Powered by Techcity

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Kỳ II)


(LĐ online) – Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên là một dòng chảy riêng và nó đang tồn tại trong những nghịch lý phát sinh cần được giải quyết. Nhưng trước hết, cần một sự hiểu biết, sự tôn trọng và chất chứa trong đó cả những ưu tư khi lý giải về sự biến đổi của không gian văn hóa đó theo tiến trình thời gian. Thực tế cho thấy, một vùng văn hóa Tây Nguyên đã và đang có những đổi khác rất rõ ràng so với những gì mà các nhà nghiên cứu dân tộc học như Henri Maitre, Georges Condominas, Sabatier, Jacque Dournes rồi Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi, Mạc Đường, Phan Đăng Nhật, Đặng Nghiêm Vạn, Tô Ngọc Thanh, Ngô Đức Thịnh…từng ấn định như những giá trị nguyên thủy bất biến.





Vũ điệu Tămya-Arya của người Chu Ru
Vũ điệu Tămya-Arya của người Churu

CHẤM PHÁ THỰC TRẠNG

Ngày nay, đi suốt mọi nẻo đường Tây Nguyên, nơi nào cũng khang trang, trù phú, đời sống của người dân khá lên từng ngày. Các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày xưa lạc hậu, đói nghèo, nay đã là những điểm sáng trên bản đồ phát triển. Nhiều buôn làng đã trở thành quê hương của những tỷ phú, triệu phú. Thế nhưng, sự nhạt nhòa vốn văn hóa cổ truyền đã làm cho những miền quê có sự khởi sắc kinh tế – xã hội hao hụt dần bản sắc và thiếu sự hấp dẫn. Trong những chuyến điền dã, chúng tôi đã gặp những con người cụ thể, những vùng quê cụ thể và ghi nhận thực tế. Già làng Ywan R’tung, sống tại buôn Sa Luk của người Mơ Nông Gar bên dòng K’rông Ano (Đắk Lắk) nói: “Buôn làng giờ khá giả, nhưng mà buồn lắm! Ít khi được ngồi cùng nhau uống rượu cần hát kể Ot Ndrong, cùng đánh cái chiêng, thổi cái khèn bầu. Rừng không còn, nhà dài không còn, bếp lửa cũng không còn. Con cháu giờ lo làm ăn, ít nhớ chuyện xưa của ông bà”.

Tân Châu, xã Anh hùng thời kỳ đổi mới ở huyện Di Linh (Lâm Đồng), một trong những địa chỉ giàu có nhất vùng Tây Nguyên, bởi chuyên canh chè và cà phê. Ở xã có tới 64% đồng bào dân tộc thiểu số, người dân không thiếu thứ gì của xã hội hiện đại, nhưng cái thiếu rõ nhất lại là một không gian văn hóa mà vùng đất đa sắc tộc này cần phải có như xưa từng có. Xã Lộc Bắc của người Mạ ở huyện Bảo Lâm cũng vậy. Xã vùng sâu này vốn là một hình mẫu về bảo tồn văn hóa cổ nhưng chỉ mấy năm quay lại, những ngôi nhà dài truyền thống đẹp như sử thi đã biến mất; tìm người hát Yalyău cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Mấy cụ ông, cụ bà trong những lần điền dã trước từng thổi khèn bầu cho chúng tôi nghe nay đã về rừng Yàng và mang theo biết bao tri thức tộc người. Xã Đồng Nai Thượng của người Mạ, Stiêng ở tận tít trên đỉnh núi Bờ Xa Lu Xiêng nơi đầu nguồn Đồng Nai ngày xưa đậm đặc hồn cốt núi rừng, nay thì những người trẻ chỉ còn biết cầm Kinh Thánh mà quên dần tên các vị Yàng trong tín ngưỡng đa thần…





Một lớp trẻ Tây Nguyên vừa bảo tồn các giá trị truyền thống vừa tiếp cận với văn minh hiện đại
Một lớp trẻ Tây Nguyên vừa bảo tồn các giá trị truyền thống vừa tiếp cận với văn minh hiện đại

Dù ở Đắc Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai hay Lâm Đồng, dù ở vùng người Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, Churu, K’Ho, S’Tiêng hay Mạ… thì hình ảnh nhạt nhòa văn hóa cổ đều hiện ra rõ nét. Sự mất dần căn cốt núi rừng thể hiện từ văn hóa vật thể đến phi vật thể. Nhiều vùng bây giờ thật khó phân biệt đó là không gian sống của các dân tộc gốc Tây Nguyên hay của người Kinh và các tộc người mới di cư đến. Chúng tôi đã từng dừng chân ở những buôn M’Nông bên rừng già, sông lớn đẹp như mơ bởi lối kiến trúc đại ngàn độc đáo nay chỉ còn là những dãy nhà bê tông nối liền nhau “đồng phục”. Chúng tôi từng lạc vào những khu “rừng ma” Ba Na nơi đầu nguồn sông Ba đầy huyền bí với nhà mồ, tượng gỗ, nay thì đã hoàn toàn bị xi-măng hóa và những sự phá cách lệnh lạc. Những ngôi nhà dài Ê Đê soi mình bên bến nước thiêng các dòng sông K’rông Ana, K’rông Ano cũng đã vắng bóng, nghi lễ cúng bến nước chỉ còn được “diễn” thưa thớt trong các lễ hội không phải do người dân tự thân tổ chức.

Cũng như cồng chiêng mất dần không gian diễn xướng tự nhiên trong các nghi lễ, lễ hội cổ truyền và nghi lễ vòng đời mà chủ yếu phô diễn “sân khấu hóa” trong các liên hoan và hoạt động du lịch, các hình thức nghệ thuật diễn xướng và biểu diễn nhạc cụ cổ truyền đang có nhiều biến đổi. Những đêm kể sử thi, những nhạc cụ dân tộc và các hình thức dân ca, dân vũ đang được cố gắng duy trì qua phong trào văn nghệ nhưng lại thiếu linh hồn. Những yếu tố tích cực của hệ thống luật tục không được phát huy. Nghề thủ công truyền thống như rèn, đan lát, dệt thổ cẩm, ủ rượu cần cũng tồn tại lay lắt trước khi biến mất. Số lượng nghệ nhân am hiểu văn hóa cổ trong cộng đồng ngày một giảm sút…     





Các nghệ nhân cồng chiêng người Mạ
Các nghệ nhân cồng chiêng người Mạ

• THỬ LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN

Vì sao mà nhiều giá trị văn hóa cổ truyền Tây Nguyên đang mai một, biến dạng, có nguy cơ thất truyền? Đã có nhiều nghiên cứu lý giải, mà lý do quan trọng nhất là bởi mất dần các điều kiện và không gian thực hành văn hóa.

Thực tế cho thấy là làng (thiết chế xã hội cổ truyền) tan rã và rừng (không gian sinh tồn) đang bị phá vỡ. Các dòng sông bị chặn. Cơ cấu dân cư đảo lộn. Tập quán sống dựa vào tự nhiên ít dần cùng với sự thay đổi phương thức canh tác. Đó là những nguy cơ dẫn đến sự đổ vỡ khó cưỡng về văn hóa truyền thống bản địa. Khi nói đến văn hóa Tây Nguyên, người ta thường nhắc đến hệ thống các lễ hội, nhà rông, nhà dài, cồng chiêng, các loại nhạc cụ, các làn điệu dân ca, dân vũ… Đó là những thiết chế, thực hành văn hóa gắn chặt máu thịt với không gian rừng và thiết chế làng. Mất rừng thì con người và cộng đồng người mất đi cái nền rộng lớn, bền chặt, thẳm sâu nhất của mình, trở nên bơ vơ, tha hóa, mất gốc, mất cội nguồn. Mất rừng và làng, mất những cơ hội thực hành văn hóa thì hệ thống giá trị đó không còn biết bấu víu vào đâu. Sợi dây thắt chặt một cộng đồng văn hóa hình như đang lơi lỏng, đang tuột dần theo nhịp sống hiện đại. Như trên đã nói, văn hóa Tây Nguyên là văn hóa rừng. Toàn bộ đời sống văn hóa đó, từ hệ giá trị đến những tín hiệu nhỏ đều là biểu hiện mối quan hệ khăng khít, máu thịt của con người, của cộng đồng với rừng. Khi không còn rừng thì tất yếu văn hóa rừng sẽ mai một và dẫn đến biến mất. Mất bản sắc, những tộc người bản địa sẽ sống trong trạng thái cô đơn trên chính quê hương ngàn đời của chính mình.   





Thanh niên dân tộc Cơ Ho biểu diễn trang phục truyền thống
Thanh niên dân tộc K’Ho biểu diễn trang phục truyền thống

Bên cạnh sự biến đổi không gian sinh tồn thì sự thay đổi phương thức mưu sinh và tác động của các tín ngưỡng du nhập là những lý do quan trọng dẫn đến sự phá vỡ một không gian văn hóa vốn hình thành trong môi trường thiết chế xã hội bộ tộc và kéo dài sang xã hội hiện đại. Trong đó, những dịch chuyển kinh tế-xã hội có tác động sâu sắc đến việc bảo tồn và phát huy nhiều loại hình văn hóa dân gian. Chẳng hạn như ngày nay cây lúa ở vùng Tây Nguyên chỉ còn thưa thớt, cây công nghiệp lên ngôi cùng với sự biến mất dần các chuỗi nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa. Đó là lý do làm cho cơ hội thực hành văn hóa suy giảm. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cũng khiến cho môi trường diễn xướng, truyền dạy các tri thức cổ truyền dẫn đến tiêu vong.

Hình ảnh các vị thần trong tín ngưỡng dân gian không còn giữ vị trí độc tôn với cư dân thiểu số Tây Nguyên thay vào đó là các thánh linh đến từ các tôn giáo du nhập. Bởi lẽ đó, những nghi lễ dân gian từ bao đời nay cộng đồng dành cho các vị thần totem, shaman giáo đã được thay thế bằng các nghi lễ tôn giáo mà họ là tín đồ. Các phép thánh liên quan đến vòng đời trong các đạo cũng đã thay thế chuỗi nghi lễ vòng đời của mỗi cá thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Đó là chưa nói đến những biến tướng mang yếu tố tiêu cực của các “nghi lễ vòng đời” ngày nay đang phổ biến ở vùng Tây Nguyên (thách cưới cao, mở tiệc thôi nôi, sinh nhật thu tiền mừng…).       





Biểu diễn cồng chiêng và xoang
Biểu diễn cồng chiêng và xoang

• GIẢI MÃ NGUỒN “ZEN” VĂN HÓA TỪ LỚP NGƯỜI TRẺ

Khi phân tích những nội dung trên, chúng tôi thử đặt mình trong dòng tâm thức của những người trẻ Tây Nguyên để được buồn vui cùng nỗi vui buồn của họ. Họ, một thế hệ lớn lên trong những nỗi niềm băn khoăn. Họ muốn được “hát giữa mọi người không ngại ngần” (Đi tìm lời ru mặt trời, Yphôn Ksor) như khẳng định về sự tồn tại với thời cuộc hiện đại. Họ đang tìm cách níu giữ những không gian, những khoảnh khắc huyền thoại. Họ muốn đổi thay và phát triển nhưng lại chưa biết tìm con đường nào để không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Họ cất lên những thông điệp của niềm khát khao cần một sự sẻ chia, một lời giải đáp. Những đứa con của đại ngàn yêu biết bao những ngôi nhà dài, những bến nước xưa, những bức tượng nhà mồ đầy ma lực, tiếng chiêng khắc khoải đêm trường hay những đêm khan huyễn hoặc. Họ khao khát được đắm chìm trong ngôn ngữ tộc người, trong dòng chảy văn hóa của xứ sở mình. Họ đi ra với thị thành, với rộng dài đất nước, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau. Họ tìm đến cái mới và thích nghi dần với đời sống hiện đại. Nhưng nơi họ trở về với chính tâm thức của mình vẫn là làng buôn, nương rẫy, núi rừng, với thiên nhiên bí ẩn mà gần gũi.

Nhiều giá trị văn hóa cổ truyền đang đứng trước nguy cơ phai nhạt và thất truyền nhưng những người con Tây Nguyên vẫn mãi lưu tồn tình yêu tha thiết với làng buôn của mình, yêu trong cảm thức níu kéo nền văn hóa ngàn đời của ông cha truyền lại. Một tình yêu như máu chảy trong huyết quản. Một tình yêu như niềm tiếc nuối những gì đang dần rời bỏ. Những người trẻ Tây Nguyên đang sống trong hoài niệm về những câu chuyện của mình, của làng buôn mình ngay chính trên xứ sở quê hương ngàn đời của họ…

(CÒN TIẾP)





Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202501/bao-ton-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-truyen-thong-cac-dan-toc-thieu-so-tay-nguyen-ky-ii-04a13f5/

Cùng chủ đề

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng chúc Tết Học viện Lục quân

(LĐ online) - Ngày 22/1, đồng chí Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng dẫn đầu đoàn công tác của Tỉnh uỷ đến thăm và chúc Tết Học viện Lục quân nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đồng chí Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng trao đổi với Thiếu tướng Trần Danh Khải - Chính ủy Học viện Lục quân trong buổi thăm, chúc Tết Nguyên...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Kỳ cuối)

(LĐ online) - Có lẽ, vận câu “không ai tắm hai lần trên một dòng sông” trong hoàn cảnh đang dần mai một, thất truyền, biến dạng văn hóa cổ của các tộc người thiểu số trên miền cao nguyên phía tây Tổ quốc cũng đúng. Đã có nhiều chương trình và tâm huyết nhằm níu giữ những gì còn lại của hệ thống di sản văn hóa truyền đời trên vùng đất Tây Nguyên, nhưng hiệu quả mang...

Bảo Lộc: Trao lệnh gọi công dân nhập ngũ cho 167 thanh niên

(LĐ online) - Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự TP Bảo Lộc đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự các phường, xã trên địa bàn tổ chức lễ trao lệnh gọi công dân nhập ngũ 2025. Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc Phùng Ngọc Hạp trao lệnh gọi công dân nhập ngũ cho các thanh niên Các đồng chí: Phùng Ngọc Hạp - Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc; Huỳnh Minh Chánh...

Đức Trọng tổ chức phát lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2025

(LĐ online) - Trong 2 ngày 21 - 22/1, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đức Trọng đã tổ chức phát lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2025. Xã Tân Thành tổ chức gặp mặt và phát lệnh gọi công dân nhập ngũ Năm 2025, huyện Đức Trọng được giao chỉ tiêu tuyển chọn 167 thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, để bổ sung cho Quân đội Nhân dân và lực lượng...

Công bố quyết định thành lập và ra mắt Công ty Bảo hiểm Agribank Chi nhánh Lâm Đồng

(LĐ online) - Ngày 21/1/2025, Bảo hiểm Agribank (ABIC) tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt ABIC Chi nhánh Lâm Đồng. Ông Đỗ Minh Hoàng trao quyết định bổ nhiệm cho ông Tạ Đức Thắng Bảo hiểm Agribank là Công ty thành viên do Agribank nắm giữ cổ phần chi phối, là doanh nghiệp tiên phong cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, tạo ra lá chắn tài chính vững chắc, đồng hành...

Cùng tác giả

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng chúc Tết Học viện Lục quân

(LĐ online) - Ngày 22/1, đồng chí Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng dẫn đầu đoàn công tác của Tỉnh uỷ đến thăm và chúc Tết Học viện Lục quân nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đồng chí Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng trao đổi với Thiếu tướng Trần Danh Khải - Chính ủy Học viện Lục quân trong buổi thăm, chúc Tết Nguyên...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Kỳ cuối)

(LĐ online) - Có lẽ, vận câu “không ai tắm hai lần trên một dòng sông” trong hoàn cảnh đang dần mai một, thất truyền, biến dạng văn hóa cổ của các tộc người thiểu số trên miền cao nguyên phía tây Tổ quốc cũng đúng. Đã có nhiều chương trình và tâm huyết nhằm níu giữ những gì còn lại của hệ thống di sản văn hóa truyền đời trên vùng đất Tây Nguyên, nhưng hiệu quả mang...

Bảo Lộc: Trao lệnh gọi công dân nhập ngũ cho 167 thanh niên

(LĐ online) - Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự TP Bảo Lộc đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự các phường, xã trên địa bàn tổ chức lễ trao lệnh gọi công dân nhập ngũ 2025. Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc Phùng Ngọc Hạp trao lệnh gọi công dân nhập ngũ cho các thanh niên Các đồng chí: Phùng Ngọc Hạp - Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc; Huỳnh Minh Chánh...

Đức Trọng tổ chức phát lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2025

(LĐ online) - Trong 2 ngày 21 - 22/1, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đức Trọng đã tổ chức phát lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2025. Xã Tân Thành tổ chức gặp mặt và phát lệnh gọi công dân nhập ngũ Năm 2025, huyện Đức Trọng được giao chỉ tiêu tuyển chọn 167 thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, để bổ sung cho Quân đội Nhân dân và lực lượng...

Công bố quyết định thành lập và ra mắt Công ty Bảo hiểm Agribank Chi nhánh Lâm Đồng

(LĐ online) - Ngày 21/1/2025, Bảo hiểm Agribank (ABIC) tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt ABIC Chi nhánh Lâm Đồng. Ông Đỗ Minh Hoàng trao quyết định bổ nhiệm cho ông Tạ Đức Thắng Bảo hiểm Agribank là Công ty thành viên do Agribank nắm giữ cổ phần chi phối, là doanh nghiệp tiên phong cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, tạo ra lá chắn tài chính vững chắc, đồng hành...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Kỳ cuối)

(LĐ online) - Có lẽ, vận câu “không ai tắm hai lần trên một dòng sông” trong hoàn cảnh đang dần mai một, thất truyền, biến dạng văn hóa cổ của các tộc người thiểu số trên miền cao nguyên phía tây Tổ quốc cũng đúng. Đã có nhiều chương trình và tâm huyết nhằm níu giữ những gì còn lại của hệ thống di sản văn hóa truyền đời trên vùng đất Tây Nguyên, nhưng hiệu quả mang...

Đà Lạt: Đêm nhạc độc tấu Piano cổ điển tại Phố Bên Đồi

(LĐ online) - Đêm 21/1, Không gian sáng tạo Phố Bên Đồi (Phố Bên Đồi Creative Studio) tại Đà Lạt đã tổ chức chương trình nghệ thuật độc tấu Piano cổ điển “Back in Time – Piano Recital” trình diễn các tác phẩm cổ điển nổi tiếng viết cho dương cầm. Một tiết mục biểu diễn tại đêm nhạc   Các nghệ sĩ trình diễn tại đêm nhạc gồm Lữ Hoàng Thịnh, Trương Hoàng Cầm, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Hoàng Quân và Thiên Sang....

Đến để yêu và gắn bó với Đà Lạt

“Tôi đã có một hành trình rất dài để tìm thấy nơi mình thuộc về…” - Đó là những lời bộc bạch của một người đàn ông ngoại quốc đã bôn ba rất nhiều nơi trên thế giới. Để rồi, bằng những sự sắp đặt lạ lùng của số phận, ông đã đến, đã yêu và đã chọn và quyết dành hết phần còn lại cuộc đời của mình gắn bó với mảnh đất Đà Lạt - nơi mà...

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Kỳ I)

(LĐ online) - Trên thế giới đã có hàng trăm định nghĩa về khái niệm văn hóa, nhưng chúng tôi đồng tình với cách cắt nghĩa của nhà nghiên cứu Phan Ngọc: Văn hóa không phải là một “cái” mà là một “cách”. Cũng nghiêng về hướng lý giải đó, triết học gia người Pháp Jean Paul Sartre từng đưa ra mệnh đề “sống là lựa chọn”, lựa chọn và chịu trách nhiệm với sự lựa chọn ấy. Từ...

Xuân Quê hương 2025: Kiều bào đoàn tụ, một lòng hướng về quê hương

Các kiều bào chia sẻ Tết cổ truyền của dân tộc luôn mang ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người Việt sống xa quê hương. Chủ tịch nước Lương Cường đánh trống khai hội, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 Trong không khí tưng bừng, phấn khởi cả dân tộc đón chào Xuân mới, tối 19/1, tại Thủ đô Hà Nội, Chương trình Xuân Quê hương 2025 có chủ đề "Việt...

Để có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng cao

Vai trò, trách nhiệm của văn nghệ sĩ là sáng tạo nên tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng, nội dung và nghệ thuật. Chất lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật vừa khẳng định năng lực, sự cống hiến của hội viên vừa quyết định sự phát triển của tổ chức Hội Văn học Nghệ thuật. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025, Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) Lâm...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 Xuân Ất Tỵ mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”

(LĐ online) - Theo công văn của Hội Nhà văn Việt Nam gửi các tỉnh, thành, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ được tổ chức trong cả nước vào ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 12/02/2025) mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Những bài thơ phổ nhạc ngợi ca đất nước cũng được hát lên trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 - 2024 Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 được tổ chức...

Tình sử Nghênh Xuân

Đang Đông đã vội Nghênh Xuân  Tự dưng giây phút bần thần nhớ xưa Có người trai ấy đu đưa  Yêu hoa tìm nụ mà chưa ngỏ lời...   Thương chàng nhát cáy một đời Chắc chưa dám ngỏ, mượn lời gió đưa  Hay người ta chốt chát chua  Thất tình chàng đã treo hoa vườn này...   Thế rồi cây cải về trời  Người theo hoa cải hát lời Ngưu lang  Vài năm lan cũng theo chàng Và ta biệt kẻ mơ màng Nghênh Xuân...   Giờ đây hoa mới nhật tân Gợi thương...

Có hẹn với mùa xuân…

Mùa xuân, tựa như một cuộc hẹn ấp ủ từ những ngày đông dài lạnh giá. Chỉ cần nhắm mắt lại, tôi có thể cảm nhận rõ mùi hương ngai ngái của cỏ non, cái ấm áp len lỏi của ánh nắng nhạt và tiếng ríu rít của chim chóc trên những nhành cây vừa hé lá. Mùa xuân không bao giờ đến bất ngờ. Nó đến như một lời hứa ngọt ngào, dịu dàng, khiến lòng người chộn...

Nhà văn Lưu Vĩ Lân: Tôi cho rằng mình có ưu điểm khi viết rất công bằng với lịch sử

Trước khi trở thành nhà văn, Lưu Vĩ Lân là một tên tuổi có tiếng trong làng báo. Đến muộn với văn chương nhưng anh khiến nhiều người nể phục về sức viết và chất lượng sáng tác của mình. Anh đã ra mắt bộ ba tiểu thuyết Nghiệp chướng, Mật đạo, Ngẫu tượng, và là tác giả của Ẩn tàng, Quỹ chủ. Cây bút tiểu thuyết này vừa đoạt giải thưởng Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất