuộc hẹn ấp ủ từ những ngày đông dài lạnh giá. Chỉ cần nhắm mắt lại, tôi có thể cảm nhận rõ mùi hương ngai ngái của cỏ non, cái ấm áp len lỏi của ánh nắng nhạt và tiếng ríu rít của chim chóc trên những nhành cây vừa hé lá. Mùa xuân không bao giờ đến bất ngờ. Nó đến như một lời hứa ngọt ngào, dịu dàng, khiến lòng người chộn...

Nhà văn Lưu Vĩ Lân: Tôi cho rằng mình có ưu điểm khi viết rất công bằng với lịch sử

Trước khi trở thành nhà văn, Lưu Vĩ Lân là một tên tuổi có tiếng trong làng báo. Đến muộn với văn chương nhưng anh khiến nhiều người nể phục về sức viết và chất lượng sáng tác của mình. Anh đã ra mắt bộ ba tiểu thuyết Nghiệp chướng, Mật đạo, Ngẫu tượng, và là tác giả của Ẩn tàng, Quỹ chủ. Cây bút tiểu thuyết này vừa đoạt giải thưởng Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất